Kế hoạch dạy học tự chọn năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn
lượt xem 4
download
Kế hoạch dạy học tự chọn năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn được tiến hành thực hiện nhằm bổ trợ, tăng cường chất lượng Giáo dục cho HS, do đó các trường cần bám sát chất lượng HS để xây dựng kế hoạch, chọn môn hoặc nội dung dạy học và phân lớp. Chỉ nên dạy chủ đề nâng cao cho HS giỏi, HS năng khiếu, các HS bình thường chỉ nên dạy chủ đề bám sát. Mời quý thầy cô tham khảo tài liệu để nắm vững nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch dạy học tự chọn năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Kỳ Sơn
- PHÒNG GD&ĐT KỲ SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT DTBT THCS Độc lập Tự do Hạnh phúc HUỒI TỤ Số: /KHTHCS Huồi Tụ, ngày 26 tháng 8 năm 2016 KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỰ CHỌN NĂM HỌC 2016 2017 Thực hiện công văn số /PGD&ĐT của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20162017; Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, Trường PT DTBT THCS Huồi Tụ xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học tự chọn của năm học 20162017 với các nội dung cụ thể như sau: I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1. Cơ sở pháp lý. Căn cứ các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An và sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn. Căn cứ kế hoạch và tình hình thực tế của nhà trường năm học 20162017. 2. Tình hình thực tế của nhà trường: 2.1 Về cơ sở vật chất : Đảm bảo điều kiện CSVC để dạy 14 lớp học một ca gồm: 4 lớp 6, 4 lớp 7, 3 lớp 8, 3 lớp 9 với các nội dung của môn Tin học khối lớp 8,9 theo SGK quyển 1 theo chương trình SGK hiện hành và chương trình tự chọn bộ môn Ngữ văn cho khối 6, 7. 2.2 Về số lượng học sinh: Lớp 6: 105 em Lớp 7: 106 em Lớp 8: 82 em Lớp 9: 88 em 2.3 Về đội ngũ giáo viên giảng dạy: Bố trí 01 CBGV dạy môn Tin học 6,7,8 và Toán 8. Bố trí 03 GV dạy môn Ngữ văn tự chọn. 2.4 Về Số môn và thời gian: a. Các môn dạy trong cả năm học gồm: Môn Tin học đối với khối lớp 8,9. Dạy các chủ đề Tự chọn đối với môn Ngữ văn khối 6,7. b) Thời gian dạy học : Từ tuần 1 – 37 : cho môn Tin học 8,9 Từ tuần 1 – 37 : Đối với các chủ đề tự chọn N.Văn khối lớp 6,7. 2.5 Số tiết bố trí cho mỗi tuần/lớp.
- Dạy 2 tiết/tuần đối với môn tin học theo PPCT. Dạy 2 tiết/tuần đối với các môn Ngữ Văn lớp 9 theo quy định 2 tiết/ lớp. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN : Phân công CBGV được đào tạo cấp bằng từ CĐSP đối với môn tin học, và CBGV có chuyên môn giảng dạy tốt đối với môn Ngữ văn khối 6,7. Quán triệt kỹ các chủ trương, văn bản hướng dẫn về dạy học tự chọn cho toàn thể CBGV trong nhà trường nắm bắt kỹ để thực hiện. Lãnh đạo nhà trường họp phân công nhiệm vụ cho GV và bàn phương án xây dựng kế hoạch giảng dạy. Họp Tổ trưởng chuyên môn và GV phân công nhiệm vụ cho từng thành viên về việc xây dựng nội dung các chủ đề, qui định số tiết cho từng nội dung, hướng dẫn HS đăng ký các nội dung theo qui định. GV giảng dạy tự nghiên cứu chương trình và thống nhất xây dựng nội dung các chủ đề theo qui định. Bố trí phòng học và phân chia thời khoá biểu : Đưa vào TKB chính khóa III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Qui hoạch đội ngũ GV chuẩn bị cho công tác dạy học tự chọn, trước khi bước vào năm học mới. Triển khai quán triệt kỹ các văn bản chỉ đạo của các cấp cho toàn thể đội ngũ CBGV nắm bắt và thực hiện nghiêm túc Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức dạy học tự chọn phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện về đội ngũ, CSVC của nhà trường. 1.VÒ néi dung d¹y häc : Dạy học tự chọn nhằm bổ trợ, tăng cường chất lượng Giáo dục cho HS, do đó các trường cần bám sát chất lượng HS để xây dựng kế hoạch, chọn môn hoặc nội dung dạy học và phân lớp. Chỉ nên dạy chủ đề nâng cao cho HS giỏi, HS năng khiếu, các HS bình thường chỉ nên dạy chủ đề bám sát. 1.1. Tài liệu được viết dùng chủ yếu cho học sinh với tinh thần tài liệu tự học có hướng dẫn. Riêng môn Tin học 8,9 theo SGK quyển 1 SGV của Bộ Giáo dục và PPCT đã được thống nhất của Sở GD&ĐT. 1.2. Vì tài liệu mang tính chất "Tự chọn" và "Tự học" nên được thể hiện dưới hình thức sinh động và hấp dẫn. + Văn phong trong sáng, đơn giản, dễ hiểu và lôi cuốn.
- + Nội dung mỗi bài thể hiện rõ qui định tự làm việc của học sinh (Ví dụ: Đọc tài liệu, trả lời câu hỏi, làm bài tập, xem hướng dẫn, làm việc theo nhóm, xin ý kiến giáo viên, tự đánh giá ...) 1.3. Các bộ môn đều phải biên soạn tài liệu theo một cấu trúc đã được thống nhất để tiện cho việc theo dõi và sử dụng. 2. Về công tác bồi dưỡng : Công tác bồi dưỡng cho CB GV là việc làm rất quan trọng, có tính chất quyết định trong việc triển khai dạy học tự chọn ở trường. Cụ thể : 2.1. Đối với giáo viên: Hằng năm trên cơ sở các lớp tập huấn của Phòng GDĐT, các văn bản chỉ đạo của các cấp, nhà trường tiến hành bồi dưỡng cho đội ngũ GV. Cụ thể là: Bồi dưỡng về phương pháp dạy học tự chọn. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, cách thức thu thập, xử lý thông tin; Phương pháp tổ chức bài lên lớp theo một chủ đề; Phương pháp hướng dẫn cho học sinh làm bài tập, nghiên cứu; Phương pháp tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá; Phương pháp tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Ngoài ra, đội ngũ GV phải tập trung quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng để ngày càng nâng cao về nhận thức về nghiệp vụ, chuyên môn đối với công tác dạy học tự chọn. 2.2. Đối với lãnh đạo trường: + Cần nắm bắt kỹ, đầy đủ các thông tin để nắm vững mục đích, ý nghĩa của dạy học tự chọn. + Tiếp thu và thực hiện tốt nội dung bồi dưỡng của các cấp lãnh đạo, về công tác tổ chức, quản lý dạy học tự chọn như: Bố trí thời gian, bố trí giáo viên, bố trí phòng học và sử dụng cơ sở vật chất, kiểm tra đánh giá dạy học tự chọn, phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức chuyên môn, các đơn vị có liên quan trong trường (từ bảo vệ, quản lý cơ sở vật chất, điều khiển thời gian các tiết học ...). + Hằng năm cần có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, thực hiện tại đơn vị, đồng thời tham khảo, học hỏi cách quản lý, tổ chức, thực hiện ở các đơn vị khác trong và ngoài huyện. 3. Về việc bố trí giáo viên dạy học tự chọn
- Căn cứ vào số lượng và chất lượng giáo viên của trường mình mà quyết định các chủ đề và các môn học tự chọn và hướng cho học sinh lựa chọn. Chọn những giáo viên có năng lực dạy các chủ đề tự chọn trước để rút kinh nghiệm, giúp đỡ các giáo viên khác trong trường tham gia dạy được các chủ đề tự chọn. Bố trí GV đang dạy các lớp chính khoá tham gia các lớp dạy học tự chọn, để thuận tiện trong việc xây dựng nội dung và quản lý, theo dõi học sinh. 4. Công tác quản lý việc dạy học tự chọn : Quán triệt kỹ đến tập thể CBGV, học sinh, phụ huynh thông tin về dạy học tự chọn, tạo ra một dư luận đồng tình cao trong việc triển khai của nhà trường. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tự chọn theo văn bản hướng dẫn của các cấp và điều kiện của trường về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, số chủ đề tự chọn có thể thực hiện được. Giới thiệu các chủ đề tự chọn và hướng dẫn, tổ chức cho học sinh lựa chọn các chủ đề tự chọn. Khi tổ chức dạy học tự chọn cần lưu ý mấy vấn đề: + Liên lạc thường xuyên với giáo viên bộ môn. + Cùng với tổ chuyên môn theo dõi việc dạy và học của GV và HS. + Kiểm tra giáo án dạy nội dung các chủ đề tự chọn theo quy định chuyên môn. + Tổng kết kết quả của học sinh theo quy định của bộ môn Tin học tự chọn và các chủ đề tự chọn. 5. Về đánh giá kết quả học tập của HS: Thực hiện ngiêm túc các văn bản hướng dẫn về dạy học tự chọn của các cấp. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng của học sinh đạt được theo mục đích học tập. Kết quả học tập của học sinh cần phải đánh giá một cách đầy đủ và chính xác, cần được kiểm tra đánh giá thông qua nội dung và hình thức của bài kiểm tra. Nội dung kiểm tra nhằm giúp học sinh xác định điều gì đòi hỏi HS phải đạt được về kiến thức và kỹ năng trong nội dung học tập của môn học. Một số yêu cầu về kiểm tra, đánh giá: Hình thức kiểm tra có thể khác nhau, song đều phụ thuộc vào các yếu tố của quá trình dạy học, đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và
- hình thức tổ chức dạy học. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể đánh giá được hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với đặc thù của bộ môn, của nội dung chủ đề tự chọn trong chương trình lớp học thuộc môn học đó, không vu ợt ra ngoài nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng học sinh, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của chủ đề môn học. Kết quả học tập của học sinh phải được thể hiện ở mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) của học sinh đạt được qua bài làm. Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa trên mức tối thiểu (còn gọi là chuẩn) cần đạt theo mục tiêu môn học về những kiến thức, kỹ năng và thái độ cơ bản được cụ thể hoá trong môn học hay trong chủ đề tự chọn. Mỗi HS cần phải tham gia học tập đầy đủ số tiết qui định của các chủ đề do HS đã chọn. Thời điểm kiểm tra phải phù hợp với nội dung các chủ đề đã được dạy. Riêng môn Tin học việc kiểm tra đánh giá cần phải thực hiện theo Thông tư 58 và khung PPCT của Bộ GD&ĐT. Chủ đề Tự chọn Ngữ văn kiểm tra theo quy định: Điểm KTTX hệ số 1 tối thiểu 2 con điểm, Điểm KTĐK hệ số 2 tối thiếu 1 con điểm (Không lấy điểm KTHK) và tính điểm vào môn học được chọn để học. Trên đây là kế hoạch dạy học tự chọn năm học 20162017 của trường PT DTBT THCS Huồi Tụ, yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên triển khai và thực hiện nghiêm túc. Huồi Tụ, ngày 26 tháng 8 năm 2016 KT. HIỆU TRƯỞNG P. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Đình Hùng
- PHÒNG GD&ĐT KỲ SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG… Độc lập Tự do Hạnh phúc … , ngày tháng 8 năm 2016 DANH SÁCH PHÂN CÔNG DẠY HỌC TỰ CHỌN NĂM HỌC 20162017 KHỐI SỐ TIẾT TT HỌ VÀ TÊN MÔN CHỦ ĐỀ LỚP HKI HKII 1 TC.Toán Bám sát Khối 9 17 18
- TC.Ngữ 2 Văn Bám sát Khối 9 17 18 Theo SGK quyển 3 Tin học 1,2,3 Khối 6,7,8 34 36 68 72 Tổng cộng 140 tiết …,ngày tháng 8 năm 2016 Người lập danh sách P.HIỆU TRƯỞNG
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế hoạch giảng dạy chủ đề tự chọn bám sát Môn: Toán Lớp 10 – Chương trình chuẩn
5 p | 837 | 164
-
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN MÔN: SINH HỌC 8 (CHỦ ĐỀ BÁM SÁT)
8 p | 1570 | 84
-
Đề thi chọn HSG lớp 10 THPT năm học 2014 - 2015 môn Hóa học - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
9 p | 541 | 74
-
Giáo án cho trẻ khiếm thính: Phần hai: Tóm tắt thông tin và lập kế hoạch cá nhân
8 p | 872 | 44
-
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY TÍCH HỢP - Con cá
5 p | 381 | 42
-
SKKN: Phương pháp đánh giá thể lực học sinh trường THPT trong năm học và một vài ý kiến về nội dung chương trình dạy thể thao tự chọn ( Bóng đá và Bóng chuyền)
52 p | 246 | 37
-
Bài giảng GDCD 6 bài 11: Mục đích học tập của học sinh
18 p | 335 | 30
-
Bài giảng Đạo đức 4 bài 2: Vượt khó trong học tập
15 p | 138 | 11
-
Bài giảng Công nghệ 6 bài 26: Chi tiêu trong gia đình
32 p | 160 | 9
-
Kế hoạch dạy tự chọn Toán 9
1 p | 178 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề hàm số bậc hai theo phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả huấn luyện đội tuyển Aerobic bài tự chọn 3 người của trường Tiểu học Ngũ Hiệp
15 p | 23 | 6
-
Kế hoạch dạy học tự chọn
3 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
69 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học - bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Anh Sơn I, tỉnh Nghệ An
49 p | 30 | 4
-
Kế hoạch bài dạy môn Khoa học Tự nhiên lớp 9 Bài 50
10 p | 13 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn các môn tự nhiên lớp 12 năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nội
9 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn