Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU Ở BỆNH NHÂN GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI<br />
DO TÉ NGÃ<br />
Cao Thanh Ngọc*, Trần Hữu Thế**, Nguyễn Văn Trí*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay, người cao tuổi (NCT) đang gia tăng rất nhanh và cũng là vấn đề đáng quan tâm cho ngành<br />
y tế. Theo dự báo, tỉ lệ NCT của Việt Nam sẽ tăng đột biến vào năm 2010, đạt tỉ lệ 15,41% vào năm 2025<br />
và 28,45% vào năm 2050, chính thức trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2014(3,4). Do các đặc điểm về<br />
sinh lý, NCT là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với các lứa tuổi khác.<br />
Đối với người cao tuổi, té ngã là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thương tích và tử vong do thương<br />
tích. Hậu quả quan trọng nhất của té ngã là gãy xương, trong đó gãy cổ xương đùi là rất nặng nề. Điều<br />
này rất dễ xảy ra do bệnh loãng xương chiếm tỷ lệ cao. Một khi bị gãy xương phải nằm viện điều trị, bệnh<br />
nhân có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu đưa đến các biến chứng có thể tử vong trong giai đoạn<br />
nằm viện. Các biến cố liên quan sau gãy cổ xương đùi cũng chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là tỉ lệ tử vong. Sau<br />
đây chúng tôi xin trình bày một số trường hợp lâm sàng liên quan ở 3 bệnh nhân gãy cổ xương đùi.<br />
Từ khóa: té ngã, huyết khối tĩnh mạch sâu<br />
<br />
SUMMARY<br />
DEEP VEIN THROMBOSIS IN FALL – RELATED HIP FRACTURE<br />
Cao Thanh Ngoc, Tran Huu The, Nguyen Van Tri<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 114 - 116<br />
The elderly people in Vietnam are increasing rapidly, which poses a concern to the health industry.<br />
Accordingly to a forecast, the percentage of elderly people will rise substantially in 2010, and will reach<br />
15.41% by 2025 and 28.45% by 2050 and Vietnam will be categorized as a country of aging population in<br />
2014. Due to physiological characteristics, elderly people are vulnerable to diseases and more health issues<br />
than people of other types. Among elderly people, falls are the most leading cause of injury and death due to<br />
injury. The most serious consequence of fall is fracture, especially hip fracture, which easily happens due to<br />
a high prevalence of osteoporosis. Once having fracture and hospitalization, they will face a high risk of<br />
deep vein thrombosis leading to death during the hospitalization period. The complications of hip<br />
fracture are high, especially the death rate. Followings are some clinical cases in relation to hip fracture.<br />
Key words: Fall, deep vein thrombosis<br />
<br />
BỆNH ÁN<br />
Bệnh nhân 1<br />
Nguyễn Thị H, nữ, sinh năm 1924, nhập<br />
viện 31/10/2011 vì đau khớp háng phải sau té.<br />
Bệnh nhân đi ngoài sân, trời mưa sân nhà trơn<br />
nên trợt chân té đập mông phải xuống đất.<br />
<br />
Tiền căn tăng huyết áp – rối loạn chuyển hóa<br />
lipid, đang dùng 4 loại thuốc bao gồm<br />
Concor, Amlor, Aspirin, Atorvastatin. Bệnh<br />
nhân được chẩn đoán gãy cổ xương đùi phải<br />
và điều trị mổ thay khớp háng bán phần sau<br />
nhập viện 1 tuần. Siêu âm Duplex 1 tuần và 2<br />
tuần sau phẫu thuật không phát hiện DVT.<br />
<br />
* Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP. HCM,<br />
<br />
**Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang<br />
<br />
Tác giả liên lạc: BS. Cao Thanh Ngọc,<br />
<br />
ĐT: 0908484246,<br />
<br />
114<br />
<br />
Email: caothanhngoc@gmail.com.<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Sau mổ 7 tuần, bệnh nhân vẫn nằm tại giường<br />
cần người nhà chăm sóc.<br />
<br />
Bệnh nhân 2<br />
Lê Thị T, nữ, sinh năm 1940, nhập viện<br />
2/12/2011 vì đau mông trái sau té. Bệnh nhân<br />
đi từ trong nhà ra ngoài sân, bước chân xuống<br />
thềm và hụt chân té. Tiền căn tăng huyết áp,<br />
đau khớp đang dùng 5 loại thuốc bao gồm<br />
Amlor, Ednyt, Atorvastatin, Celebrex, Omez.<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán gãy liên mấu<br />
chuyển xương đùi trái và mổ thay khớp háng<br />
bán phần ngày 9/12/2011. Siêu âm Duplex 1<br />
tuần sau mổ phát hiện DVT ở tĩnh mạch đùi –<br />
khoeo chân trái. Sau mổ 3 tuần, bệnh nhân<br />
vẫn nằm tại giường và viêm phổi phải nhâp<br />
viện điều trị.<br />
<br />
Bệnh nhân 3<br />
Nguyễn Thị A, nữ, sinh năm 1956, nhập<br />
viện 22/11/2011 vì đau vùng hông phải sau té.<br />
Bệnh nhân bước chân lên bậc thềm vào nhà<br />
thì chóng mặt và té đập mông phải xuống đất.<br />
Tiền căn tăng huyết áp, tai biến mạch não,<br />
Parkinson đang điều trị 6 loại thuốc bao gồm<br />
Micardis,<br />
Concor,<br />
Aspirin,<br />
Tanakan,<br />
Syndopar, Omez. Bệnh nhân được chẩn đoán<br />
gãy cổ xương đùi phải và điều trị thay chỏm<br />
ngày 7/12/2011. Siêu âm Duplex 1 tuần và 2<br />
tuần sau phẫu thuật không phát hiện DVT.<br />
Sau mổ 3 tuần bệnh nhân cần người hỗ trợ và<br />
đi lại nhẹ bằng nạng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nhiều thập kỷ qua, vấn đề té ngã và gãy<br />
cổ xương đùi đặc biệt được quan tâm. Các<br />
nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới cho<br />
thấy té ngã và gãy cổ xương đùi có liên quan<br />
chặt chẽ với nhau. Theo Ekezie jervas et al. 90%<br />
các trường hợp gãy cổ xương đùi ở người cao<br />
tuổi là do té ngã(6). Trong 3 trường hợp trên,<br />
100% bệnh nhân gãy cổ xương đùi do té ngã.<br />
Các yếu tố nguy cơ té ngã ở các bệnh nhân<br />
này bao gồm yếu tố nguy cơ nội tại như bệnh<br />
mãn tính (tăng huyết áp, Parkinson, viêm<br />
khớp, tai biến mạch não) và yếu tố nguy cơ<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ngoại sinh như dùng ≥ 4 loại thuốc, sàn nhà<br />
trơn, bậc thềm không an toàn. Đây là những<br />
yếu tố nguy cơ đã được biết trước tuy nhiên<br />
bệnh nhân không được hướng dẫn để phòng<br />
tránh đưa đến té ngã phải nhập viện điều trị<br />
và 2 trong 3 trường hợp bị mất vận động, trở<br />
thành gánh nặng cho gia đình, gây tốn nhiều<br />
chi phí cho chăm sóc sức khỏe.<br />
Khi điều trị, các phẫu thuật chỉnh hình có<br />
thể hoạt hóa dòng thác đông máu nên làm<br />
tăng đáng kể DVT(1,10). Theo J. Parmet et al. các<br />
ứ trệ tuần hoàn do bơm phồng garo kết hợp<br />
với tác dụng huyết học của xi măng xương<br />
làm cho những bệnh nhân phẫu thuật thay<br />
khớp có nguy cơ DVT cao hơn(8,9).<br />
Tác giả Geerts WH et al. cho thấy tần suất<br />
hiện mắc DVT không có triệu chứng trên bệnh<br />
nhân phẫu thuật khớp háng từ 40-60% và<br />
DVT có triệu chứng thì thấp hơn với khoảng<br />
2-5%(5). Gần đây người ta nhận thấy rằng<br />
không có sự khác biệt về tần suất hiện mắc<br />
DVT ở bệnh nhân phương Tây và bệnh nhân<br />
Châu Á sau phẫu thuật chỉnh hình. Phân tích<br />
của Leizorovicz A et al. (nghiên cứu SMART)<br />
cho thấy tần suất xuất hiện DVT không triệu<br />
chứng trên bệnh nhân Châu Á phẫu thuật<br />
thay khớp háng lên đến hơn 60%(7).<br />
Trong 3 trường hợp phẫu thuật thay khớp<br />
háng được khảo sát, có 1 bệnh nhân bị DVT<br />
sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ 33% và không có<br />
bệnh nhân nào được dự phòng DVT trước<br />
phẫu thuật. Các kết quả của nghiên cứu<br />
ENDORSE cũng cho thấy tần suất DVT ở<br />
nhiều nước đều cao nhưng việc điều trị<br />
phòng ngừa DVT ở các nước Á Châu vẫn còn<br />
chưa được quan tâm(2).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua 3 bệnh án lâm sàng trên, chúng tôi<br />
nhận thấy vấn đề té ngã đưa đến gãy cổ<br />
xương đùi ở người cao tuổi chưa được quan<br />
tâm đúng mực và vẫn có tỉ lệ cao bệnh nhân<br />
bị DVT sau phẫu thuật thay khớp háng.<br />
Trong khi đó, ở Việt Nam hiện chưa có nghiên<br />
cứu nào về vấn đề té ngã ở bệnh nhân gãy cổ<br />
<br />
115<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
xương đùi và nghiên cứu đánh giá tỉ lệ hiện<br />
mắc DVT trên bệnh nhân phẫu thuật thay<br />
khớp háng. Vì vậy nghiên cứu vấn đề té ngã ở<br />
bệnh nhân gãy cổ xương đùi và nghiên cứu<br />
tần suất hiện mắc DVT trên đối tượng này là<br />
cần thiết nhằm đưa ra chiến lược phòng<br />
chống té ngã hiệu quả trong cộng đồng để<br />
giảm thiểu nguy cơ gãy cổ xương đùi và<br />
hướng đến việc phòng ngừa thường quy DVT<br />
cho những bệnh nhân này khi điều trị phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
116<br />
<br />
Clarke MT., Green JS., Harper WM., Gregg PJ.<br />
(1998),”Cement as a risk factor for deep-vein thrombosis.<br />
COMPARISON OF CEMENTED TKR, UNCEMENTED<br />
TKR AND CEMENTED THR”, The Journal Of Bone and Bone<br />
Surgery, pp. 611 – 613<br />
Cohen AT., et al. (2008), “Venous thromboembolism risk<br />
and prophylaxis in the acute hospital care setting<br />
(ENDORSE study): a multinational cross-sectional study”,<br />
The Lancet, (371), pp. 387–94<br />
Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Anh và cộng sự (2006).<br />
"Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở<br />
Việt Nam". Viện chiến lược và chính sách Y tế. Hà Nội, tr. 1-2.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Dương Huy Lương, Trần Thị Mai Oanh, Đàm Viết Cương,<br />
Dương Anh Tuấn (2005). "Một số kết quả nghiên cứu về<br />
triển khai chính sách CSSK cho người cao tuổi ở Việt Nam".<br />
Tạp chí chính sách Y tế. Nhà xuất bản Hà Nội. Hà Nội, tr. 1-6.<br />
Geerts WH. et al. (2008), “Prevention of venous<br />
thromboembolism; American college of Chest physicians.<br />
Evidence-Based Clinical Practice Guidelines (8th Edition)”,<br />
Chest (133), pp. 3815–4535<br />
Jervas Ekezie, Onwukamuche CK., Anyanwu GE.,<br />
Ugochukwu AI. (2011), “Incidence of Fall Related Hip<br />
Fractures among the Elderly Persons in Owerri, Nigeria”,<br />
Asian Journal of Medical Sciences 3(3), p. 110-114.<br />
Leizorovicz A. et al. (2005), “Epidemiology of venous<br />
thromboembolism in Asian patients undergoing major<br />
orthopaedic surgery without thromboprophylaxis. The<br />
SMART study”, J Thromb Haemost 3 (1), pp. 28-34.<br />
Parmet JL., Horrow JC., Pharo G., Collins L., Berman<br />
AT.and Rosenberg H. (1995), “The incidence of venous<br />
emboli during extramedullary guided total knee<br />
arthroplasty”, Anesth Analg , (81), pp. 757-62<br />
Ware JA., Kang J., DeCenzo MT., et al. (1991), “Platelet<br />
activation<br />
by<br />
synthetic<br />
hydrophobic<br />
polymer,<br />
polymethylmethacrylate”, Blood , (78), pp. 1713-21<br />
Zaw HM., Osborne IC., Pettit PN., Cohen AT. (2002), “Risk<br />
Factors for Venous Thromboembolism in Orthopedic<br />
Surgery”, IMAJ, (4), pp. 1040 – 1042.<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />