intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thông qua phát triển việc làm xanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu đề xuất cách xác định và đo lường cụ thể việc làm xanh tại Việt Nam dựa trên cách tiếp cận của Mạng thông tin nghề nghiệp của Hoa Kỳ (O*NET). Thông qua bộ dữ liệu Điều tra lao động việc làm (LFS) giai đoạn 2020 - 2022, bài viết phân tích và thống kê việc làm xanh theo khu vực và đặc điểm lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững thông qua phát triển việc làm xanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam

  1. HƢỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÔNG QUA PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM XANH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM Hoàng Thị Huệ(1), Nguyễn Hải Anh(2), Nguyễn Khánh Hằng(3) Nguyễn Hải Nam(4), Nguyễn Cao Hà Trang(5) , Nguyễn Thu Thảo(6) TÓM TẮT: Việt Nam Ďang trong quá trình thực hiện phát triển bền vững, trong Ďó việc làm xanh là trọng tâm của phát triển bền vững, Ďáp ứng Ďược những thách thức toàn cầu Ďể bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm và cách Ďo lường việc làm xanh tại Việt Nam vẫn chưa Ďược thống nhất. Do vậy, bài nghiên cứu Ďề xuất cách xác Ďịnh và Ďo lường cụ thể việc làm xanh tại Việt Nam dựa trên cách tiếp cận của Mạng thông tin nghề nghiệp của Hoa Kỳ (O*NET). Thông qua bộ dữ liệu Điều tra lao Ďộng việc làm (LFS) giai Ďoạn 2020 - 2022, bài viết phân tích và thống kê việc làm xanh theo khu vực và Ďặc Ďiểm lao Ďộng. Bên cạnh Ďó, nhóm tác giả phân loại, so sánh việc làm xanh và không xanh theo kĩ năng và Ďặc Ďiểm thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần thúc Ďẩy phát triển việc làm xanh, Ďồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ďể Ďáp ứng nhu cầu việc làm từ nền kinh tế xanh. Từ Ďó, cung cấp một số khuyến nghị Ďể thúc Ďẩy việc làm xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ khoá: Việc làm xanh, phát triển bền vững. ABSTRACT: Vietnam has been implementing sustainable development, in which green job is the key because of tackling global challenges to protect the environment. However, green jobs‘ definition and measurement has not been unified in Vietnam yet. Therefore, the paper proposes a method to identify and measure green jobs in Vietnam according to The Occupational Information Network in the USA (O*NET). By the Labor Force Survey (LFS) data set for the period 2020-2022, the article analyzes and statisticizes green jobs by region and labor characteristics. Besides, the authors classify and compare between green and non-green jobs according to skill and income characteristics. The result indicates that it‘s necessary to promote green jobs and improve human resources‘ quality 1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: hoanghue@neu.edu.vn 2, 3, 4, 5, 6. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 592
  2. so as to meet job demand from the green economy in the purpose of sustainable development goals. According to the findings, the study suggests some recommendations to promote green jobs towards sustainable development goals. Keywords: Green jobs, sustainable development. 1. Giới thiệu Phát triển bền vững là mục tiêu mang tính tất yếu, là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu (Bộ Công Thương, 2020). Chính vì thế, các chính sách nhằm thúc Ďẩy phát triển bền vững Ďang Ďược các quốc gia trên toàn thế giới quan tâm, trong Ďó có Việt Nam. Cụ thể, trong Diễn Ďàn Chính trị cấp cao năm 2023 (HLPF) Ďã nêu ra 6 ưu tiên chính sách và khuyến nghị Ďể tăng tốc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) gồm: (1) thúc Ďẩy khoa học, công nghệ và Ďổi mới; (2) phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; (3) quản lí tài nguyên hiệu quả, thích ứng và giảm nhẹ biến Ďổi khí hậu, kinh tế xanh và tuần hoàn; (4) tài chính; (5) tính sẵn có của dữ liệu; (6) lấy con người làm trung tâm của mọi quyết Ďịnh, chính sách và hành Ďộng (Thuỳ Dung, 2023). Từ Ďó, phát triển việc làm xanh là một trong những cách thức nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững bởi những lí do sau: Thứ nhất, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam xác Ďịnh ―Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững‖ (Đỗ Phú Hải, 2018) và việc làm xanh là một trong những giải pháp chiến lược của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Thứ hai, việc làm xanh Ďược coi là nền tảng trọng tâm của sự phát triển bền vững vì có thể ứng phó với những thách thức toàn cầu về bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và hoà nhập xã hội (Aceleanu, 2016). Thứ ba, việc làm xanh thường yêu cầu nhiều kĩ năng và giáo dục hơn những công việc truyền thống (Boromisa, 2015), do Ďó phát triển việc làm xanh không chỉ Ďồng nghĩa với việc phát triển các công nghệ tiên tiến nhằm xanh hoá quy trình sản xuất phù hợp với tiêu chí của việc làm xanh mà còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào việc làm xanh. Tuy nhiên, cho Ďến nay, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống phân tích cũng như khái niệm chính thức về việc làm xanh (Hạnh Lê, 2023). Do vậy, bài nghiên cứu tập trung Ďề xuất và phân tích một phương pháp Ďo lường cụ thể việc làm xanh dựa trên khái niệm của Mạng thông tin nghề nghiệp Hoa Kỳ (O*NET), nhằm nâng cao nhận thức và thúc Ďẩy phát triển việc làm xanh tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh Ďó, nhóm tác giả nghiên cứu về việc làm xanh trong giai Ďoạn 2020 - 2022 do: (1) Việc làm xanh là một chủ Ďề thời sự nên nghiên cứu tập trung vào khung thời gian gần với hiện tại Ďể có một cái nhìn tổng quan và thực tiễn nhất về việc làm xanh tại Việt Nam; (2) Xem xét hiệu quả bước Ďầu của Chiến lược tăng trưởng xanh 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050 khi việc làm xanh Ďược nhấn mạnh như một giải pháp chiến lược; (3) Đánh giá sự thay Ďổi của việc làm xanh trong bối cảnh Ďại dịch COVID với Ďỉnh dịch tại Việt Nam vào năm 2021. Kết quả nghiên cứu là cơ sở Ďể Ďưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao nhận thức và thúc Ďẩy việc làm xanh tại Việt Nam, Ďồng thời góp phần 593
  3. phát triển nguồn nhân lực, hướng tới hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Bài viết gồm 5 phần. Sau Phần Giới thiệu; Phần 2 trình bày Tổng quan nghiên cứu; Phần 3 trình bày Phương pháp nghiên cứu; Phần 4 phân tích và luận bàn kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, Phần 5 Ďưa ra kết luận và Ďề xuất một số khuyến nghị. 2. Tổng quan và cơ sở lí thuyết Hiện nay, việc làm xanh Ďang Ďược thúc Ďẩy và phát triển mạnh nhằm giải quyết các vấn Ďề về môi trường (Al-Ammarat & Mashaqaba, 2022). Tuy nhiên, Cục Thống kê Lao Ďộng Hoa Kỳ (BLS) cho rằng không có Ďịnh nghĩa tiêu chuẩn Ďược chấp nhận rộng rãi về việc làm xanh. Theo khía cạnh về Ďầu ra, việc làm xanh Ďược coi là những công việc gắn liền với các mục tiêu và chính sách môi trường (Bowen, 2012). Cụ thể, Uỷ ban châu Âu (EC) (2018) khẳng Ďịnh việc làm xanh là việc làm liên quan trực tiếp Ďến công nghệ, thông tin hay vật liệu giúp phục hồi và duy trì chất lượng môi trường (Moreno-Mondejar & cộng sự, 2021). Theo khía cạnh về nhiệm vụ công việc, Ngân hàng Thế giới (WB) (2023) cho rằng, việc làm xanh Ďược xác Ďịnh dựa trên các nhiệm vụ thân thiện với môi trường hay Ďược gọi là ―nhiệm vụ xanh‖ của một nghề. Bên cạnh Ďó, dựa trên Ďịnh nghĩa về nền kinh tế xanh của O*NET - cơ sở dữ liệu phân loại nghề nghiệp ở Hoa Kỳ Ďược công nhận trên toàn cầu, việc làm xanh Ďược chia làm ba loại: (1) Nhu cầu gia tăng xanh (Green ID), (2) Kĩ năng nâng cao xanh (Green ES), (3) Xanh mới và mới nổi (Green NE) (Bowen & cộng sự, 2018). Theo phương pháp chia trên, dựa vào tính xanh của nội dung nhiệm vụ, việc làm xanh sẽ bao gồm các nhiệm vụ liên quan Ďến hoạt Ďộng kinh tế như giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giảm ô nhiễm và phát thải khí nhà kính, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, tái chế vật liệu, phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (Martin & Monahan, 2022). Bên cạnh Ďó, theo Tổ chức Lao Ďộng Quốc tế (ILO) (2016), việc làm xanh Ďược Ďịnh nghĩa là những việc làm thoả Ďáng, góp phần phục hồi hoặc bảo tồn môi trường trong các lĩnh vực truyền thống như sản xuất và xây dựng hoặc trong các lĩnh vực mới nổi như năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, tại Việt Nam cách tiếp cận dựa trên Ďầu ra và ILO còn tồn tại một số hạn chế. Với cách tiếp cận dựa trên Ďầu ra, việc làm xanh có thể bị phân loại sai việc làm và bao gồm tất cả việc làm có Ďầu ra ―xanh‖ bất kể chúng có liên quan Ďến nhiệm vụ xanh hay không. Với cách tiếp cận theo ILO (2016), khi nghiên cứu về việc làm xanh chỉ áp dụng Ďược trong một số ngành nhất Ďịnh hoặc không xác Ďịnh Ďược Ďầy Ďủ danh mục việc làm xanh có Ďặc Ďiểm của việc làm thoả Ďáng như ILO khuyến nghị. Do vậy, Ďể khắc phục những hạn chế trên, nhóm nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận nhiệm vụ dựa trên phân loại nghề nghiệp của O*NET Ďể xác Ďịnh việc 594
  4. làm xanh tại Việt Nam bởi các lí do: (1) Tính toán Ďược cụ thể số lượng việc làm xanh do sử dụng Ďược Ďầy Ďủ bảng chuyển mã nghề tại Việt Nam, (2) O*NET áp dụng Ďịnh nghĩa tương Ďối rộng về việc làm xanh, từ Ďó, việc làm xanh sẽ bao gồm Ďầy Ďủ tất cả việc làm bị ảnh hưởng trong quá trình xanh hoá nền kinh tế (Anna & cộng sự, 2021). 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu xác Ďịnh và phân tích việc làm xanh ở cấp Ďộ nghề nghiệp dựa trên các phân loại do O*NET ở Hoa Kỳ phát triển. Cơ sở dữ liệu này có thể Ďược sử dụng Ďể phân loại nghề dựa trên tính xanh của nội dung nhiệm vụ liên quan và áp dụng Ďịnh nghĩa tương Ďối rộng về việc làm xanh trong 12 lĩnh vực Ďược coi là bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quá trình khử carbon. O*NET phân loại bất kỳ nghề nghiệp nào bị ảnh hưởng bởi quá trình xanh hoá là việc làm xanh (Dierdorff & cộng sự, 2009). Cơ sở dữ liệu O*NET phân biệt ba loại việc làm khác nhau tuỳ theo tác Ďộng của việc chuyển Ďổi sang nền kinh tế bền vững và trung hoà khí hậu Ďối với các ngành, nghề gồm: Xanh mới và mới nổi (Green NE), Kĩ năng nâng cao xanh (Green ES) và Nhu cầu xanh gia tăng (Green ID). Trong Ďó, Green NE và Green ES là những việc làm có nhiệm vụ xanh, ngược lại Green ID là những việc làm xuất hiện thông qua quá trình chuyển Ďổi sang nền kinh tế bền vững, những nghề này Ďược coi là xanh vì chúng hỗ trợ hoạt Ďộng kinh tế xanh nhưng không liên quan Ďến bất kì nhiệm vụ xanh nào (Valero & cộng sự, 2021). Do vậy, khi nghiên cứu nhóm tác giả Ďã loại bỏ mã nghề ―Green ID‖ trong quá trình xác Ďịnh mã nghề xanh tại Việt Nam. Để xác Ďịnh mã nghề xanh tại Việt Nam, nhóm tác giả Ďã áp dụng bảng phân loại mã nghề xanh O*NET cho dữ liệu vi mô lực lượng lao Ďộng, vì O*NET dựa trên dữ liệu của Hoa Kỳ nên khi áp dụng vào bối cảnh của Việt Nam cần có bảng chuyển Ďổi giữa các hệ thống phân loại, chuyển Ďổi mã nghề nghiệp của Hoa Kỳ tới mã nghề của Việt Nam với một giả Ďịnh quan trọng là những nghề Ďược coi là xanh ở Hoa Kỳ sẽ Ďược coi là xanh ở Việt Nam, cách tiếp cận này cũng Ďã Ďược áp dụng vào các phân loại của các nước Liên minh châu Âu (EU) và Anh Ďể Ďịnh lượng việc làm xanh (Bowen & Hancké, 2019; Valero & cộng sự, 2021). Tuy nhiên, do không tiếp cận Ďược bảng chuyển Ďổi trực tiếp từ bảng phân loại mã nghề xanh của O*NET Ďến Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam (VSCO) nhóm tác giả Ďã sử dụng Danh mục Nghề nghiệp tiêu chuẩn Hoa Kỳ (USSOC) và Bảng Phân loại Nghề nghiệp chuẩn Quốc tế (ISCO-08) làm trung gian Ďể thực thực hiện chuyển Ďổi, dựa trên hai tiêu chí: Thứ nhất, Danh mục Nghề nghiệp O*NET SOC Ďược xây dựng trên Danh mục Nghề nghiệp tiêu chuẩn Hoa Kỳ (USSOC). Thứ hai, ISCO-08 là tiêu chuẩn Ďể các quốc gia phát triển phân loại nghề nghiệp, trong Ďó có Việt Nam (ILO, 2018). Cụ thể, nhóm tác giả Ďã thực hiện các bước sau: (1) Chuyển Ďổi phân loại nghề nghiệp từ O*NET Ďến VSCO 595
  5. Bước 1: Chuyển Ďổi giữa các bản phát hành phân loại nghề nghiệp O*NET (O*NET SOC 2010 - O*NET SOC 2019); Bước 2: Chuyển Ďổi từ O*NET SOC 2019 tới US SOC 2018; Bước 3: Chuyển Ďổi từ US SOC 2018 tới ISCO-08; Bước 4: Chuyển Ďổi từ ISCO-08 tới VSCO 2020; Bước 5: Chuyển Ďổi giữa các bản phát hành phân loại nghề nghiệp VSCO (VSCO 2020 - VSCO 2008). (2) Xác Ďịnh mã nghề xanh tại Việt Nam: Sau khi tổng hợp Ďược bảng chuyển mã nghề từ O*NET Ďến VSCO nhóm tác giả thực hiện Ďối chiếu, xác Ďịnh mã nghề xanh tại Việt Nam dựa trên Danh mục mã nghề xanh O*NET. Từ danh mục mã nghề xanh tại Việt Nam thu Ďược ở phần trên, nghiên cứu áp dụng vào mã nghề nghiệp ở cấp cá nhân trong bộ dữ liệu Điều tra Lao Ďộng Việc làm (LFS) cùng công cụ Stata 14 Ďể tính toán tỉ lệ việc làm xanh, Ďồng thời thống kê mô tả việc làm xanh theo các Ďặc Ďiểm cụ thể Ďược trình bày trong phần 4 của bài viết. Đối với năm 2020, bộ LFS sử dụng mã nghề VSCO 2008, với hai năm 2021 và 2022, LFS sử dụng mã nghề VSCO 2020 vì Danh mục Nghề nghiệp Việt Nam (VSCO) Ďã thay Ďổi vào năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2021. 4. Kết quả và đánh giá 4.1. Việc làm xanh tại Việt Nam tăng trong giai đoạn 2020 - 2022 nhưng tỉ lệ còn thấp Nhìn chung trong 3 năm 2020 - 2022, tỉ lệ việc làm xanh trung bình ở Việt Nam còn thấp (chiếm 17,60 tổng số việc làm). Bên cạnh Ďó, trong giai Ďoạn nghiên cứu, tỉ lệ việc làm xanh tại Việt Nam có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể, năm 2021 tỉ lệ này Ďạt 18,35 , tăng 2,95 so với năm 2020 và năm 2022 Ďạt 19,06 , tăng 0,71 so với năm 2021. Ngoài ra, trong vòng 3 năm, tốc Ďộ tăng trưởng việc làm xanh trên cả nước Ďạt 23,77 . Xét theo vùng kinh tế tại Việt Nam, trong giai Ďoạn 2020 - 2022, tỉ lệ việc làm xanh trung bình ở các vùng qua từng năm và trong cả giai Ďoạn Ďều tăng theo thứ tự lần lượt: Tây Nguyên; trung du và miền núi phía Bắc; Ďồng bằng sông Cửu Long; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Đông Nam Bộ và Ďồng bằng sông Hồng. Tương tự, tỉ lệ việc làm xanh trung bình, tốc Ďộ tăng việc làm xanh tại vùng Tây Nguyên là thấp nhất cả nước (6,79 ). Trong khi Ďó, trung du và miền núi phía Bắc có tốc Ďộ tăng nhanh nhất với 45,62 nhưng tỉ lệ việc làm xanh trung bình tại thấp thứ hai cả nước (14,3 ) trong giai Ďoạn nghiên cứu. 596
  6. Bảng 1. Tỉ lệ việc làm xanh trung bình từng năm và trong 3 năm 2020 - 2022 theo cả nƣớc và vùng kinh tế (đơn vị: %) Tốc độ tăng 2020 2021 2022 Trung bình trƣởng Cả nước 15,40 18,35 19,06 17,60 23,77 Tây Nguyên 7,46 7,97 7,98 7,80 6,97 Trung du và miền núi phía Bắc 10,85 16,25 15,80 14,30 45,62 Đồng bằng Sông Cửu Long 15,42 17,11 18,56 17,03 20,36 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 15,80 19,27 19,81 18,29 25,38 Đông Nam Bộ 18,30 21,08 22,30 20,56 21,86 Đồng bằng Sông Hồng 20,67 24,67 25,26 23,53 22,21 (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) 4.2. Việc làm xanh đòi hỏi ĩ năng cao hơn so với việc làm hông xanh 78,87 64,51 19,51 7,56 4,12 4,57 4,28 3,84 3,64 9,09 Không có chuyên Sơ cấp Trung cấp Cao Ďẳng Đại học trở lên môn kỹ thuật Có việc làm xanh Có việc làm không xanh Hình 1. Tỉ lệ lao động c việc làm xanh và không xanh phân theo trình độ chuyên môn năm 2020 (Đơn vị: %) (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) 69,6174,90 14,9710,83 8,07 6,56 4,14 4,12 3,20 3,59 Không có chuyên Sơ cấp Trung cấp Cao Ďẳng Đại học trở lên môn kỹ thuật Có việc làm xanh Có việc làm không xanh Hình 2. Tỉ lệ lao động c việc làm xanh và không xanh phân theo trình độ chuyên môn năm 2020 (Đơn vị: %) (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) 597
  7. 75,30 67,38 16,46 8,61 6,81 10,54 4,07 3,63 3,47 3,72 Không có chuyên Sơ cấp Trung cấp Cao Ďẳng Đại học trở lên môn kỹ thuật Có việc làm xanh Có việc làm không xanh Hình 3. Tỉ lệ lao động c việc làm xanh và không xanh phân theo trình độ chuyên môn năm 2022 (Đơn vị: %) (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) Hình 1, Hình 2 và Hình 3 cho thấy cả tỉ lệ lao Ďộng có việc làm xanh và có việc làm không xanh không có chuyên môn kĩ thuật Ďều cao nhất và thấp nhất ở tỉ lệ lao Ďộng có trình Ďộ cao Ďẳng. Đồng thời, tỉ lệ lao Ďộng có trình Ďộ Ďại học trở lên luôn duy trì vị trí thứ hai trong giai Ďoạn nghiên cứu. Điều này có thể giải thích bởi sự tương Ďồng về cơ cấu lao Ďộng theo trình Ďộ chuyên môn cả nước hiện nay. Bên cạnh Ďó, kết quả cho thấy việc làm xanh có xu hướng yêu cầu về trình Ďộ chuyên môn cao hơn việc làm không xanh khi tỉ lệ lao Ďộng có trình Ďộ Ďại học trở lên, trung cấp và sơ cấp của nhóm Ďối tượng này Ďều cao hơn so với nhóm còn lại ở cả giai Ďoạn. Đặc biệt, tỉ lệ lao Ďộng có việc làm xanh có trình Ďộ Ďại học trở lên có sự chênh lệch lớn nhất so với tỉ lệ lao Ďộng có việc làm không xanh ở trình Ďộ tương tự (5 - 10 ). Nguyên nhân có thể do việc làm xanh thường áp dụng công nghệ cao và có xu hướng tập trung hơn tại các khu vực chuyên môn hoá công nghệ xanh (Vona & cộng sự, 2019) nên Ďòi hỏi lao Ďộng có trình Ďộ cao hơn, kĩ năng phân tích và kĩ thuật cấp cao Ďể thích ứng với công nghệ (Consoli, 2016). Ngoài ra, tỉ lệ lao Ďộng có việc làm xanh ở trình Ďộ Ďại học trở lên có xu hướng tăng nhưng không liên tục trong giai Ďoạn nghiên cứu. Cụ thể, năm 2021, tỉ lệ này giảm 4,54 so với năm 2020 và tăng lên 1,59 ở năm 2022, Ďạt 16,46 . Điều này có thể giải thích bởi tác Ďộng tiêu cực của Ďại dịch COVID-19 năm 2021 dẫn tới giảm số lượng việc làm cũng như số lượng lao Ďộng tham gia vào nền kinh tế nói chung và nền kinh tế xanh nói riêng. Theo Ďó, khi Ďại dịch Ďã Ďược kiểm soát tốt vào năm 2022 các chỉ số trên cũng dần Ďược cải thiện, phục hồi dẫn tới tăng tỉ lệ lao Ďộng có trình Ďộ Ďại học trở lên. Bên cạnh Ďó, Ďể khẳng Ďịnh rõ hơn việc làm xanh yêu cầu kĩ năng cao hơn việc làm không xanh, nghiên cứu thống kê tỉ lệ lao Ďộng có việc làm xanh và không xanh theo 3 cấp bậc kĩ năng: kĩ năng cao, kĩ năng trung bình và kĩ năng thấp. Sự phân chia này dựa trên 2 cơ sở chính: Thứ nhất, trong ―Sổ tay hướng dẫn áp dụng danh mục nghề nghiệp Việt Nam‖, Tổng cục Thống kê Ďã xác Ďịnh 5 cấp Ďộ kĩ năng tương ứng với các nhóm nghề cấp 1. Thứ hai, nghiên cứu sử dụng mã nghề cấp 4 Ďể xác Ďịnh mã nghề xanh tại Việt Nam và mã nghề cấp 4 598
  8. Ďược xây dựng từ nhóm mã nghề cấp 1. Do Ďó, Ďể xác Ďịnh 3 cấp bậc kĩ năng (cao, thấp, trung bình) cho mã nghề cấp 4, nhóm tác giả Ďã hệ thống nhóm nghề nghiệp cấp 1 về 3 phân loại trình Ďộ kĩ năng là kĩ năng cao, kĩ năng trung bình và kĩ năng thấp. Cụ thể như sau: kĩ năng cao là những nhóm nghề cấp 1 có mức cấp Ďộ kĩ năng ba, bốn và năm bao gồm ―Lãnh Ďạo, quản lí trong các ngành, các cấp và các Ďơn vị‖, ―Nhà chuyên môn bậc cao‖, ―Nhà chuyên môn bậc trung‖; kĩ năng trung bình là những nhóm nghề cấp 1 có mức cấp Ďộ kĩ năng hai bao gồm ―Nhân viên trợ lí văn phòng‖, ―Nhân viên dịch vụ và bán hàng‖, ―Lao Ďộng có kĩ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản‖, ―Lao Ďộng thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác‖, ―Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị‖; và kĩ năng thấp là những nhóm nghề cấp 1 có mức cấp Ďộ kĩ năng một bao gồm ―Lao Ďộng giản Ďơn‖. Cách hệ thống trên tương Ďồng với nghiên cứu của WB (2023). Tương Ďồng với kết quả thống kê về tỉ lệ lao Ďộng theo trình Ďộ chuyên môn, tỉ lệ việc làm xanh có kĩ năng cao luôn lớn hơn so với việc làm không xanh (Hình 4, Hình 5, Hình 6). Cụ thể, trong giai Ďoạn 2020 - 2022, tỉ lệ này chênh lệch lần lượt là 16,08 , 7,15 và 10,05 . Tuy nhiên, tỉ lệ việc làm xanh yêu cầu kĩ năng trung bình và kĩ năng thấp lại nhỏ hơn việc làm không xanh trong giai Ďoạn nghiên cứu. Kết quả tương Ďồng với nghiên cứu tại Hoa Kỳ về việc làm xanh với phương pháp tương tự khi các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc làm xanh Ďòi hỏi kĩ năng cao hơn Ďáng kể so với việc làm không xanh, các nghề thủ công hay kĩ năng thấp (Consoli, 2016). Cụ thể, có 60,6 tổng số việc làm xanh thuộc các nghề kĩ năng cao trong giai Ďoạn 2006-2014. Vì thế, người lao Ďộng có việc làm xanh có kĩ năng cao hơn và có nhiều khả năng ký hợp Ďồng lâu dài hơn (Valero & cộng sự, 2021). 51,88 44,82 39,60 30,58 24,60 8,52 Việc làm không xanh Việc làm xanh Kỹ năng cao Kỹ năng trung bình Kỹ năng thấp Hình 4: Tỉ lệ việc làm xanh và việc làm không xanh phân theo kĩ năng năm 2020 (Đơn vị: %) (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) 599
  9. 63,07 50,83 32,34 27,25 16,83 9,68 Việc làm không xanh Việc làm xanh Kỹ năng cao Kỹ năng trung bình Kỹ năng thấp Hình 5. Tỉ lệ việc làm xanh và việc làm không xanh phân theo kĩ năng năm 2021 (Đơn vị: %) (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) 65,99 50,17 30,75 24,98 19,08 9,03 Việc làm xanh Việc làm không xanh Kỹ năng cao Kỹ năng trung bình Kỹ năng thấp Hình 6. Tỉ lệ việc làm xanh và việc làm không xanh phân theo kĩ năng năm 2022 (Đơn vị: %) (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) 4.3. Thu nhập từ việc làm xanh Bảng 2. Thu nhập trung bình của lao động có việc làm xanh và không xanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2022 (Đơn vị: Nghìn đồng) Lao động có việc làm Lao động có việc làm không Năm Chênh lệch xanh xanh 2020 7.156,006 5.086,723 2.069,283 2021 7.035,482 5.540,912 1.494,570 2022 8.350,587 6.200,661 2.149,926 (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) 600
  10. Trong giai Ďoạn 2020 - 2022, thu nhập trung bình của lao Ďộng có việc làm xanh luôn cao hơn lao Ďộng có việc làm không xanh. Bên cạnh Ďó, thu nhập của cả hai nhóm Ďối tượng Ďều tăng lên trong giai Ďoạn nghiên cứu, trong Ďó thu nhập của lao Ďộng có việc làm xanh tăng nhiều hơn (1,19 triệu Ďồng) so với việc làm không xanh (1,11 triệu Ďồng). Theo Ďó, khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm Ďối tượng trong giai Ďoạn này cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2020, khoảng cách này là 2,07 triệu Ďồng nhưng Ďã tăng lên Ďạt 2,15 triệu Ďồng vào năm 2022. Do Ďó, việc làm xanh có xu hướng Ďem lại thu nhập cao hơn và có khoảng cách thu nhập ngày càng tăng so với việc làm không xanh. Bảng 3. Thu nhập trung bình của lao động có việc làm xanh và không xanh phân theo kĩ năng giai đoạn 2020 - 2022 (Đơn vị: nghìn đồng) Lao động có việc làm Lao động việc làm Năm Cấp độ kĩ năng xanh không xanh Kĩ năng cao 9.675,086 7.685,593 2020 Kĩ năng trung bình 6.658,320 5.829,161 Kĩ năng thấp 4.899,672 2.363,849 Kĩ năng cao 9.577,360 8.715,174 2021 Kĩ năng trung bình 7.258,229 5.720,227 Kĩ năng thấp 4.887,953 2.828,065 Kĩ năng cao 11.396,800 8.823,419 2022 Kĩ năng trung bình 8.373,034 6.325,454 Kĩ năng thấp 5.637,486 3.092,489 (Nguồn: T nh toán của nh m tác giả) Bên cạnh Ďó, Bảng 3 cho thấy thu nhập trung bình của lao Ďộng có việc làm xanh có kĩ năng cao luôn lớn hơn thu nhập trung bình của lao Ďộng có việc làm xanh có kĩ năng trung bình và kĩ năng thấp. Cụ thể, năm 2020, lao Ďộng kĩ năng cao có thu nhập nhiều hơn kĩ năng trung bình 3,017 triệu Ďồng và hơn kĩ năng thấp 4,775 triệu Ďồng. Khoảng cách này Ďã tăng lên Ďáng kể vào năm 2022 khi thu nhập trung bình của lao Ďộng có kĩ năng cao nhiều hơn kĩ năng trung bình 3,024 triệu Ďồng và nhiều hơn kĩ năng thấp tới 5,759 triệu Ďồng. 601
  11. Tương Ďồng với kết quả thống kê thu nhập trung bình của hai nhóm lao Ďộng (Bảng 2), ở cả ba loại kĩ năng, thu nhập trung bình của lao Ďộng có việc làm xanh luôn cao hơn việc làm không xanh trong giai Ďoạn 2020 - 2022. Kết quả này giống với nghiên cứu của Valero & cộng sự (2021) khi nhóm tác giả này chỉ ra rằng, tại Anh việc làm xanh gắn liền với mức lương cao hơn so với việc làm không xanh. Do Ďó, việc làm xanh có xu hướng yêu cầu kĩ năng cao hơn Ďồng thời cũng Ďem lại mức thu nhập lớn hơn so với việc làm không xanh ở tất cả kĩ năng cao, trung bình và thấp. Kết quả này này tương Ďồng với kết luận của Vona & cộng sự (2019) khi nghiên cứu việc làm xanh tại Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu chỉ ra việc làm xanh yêu cầu kĩ năng cao có mức lương cao hơn 4 so với kĩ năng thấp. 5. Kết luận Phát triển bền vững Ďang là một trong những mối quan tâm chính của Việt Nam và thúc Ďẩy việc làm xanh hiện Ďang là một trong những giải pháp chiến lược quan trọng vì mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Phát triển việc làm xanh không chỉ Ďóng góp vào tăng trưởng bền vững trong khía cạnh môi trường bằng việc giảm thiểu ô nhiễm và các tác nhân gây hại Ďến môi trường mà còn Ďóng góp ở khía cạnh kinh tế - xã hội. Cụ thể, theo các thống kê trên, việc làm xanh thường có mức thu nhập trung bình cao hơn so với việc làm không xanh. Theo khía cạnh kinh tế, việc tăng thu nhập trung bình có nghĩa là tăng GDP bình quân Ďầu người, dẫn Ďến sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, về mặt xã hội, Ďiều này còn Ďồng nghĩa với việc mức sống của những người có việc làm xanh thường sẽ cao hơn, sự phân bổ thu nhập trong xã hội tốt hơn dẫn Ďến công bằng xã hội - một trong các nội dung chính của phát triển bền vững. Chính vì vậy, nhà nước cần Ďưa ra những chính sách Ďể kích thích sự phát triển của việc làm xanh, góp phần Ďẩy nhanh quá trình tăng trưởng xanh, Ďạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Để Ďạt Ďược Ďiều Ďó, Việt Nam có thể thực hiện những giải pháp sau: Thứ nhất, cần tăng Ďộ nhận diện của việc làm xanh thông qua nâng cao hiểu biết của người dân về việc làm xanh. Trước hết, Ďiều này Ďược thực hiện bằng việc Ďưa ra một Ďịnh nghĩa chính thức của việc làm xanh tại Việt Nam, văn bản hoá các khái niệm liên quan Ďể người dân có một cái nhìn Ďúng và Ďủ về việc làm xanh. Nhóm tác giả Ďề xuất sử dụng cách tiếp cận việc làm xanh của Mạng Thông tin Nghề nghiệp O*NET do tính phù hợp với bối cảnh và các nguồn dữ liệu có sẵn tại Việt Nam. Bên cạnh Ďó, Chính phủ cần Ďưa ra các kế hoạch tuyên truyền Ďể thu hút lao Ďộng tham gia vào việc làm xanh, thúc Ďẩy quá trình chuyển dịch xanh theo ngành và trong cả khía cạnh nguồn nhân lực, làm tiền Ďề cho cho tăng trưởng bền vững. Thứ hai, Ďể phát triển việc làm xanh hiệu quả thì cần phải Ďi Ďôi với việc Ďẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực Ďể Ďáp ứng các yêu cầu mà việc làm xanh Ďề ra. Như Ďã thống kê, việc làm xanh có xu hướng yêu cầu lao Ďộng có trình Ďộ 602
  12. chuyên môn, kĩ thuật cao hơn so với việc làm không xanh. Bên cạnh Ďó, một số việc làm xanh còn yêu cầu người lao Ďộng có các kĩ năng xanh Ďặc thù. Từ Ďó, có thể thấy thúc Ďẩy việc làm xanh Ďồng nghĩa với việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Điều này Ďặt ra một bài toán cho Chính phủ cần phải Ďảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung thông qua Ďào tạo từ các cấp. Chính phủ cũng có thể khuyến khích các chương trình hợp tác giáo dục giữa các cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp có các lĩnh vực xanh. Các chương trình này bao gồm các khoá Ďào tạo thực tế ngắn hạn, các khoá thực tập cho học sinh, sinh viên,... Ngoài ra, cần có các nghiên cứu sâu hơn về các kĩ năng xanh theo ngành mà người lao Ďộng phải Ďáp ứng Ďể có thể tham gia vào việc làm xanh. Sau Ďó, những nghiên cứu này có thể Ďược áp dụng vào các chương trình phát triển nguồn nhân lực, Ďặc biệt là ở cấp Ďộ trung cấp, cao Ďẳng, Ďại học Ďể Ďào tạo chuyên sâu cho người lao Ďộng, Ďảm bảo nguồn nhân lực luôn sẵn sàng Ďể gia nhập vào việc làm xanh. Thứ ba, tăng cường công tác thống kê, Ďo lường Ďể Ďánh giá hiệu quả của quá trình phát triển việc làm xanh trong thực tiễn. Quá trình phát triển cần Ďảm bảo phải phù hợp với nguồn lực hiện tại, tránh lãng phí về kinh tế. Ngoài ra, việc làm xanh cần Ďược Ďảm bảo cả về mặt chất và mặt lượng, không những yêu cầu tạo thêm nhiều việc làm xanh, mà còn cần yêu cầu việc làm xanh thực sự có tác Ďộng tích cực Ďối với kinh tế - xã hội và môi trường. Trong Ďó, việc làm xanh cần có tính chất của việc làm thoả Ďáng, Ďảm bảo thu nhập của người dân và Ďảm bảo sự bình Ďẳng trong các cơ hội nghề nghiệp, một trong các nhân tố quan trọng của tăng trưởng bền vững. Toàn bộ những chính sách cần bám sát với Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia và hướng Ďến mục tiêu cuối cùng là phát triển bền vững. Điều này Ďòi hỏi Chính phủ cần Ďảm bảo sự Ďoàn kết và phối hợp của các Bộ, ban, ngành, các Ďịa phương và Ďặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân Ďể việc thúc Ďẩy việc làm xanh Ďược thuận lợi. Việc thúc Ďẩy việc làm xanh cần Ďược phát triển từ gốc, tức là từ vấn Ďề nhận thức và Ďào tạo, Ďây chính là chìa khoá Ďể Ďảm bảo tăng trưởng kinh tế Ďạt mục tiêu ―bền vững‖. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aceleanu, M. I. (2016). Green jobs in a green economy: support for a sustainable development. Progress in Industrial Ecology, An International Journal, 9 (4), 341-355. 2. Al-Ammarat, F. M. & Al-Mashaqaba, K. M. (2022). The Impact of Green Jobs on the Environment. International Journal of Intellectual Human Resource Management (IJIHRM), 3 (02), 20-26. 3. Boromisa, A. M., Tišma, S. & Ležaić, A. (2015). Green jobs for sustainable development. London: Routledge. 603
  13. 4. Bộ Công Thương Việt Nam (2020). Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí Ďánh giá và Ďịnh hướng phát triển. Truy cập ngày 12/2/2024, từ https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-tieu-chi- danh-gia-va-dinh-huo.html. 5. Bowen, A. & Hancké, B. (2019). The Social Dimensions of ‗greening the Economy‘: Developing a Taxonomy of Labour Market Effects Related to the Shift Toward Environmentally Sustainable Economic Activities. Publications Office of the European Union. Truy cập từ https://op.europa.eu/en/publication- detail/-/publication/24c67b4c-3293-11ea-ba6e-01aa75ed71a1. 6. Bowen, A. (2012). 'Green'growth, 'green'jobs and labor markets. World bank policy research working paper, (5990). 7. Bowen, A., Kuralbayeva, K. & Tipoe, E. L. (2018). Characterising green employment: The impacts of ‗greening‘on workforce composition. Energy Economics, 72, 263-275. 8. Bureau of Labor Statistics (2012). The BLS green jobs definition. Washington D.C: Author. 9. Consoli, D., Marin, G., Marzucchi, A. & Vona, F. (2016). Do green jobs differ from non-green jobs in terms of skills and human capital?. Research Policy, 45(5), 1046-1060. 10. Dell‘Anna, F. (2021). Green jobs and energy efficiency as strategies for economic growth and the reduction of environmental impacts. Energy Policy, 149, 112031. 11. Dierdorff, E. C., Norton, J. J., Drewes, D. W., Kroustalis, C. M., Rivkin, D. & Lewis, P. (2009). Greening of the world of work: Implications for O* NET®-SOC and new and emerging occupations. National Center for O*NET Development. Truy cập từ https://www.researchgate.net/profile/Donald Drewes/ publication/267376382_Greening_of_the_World_of_Work_Implications_for_O NET_R_-SOC_and_New_and_Emerging_Occupations/links/549da6800cf2fedbc 31197b9/Greening-of-the-World-of-Work-Implications-for-ONET-R-SOC-and- New-and-Emerging-Occupations.pdf 12. Đỗ Phú Hải (2022). Những vấn Ďề lý luận về phát triển bền vững và kinh tế xanh ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu chính sách và quản lí, 34 (2), 1-7. 13. Hạnh Lê (2023). Xanh hoá kinh tế, nhu cầu việc làm sẽ thay Ďổi thế nào?. Truy cập ngày 10/1/2024, từ https://diendandoanhnghiep.vn/xanh-hoa-kinh-te- nhu-cau-viec-lam-se-thay-doi-the-nao-245612.html. 14. ILO. (2016). What is a green job?. Truy cập ngày 12/2/2024, từ https://www.ilo.org/global/topics/green-jobs/news/WCMS_220248/lang--en/index.h. 604
  14. 15. ILO. (2018). Review of the case for revision of ISCO-08. Truy cập ngày 12/2/2024, từ https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/--- stat/documents/meetingdocument/wcms_636056.pdf. 16. Martin, J. & Monahan, E. (2022). Developing a method for measuring time spent on green task. Truy cập ngày 12/2/2024, từ https://www.ons.gov.uk/ economy/environmentalaccounts/articles/developingamethodformeasuringtimesp entongreentasks/march2022. 17. Moreno-Mondejar, L., Triguero, Á. & Cuerva, M. C. (2021). Exploring the association between circular economy strategies and green jobs in European companies. Journal of Environmental Management, 297, 113437. 18. Thuỳ Dung (2023). Hội thảo tham vấn thúc Ďẩy phát triển bền vững ở Việt Nam. Truy cập ngày 12/2/2024, từ https://baochinhphu.vn/hoi-thao-tham- van-thuc-day-phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-102231214151036735.htm. 19. Tổng cục Thống kê (2020). Sổ tay hướng dẫn áp dụng danh mục nghề nghiệp Việt Nam. Ban hành ngày 26/11/2020. 20. Valero, A., Li, J., Muller, S., Riom, C., Nguyen Tien, V. & Draca, M. (2021). Are ‗green‘ jobs good jobs?. Centre for Economic Performance. Truy cập từ https://www.lse.ac.uk/granthaminstitute/publication/are-green-jobs-good-jobs- how-lessons-from-the-experience-to-date-can-inform-labour-market-transitions- of-the-future/. 21. Vona, F., Marin, G. & Consoli, D. (2019). Measures, drivers and effects of green employment: evidence from US local labor markets, 2006-2014. Journal of Economic Geography, 19(5), 1021-1048. 22. World Bank (2023). Green Jobs, Upskilling and Reskilling Vietnam‘s Workforce for a Greener Economy. Washington D.C: World Bank Group. 605
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1