Internet và mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 46
download
Lượng người truy cập Internet tại Việt Nam ngày càng nhiều. Vì vậy, không còn lý do gì để doanh nghiệp không tận dụng phương tiện quảng cáo đang phát triển này trong việc đưa sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Internet và mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam
- Internet và mối quan tâm của doanh nghiệp Việt Nam Lượng người truy cập Internet tại Việt Nam ngày càng nhiều. Vì vậy, không còn lý do gì để doanh nghiệp không tận dụng phương tiện quảng cáo đang phát triển này trong việc đưa sản phẩm, thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của Công ty Cimigo, dung lượng thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam trong năm 2009 ước đạt 278 tỷ đồng (xấp xỉ 15,5 triệu đô la Mỹ). Hiện nay, dù còn rất non trẻ, nhưng xét về tỷ lệ tăng trưởng, dung lượng thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đã tăng 71% so với năm 2008. Rõ ràng, Internet đang được các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn so với trước đây. 50% người thành thị sử dụng Internet Việt Nam là một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới, vượt qua những nước lân cận như Thái Lan hoặc Philippines. Khoảng 50% người dân thành thị Việt Nam lên mạng thường xuyên. Nếu sống ở thành thị và không truy cập Internet, bạn sẽ nhanh chóng thuộc về thiểu số và lạc hậu so với tình hình.
- Ngày nay, với hầu hết thương hiệu, đã đến lúc tích hợp Internet vào hoạt động truyền thông. Nếu online chưa đóng vai trò nào trong chiến lược truyền thông, doanh nghiệp cần phải bắt đầu làm quen và gắn kết với phương tiện này. Hiện nay, các nhà quảng cáo cũng lên mạng và đã học được những kinh nghiệm quý giá qua việc thử nghiệm các phương thức mang lại và không mang lại hiệu quả. Không chỉ giới trẻ online Thực tế, Internet là điểm đến của giới trẻ. Trên 90% người ở độ tuổi 15 - 24 sống ở các đô thị tại Việt Nam truy cập Internet. Người dùng Internet có tuổi đời trẻ hơn tuổi trung bình của dân số Việt Nam. Trong những người từ 15 - 64 tuổi sống ở 6 thành phố trọng điểm, có đến 50% người dùng Internet có tuổi đời dưới 27 tuổi, và cứ bốn người thì có một người có tuổi đời trên 35. Dù đặc trưng của người dùng là còn trẻ nhưng sẽ là điều dại dột nếu doanh nghiệp không tận dụng online.
- Người dùng Internet thường là người tiêu dùng khá giả. Họ là những người tiêu dùng cấp tiến, luôn có những ý kiến đi đầu, nhanh chóng tiếp nhận ý tưởng và thương hiệu mới. Hơn 50% người dùng Internet thuộc nhóm người có thu nhập trong xã hội, trong khi tỷ lệ nhóm đối tượng này trong tổng dân số thành thị chiếm khoảng 35%. Internet phổ biến hơn đối với nam (chiếm 54%) trong khi nữ chiếm 46%. Hiện nay, Internet rất quen thuộc với hầu hết các nhóm mục tiêu trong hoạt động marketing của các doanh nghiệp. Chạm vào cuộc sống từ nhà Trước đây, người dùng Internet là những người trẻ, lên mạng chơi game tại các quán cà phê Internet. Thế nhưng hiện nay có tới 70% người dùng Internet tại nhà. Người tiêu dùng rất coi trọng việc làm quen với thế giới online. Internet đóng vai trò quan trọng khi chọn và mua sản phẩm. 75% người lên mạng để tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thương hiệu mới, khoảng 50% trong số họ nghĩ sẽ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm hơn khi lên mạng. Tuy nhiên, niềm tin vào phương thức thanh toán trực tuyến còn thấp khi rất ít người nghĩ mua sản phẩm qua mạng sẽ “an toàn”. Internet là phần quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Họ dành nhiều thời gian để lên mạng. Thời gian “sống” trên mạng chính là thời gian họ không “tiêu pha” vào các phương tiện truyền thông khác. Trong khi truyền hình vẫn là nền tảng thì Internet là phương tiện tương tác chứ không thụ động. Vì vậy, Internet sẽ mang tính lôi kéo hơn. Tại Việt Nam, người dùng Internet lướt web rất thường xuyên. Gần 90% người “vào” Internet hơn một lần/tuần và khoảng 70% lên mạng hàng ngày. Thời gian online của người dùng Internet tại Việt Nam rất đáng kể. Tính trung bình, họ bỏ ra 2 giờ/ngày để ở trên mạng. Thông tin, giải trí, kết nối
- Ngày nay, với hầu hết thương hiệu, đã đến lúc tích hợp Internet vào hoạt động truyền thông Đa số người dùng đồng ý rằng Internet là nguồn thông tin quan trọng. Họ cũng cho rằng Internet giúp họ liên lạc với bạn bè, kết bạn. Hoạt động thường xuyên nhất trên Internet là thu thập thông tin (đọc tin, dùng các website tìm kiếm) với hơn 90% người truy cập và khoảng 50% người dùng mỗi ngày. Hơn 50% người dùng Internet để làm nghiên cứu cho các trường học, văn phòng (tần suất một lần/tuần) hoặc hơn. Hoạt động chủ yếu khác khi online là giải trí. Âm nhạc phổ biến nhất với 75% người nghe và gần 60% đã tải về các bản nhạc. Hơn 40% người xem phim trực tuyến, trong khi chơi game trực tuyến thu hút tương đối ít người. Thể hiện bản thân là chính Với những website mới, độ tương tác cao, có ứng dụng trực tuyến, người dùng có thêm cơ hội không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn tạo ra các nội dung cá nhân. Tại Việt Nam, mạng xã hội và blog thường xuyên được sử dụng. 40 - 45% người dùng vào các diễn đàn, blog và mạng xã hội. Một số đóng vai trò thụ động ở các website này, chẳng hạn như chỉ 15 - 20% người viết bài trên blog riêng hoặc các diễn đàn. Giáo dục – giải trí là vua Trong kinh doanh truyền thông, nội dung là vua. Internet cũng vậy. Mọi người đang tìm kiếm các loại hình giáo dục kết hợp giải trí (edutainment). Đó là nhiệm vụ của một nhà quảng cáo, xuất bản “dũng cảm” khai thác nhu cầu của người dùng trong các nội dung trực tuyến. Thêm vào đó là năng lực của người dùng trong việc thể hiện bản thân. Số người tiêu dùng vào các blog và đóng góp vào nội dung đang rất ấn tượng. Điều đó cho thấy, việc
- kích hoạt nội dung do người dùng tạo ra là rất cần thiết trong các chiến lược trực tuyến của nhà quảng cáo cũng như các nhà xuất bản nội dung. Hành vi và thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đang thay đổi. Họ dùng Internet nhiều hơn trong việc tìm hiểu thông tin thị trường, sản phẩm. Rõ ràng, đây là cơ hội cho doanh nghiệp. Cơ hội đó không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm, nâng doanh số, mở rộng kênh bán hàng, mà còn là kênh đối thoại để tìm hiểu thêm tâm tư của người tiêu dùng. Nắm được những yếu tố này, doanh nghiệp mới có thể “bán đúng món hàng người tiêu dùng cần”. Lúc đó, điều gì khiến người tiêu dùng mua hàng trực tuyến? Đó là những sản phẩm có chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt. Hãy mang đến sự an tâm trong mỗi cú click chuột cho người mua hàng. Những điểm chủ yếu cần cân nhắc Khi thương hiệu/sản phẩm của doanh nghiệp online cần phải lưu ý những điểm sau: 1. Hãy phác thảo lộ trình cho chiến lược online của thương hiệu/sản phẩm trong bối cảnh kế hoạch truyền thông tổng thể của doanh nghiệp, trước khi nghĩ đến cách thực hiện. Để tối ưu hóa hiệu quả, hãy cân nhắc phương thức tích hợp các hoạt động vào chiến lược truyền thông tổng thể. 2. Tìm kiếm sự rõ ràng và đồng thuận nội bộ về các mục tiêu khi thương hiệu online. 3. Xem xét phương thức online của thương hiệu, chẳng hạn như chỉ dựa vào công cụ tìm kiếm, quảng cáo theo ngữ cảnh, các trang phù hợp hay tạo ra nội dung riêng cho thương hiệu. Chúng ta hầu như không thể ngăn người dùng tương tác và bình luận về thương hiệu. Vì vậy cần theo dõi và có sự chuẩn bị để lôi kéo họ.
- 4. Sự phù hợp rất quan trọng. Hãy cân nhắc kỹ website nào phù hợp cho thương hiệu, cả về nội dung lẫn đối tượng truyền thông. 5. Đừng online khi thiếu tính liên kết. Quảng cáo trực tuyến hiệu quả đòi hỏi cách triển khai sáng tạo và sử dụng thích hợp. Ngược lại sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. Ngày nay, các hình thức quảng cáo trực tuyến không khác nhau nhiều. Nhà quảng cáo và các công ty quảng cáo cần đẩy mạnh hoạt động trực tuyến nếu muốn lôi kéo người tiêu dùng. Để online hiệu quả, phải khai thác tối đa nguồn lực nhằm theo dõi và tương tác với nội dung do người dùng tạo ra. Cần có những tài năng sáng tạo và bộ phận hoạch định truyền thông trực tuyến mạnh, nhằm tạo thêm giá trị cho thương hiệu/sản phẩm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quảng bá thương hiệu trên Internet
4 p | 297 | 123
-
Công cụ tìm kiếm và Quan hệ công chúng
2 p | 374 | 100
-
Bí quyết kinh doanh trực tuyến
7 p | 300 | 56
-
Công nghệ web và những điều chưa biết
5 p | 156 | 50
-
Hãy đặt khách hàng vào vị trí trung tâm để thành công
6 p | 194 | 48
-
Những điều cần quan tâm trong Marketing qua mạng
7 p | 123 | 46
-
P4P – Quảng cáo thế hệ mới
2 p | 190 | 35
-
Bài giảng E-marketing - Chương 2: Môi trường Internet Marketing
11 p | 267 | 26
-
Làm thế nào để chuyển dữ liệu thương mại điện tử thành “vàng”?
4 p | 177 | 25
-
Thay đổi nội dung hoạt động tiếp thị: Những vấn đề cần quan tâm
7 p | 129 | 21
-
Ảnh hưởng của Google Author Rank tới Content marketing và báo chí.
9 p | 82 | 12
-
Bốn chiêu thức chinh phục nhà cung cấp tín dụng
5 p | 65 | 6
-
Mô hình đóng góp cộng đồng-phần2
8 p | 90 | 6
-
Internet: Bắt đầu cuộc cách mạng thứ hai
4 p | 89 | 6
-
Những vấn đề quan tâm và xây dựng liên kết
6 p | 65 | 5
-
Truyền thông và mức phổ biến liên kết
4 p | 60 | 3
-
Thế giới ảo – Một lãnh địa mới của hoạt động quảng cáo
7 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn