intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn về dụng cụ và thiết bị đo P1

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

422
lượt xem
260
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sửa chữa ô tô yêu cầu phải sử dụng nhiều dụng cụ và thiết bị đo

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn về dụng cụ và thiết bị đo P1

  1. Dụng Cụ Và Thiết Bị Đo Khái niệm cơ bản Sửa chữa ôtô yêu cầu sử dụng nhiều loại dụng cụ và thiết bị đo. Những dụng cụ này được chế tạo để sử dụng theo phương pháp đặc biệt, và chỉ có thể làm việc chính xác và an toàn nếu chúng được sử dụng đúng. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo: • Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng. Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng • Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị. Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắn chắn phải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử dụng tư thế làm việc thích hợp • Lựa chọn chính xác. Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác. Hãy luôn chọn dụng cụ vừa khít với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó công việc được tiến hành • Hãy cố gắng giữ ngăn nắp Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng • Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt. Dụng cụ phải được làm sạch bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo Dụng Cụ Cầm Tay Chọn dụng cụ Hãy chọn dụng cụ phù hợp với loại công việc • Để tháo và thay thể bulông/đai ốc hay tháo các chi tiết. Thường phải sử dụng bộ đầu khẩu để sửa chữa ôtô. Nếu bộ đầu khẩu không thể sử dụng do hạn chế về không gian thao tác, hãy chọn chòng hay cơlê theo thứ tự. Bộ đầu khẩu Bộ chòng Cơlê (1/4) -1-
  2. Chọn dụng cụ theo tốc độ hoàn thành công việc • Đầu khẩu hữu dụng trong trường hợp mà nó có thể sử dụng để quay bulông/đai ốc mà không cần định vị lại. Nó cho phép quay bulông/đai ốc nhanh hơn. • Đầu khẩu có thể sử dụng theo nhiều cách tuỳ theo loại tay nối lắp vào nó. CHÚ Ý: 1. Tay quay cóc Nó thích hợp khi sử dụng ở những nơi chật hẹp. Tuy nhiên, do cấu tạo của cơ cấu cóc, nó có thể đạt được mômen rất lớn. 2. Tay quay trượt Cần một không gian lớn nhưng nó cho phép thao tác nhanh nhất. 3. Tay quay nhanh Cho phép thao tác nhanh, với việc lắp thanh nối. Tuy nhiên tay quay này dài và khó sử dụng ở những nơi chật hẹp (2/4) Chọn dụng cụ theo độ lớn của mômen quay • Nếu cần mômen lớn để xiết lần cuối hay khi nới lỏng bulông/đai ốc, hãy sử dụng cụ vặn cho phép tác dụng lực lớn. CHÚ Ý: • Độ lớn của lực có thể tác dụng phụ thuộc vào chiều dài của dụng cụ. Dụng cụ dài hơn, có thể đạt được mômen lớn hơn với một lực nhỏ. • Nếu sử dụng dụng cụ quá dài, có nguy cơ xiết quá lực, và bulông có thể bị đứt (3/4) Các chú ý khi thao tác 1. Kích thước và ứng dụng của dụng cụ • Chắc chắn rằng đường kính của dụng cụ vừa khít với đầu bulông/đai ốc. • Lắp dụng cụ và bu lông/đai ốc một cách chắc chắn. -2-
  3. 2. Tác dụng lực 1 • Luôn xoay dụng cụ sao cho bạn đang kéo nó. • Nếu dụng cụ không thể kéo do không gian bị hạn chế, hãy đẩy bằng lòng bàn tay. 3. Tác dụng lực 2 Bu lông/đai ốc, mà đã được xiết chặt, có thể được nới lỏng ra dễ dàng bằng cách tác dụng xung lực. Tuy nhiên, cần phải dùng búa hay ống thép (để nối dài tay đòn) nhằm tăng mômen. 4. Dùng cân lực Phải luôn xiết lần cuối cùng với cân lực, để xiết đến mômen tiêu chuẩn (4/4) -3-
  4. Đầu khẩu (Bộ đầu khẩu) Bộ đầu khẩu Dụng cụ này có thể sử dụng để dễ dàng tháo và thay thế bulông/đai ốc bằng cách kết hợp tay nối và đầu khẩu, tuỳ theo tình huống thao tác. Ứng dụng Dụng cụ này giữ bulông / đai ốc mà có thể tháo hay thay thế bằng bộ đầu khẩu. 1. Kích thước của đầu khẩu • Có 2 loại kích thước khác nhau: lớn và nhỏ. Phần lớn hơn có thể đạt đượ mômen lớn hơn so với phần nhỏ. 2. Độ sâu của khẩu • Có 2 loại: tiêu chuẩn và sâu, 2 hay 3 lần so với loại tiêu chuẩn. Loại sâu có thể dùng với đai ốc mà có bulông nhô cao lên, mà không lắp vừa với loại đầu khẩu tiêu chuẩn. 3. Số cạnh • Có 2 loại: 12 cạnh và 6 cạnh. Loại lục giác có bề mặt tiếp xúc với bulông / đai ốc lớn hơn, làm cho nó rất khó làm hỏng bề mặt của bulông / đai ốc (1/1) Đầu nối cho đầu khẩu (Bộ đầu khẩu) Ứng dụng Dùng như một khớp nối để thay đổi kích thước đầu nối của khẩu. CHÚ Ý: Mômen xiết quả lớn sẽ đặt một tải trọng lên bản thân đầu khẩu hay bulông nhỏ. Mômen phải được tác dụng tuỳ theo giới hạn xiết quy định. Đầu nối (Lớn - nhỏ) Đầu nối (Nhỏ - Lớn) Khẩu có đầu nối nhỏ Khẩu có đầu nối lớn (1/1) Đầu nối tuỳ động (Bộ đầu khẩu) Ứng dụng Đầu nối vuông có thể di chuyển theo phương trước và sau, trái và phải, và góc của tay cầm so với đầu khẩu có thể thay đổi tuỳ ý, làm cho nó rất hưu dụng khi làm việc ở những không gian chật hẹp. CHÚ Ý: 1. Không tác dụng mômen với tay cầm nghiêng với một góc lớn. 2. Không sử dụng với súng hơi. Khớp nối có thể bị vỡ, do nó không theer hấp thụ được chuyển động lắc tròn, và làm hư hỏng dụng cụ, chi tiết hay xe. (1/1) -4-
  5. Thanh nối dài (Bộ đầu khẩu) Ứng dụng 1. Có thể sử dụng để tháo và thay thế bulông / đai ốc mà được đặt ở những vị trí quá sâu để có thể với tới. 2. Thanh nối cũng có thể được sử dụng để nâng cao dụng cụ trên mặt phẳng nhằm dễ dàng với tới. (1/1) Tay nối trượt (Bộ đầu khẩu) Ứng dụng Loại tay quay này được sử dụng để tháo và thay thế bulông / đai ốc khi cần mômen lớn. • Đầu nối với khẩu có một khớp xoay được, nó cho phép điều chỉnh góc của tay nối khít với đầu khẩu. • Tay nối trượt ra, cho phép thay đổi chiều dài của tay cầm. CHÚ Ý: Trước khi sử dụng, hãy trượt tay nối cho đến khí nó khớp vào vị trí khoá. Nếu nó không ở vị trí khoá, tay nối có thể trượt vào hay ra khi đang sử dụng. Điều này có thể làm thay đổi tư thế làm việc của kỹ thuật viên và dẫn đến nguy hiểm. (1/1) Tay quay nhanh (Bộ đầu khẩu) Ứng dụng Tay nối này có thể được sử dụng 2 chiều bằng cách trượt vị trí so với đầu khẩu. 1. Hình chữ L: Để cải thiện mômen 2. Hình chữ T: Để nâng cao tốc độ -5-
  6. Tay quay cóc (Bộ đầu khẩu) Ứng dụng 1. Quay cần cố định sang bên phải xiết chặt bulông / đai ốc và sang bên trái để nới lỏng. 2. Bulông / đai ốc có thể quay theo một hướng mà không cần phải rút đầu khẩu ra. 3. Đầu khẩu có thể khoá với một góc nhỏ, cho phép làm việc với không gian hạn chế. CHÚ Ý: Không tác dụng mômen quá lớn. Nó có thể làm hỏng cấu trúc của cơ cấu cóc. Nới lỏng Xiết chặt (1/1) Chòng Ứng dụng Dùng để xiết thêm một góc nhỏ và các thao tác tương tự, do nó có thể tác dụng một mômen lớn vào bulông/đai ốc. 1. Do có 12 cạnh, có thể dễ dàng lắp vào bulông / đai ốc. Nó có thể lắp lại ở trong những không gian hạn chế. 2. Do nó bề mặt lục giác của bulông / đai ốc là có dạng tròn, không có nguy cơ bị hỏng các góc của bulông, và có thể tác dụng mômen lớn. 3. Do phần cán của nó được làm cong, nó có thể được sử dụng để xoay bulông / đai ốc ở những nơi lõm vào hay trên bề mặt phẳng. (1/1) Cờlê Ứng dụng Được sử dụng ở những vị trí mà bộ đầu khẩu hay chòng không thể sử dụng được để tháo hay thay thế bulông / đai ốc. 1. Phần cán được gắn vào đầu cờlê với một góc. Điều đó có nghĩa là qua việc lật cờlê lên, nó có thể sử dụng để quay tiếp ở những không gian chật hẹp. 2. Để tránh phần đối diện khỏi bị quay, như khi nới lỏng ống nhiên liệu, hãy dùng 2 cờlê để nới lỏng đai ốc. 3. Cờlê không thể cho mômen lớn, nên không được sử dụng để xiết lần cuối cùng *. CHÚ Ý: Không được lồng các ống thép vào phần cán của cờlê. Nó có thể làm cho mômen quá lớn tác dụng vào và có thể làm hỏng bulông hay cờlê. * Xiết lần cuối: lần xiết bulông hay đai ốc cuối cùng. (1/1) -6-
  7. Mỏ lết Ứng dụng Sử dụng với bulông / đai ốc có kích thước khác nhau, hay để giữ các SST. • Xoay vít điều chỉnh sẽ thay đổi kích thước mỏ lết. Mỏ lết do đó có thể được sử dụng thay cho nhiều cờlê. • Không thích hợp khi tác dụng mômen lớn. Hướng dẫn Xoay vít điều chỉnh để chỉnh mỏ lết khớp với đầu bulông / đai ốc. CHÚ Ý: Quay mỏ lết sao cho vấu di động được đặt theo hướng quay. Nếu mỏ lết không được vặn theo cách này, áp lực tác dụng lên vít điều chỉnh có thể làm hỏng nó. (1/1) Khẩu cho bugi Ứng dụng Dụng cụ này được sử dụng đặc biệt để tháo và thay thế bugi. • Có 2 cỡ, lớn và nhỏ, để lắp vừa với kích thước của các bugi. • Bên trong của khẩu có nam châm để giữ bugi. CHÚ Ý: 1. Nam châm bảo vệ bugi, nhưng vẫn phải cẩn thận để không làm rơi nó. 2. Để đảm bảo bugi được lắp đúng, trước tiên hãy xoay nó cẩn thận bằng tay. (Tham khảo: mômen xiết tiêu chuẩn 180~200 kg.cm) (1/1) Tô vít Ứng dụng Được dùng để tháo và thay thế các vít. • Có hình dấu cộng (+) hay dấu trừ (-), tuỳ theo hình dạng của đầu. Hướng dẫn 1. Hãy sử dụng tôvít có kích thước thích hợp, vừa khít với rãnh của vít. 2. Hãy giữ cho tôvít thẳng với thân vít, và xoay trong khi tác dụng lực. CHÚ Ý: • Không được sử dụng kìm có tâm trượt hay dụng cụ khác để tác dụng mômen lớn hơn. Nó có thể làm chờn vít hay hỏng đầu của tôvít. (1/1) -7-
  8. Chọn tôvít theo mục đích sử dụng • Cùng với tô vít thông thường được sử dụng thường xuyên, cũng còn có các loại tôvít sau cho các mục đích sử dụng khác nhau: Tôvít xuyên Có thể sử dụng để tác dụng xung lực vào vít cố định. Tôvít ngắn Có thể sử dụng để tháo và thay thế vít ở những vị trí chật hẹp. Tôvít thân vuông Có thể sử dụng ở những nới cần mômen lớn. Tôvít nhỏ Có thể sử đụng để tháo và thay thế những chi tiết nhỏ. Thân tôvít xuyên hoàn toàn vào cán. Thân vuông. (1/1) Kìm mũi nhọn Ứng dụng Dùng để thao tác ở những nơi hẹp hay để kẹp nhưng chi tiết nhỏ. • Mũi kìm nhỏ và dài, phù hợp khi làm việc ở nhưng nơi hẹp. • Có một lưỡi cắt ở phía trong, nó có thể cắt dây thép nhỏ hay bóc vỏ cách điện của dây điện. CHÚ Ý: • Không tác dụng lực quá lớn lên mũi kìm. Chúng có thể bị cong hở, làm cho nó không sử sử dụng được cho những công việc chính xác. Biến dạng Trước khi biến dạng (1/1) Kìm có tâm trượt Ứng dụng Dùng để giữ. • Thay đổi vị trí của lỗ ở tâm quay cho phép điều chỉnh độ mở của mũi kìm. • Mũi kìm có thể sử dụng để kẹp hay giữ và kéo. • Có thể cắt dây thép nhỏ ở phần trong. CHÚ Ý: • Những vật dễ hỏng phải được bọc vải bảo vệ hay những vật tương tự trước khi giữ bằng kìm. (1/1) -8-
  9. Kìm cắt (kìm bấm) Ứng dụng Dùng để cắt dây thép nhỏ. • Do đầu của lưỡi cắt tròn, nó có theer được dùng để cắt dây thép nhỏ, hay chỉ chọn dây cần cắt trong bó dây điện. CHÚ Ý: • Không thể sử dụng để cắt dây thép dầy hay cứng. Như vậy có thể làm hỏng lưỡi cắt (1/1) Ứng dụng Dùng để tháo và thay thế các chi tiết bằng cách đóng vào chùn, và để thử độ xiết chặt của bulông bằng âm thanh. Có những loại búa sau để sử dụng tuỳ theo ứng dụng hay vật liệu: Búa đầu tròn Có đầu bằng thép. Búa nhựa Plastic hammer Có đầu bằng nhựa, và được sử dụng ở những nơi cần tránh hư hỏng cho vật được đóng. Búa kiểm tra Một búa nhỉ có tay cầm dài và mỏng, được sử dụng để kiểm tra độ xiết chặt của bulông / đai ốc bằng âm thanh và rung động phát ra khi gõ vào chúng. Hướng dẫn Đóng bằng cách gõ trực tiếp. Thí dụ) Dùng để tháo và thay thể các chốt. Tháo bằng cách gõ trực tiếp. Thí dụ) Dùng để tách phần nắp và vỏ. Tháo bằng cách gõ gián tiếp. Gõ nhẹ các bulông. Thí dụ) Dùng để kiểm tra bulông có bị lỏng không. (Học cách phân loại âm thanh khi gõ.) (1/1) Thanh đồng Ứng dụng Một dụng cụ hỗ trợ để tránh hư hỏng do búa gây ra • Được chế tạo bằng đồng thau, nên không làm hỏng các chi tiết (do nó sẽ bị biến dạng trước khi chi tiết biến dạng). CHÚ Ý: Nếu đầu của thanh đồng biến dạng, hãy sửa nó bằng máy mài (1/1) -9-
  10. Dao cạo gioăng Ứng dụng Dùng để tháo gioăng nắp quylát, keo lỏng, nhãn và các vật khác ra khỏi bề mặt phẳng. Hướng dẫn 1. Kết quả cạo phụ thuộc vào hướng của dao: (1) Cạo tốt hơn do đầu lưỡi dao cắt vào gioăng. Tuy nhiên, bề mặt dễ bị xước. (2) Đầu không chạm vào gioăng, có nghĩa là khó cạo gioăng hơn. Tuy nhiên, bề mặt được cạo không bị hư hỏng. 2. Khi sử dụng trên những bề mặt dễ bị hư hỏng, dao cạo gioăng phải được bọc băng dính nhựa (trừ phần lưỡi dao). CHÚ Ý: • Không đặt tay lên trước mũi dao. Bạn có thể làm mình bị cắt bới lưỡi dao. • Không mài lưỡi dao bằng máy mài. Luôn mài lưỡi dao bằng đá dầu. (1/1) Đột lấy tâm Ứng dụng Dùng để đánh dấu chi tiết. • Đầu của đột được tôi cứng. CHÚ Ý: 1. Không được gõ mạnh khi lấy dấu. 2. Đầu của đột phải được mài bằng đá dầu (1/1) Đục nhọn Ứng dụng Dùng để tháo và thay thế các chốt, và để điều chỉnh các chốt. • Đầu của đục được tôi cứng. • Hai cỡ của đục nhọn phù hợp với tất cả các loại chốt. • Có phần giảm chấn bằng cao su, nó đảm bảo rằng chi tiết không bị hỏng khi bị kẹt. Hướng dẫn • Tác dụng lực theo hướng thẳng đứng vào chốt. • Giảm chấn cao su cũng có thể đặt để trùm lên cả đục và chốt, và giữ chốt trong khi tác dụng lực (1/1) -10-
  11. Súng Hơi Súng hơi Súng hơi sử dụng áp suất không khí, và được dùng để tháo và thay thế bulông / đai ốc. Chúng cho phép hoàn hành công việc nhanh hơn. Những chú ý khi sử dụng 1. Luôn sử dụng đúng áp suất không khí. (Giá trị đúng: 7 kg/cm2) 2. Kiểm tra súng hơi định kỳ và bôi dầu để bôi trơn và chống rỉ. 3. Nếu dùng súng hơi để tháo hoàn toàn đai ốc ra khỏi ren, đai ốc quay nhanh có thể văng ra ngoài. 4. Luôn lắp đai ốc vào ren bằng tay trước. Nếu súng hơi được sử dụng ngay từ khi bắt đầu, ren có thể bị hỏng. Hãy cẩn thận không xiết quá chặt. Hãy dùng vùng lực thấp để xiết chặt. 5. Khi kết thúc, dùng cân lực để kiểm tra. (1/1) Súng hơi giật Ứng dụng Dùng với những bulông / đai ốc cần mômen tương đối lớn. 1. Mômen có thể được điều chỉnh từ 4 – 6 nấc. 2. Chiều quay có thể được thay đổi. 3. Sử dụng kết hợp với đầu khẩu dùng riêng. Đầu khẩu này đặc biệt khỏe, và có đặc điểm là tránh cho chi tiết không bị văng ra khoi khẩu. Không được sử dụng đầu khẩu khác với loại dùng riêng này. CHÚ Ý: • Súng phải được cầm bằng cả hai tay khi thao tác. Thao tác với các nút bấm bằng một tay tạo ra lực lớn và có thể gây nên rung mạnh. LƯU Ý: • Vị trí và hình dáng của núm điều chỉnh mômen và nút chỉnh chiều quay. (1/1) Ứng dụng Dùng để tháo và thay thế nhanh bulông / đai ốc mà không cần mômen lớn. 1. Có thể thay đổi được chiều quay 2. Có thể được sử dụng kết hợp với khẩu, một thanh nối dài v.v. 3. Có thể được sử dụng tương tự như tô vít hơi khi không có khí nén. CHÚ Ý: • Chắc chắn rằng khí thóat ra khi thao tác không quay về phía bulông, đai ốc, các chi tiết nhỏ, dầu hay những vật bỏ đi. LƯU Ý: • Không thể điều chỉnh mômen. (1/1) -11-
  12. Các Thiết Bị Đo Để đạt được giá trị đo chính xác Các thiết bị đo được sử dụng để chẩn đóan tình trạng của xe bằng cách kiểm tra xem kích thước của chi tiết và trạng thái điều chỉnh có phù hợp với tiêu chuẩn hay không, và xem các chi tiết của xe hay động cơ có hoạt động đúng hay không. Những điểm cần kiểm tra trước khi đo: 1. Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn đến sai số về giá trị đo. Bề mặt phải được làm sạch trước khi đo. 2. Chọn dụng cụ đo thích hợp Hãy chọn dụng cụ đo tương ứng với yêu cầu về độ chính xác. Phản ví dụ: Dùng thước kẹp để đo đường kính ngoài của píttông. Độ chính xác của phép đo: 0.05mm Độ chính xác yêu cầu: 0.01mm 3. Chỉnh điểm 0 (calip) Kiểm tra rằng điểm 0 ở đúng vị trí của nó. Điểm 0 là rất cơ bản để đo đúng. 4. Bảo dưỡng dụng cụ đo Bảo dưỡng và điều chỉnh phải được thực hiện thường xuyên. Không sử dụng nếu dụng cụ bị gẫy (1/3) Để đạt được giá trị đo chính xác Những điểm cần tuân thủ khi đo: 1. Đặt dụng cụ đo vào chi tiết được đo với một góc vuông Đạt được góc vuông bằng cách ép dụng cụ đo trong khi di chuyển nó so với chi tiết cần đo. (hãy tham khảo hướng dẫn cụ thể cho từng dụng cụ đo để biết thêm chi tiết) 2. Sử dụng phạm vi đo thích hợp Khi đo điện áp hay dòng điện, hãy bắt đầu với phạm vi đo lớn, sau đó giảm dần xuống. Giá trị đo phải được đọc ở đồng hồ phù hợp với phạm vi đo. 3. Khi đọc giá trị đo Chắc chắn rằng tầm mắt của bạn vuông góc với đồng hồ và kim chỉ. (2/3) CHÚ Ý: 1. Không đánh rơi hay gõ, nếu không sẽ tác dụng chấn động. Những dụng cụ này là những thiết bị chính xác, và có thể làm hỏng các chi tiết cấu tạo bên trong. 2. Tránh sử dụng hay lưu kho ở nhiệt độ cao hay độ ẩm cao. Sai số của giá trị đo có thể xảy ra do sử dụng ở nhiệt độ hay độ ẩm cao. Bản thân dụng cụ có thể biến dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao. 3. Lau sạch dụng cụ sau khi sử dụng, vào đặt nó vào vị trí ban đầu. Chỉ cất dụng cụ đi sau khi nó đã được lau sạch dầu hay chất bẩn. Tất cả dụng cụ phải được đưa trở về trạng thái ban đầu của nó, và bất kỳ dụng cụ vào có hộp chuyên dùng thì phải được đặt vào hộp. Dụng cụ đi phải được cất ở những nơi nhất định. Nếu dụng cụ được cất giữ trong thời gian dài, cần phải bôi dầu chống gỉ và tháo pin. (3/3) -12-
  13. Cân lực Ứng dụng Dùng để xiết bulông / đai ốc đến mômen tiêu chuẩn. 1. Loại đặt trước Mômen cần xiết có thể đặt trước bằng cách xoay một núm. Khi bulông được xiết dưới trạng thái này, có thể nghe thấy một tiếng click cho biết rằng đã đạt được mômen tiêu chuẩn. 2. Loại lò xo lá (1) Loại tiêu chuẩn Cân lực hoạt động bằng một thanh đàn hồi, nó được làm dưới dạng một lò xo lá, thông quá đó lực được cấp đế tay quay. Lực tác dụng có thể đọc bằng kim và thang đo để cho phép đạt được mômen xiết tiêu chuẩn. (2) Loại nhỏ Giá trị tối đa vào khoảng 0.98N•m. Được sử dụng cho việc đo tải trọng ban đầu. Hướng dẫn • Xiết sơ bộ* bằng dụng khác có hiêu quả thao tác cao hơn, trước khi xiết bằng cân lực. Nếu sử dụng cân lực để xiết ngay từ đầu, hiệu quả công việc sẽ kém hơn. * Xiết sơ bộ: Xiết tạm bulông / đai ốc, trước khi xiết lần cuối. (1/2) CHÚ Ý: 1. Nếu xiết một số bulông, hãy tác dụng lực đều đến từng bulông, lặp lại khoảng 2 đến 3 lần. 2. Nếu SST được sử dụng cùng với cân lực, hãy tính toán mômen theo hướng dẫn trong Cẩm nang sửa chữa. 3. Chú ý đối với loại lò xo lá: (1) Để tác dụng lực ổn định, hãy dùng 50 ~ 70% giá trị ghi trên thang đo. (2) Tác dụng lực sao cho tay cầm không chạm vào trục. Nếu áp lực tác dụng vào những phần khác với chốt, không thể đạt được giá trị đo mômen chính xác. (2/2) -13-
  14. THAM KHẢO: Mômen xiết với một dụng cụ nối dài được gắn vào cân lực: 1. Gắn một dụng cụ nối dài làm tăng chiều dài hiệu lực (L2) cua cân lực. Nếu hai dụng cụ này được sử dụng để xiết bulông / đai ốc cho đến khi đạt được mômen xiết tiêu chuẩn đọc trên cân lực, mômen thực tế sẽ vượ quá mômen xiết tiêu chuẩn. 2. Gắn một dụng cụ nối dài làm tăng chiều dài hiệu lực (L2) cua cân lực. Nếu hai dụng cụ này được sử dụng để xiết bulông / đai ốc cho đến khi đạt được mômen xiết tiêu chuẩn đọc trên cân lực, mômen thực tế sẽ vượ quá mômen xiết tiêu chuẩn. 3. Ví dụ về giá trị liệt kê trong sách hướng dẫn sửa T' = Trị số của cân lực có dụng cụ nối dài [kgf•cm] chữa. Giá trị tiêu chuẩn: T= Mômen xiết tiêu chuẩn [N•m {kgf•cm}] T= 816kgf·cm (Mômen xiết tiêu chuẩn) T'= 663kgf·cm L1 = Chiều dài của dụng cụ nối dài [cm] (Trị số khi sử dụng cân lực reading 1300F với dụng cụ nối dài) L2 = Chiều dài của cân lực [cm] 4. Công thức: T'= Tx L2 / (L1+L2) (1/1) Thước kẹp Ứng dụng Thước kẹp có thể đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong và độ sâu. Phạm vi đo: 0~150, 200, 300mm Độ chính xác phép đo: 0.05mm Đầu đo đường kính trong Đầu đo đường kính ngoài Vít hãm Thang đo thước trượt Thang đo chính Đo độ sâu Thanh đo độ sâu (1/3) Hướng dẫn 1. Đóng hoàn toàn đầu đo trước khi đo, và kiểm tra rằng có đủ khe hở giữa đầu đo có thể nhìn thấy ánh sáng. 2. Khi đo, di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp. 3. Khi chi tiết đã được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp, cố định thước trượt bằng vít hãm để dễ đọc giá trị đo. Vít hãm Thước trượt (2/3) -14-
  15. THAM KHẢO: Các ví dụ về cách sử dụng 1. Đo chiều dài 2. Đo đường kính trong 3. Đo đường kính ngoài 4. Đo độ sâu (1/1) Đọc giá trị đo 1. Giá trị đến 1.0 mm Đọc trên thang đo chính, vị trí bên trái của điểm 0 trên thước trượt. Ví dụ 45 (mm) 2. Giá trị nhỏ hơn 1.0 mm đến 0.05 mm Đọc tại điểm mà vạch của thước trượt và vạch của thang đo chính trùng nhau. Ví dụ 0.25 (mm) 3. Cách tính toán giá trị đo + Ví dụ 45+0.25=45.25 (mm) (3//3) Panme Ứng dụng Đo đường kính ngoài / chiều dày chi tiết bằng cách tính tóan chuyển động quay tương ứng của đầu di động theo hướng trục. Phạm vi đo: 0~25mm 25~50mm 50~75mm 75~100mm Độ chính xác phép đo: 0.01mm Đầu cố định Đầu di động Kẹp hãm Ren Vòng xoay Hãm cóc (1/4) -15-
  16. Hướng dẫn 1. Chỉnh điểm 0 (calip) Trước khi sử dụng panme, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng các vạnh không trùng khít với nhau. Kiểm tra Trong trường hợp panme 50~75mm như trong hình vẽ, đặt một dưỡng tiêu chuẩn 50mm vào giữa đầu đo, và cho phép hãm cóc quay 2 đến 3 vòng. Sau đó, kiểm tra rằng đường chuẩn trên thân và vạch không trên vòng xoay trùng nhau. Điều chỉnh • Nếu sai số nhỏ hơn 0.02mm Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động. Sau đó dùng chìa điều chỉnh như trong hình vẽ để di chuyển và điều chỉnh phần thân. Giá Dưỡng tiêu chuẩn Hãm • Nếu sai số lớn hơn 0.02mm 50mm cóc Đẩy kẹm hãm để giữ chặt đầu di động như Đầu di động Kẹp hãm Thân trên. Dũng chìa điều chỉnh để nới lỏng hãm Ống xoay Chìa điều cóc theo hướng của mũi tên trên hình vẽ . chỉnh Sau đó, gióng thẳng vạnh không trên ống quay với đường chuẩn trên thân. (2/4) 2. Đo (1) Đặt đầu đo cố định vào vật cần đo, và xoay ống xoay cho đến khi đầu di động chạm nhẹ vào vật đo. (2) Khi đầu di động chạm nhẹ vào vật đo, quay hãm cóc một ít vòng và đọc giá trị đo. (3) Hãm cóc làm đều áp lực tác dụng bởi đầu di động, vì vậy khi áp lực này lớn hơn một giá trị nhất định nó sẽ không tác dụng. CHÚ Ý: 1. Panme phải được cố định trên giá khi đo các chi tiết nhỏ. 2. Hãy tìm vị trí mà tại đó đường kính có thể đo chính xác được, bằng cách di chuyển panme. (3/4) 3. Đọc giá trị đo (1) Giá trị đo đến 0.5 mm Đọc giá trị lớn nhất, mà có thể nhìn thấy được trên thang đo của thân panme. Ví dụ 55.5(mm) (2) Đọc giá trị đo từ 0.01 mm đến 0.5 mm Đọc tại điểm, mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thân panme trùng nhau. Ví dụ 0.45(mm) (3) Cách tính giá trị đo + Ví dụ 55.5+0.45=55.95(mm) Ống trượt Ống xoay Du xích 1mm Du xích 0.5mm Đường chuẩn trên ống trượt (4/4) -16-
  17. Đồng hồ so Ứng dụng Chuyển động lên xuống của đầu đo được chuyển thành chuyển động quay của kim chỉ ngắn và dài. Dùng để đo độ lệnh hay cong của trục, và sự biến đổi bề mặt của mặt bích v.v. Các loại đầu đo Loại dài: Dùng để đo những chi tiết ở những nơi chật hẹp Loại con lăn: Dùng để đo những bề mặt lồi / lõm v.v. Loại bập bênh: Dùng để đo những chi tiết mà dao động không thể chạm trực tiếp vào (độ lệch theo hướng thẳng đứng của mặt bích lắp) Loại phẳng: Dùng để đo vầu lồi v.v. Độ chính xác của phép đo: 0.01mm Kim dài (0.01mm / một vạch) Kim ngắn (1mm / một vạch) Vành ngoài (Quay để đặt đồng hồ về điểm 0) Đầu di động Đầu đo (1/2) Hướng dẫn 1. Đo (1) Luôn sử dụng khi đã định vị trên đến từ. Điều chỉnh vị trí của đồng hồ so và vật đo, và đặt đầu đo sao cho nó nằm ở điểm giữa của phạm vi chuyển động. (2) Quay vật đo và đọc độ lệch của kim chỉ. 2. Đọc giá trị đo Đồng hồ so cho thấy chuyển động của 7 vạch. Độ lệch: 0.07mm Vít hãm Tay nối Đế từ Điểm giữ của chuyển động (2/2) Dưỡng so Ứng dụng Một loại đồng hồ so được sử dụng để đo đường kính bên trong. Với loại được mô tả trong hình vẽ bên trái, kim dài quay một vòng khi chân di động di chuyển 2 mm. Độ chính xác của phép đo: 0.01mm (Giá trị đồng hồ: 20 vạch =0.2mm) Chân di động Chân cố định Nút chuyển động (Mở và đóng nút chân di động) Đồng hồ so (Quay để báo điểm không) Đường kính trong (1/3) -17-
  18. Hướng dẫn 1. Chỉnh điểm 0 (1) Đặt panme đến giá trị đo tiêu chuẩn, và cố định đầu di động của panme bằng khóa hãm. (2) Dùng chân cố định làm tâm quay, quay đồng hồ. (3) Đặt đồng hồ về điểm không ở điểm nhỏ nhất có thể (điểm mà tại đó kim đồng hồ đổi hướng để cho biết chân di động ở vị trí gần hơn). 2. Đo (1) Dùng nút di chuyển để đóng chân di động và đưa các chân vào trong chi tiết cần đo. (2) Di chuyển chân di động sang trái và phải và lên và xuống, rồi đọc các số đo sau trên đồng hồ. Trái và phải: Tại điểm với khoảng cách dài nhất Lên và xuống: Tại điểm với khoảng cách ngắn nhất Panme Đầu di động Kẹp hãm Giá 3. Cách tính tóan giá trị đo Tâm Hướng thu Hướng mở Giá trị đo = Giá trị đo tiêu chuẩn ± giá trị đọc quay hẹp rộng (Ví dụ, Giá trị đo tiêu chuẩn, Giá trị đồng hồ và giá trị đo: 12.00mm+0.2mm=12.20mm 12.00: Giá trị đo tiêu chuẩn 0.2: Giá trị đồng hồ (hướng mở) 12.20: Giá trị đo (2/3) CHÚ Ý: 1. Dùng chân cố định làm tâm quay, di chuyển đồng hồ sang trái và phải, rồi tìm điểm mà tại đó khoảng cách là lớn nhất. 2. Tại điểm đó, di chuyển đồng hồ lên và xuống rồi lấy giá trị tại điểm mà khoảng cách ngắn nhất (3/3) Đồng hồ đo xylanh Ứng dụng Được sử dụng để đo đường kính xylanh. Độ chính xác của phép đo: 0.01mm Đặc điểm: • Chuyển động ra và vào của đầu đo được đọc bằng đồng hồ so. • Panme cũng được sử dụng để đo đường kính xylanh. Các thanh bổ sung Vít bộ thanh đo bổ sung Đ ầu đo Panme (1/5) -18-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2