A. Soạn bài Thư gửi các học sinh
1 . Cách đọc
Đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bức thư của Bác Hồ, cho tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với Việt Nam.
Giải thích từ ngữ:
- Ngày tựu trường: ngày học sinh trở lại trường để bắt đầu vào năm học
- Đồng bào: nghĩa đen là sinh ra cùng trong một bọc, nghĩa thường dùng là cùng trong một nước.
- Nô lệ: bị mất quyền tự do, quyền làm chủ, bị kẻ khác thống trị, áp bức,
2. Tìm hiểu bài:
Câu 1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được chủ quyền độc lập từ tay thực dân Pháp xâm lược.
- Từ nay, các em học sinh sẽ được hưởng một nền giáo dục mới, hoàn toàn của Việt Nam.)
Câu 2. Sau Cách mọng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta phát triển theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
Câu 3. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết dất nước?
- Học sinh phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, yêu mến bạn bè. Có như vậy thì lớn lên mới trở thành công dân có trình độ hiểu biết cao, có đủ năng lực để xây dựng đất nước, thực hiện sứ mệnh mà Bác đã trao: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, để sánh vai với các cường quốc năm châu.Câu 4. học sinh học thuộc lòng từ Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn trong công học tập của các em.
- Nội dung bài: Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, nghe bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
B. Chính tả Việt Nam thân yêu
1. Nghe viết
- Trình bày đúng bài chính tả theo thể thơ lục bát
- Chú ý: Các từ ngữ dễ sai mênh mông, biển lúa, rập rờn...
2. Hoàn chỉnh bài văn Ngày độc lập
- Lời giải đúng
- Các tiếng cần điền vào: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, cùa, kết, cùa, kiên, kỉ.
3. Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống
Âm đầu
|
Đứng trước i, ê, e
|
Đứng trước các âm còn lại
|
Âm “cờ”
|
Viết là k
|
Viết là c
|
Ảm “gỡ”
|
Viết là gh
|
Viết là g
|
Âm “ngờ”
|
Viết là ngh
|
Viết là ng
|
C. Luyện từ và câu Từ đồng nghĩa
Bài tập 1
a) Xây dựng - kiến thiết: nghĩa các từ này giống nhau vì cùng chỉ một hoạt dộng.
b) Vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm: nghĩa các từ này giống nhau vì cùng chỉ một màu vàng.
Những từ có nghĩa giông nhau như thế là các từ đồng nghĩa.
Bài tập 2
- Xây dựng và kiến thiết: có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng giống nhau hoàn toàn là làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị, xã hội, kinh tế.
- Vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm: không thề thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau
- Làng xuộm: chì màu vàng đậm cùa lúa đã chín
- Vàng hoe: chỉ màu vàng nhạt, tươi ánh lên.
- Vàng lịm: chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt ngào.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học tiếp theo:
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Luyện từ và câu - Từ đồng nghĩa SGK Tiếng Việt 5