VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO<br />
GIỐNG LÚA CHỊU HẠN CHO VÙNG ĐẤT CẠN<br />
VÀ VÙNG SINH THÁI CÓ ĐIỀU KIỆN KHÓ KHĂN<br />
TS. Đỗ Việt Anh, ThS. Nguyễn Xuân Dũng và cs.<br />
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm<br />
SUMMARY<br />
Initial results about research, drought- resistant rice breeding for dry land<br />
and ecological areas with difficult conditions<br />
In the last 50 years, Vietnam was one of five countries in Asia that suffered heavy losses from<br />
climate changes. It was reported that the developing of drought-resistant rice varieties is one of the<br />
most effective solutions that can save not only time but also financial issue for developing suitable rice<br />
varieties for the drought prone areas.<br />
Upland rice varieties were less invested and did not meet the current production requirements,<br />
therefore, research on drought-resistant rice breeding is necessary to create new rice varieties that<br />
tolerant to drought and have high yield and good quality.<br />
This research was focus on selecting, examining, and creating initial rice lines for drought tolerant rice<br />
breeding for rain fed land and areas with water deficit. The research also examined the growth of the<br />
selected rice lines in different rice grow ecological regions to find the most suitable lines for each region. By<br />
December 2012, 343 lines were collected and evaluated and 192 lines were polymorphismed to identified<br />
the drought tolerant traits, 1645 lines were selected for rainfed upland areas, and 1920 lines were selected<br />
for water decifit areas. In addition, numerous rice varieties were sent to national rice testing systems to<br />
test the adaptation capacities (CH16, CN1, LC93-4, LCH33 and LCH37). The rice varieties LCH33, LCH37,<br />
CH16 and LC93-4 were promising varieties which meet project’s initial objectives.<br />
Keywords: Rice breeding, adaptation, high yield, water deficit, rain-fed upland.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm<br />
chung của các nước trên thế giới. Biến đổi khí<br />
hậu là nguyên nhân làm tăng, đồng thời làm thay<br />
đổi tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết<br />
bất thuận như: Bão, mưa lớn, hạn hán.... Trong<br />
50 năm gần đây, Việt Nam là một trong 5 quốc<br />
gia ở châu Á bị ảnh hưởng nặng nề và bị thiệt hại<br />
đáng kể về tài sản mà hạn, lũ và bão gây ra. Năm<br />
1998 được đánh giá là năm hạn nặng nhất và bị<br />
thiệt hại trên 5.000 tỉ đồng. Nguyên nhân hạn chủ<br />
yếu do mùa mưa kết thúc sớm hơn mọi năm nên<br />
lượng mưa chỉ đạt 50 - 70% so với trung bình<br />
nhiều năm. Từ thực tiễn trên cho thấy, giải pháp<br />
chọn tạo và sử dụng giống lúa chịu hạn được xem<br />
là một trong những giải pháp hữu hiệu, tiết kiệm<br />
và ít bị chi phối bởi vấn đề kinh phí đối với vùng<br />
sinh thái hạn. Bên cạnh giống lúa địa phương,<br />
các giống lúa chịu hạn cải tiến còn rất ít về số<br />
lượng và chủng loại, chưa đáp ứng kịp thời yêu<br />
cầu của sản xuất hiện nay. Vì vậy việc nghiên<br />
<br />
Người phản biện: TS. Hoàng Bá Tiến.<br />
<br />
266<br />
<br />
cứu chọn tạo giống lúa chịu hạn mới là cần thiết,<br />
bổ sung giống lúa chịu hạn tốt, năng suất và chất<br />
lượng cho vùng đất cạn nhờ nước trời hoặc các<br />
vùng sinh thái có điều kiện khó khăn, đồng thời<br />
góp phần duy trì và ổn định an ninh lương thực<br />
tại các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam.<br />
Mục tiêu của đề tài là:<br />
- Chọn tạo được giống lúa chịu hạn cho vùng<br />
đất cạn nhờ nước trời thuộc các tỉnh miền núi phía<br />
Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây<br />
Nguyên và Đông Nam Bộ, năng suất đạt tối thiểu<br />
35 tạ/ha, chất lượng khá (có hàm lượng amylose<br />
dưới 25%, gạo trong và cơm ngon), chống đổ tốt,<br />
chống chịu tốt với bệnh bạc lá, khô vằn, đạo ôn và<br />
rầy nâu. Công nhận 1 - 2 giống lúa mới.<br />
- Chọn tạo được giống lúa chịu hạn cho vùng<br />
khó khăn bấp bênh nước thuộc các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải<br />
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,<br />
năng suất đạt tối thiểu 50 tạ/ha, chất lượng khá<br />
(có hàm lượng amylose dưới 25%, gạo trong và<br />
cơm ngon), chống đổ tốt, chống chịu tốt với bệnh<br />
bạc lá, đạo ôn và rầy nâu. Công nhận 2 - 3 giống<br />
lúa mới.<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu<br />
- Thu thập, đánh giá 343 mẫu dòng giống địa<br />
phương, giống nhập nội từ IRRI, Trung Quốc...<br />
- Chọn lọc hơn 3000 dòng giống, là sản phẩm<br />
trung gian thuộc các đề tài do Viện Cây lương<br />
thực và Cây thực phẩm chủ trì thực hiện (Nghiên<br />
cứu chọn tạo giống lúa cho vùng khó khăn; Điều<br />
tra, thu thập, duy trì và phát triển các giống lúa<br />
bản địa vùng sâu vùng xa ở các tỉnh phía Bắc Việt<br />
Nam và Nghiên cứu chọn tạo giống lúa và kỹ thuật<br />
cho vùng đồng bằng sông Hồng) hoặc do các đơn<br />
vị phối hợp tham gia thực hiện. Các giống lúa cải<br />
tiến có những đặc tính tốt làm vật liệu tạo giống<br />
như: Tiềm năng năng suất cao, ngắn ngày, chịu<br />
thâm canh, mang gen chống chịu hạn cao, chống<br />
đổ tốt, chống chịu tốt với bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn<br />
và rầy nâu, hàm lượng amyloza trung bình 18 23%, cơm mềm, ngon và có mùi thơm.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thí nghiệm tập đoàn được bố trí theo<br />
phương pháp chuẩn của IRRI. Sử dụng LC93-1<br />
làm giống đối chứng đối với nhóm giống chịu<br />
hạn vùng đất cạn nhờ nước trời. Giống CH5 hoặc<br />
CH207 làm giống đối chứng đối với nhóm giống<br />
chịu hạn vùng khó khăn về nước.<br />
- Tạo vật liệu mới bằng phương pháp lai hữu<br />
tính, nuôi cấy bao phấn, nhập nội và gây đột biến<br />
nhân tạo. Chọn lọc các cá thể thuộc quần thể F2,<br />
BC1F2, M1, M2.... với áp lực chọn lọc cao ở môi<br />
<br />
trường nhân tạo và đồng ruộng. Chọn lọc dòng<br />
thuần theo phương pháp gia hệ.<br />
- Đánh giá tính chịu hạn ở trong phòng theo<br />
phương pháp xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt<br />
bằng dung dịch Kaliclorate (KClO3 3%) và<br />
phương pháp chỉ thị phân tử. Các bước thực hiện:<br />
Ngâm hạt giống trong dung dịch KClO3 3% trong<br />
48h. Dựa vào tỷ lệ hạt nảy mầm, tỷ lệ rễ mầm<br />
đen hoặc bị héo để đánh giá khả năng chịu hạn.<br />
- Phân tích và đánh giá đa hình ADN của các<br />
dòng/giống lúa chịu hạn theo phương pháp chỉ thị<br />
phân tử. Các bước thực hiện: Tách chiết ADN trên<br />
lá lúa non và lá bánh tẻ, Kiểm tra độ nguyên vẹn<br />
của ADN, Kiểm tra độ tinh sạch trên máy scandrop<br />
theo tỷ số OD260/OD280, Phản ứng PCR với các loại<br />
mồi SSR và Điện di sản phẩm PCR. Hình ảnh được<br />
phân tích trên máy chụp hình gel (gel DOC).<br />
- Đánh giá tính chịu hạn đồng ruộng theo<br />
phương pháp xác định độ ẩm cây héo và phương<br />
pháp đánh giá khả năng chịu hạn thông qua các đặc<br />
điểm nông sinh học và hình thái. Độ ẩm cây héo<br />
của dòng, giống lúa nào càng thấp thì khả năng chịu<br />
hạn càng cao. Mỗi giống được gieo ở chậu vại với 3<br />
lần nhắc lại. Đánh giá ảnh hưởng của việc xử lý hạn<br />
nhân tạo đến năng suất lúa ở các giai đoạn mạ 3 lá,<br />
đẻ nhánh, phân hóa đòng và trỗ bông.<br />
- Đánh giá các chỉ tiêu hình thái, thời gian<br />
sinh trưởng, dạng hình, năng suất, chất lượng, tính<br />
chống chịu sâu bệnh theo tiêu chuẩn của IRRI,<br />
1996. Số liệu thí nghiệm được xử lý và phân tích<br />
theo chương trình IRRISTAT ver. 5.0, chương<br />
trình Selection Index ver 1.0 và chương trình phần<br />
mềm Microsoft Excel, phần mềm NTSYS.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Kết quả nghiên cứu, thu thập, đánh giá và tạo vật liệu khởi đầu<br />
Bảng 1. Kết quả thu thập và đánh giá tập đoàn giống lúa chịu hạn năm 2012<br />
TT<br />
1<br />
<br />
Tên đơn vị<br />
<br />
Số lượng dòng, giống<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm<br />
<br />
230<br />
<br />
- Hải Dương<br />
<br />
34<br />
<br />
- Hà Nội<br />
<br />
196<br />
<br />
2<br />
<br />
Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam<br />
<br />
51<br />
<br />
Đánh giá tại Trảng Bàng, Tây Ninh<br />
<br />
3<br />
<br />
Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc<br />
<br />
11<br />
<br />
Đánh giá tại Phú Thọ<br />
<br />
4<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Lúa, ĐHNN Hà Nội<br />
<br />
51<br />
<br />
Đánh giá tại Gia Lâm (điều kiện nhân tạo)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Việc đánh giá tập đoàn giống lúa chịu hạn<br />
được thực hiện ở điều kiện tự nhiên và nhân tạo.<br />
Năm 2012, Viện Cây lương thực và Cây thực<br />
phẩm đã thu thập và đánh giá 230 dòng giống<br />
lúa, trong đó có 135 giống được thu thập từ Viện<br />
<br />
Đánh giá tại Hòa Bình (điều kiện tự nhiên),<br />
Hà Nội và Hải Dương (điều kiện nhân tạo)<br />
<br />
343<br />
<br />
Nghiên cứu Lúa Quốc tế, số còn lại được thu<br />
thập từ các địa phương trong nước. Phân loại sơ<br />
bộ theo tính trạng chiều cao cây và thời gian sinh<br />
trưởng của giống nhận thấy, có 20 giống thuộc<br />
loại hình thấp cây, 49 giống thuộc nhóm trung<br />
267<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
ngày, 67 giống thuộc nhóm dài ngày, giống còn<br />
lại thuộc nhóm ngắn ngày. Kết quả tương tự, 51<br />
giống đã được thu thập và đánh giá tại Viện<br />
KHKT Nông nghiệp miền Nam, 11 giống tại<br />
Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía<br />
Bắc và 51 giống tại Viện Nghiên cứu Lúa -<br />
<br />
ĐHNN Hà Nội. Đa số các dòng giống đều có một<br />
số đặc tính tốt về khả năng chịu hạn, nhiễm nhẹ<br />
bệnh đạo ôn và chất lượng cơm tốt. Theo chúng<br />
tôi, có thể sử dụng các dòng giống nêu trên làm<br />
vật liệu khởi đầu để phục vụ cho công tác chọn<br />
tạo giống lúa chịu hạn.<br />
<br />
3.2. Sử dụng chỉ thị phân tử SSR đánh giá đa hình ADN và phát hiện nguồn gen lúa chịu hạn<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ hình cây mối quan hệ di truyền của dòng/giống lúa chịu hạn<br />
Phân tích, đánh giá đa hình ADN và phát<br />
hiện gen lúa chịu hạn được thực hiện tại Viện Di<br />
truyền Nông nghiệp. 6 chỉ thị phân tử SSR gồm<br />
các mồi RM7, RM14, RM84, RM117, RM135,<br />
RM201, RM220, RM232 và RM241 đã được sử<br />
dụng để đánh giá và phát hiện gen chịu hạn của<br />
192 mẫu giống lúa. Các chỉ thị phân tử SSR trên<br />
được xác định là những chỉ thị phân tử liên kết<br />
với QTL/gen chịu hạn và có kích thước từ 18 - 30<br />
nucleotide. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền<br />
cho thấy, có 23 loại alen khác nhau được phát<br />
hiện ở 192 mẫu giống lúa với các hệ số tương<br />
đồng di truyền khác nhau. Theo đó, đã xây dựng<br />
268<br />
<br />
được sơ đồ hình cây và phân loại bước đầu các<br />
giống lúa nghiên cứu thành 4 nhóm:<br />
- Nhóm I: Gồm 80 giống với hệ số tương<br />
đồng di truyền dao động từ 0,73 đến 1,00. Có 6<br />
nhóm nhỏ được hình thành tại hệ số tương đồng<br />
di truyền 0,82 gồm:<br />
+ Phân nhóm I.1: 15 giống gồm C1, C5,C8,<br />
C9, C11,C20, C21, C26, C27, C34, C52, C62,<br />
C69, C97 và C158. Phân nhóm này có hệ số di<br />
truyền từ 0,83 đến 1,00.<br />
+ Phân nhóm I.2: Có 41 giống với hệ số<br />
di truyền từ 0,84 đến 1,00. Trong đó, 21<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
giống gồm : 88, 126, 131, 132, 133, 134,<br />
138, 139, 140, 148, 159,166, 167, 171, 176,<br />
178, 179, 186, 187, 188 và LC93-1 có hệ số<br />
tương đồng di truyền là 1,00. Điều đó có<br />
nghĩa, 21 giống nêu trên giống nhau hoàn<br />
toàn về mặt di truyền.<br />
+ Phân nhóm I.3: Có 7 giống gồm ĐC01, 90,<br />
93, 102, 110, 149, 174 với hệ số di truyền từ 0,84<br />
đến 1,00.<br />
+ Phân nhóm I.4 : có 6 giống gồm 7, 114,<br />
136, 142, 156, 185 với hệ số di truyền từ 0,87<br />
đến 1,0.<br />
+ Phân nhóm I.5: Có 6 giống gồm 10, 74,<br />
103, 106, 108 và 117 với hệ số di truyền từ 0,84<br />
đến 1,0.<br />
+ Phân nhóm I.6: Có 5 giống gồm 2, 37, 43,<br />
59 và 68<br />
<br />
+ Nhóm II: 10 giống với hệ số di truyền từ<br />
0,75 đến 1,00. Trong phân nhóm này có các<br />
giống 6, 39, 45, 47, 48, 50, 55, 65, 122 và 125.<br />
+ Nhóm III: 7 giống gồm 14, 15, 61, 78, 82,<br />
129 và 130 với hệ số di truyền từ 0,75 đến 1,00.<br />
+ Nhóm IV: Gồm giống số 4, 7 và 99 với hệ<br />
số di truyền từ 0,78 đến 1,00.<br />
Phân tích sơ đồ hình cây chúng tôi nhận<br />
thấy, dòng số 88, 126, 131, 132, 133, 134, 138,<br />
139, 140, 148, 159,166, 167, 171,176, 178,<br />
179, 186, 187 và 188 có hệ số tương đồng di<br />
truyền cao, chứa các alen chịu hạn tương tự<br />
như giống LC93-1, đồng thời là vật liệu khởi<br />
đầu tốt để phục vụ công tác chọn tạo giống lúa<br />
chịu hạn mới.<br />
<br />
3.3. Kết quả chọn lọc dòng chịu hạn cho vùng đất cạn và vùng đất khó khăn về nước<br />
3.3.1. Kết quả chọn lọc dòng chịu hạn cho vùng đất cạn<br />
Bảng 2. Kết quả chọn lọc một số dòng chịu hạn điển hình cho vùng đất cạn năm 2012<br />
(điều kiện hạn hoàn toàn nhờ nước trời tại Viện CLT và CTP)<br />
Tên tổ hợp<br />
<br />
Số dòng<br />
đánh giá<br />
<br />
Số cá thể<br />
TGST (ngày)<br />
chọn<br />
Vụ Xuân Vụ Mùa<br />
được<br />
<br />
Cao<br />
cây<br />
(cm)<br />
<br />
Dạng<br />
cây<br />
<br />
Độ thoát<br />
cổ bông<br />
(điểm)<br />
<br />
Độ cuốn<br />
lá (điểm)<br />
<br />
Độ tàn lá<br />
(điểm)<br />
<br />
Khả năng<br />
chịu hạn<br />
(điểm)<br />
<br />
Vgọn<br />
<br />
1-3<br />
<br />
3-7<br />
<br />
3-5<br />
<br />
3-5<br />
<br />
CH7/P1<br />
<br />
14<br />
<br />
22<br />
<br />
150-155 105-110 100-105<br />
<br />
LC93-1/P6<br />
<br />
10<br />
<br />
56<br />
<br />
155-160 110-115<br />
<br />
90-100<br />
<br />
Vxoè<br />
<br />
1<br />
<br />
1-5<br />
<br />
3-5<br />
<br />
1-3<br />
<br />
LC93-1/P1<br />
<br />
6<br />
<br />
41<br />
<br />
150-155 105-110<br />
<br />
95-100<br />
<br />
Vgọn<br />
<br />
3<br />
<br />
1-3<br />
<br />
3-5<br />
<br />
1-3<br />
<br />
LC93-3/P1<br />
<br />
9<br />
<br />
17<br />
<br />
150-155 105-110<br />
<br />
95-100<br />
<br />
Vgọn<br />
<br />
1<br />
<br />
3-5<br />
<br />
3-5<br />
<br />
3-5<br />
<br />
LC93-4/P6<br />
<br />
9<br />
<br />
33<br />
<br />
155-165 110-115<br />
<br />
90-100<br />
<br />
Vgọn<br />
<br />
1<br />
<br />
1-3<br />
<br />
3-5<br />
<br />
1-3<br />
<br />
C22/KD<br />
<br />
10<br />
<br />
42<br />
<br />
160-165 115-120<br />
<br />
70-75<br />
<br />
Vgọn<br />
<br />
1<br />
<br />
1-3<br />
<br />
3-5<br />
<br />
1-3<br />
<br />
LC22-6/Q5<br />
<br />
5<br />
<br />
18<br />
<br />
145-150 100-105 100-105<br />
<br />
Vgọn<br />
<br />
3<br />
<br />
1-3<br />
<br />
1-3<br />
<br />
3-5<br />
<br />
CHTL/P6<br />
<br />
10<br />
<br />
26<br />
<br />
150-155 105-110<br />
<br />
Vgọn<br />
<br />
3<br />
<br />
3-7<br />
<br />
5-7<br />
<br />
5-9<br />
<br />
95-105<br />
<br />
Năm 2012 đã chọn lọc được 1645 dòng chịu<br />
hạn cho vùng đất cạn nhờ nước trời tại Viện Cây<br />
lương thực và Cây thực phẩm, Viện KHKT<br />
Nông nghiệp miền Nam và Viện KHKT Nông<br />
Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Số liệu bảng 2<br />
cho thấy, hầu hết các dòng chọn lọc có thời gian<br />
sinh trưởng ngắn, cao cây trung bình, kiểu hình<br />
cây gọn và có độ thoát cổ bông từ khá đến tốt.<br />
Một số tổ hợp có khả năng chịu hạn khá đến tốt<br />
(điểm 1 -3) như LC93-4/P6, C22/KD, LC93-1/P6<br />
và LC93-1/P1. Đây là những tổ hợp triển vọng,<br />
đồng thời đáp ứng được mục tiêu chọn giống và<br />
được chọn lọc với số lượng cá thể nhiều hơn.<br />
Một số tổ hợp lai có khả năng chịu hạn kém hơn<br />
nhưng có các đặc điểm tốt như khả năng chống<br />
<br />
chịu sâu bệnh, kiểu hình cây, tiềm năng năng suất<br />
cũng được tiếp tục chọn lọc và duy trì đánh giá ở<br />
các thế hệ sau.<br />
3.3.2. Kết quả chọn lọc dòng chịu hạn cho vùng<br />
đất khó khăn về nước<br />
Kết quả chọn lọc dòng chịu hạn cho vùng khó<br />
khăn về nước tại Bắc Giang và Hòa Bình cho thấy<br />
(bảng 3), các dòng chọn lọc thuộc tổ hợp LC931/KD18, LC93-2/Q5, LC93-3/AC10, LC22-14/Q5,<br />
LC22-7/KD18,<br />
LCTQ/P6,<br />
LCTQ/Q5,<br />
LCTN/KD18, CL3/Nsic112 và LCTQ/AC10 có<br />
thời gian sinh trưởng ngắn (< 115 ngày ở vụ mùa),<br />
độ thoát cổ bông, độ cuốn của lá, độ tàn của lá và<br />
khả năng chịu hạn tốt (điểm 1 - 3).<br />
269<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả chọn lọc một số dòng chịu hạn điển hình cho vùng khó khăn về nước<br />
tại Bắc Giang và Hòa Bình, năm 2012<br />
TT<br />
<br />
Tên tổ hợp<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
LC93-1/PC6<br />
LC93-1/KD18<br />
LC93-2/Q5<br />
LC93-3/AC10<br />
LC93-4/P6<br />
LC22-14/Q5<br />
LC22-7/Q5<br />
LC22-7/KD18<br />
LCTQ/P6<br />
LCTN/KD18<br />
CL3/Nsic112<br />
LCTQ/AC10<br />
<br />
Số<br />
dòng<br />
đánh<br />
giá<br />
5<br />
3<br />
6<br />
8<br />
3<br />
3<br />
3<br />
4<br />
2<br />
8<br />
11<br />
35<br />
<br />
Số cá<br />
thể<br />
chọn<br />
được<br />
10<br />
15<br />
37<br />
43<br />
3<br />
14<br />
13<br />
15<br />
10<br />
30<br />
36<br />
99<br />
<br />
TGST (ngày)<br />
Vụ Xuân<br />
<br />
Vụ Mùa<br />
<br />
CCC<br />
(cm)<br />
<br />
160-170<br />
155-165<br />
145-155<br />
150-155<br />
150-160<br />
145-150<br />
150-160<br />
150-160<br />
145-150<br />
145-150<br />
145-150<br />
145-155<br />
<br />
115-130<br />
110-120<br />
105-115<br />
110-115<br />
110-120<br />
105-110<br />
110-120<br />
110-120<br />
105-110<br />
105-110<br />
105-110<br />
100-115<br />
<br />
110-125<br />
110-120<br />
120-125<br />
95-125<br />
110-120<br />
115-125<br />
95-105<br />
90-100<br />
120-130<br />
105-110<br />
105-110<br />
115-125<br />
<br />
3.4. Kết quả đánh giá các dòng thuần triển vọng<br />
3.4.1. Kết quả đánh giá tính chịu hạn của các<br />
dòng thuần triển vọng<br />
Xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt bởi KCLO3 là<br />
một trong những phương pháp đánh giá gián tiếp<br />
tính chịu hạn ở lúa. Tính chịu hạn liên quan đến khả<br />
năng giữ nước của nguyên sinh chất tế bào, nồng độ<br />
dịch bào và chức năng của màng tế bào. Theo đó,<br />
<br />
KN chịu<br />
hạn<br />
(điểm)<br />
3-5<br />
1-3<br />
1-3<br />
1-3<br />
5-7<br />
1-3<br />
3-5<br />
1-3<br />
1-3<br />
1-3<br />
1-3<br />
1-3<br />
<br />
Đặc điểm chính<br />
Bông to, hạt nhỏ dài, lá dày, đẻ trung bình<br />
Cao trung bình, lá dầy, bông to, hạt nhỏ vàng<br />
Cao cây, lá dầy,hạt bầu, đẻ nhánh khoẻ<br />
Hạt thon, hạt chắc cao, bông to,đẻ khá, lá dầy<br />
Bông to, lá to sạch bệnh, hạt to dài<br />
Cao cây, lá to dầy, bông ngắn, hạt bầu<br />
Thấp cây, lá nhỏ, bông to, hạt nhỏ dài<br />
Cây thấp, lá mỏng, bông to hạt thon<br />
Hạt thon nhỏ, dạng cây đẹp<br />
Thấp cây, bông dài, hạt dài, lá nhỏ dầy<br />
Bông to, hạt xếp xít, lá dài, cứng cây<br />
Cao trung bình, bông to, hạt thon dài, lá dài<br />
<br />
nước sẽ chuyển dịch từ nơi thế nước cao đến nơi<br />
thế nước thấp. Trong thí nghiệm này, chúng tôi đã<br />
sử dụng KCLO3 với nồng độ 3% để xác định tỷ lệ<br />
nảy mầm của105 mẫu giống, 30 mẫu dòng và 01<br />
giống đối chứng CH207. Kết quả cho thấy, 51/135<br />
mẫu dòng giống có tỷ lệ hạt nảy mầm lớn hơn 80%<br />
và tương đương giống lúa CH207; 84/135 mẫu<br />
dòng giống có tỷ lệ nảy mầm của hạt nhỏ hơn 80%<br />
(bảng 4).<br />
<br />
Bảng 4. Khả năng chịu hạn của một số dòng, giống lúa được xử lý bởi KCLO3, nồng độ 3%<br />
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Lúa, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2012)<br />
TT<br />
<br />
Tỷ lệ hạt nảy mầm (%)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Các dòng điển hình<br />
<br />
1<br />
<br />
80-100<br />
<br />
51<br />
<br />
455-1, 455-2, 457-1, 457-2, 460-1, 460-2, 462-1,462-2, 467-1, 467-2, 470-1,<br />
497-1, 498-1, 498-2, D5-1, D9-2<br />
<br />
2<br />
<br />
50-79<br />
<br />
49<br />
<br />
456-1, 456-2, 458, 459-1, 496-2, 496-3,499, 500-1, 500-2, D3-1,D5-3, D5-4,<br />
D8-1, D8-3, D8-5, D9-2, D9-4<br />
<br />
3<br />
<br />
25-49<br />
<br />
26<br />
<br />
463-1, 475-1, 477-1, 478-1, 479-1, 479-2, 493-1, 493-2, D2-2, D2-3, D4-1, D71, D10-1, D10-3, D8-2, D9-3<br />
<br />
4<br />
<br />
< 25% và không nảy mầm<br />
<br />
9<br />
<br />
463-2, 480-1, 480-2, D1-1, D2-1, D6-1, D6-2, D10-2<br />
<br />
3.4.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại<br />
Nguồn vi khuẩn Xanthomonas oryzae thuộc<br />
nhóm I và nhóm 09118-1 được dùng để lây<br />
nhiễm cho các dòng giống lúa. Các nhóm có độc<br />
tính tương tự nhau và cao nhất khi thử nhân<br />
truyền, được duy trì để phục vụ công tác nghiên<br />
cứu hàng năm tại Viện Cây lương thực và CTP.<br />
Bằng phương pháp cắt và lây nhiễm đầu lá lúa<br />
(1 - 2cm) của 46 dòng/giống ở giai đoạn lúa đứng<br />
cái làm đòng chúng tôi thu được một số kết quả<br />
tại bảng 5. Trong đó, giống LCH33 và LCH37 có<br />
biểu hiện nhiễm vừa với bệnh bạc lá tại Viện Cây<br />
lương thực và CTP.<br />
270<br />
<br />
Bảng 5. Phản ứng của các dòng, giống lúa với<br />
bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae)<br />
tại Viện Cây lương thực và CTP năm 2012<br />
TT<br />
<br />
Dòng/giống<br />
<br />
Cấp bệnh<br />
<br />
Mức kháng<br />
<br />
5<br />
<br />
NN<br />
<br />
1<br />
<br />
LTH34<br />
<br />
2<br />
<br />
HT1<br />
<br />
7<br />
<br />
NN<br />
<br />
3<br />
<br />
LTh31<br />
<br />
7<br />
<br />
NN<br />
<br />
4<br />
<br />
LCH33<br />
<br />
5<br />
<br />
NV<br />
<br />
5<br />
<br />
LTH29<br />
<br />
3<br />
<br />
KV<br />
<br />
6<br />
<br />
LCH37<br />
<br />
5<br />
<br />
NV<br />
<br />
7<br />
<br />
LCH61<br />
<br />
5<br />
<br />
NV<br />
<br />
Nguồn: Bộ môn BVTV, Viện Cây lương thực và CTP.<br />
<br />