Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI AB <br />
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG <br />
Lâm Huyền Trân*, Huỳnh Khắc Cường**, Đặng Xuân Hùng**, Nguyễn Thị Bích Thủy*** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả bước đầu của phẫu thuật cấy ốc tai điện tử AB. <br />
Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân nghe kém có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử đa kênh AB <br />
(Advanced Bionic) tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2014. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, có can thiệp. <br />
Kết quả nghiên cứu: 9 trường hợp bệnh nhân nghe kém mức độ từ nặng đến sâu. Tất cả đều là nghe kém tiếp <br />
nhận. Có 8 trường hợp là trẻ em và 1 trường hợp là người lớn. Hiện tại chưa ghi nhận các tai biến và biến chứng <br />
nào xảy ra trong khi mổ và sau khi mổ. Tất cả đều được huấn luyện nghe nói tích cực sau mổ. Các trường hợp <br />
cấy ở trẻ em, là những trường hợp điếc trước ngôn ngữ cho kết quả có đáp ứng với âm thanh. Trẻ vẫn đang được <br />
huấn luyện nghe nói. Một số trẻ có thể nói được vài từ, vài câu ngắn, 1 số trẻ phát âm chưa rõ. Kết quả cấy ở <br />
người lớn là trường hợp điếc sau ngôn ngữ đã nghe nói được trong giao tiếp, khà năng nghe nói qua điện thoại có <br />
cải thiện. <br />
Kết luận: Phẫu thuật cấy ốc tai là 1 tiến bộ lớn trong điều trị các trường hợp điếc tiếp nhận từ nặng đến sâu. <br />
Những trường hợp điếc tiếp nhận sử dụng máy nghe không hiệu quả, phẫu thuật cấy ốc tai có thể có lợi. Tuy <br />
nhiên, sự cải thiện về khả năng nhận biết lời nói thính giác và khả năng tạo ra lời nói đòi hỏi huấn luyện 1 thời <br />
gian dài đối với trẻ em điếc trước ngôn ngữ. Ở người lớn điếc sau ngôn ngữ thì thời gian huấn luyện ngắn hơn. <br />
Từ khóa: Cấy ốc tai. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
PRELIMINARY OUTCOMES OF AB COCHLEAR IMPLANT AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL <br />
Lam Huyen Tran, Huynh Khac Cuong, Dang Xuan Hung, Nguyen Thi Bich Thuy <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 82 – 86 <br />
Objective: Assessment the initial outcomes of AB multichannel cochlear implant surgery. <br />
Subjective: Profound neurosensorial hearingloss without benefit from hearing aid have indication for <br />
cochlear implant at Nguyen Tri Phuong hospital from 1/2014 to 9/2014. <br />
Method: Descriptive study with interventional surgery. <br />
Result: Nine patients from severe to profound neurosensorial hearingloss underwent Cochlear Implant with <br />
AB Cochlear (Advanced Bionic company). Eight of them are children, one adult. Preliminary outcomes: cochlear <br />
implant with no complications during and post surgery. After surgery, all of them have intensive speech <br />
rehabilitation. Demonstrated improvement in sound detection and in their auditory perception skills following <br />
implantation. Eight pre‐lingual congenital hearingloss children have respond to sound, speech perception and <br />
some of them can produce speech a little bit, some words, some short phrase,. One post‐lingual hearingloss adult <br />
may have daily conversation, using telephone has been improved. <br />
Conclusion: Cochlear implantation has provided a major advance in the treatment of severe to profound <br />
BV Nguyễn Tri Phương ** BM TMH ĐH Y khoa PNT <br />
Tác giả liên hệ: PGS.TS Lâm Huyền Trân, ĐT: 0913120599, <br />
*<br />
<br />
82<br />
<br />
*** BV Tai Mũi Họng TP.HCM <br />
Email: huyentranent@yahoo.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
sensorineural hearing loss. In neurosensorial hearingloss patients with hearing aid are no longer useful, cochlear <br />
implant could help. However, improvements in auditory speech recognition and speech production occur over a long <br />
time‐course of rehabilitation in prelingually deafened children. In adult postlingual hearingloss the time is shorter. <br />
Key word: Cochlear implant. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
2. Đặc điểm cận lâm sàng và thính học <br />
<br />
Phẫu thuật cấy ốc tai là phẫu thuật nhằm <br />
giúp cho bệnh nhân điếc tiếp nhận mức độ từ <br />
nặng đến sâu có thể nghe được. Những trường <br />
hợp điếc này mang máy trợ thính không tác <br />
dụng. Khiếm thính ở trẻ em khi chưa biết nói, <br />
gọi là điếc trước ngôn ngữ, ảnh hưởng trực tiếp <br />
đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ(1,2). Mặt <br />
khác trẻ khiếm thính còn chịu nhiều ảnh hưởng <br />
của quá trình nghe kém như chậm phát triển <br />
ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành <br />
vi. Người lớn khiếm thính mặc dù đã có thể nói <br />
được trước khi nghe kém gọi là điếc sau ngôn <br />
ngữ, nếu không điều trị thì lâu ngày cũng bị rối <br />
loạn tâm lý do không giao tiếp được, ngôn ngữ <br />
cũng bị ảnh hưởng do không nghe nói trong quá <br />
trình lâu dài, mặc cảm tự ti, và đưa dần đến hiện <br />
tượng cách ly xã hội. Vì vậy phẫu thuật cấy ốc <br />
tai trong những trường hợp này nhằm mang lại <br />
cơ hội nghe nói cho bệnh nhân khiếm thính nặng <br />
hoặc sâu(8,9,10). <br />
<br />
3. Kết quả của phẫu thuật <br />
<br />
Tại Việt Nam, đã có vài bệnh viện thực hiện <br />
phẫu thuật này. Bệnh viện Tai Mũi Họng <br />
TP.HCM là bệnh viện đầu tiên trong cả nước <br />
thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai(3,4). Sau đó nhiều <br />
bệnh viện khác như Viện Tai Mũi Họng Trung <br />
Ương, bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Đại <br />
học Y Hà Nội, bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh viện <br />
Đà Nẵng.. <br />
Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 1/2014 <br />
đến tháng 9 năm 2014, chúng tôi đã bước đầu <br />
triển khai phẫu thuật cấy ốc tai. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Mục tiêu tổng quát <br />
Đánh giá phẫu thuật cấy ốc tai AB tại Bệnh <br />
viện Nguyễn Tri Phương. <br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Các bệnh nhân nghe kém từ nặng đến sâu có <br />
chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại BV <br />
Nguyễn Tri Phương từ tháng 1/2014 đến 9/2014. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả có can thiệp. <br />
Các bệnh nhân được chẩn đoán điếc nặng – <br />
sâu sau thời gian đeo máy trợ thính không đáp <br />
ứng hoặc đáp ứng kém, có chỉ định cấy ốc tai. <br />
Qui trình chuẩn bị cấy ốc tai bao gồm: <br />
1. Chủng ngừa: các bệnh nhân cần được <br />
chủng ngừa đầy đủ các bệnh: <br />
Viêm màng não mủ, viêm màng não do não <br />
mô cầu <br />
Viêm não Nhật Bản B <br />
Sởi, Quai Bị, Rubella <br />
2. Các test thính học: <br />
Đo thính lực: Đo thính lực âm đơn hoặc đo <br />
thính lực trường tự do <br />
Đo nhĩ lượng <br />
Đo phản xạ cơ bàn đạp <br />
Đo OAE <br />
Đo ABR hoặc ASSR <br />
3. Hình ảnh học: <br />
Chụp CT xương thái dương đánh giá ốc tai, <br />
thông bào xương chủm, chuỗi xương con, lỗ ống <br />
tai trong.... <br />
Chụp MRI sọ não đánh giá thần kinh VIII, u <br />
dây VIII? bệnh lý não ? <br />
4. Xét nghiệm tiền phẫu mổ mê: <br />
Công thức máu, nhóm máu <br />
Chức năng đông máu APTT, INR <br />
<br />
1. Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nghe kém <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Đường máu <br />
Chức năng gan: SGOT, SGPT <br />
<br />
đáp ứng thần kinh qua máy NRT trên bàn mổ. <br />
Khâu da từng lớp. Băng ép. Cắt chỉ sau 7 ngày. <br />
<br />
Chức năng thận: Ure, Creatinin <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Tổng phân tích nước tiểu <br />
<br />
Từ tháng 1/2014‐ 9/2014: chúng tôi đã phẫu <br />
thuật cấy ốc tai điện tử đa kênh AB cho 9 <br />
trường hợp. <br />
<br />
Xquang phổi thẳng <br />
Đo ECG <br />
5. Khám chuyên khoa Nhi: Đánh giá sự phát <br />
triển tâm thần vận động của trẻ so với tuổi <br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng <br />
<br />
Đánh giá tình trạng màng nhĩ <br />
<br />
Tuổi <br />
Người lớn 1 trường hợp 55 tuổi<br />
Trẻ em: 8 trường hợp<br />
Tuổi nhỏ nhất là: 3 tuổi<br />
Tuổi lớn nhất là: 8 tuổi <br />
<br />
Đánh giá tình trạng VA mũi <br />
<br />
Mức độ nghe kém <br />
<br />
6. Khám chuyên khoa tâm lý: Khi nghi ngờ <br />
có vấn đề tâm lý <br />
7. Khám tai mũi họng: Nội soi tai mũi họng <br />
<br />
Đánh giá tình trạng mũi họng <br />
<br />
100 % có mức độ nghe kém từ nặng đến sâu <br />
<br />
8. Khám bác sĩ gây mê: khám tiền mê, nhằm <br />
tiên lượng và chuẩn bị tốt nhất cho cuộc mổ <br />
<br />
Trẻ em: Thời gian từ lúc nghe kém đến khi <br />
được phẫu thuật cấy ốc tai: trung bình là 5 năm <br />
<br />
Phẫu thuật cấy ốc tai <br />
<br />
Người lớn: nghe kém nặng sâu cả 2 tai <br />
khoảng 1 năm nay. <br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được gây mê nội <br />
khí quản. Rạch da sau tai, khoan vào mặt ngoài <br />
xương chủm. Mở xương chủm. Bộc lộ ngành <br />
ngang xương đe. Tìm và thăm dò thần kinh mặt <br />
nhờ vào máy dò thần kinh mặt NIM. Mở ngách <br />
mặt thấy rõ khớp đe đạp. Qua ngách mặt, xác <br />
định ốc tai. Khoan tạo giường đặt ốc tai điện tử. <br />
Khoan mở vào ốc tai. Đặt dây dẫn điện cực của ốc <br />
tai điện tử qua lổ mở ốc tai vào ốc tai. Kiểm tra <br />
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng<br />
Giới<br />
Stt<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Nơi cư trú<br />
Nam<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
8<br />
61<br />
4<br />
6<br />
4<br />
5<br />
3<br />
7<br />
3<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Tim bẩm sinh: còn ống động mạch, hẹp eo <br />
động mạch chủ, hẹp gốc động mạch phổi <br />
Nhiễm Rubella bào thai: 1 trường hợp <br />
Tăng động 1 trường hợp <br />
<br />
Phải<br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân đều có biểu hiện mức độ <br />
nghe kém từ nặng đến sâu trên thính lực đồ. Nhĩ <br />
<br />
Loại nghe kém<br />
Bẩm<br />
sinh<br />
+<br />
<br />
Mắc phải<br />
<br />
Đặc điểm nghe kém<br />
Trước<br />
ngôn ngữ<br />
+<br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng và thính học <br />
<br />
84<br />
<br />
Các bệnh phối hợp <br />
<br />
Bên<br />
Cấy ốc tai<br />
Trái<br />
<br />
TPHCM<br />
Quảng Ngãi<br />
Thanh Hóa<br />
Tây Ninh<br />
Đồng Nai<br />
Hà Nội<br />
Tp HCM<br />
Cần Thơ<br />
TPHCM<br />
<br />
Trẻ em: tất cả các trường hợp đều là nghe <br />
kém nặng bẩm sinh. <br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Sau<br />
ngôn ngữ<br />
+<br />
<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
lượng đồ type A. Phản xạ cơ bàn đạp âm tính ở cả <br />
2 tai. Kết quả đo OAE cho kết quả Refer 100% các <br />
trường hợp, đo ABR cho sóng rất nhỏ dưới dạng <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
sóng lăn tăn, sóng V xuất hiện ở 90 dB…CT <br />
xương thái dương cho hình ảnh ốc tai bình <br />
thường, MRI não không có hình ảnh u dây VIII… <br />
<br />
Kết quả phẫu thuật <br />
Tai biến và biến chứng của phẫu thuật: <br />
<br />
Có 1 trường hợp bệnh nhi có phản ứng với <br />
chỉ khâu Vicryl lớp dưới da. Sau 1 tháng vết mổ <br />
sau tai có nốt đỏ nhỏ, dùng Kelly đặt xuyên qua <br />
nốt đỏ này và gắp ra được chỉ Vicryl. Sau khi lấy <br />
được phần chỉ này, vết mổ lành tốt. <br />
<br />
Hiện tại chúng tôi chưa gặp tai biến và biến <br />
chứng nào. <br />
Kết quả về khả năng nghe <br />
Bảng 3: Kết quả khả năng nghe hiểu <br />
Khả năng nói<br />
Cải thiện<br />
Thời gian<br />
Đáp ứng<br />
Khả năng Khả năng<br />
theo dõi sau<br />
khả năng Cải thiện Khả năng<br />
Câu<br />
Stt<br />
với âm<br />
nghe điện nghe đài<br />
Câu<br />
dài<br />
><br />
cấy ốc tai<br />
hiểu lời hành vi phát âm Nguyên âm Từ đơn ngắn<br />
thanh<br />
thoại<br />
radio<br />
3 từ<br />
(tháng)<br />
nói<br />
≤ 3 từ<br />
1<br />
10<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
2<br />
10<br />
+<br />
++<br />
++<br />
++<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+++<br />
++<br />
3<br />
10<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
4<br />
6<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
5<br />
6<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
6<br />
6<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
7<br />
4<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
8<br />
4<br />
+<br />
+<br />
+<br />
9<br />
4<br />
+<br />
+<br />
+<br />
-<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Đặc điểm lâm sàng <br />
Độ tuổi cấy trong lô nghiên cứu của chúng <br />
tôi ở trẻ em trung bình là 4 tuổi. Hiện tại FDA đã <br />
khuyến cáo chỉ định cấy ốc tai ở trẻ em 12 tháng <br />
tuổi là tốt nhất. Khi được cấy ở độ tuổi nhỏ trước <br />
2 tuổi, khả năng học nghe nói sẽ tốt hơn và hiệu <br />
quả hơn(1,2). Do trong điều kiện ở Việt Nam các <br />
bé thường không được kiểm tra thính lực sau <br />
sanh, cho đến khi gia đình phát hiện trẻ nghe <br />
kém là đã muộn trung bình khoảng 2‐3 tuổi. <br />
<br />
Đặc điểm thính học<br />
Tất cả bệnh nhân có chỉ định cấy ốc tai của <br />
chúng tôi đều là những trường hợp điếc nặng và <br />
sâu. 8 trường hợp điếc trẻ em đều là nghe kém <br />
bẩm sinh,1 trường hợp nghe kém ở người lớn là <br />
nghe kém mắc phải.Những trường hợp này đều <br />
đã được chỉ định sử dụng máy trợ thính 1 thời <br />
gian ít nhất là 3 tháng nhưng không hiệu quả. <br />
Đây cũng là bước can thiệp đầu tiên giúp trẻ làm <br />
quen với máy trợ thính, làm quen với âm thanh <br />
<br />
đồng thời đánh giá hiệu quả của máy trợ thính <br />
đối với các bệnh nhân khiếm thính(2,4). <br />
<br />
Kết quả bước đầu<br />
Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật đã <br />
từng được đề cập đến trong y văn. Vì phẫu thuật <br />
cấy ốc tai là phẫu thuật được thực hiện dưới gây <br />
mê, nên vẫn có nguy cơ tai biến trong quá trình <br />
gây mê như phản ứng dị ứng thuốc mê chẳng <br />
hạn.. Ngoài ra vẫn phải kể đến các tai biến <br />
thường gặp của bất kỳ phẫu thuật nào như: chảy <br />
máu, nhiễm trùng vết mổ, phản ứng với chỉ <br />
khâu. Tất cả các ca mổ của chúng tôi đều ở mức <br />
độ chảy máu ít, không có ca nào chảy máu nhiều <br />
hoặc chảy máu thứ phát đòi hỏi phải cầm máu <br />
lại. Chúng tôi cũng chưa gặp ca nào nhiễm trùng <br />
vết mổ. Tuy nhiên, có 1 trường hợp phản ứng <br />
với chỉ khâu ở lớp dưới da. Trường hợp này đã <br />
được xử lý bằng cách gắp chỉ khâu ra. Sau đó vết <br />
thương lành tốt. Chúng tôi cũng không gặp các <br />
tai biến khác nặng hơn như liệt thần kinh mặt, <br />
dò dịch não tủy, chóng mặt sau mổ … <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />
85<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
hearing loss. NZHTA Technical Brief, Vol. 6, No.5, <br />
Christchurch, New Zealand. <br />
<br />
Về kết quả nghe nói sau phẫu thuật cấy ốc <br />
tai: Sau phẫu thuật cấy ốc tai 1 tháng, các bệnh <br />
nhân đều được kích hoạt máy, hiệu chỉnh và <br />
đưa vào chương trình huấn luyện nghe – nói. <br />
Đây là giai đoạn đòi hỏi sự hợp tác rất lớn của <br />
bệnh nhân, người nhà. Hiệu chỉnh máy cho phù <br />
hợp và huấn luyện khả năng nghe một thời gian <br />
dài. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy <br />
thời gian này mất khoảng vài năm và kết quả có <br />
thể tăng thêm trong những năm sau đó. Trẻ con <br />
bị điếc nếu được cấy ốc tai càng sớm(8,9,10). Đặc <br />
biệt là cấy ốc tai lúc 1 tuổi thì đây chính là thời <br />
gian vàng giúp cho trẻ có nhiều cơ hội nghe nói <br />
như trẻ bình thường. Đặc biệt đối với người lớn <br />
nghe kém sau ngôn ngữ tức là bệnh nhân đã có <br />
kinh nghiệm về khả năng nghe trước khi bị điếc <br />
thì quá trình học nghe nói sẽ dễ dàng hơn và <br />
thời gian học nghe nói cũng ngắn hơn so với trẻ <br />
bị điếc trước ngôn ngữ(3,6,7). <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Đây chỉ là kết quả bước đầu thực hiện phẫu <br />
thuật cấy ốc tai cho người khiếm thính. Phẫu <br />
thuật cấy ốc tai nhằm mục đích thay thế ốc tai <br />
không hoạt động để chuyến sóng âm thành sóng <br />
điện lên não. Từ đó cơ thể học hỏi cách giải mã <br />
các tín hiệu điện này. Kết quả bước đầu là tất cả <br />
các trường hợp đều có đáp ứng với âm thanh, <br />
vài bệnh nhi có thể nói được câu từ ngắn. <br />
Trường hợp cấy ốc tai ở người lớn điếc sau ngôn <br />
ngữ cho kết quả khả quan hơn, bệnh nhân có thể <br />
nghe được sau thời gian huấn luyện âm ngữ <br />
ngắn hơn. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Anderson I, Weichbold V (2004), DʹHaese PS, et al. Cochlear <br />
implantation in children under the age of two ‐ what do the <br />
outcomes show us? Int J Pediatr Otorhinolaryngol; 68(4):425‐431. <br />
<br />
3.<br />
<br />
Arisi E, Forti S, Pagani D, Todini L, Torretta S, Ambrosetti <br />
U, Pignataro L (2010). Cochlear implantation in adolescents <br />
with prelinguistic deafness. Otolaryngol Head Neck Surg. <br />
Jun; 142(6):804‐8. <br />
<br />
4.<br />
<br />
Do Hong Giang, Nguyen Thi Bich Thuy, Nguyen Thi Ngoc <br />
Dung, Results of multichannel cochlear implant at ENT <br />
hospital Ho Chi Minh city from 2000‐2008. (2009)* Y Hoc TP. <br />
Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2:102‐107. <br />
<br />
5.<br />
<br />
Hiraumi H, Tsuji J, Kanemaru S, Kanemaru S Fujino K, Ito <br />
J (2007). Cochlear implants in post‐lingually deafened <br />
patients. Acta Otolaryngol Suppl; (557):17‐21. <br />
<br />
6.<br />
<br />
Manrique M, Cervera‐Paz FJ, Huarte A, Molina M, (2004). <br />
Advantages of cochlear implantation in prelingual deaf <br />
children before 2 years of age when compared with later <br />
implantation. Laryngoscope; 114(8 I):1462‐1469. <br />
<br />
7.<br />
<br />
Nguyen Thi Ngoc Dung, Bui Thi Duyen (2009), “Phương <br />
pháp luyện nghe và nói cho bệnh nhân sau cấy điện ốc tai” * <br />
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2:118‐<br />
122. <br />
<br />
8.<br />
<br />
Schramm B, Bohnert A, Keilmann A, (2010). Auditory, <br />
speech and language development in young children with <br />
cochlear implants compared with children with normal <br />
hearing. Int J Pediatric Otorhinolaryngol, 74(7), 2010 Jul, <br />
pp.812‐819. <br />
<br />
9.<br />
<br />
Svirsky MA, Teoh SW, & Neuburge H, (2004). Development <br />
of language and speech perception in congenitally, <br />
profoundly deaf children as a function of age at cochlear <br />
implantation. Audiolog &Neurotology, Vol. 9, No. 4, pp.224‐<br />
233. <br />
<br />
10.<br />
<br />
Vermeire K, Brokx JP, Wuyts FL, Cochet E, Hofkens A, Van <br />
de Heyning PH, (2005). Quality‐of‐life benefit from cochlear <br />
implantation in the elderly. Otol Neurotol. 26(2):188‐195. <br />
<br />
11.<br />
<br />
Yang WS, Moon IS, Kim HN, Lee WS, Lee SE, Choi JY <br />
(2011). Delayed cochlear implantation in adults with <br />
prelingual severe‐to‐profound hearing loss. Otol Neurotol; <br />
32(2):223‐8. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
Ali, W. & OʹConnell, R. (2007). The effectiveness of early <br />
cochlear implantation for infants and young children with <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20/10/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: <br />
<br />
18/11/2014 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
05/12/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
86<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nguyễn Tri Phương 2014 <br />
<br />