Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG PHẢI<br />
Lê Huy Lưu**, Võ Thị Hồng Yến**, Nguyễn Việt Thành** ,Đỗ Thị Thu Phương*, Nguyễn Văn Hải**.<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Điều trị viêm túi thừa đại tràng phải vẫn còn tranh cãi, từ điều trị bảo tồn với kháng sinh tới<br />
cắt đại tràng có túi thừa. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị<br />
bảo tồn không mổ đối với bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng phải.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu can thiệp,81bệnh nhân liên tiếp với chẩn đoán là viêm túi thừa đại<br />
tràng phải được điều trị kháng sinh phổ rộng kèm tiết chế ăn uống từ tháng 1/2012 tại Bệnh viện Nhân dân Gia<br />
Định. Phương pháp điều trị do bệnh nhân chọn.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình là 36 tuổi (thay đổi từ 17-72 tuổi), nữ chiếm 37%. Tất cả bệnh nhân vào viện vì<br />
đau bụng phải. Thời gian đau trung bình là 1,7 ngày (1-7 ngày). 74 bệnh nhân được điều trị bảo tồn thành công<br />
(91,4%), 7 trường hợp phải mổ cấp cứu (8,6%). Không có biến chứng và tử vong. Thời gian nằm viện trung bình<br />
là 5 ngày (1-10 ngày). Thời gian theo dõi trung bình là 35 tháng trong đó có 54 bệnh nhân vẫn còn liên lạc. 4<br />
bệnh nhân tái phát (7,4%) với 1 bệnh nhân tái phát 2 lần.<br />
Kết luận: Điều trị bảo tồn với kháng sinh và tiết chế ăn uống là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho những<br />
bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng phải.<br />
Từ khoá: Viêm túi thừa đại tràng phải, Điều trị bảo tồn, Kháng sinh.<br />
ABSTRACT<br />
RESULT OF CONSERVATIVE MANAGEMENT FOR RIGHT SIDED COLONIC DIVERTICULITIS<br />
Le Huy Luu, Vo Thi Hong Yen, Do Thi Thu Phuong, Nguyen Viet Thanh, Nguyen Van Hai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 135 - 140<br />
<br />
Background: The optimal management of right-sided colonic diverticulitis is still controversial, ranging<br />
from conservative antibiotic treatment to aggressive resection. The purpose of this study is to evaluate the value of<br />
nonoperative treatment for right-sided colonic diverticulitis..<br />
Object and method: In this prospective interventional study, 81 consecutive patientsare diagnosed right<br />
sided colonic diverticulitis who received conservative treatment with bowel rest andbroad-spectrum antibiotics<br />
from January 2012 at the People of Gia Đinh Hospital. The treatment was selected bythe patient.<br />
Results: The median age was 36 (17- 72 years) withfemale was 37%. All patients presented with acute right<br />
abdominal pain. The mean duration of symptoms was 1.7 days (range: 1–7days). 74 patients(91.4%) were<br />
successfully treated with bowel rest andantibiotics,7 patients needed an urgent operation(8,6%). No morbidity<br />
and mortality.The average treatment time 5 days (1-10 days).The meanfollow-up length was 35 months with 54<br />
patients are still connected. 4/54 patients (5 times) underwent recurrent right-sided colonic diverticulitis(7.4%).<br />
Conclusion: Conservative management with bowel rest and antibiotics could be considered as a safeand<br />
effective optionfor treating right-sided colonic diverticulitis.<br />
Keywords: Right sided colonic diverticulitis, Conservative treatment, Antibiotic<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ so với đại tràng trái. Nhiều năm gần đây các<br />
nghiên cứu cho thấy rằng viêm túi thừa đại<br />
Túi thừa đại tràng phải được cho là hiếm gặp<br />
<br />
*Khoa Ngoại Tiêu Hóa - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
Tác giả liên lạc: Ths.BS Lê Huy Lưu ĐT: 0903.945397 Email: lehuyluu@yahoo.com<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 135<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
tràng phải gặp nhiều ở người Á đông, thậm chí Dân số nghiên cứu<br />
còn nhiều hơn viêm túi thừa đại tràng trái. Ở Những bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng<br />
Việt Nam trước đây ít có đề cập tới bệnh lý này, phải được điều trị tại bệnh viện Nhân Dân Gia<br />
tuy nhiên gần đây cùng với sự phát triển của các Định<br />
phương tiện chẩn đoán hình ảnh cũng như sự<br />
Dân số chọn mẫu<br />
chú ý của các nhà lâm sàng thì số lượng bệnh<br />
Thuộc dân số nghiên cứu thoả các tiêu chuẩn<br />
nhân viêm túi thừa đại tràng phải được chẩn<br />
chọn bệnh<br />
đoán ngày càng nhiều. Điều này lại đem đến cho<br />
các nhà lâm sàng sự lúng túng trong việc chọn Phương pháp chọn mẫu<br />
thái độ xử trí khi tiếp cận 1 bệnh nhân viêm túi Để chọn bệnh nhân tham gia nghiên cứu,<br />
thừa đại tràng phải. Ngoài ra, do bệnh cảnh phương pháp lấy mẫu liên tiếp được sử dụng<br />
tương tự viêm ruột thừa đồng thời chưa có cho đến khi đạt được cỡ mẫu đã tính. Các bệnh<br />
nhiều kinh nghiệm chẩn đoán nên nhiều trường nhân thoả tiêu chuẩn chọn mẫu, không có tiêu<br />
hợp bị mổ lầm với chẩn đoán viêm ruột thừa, lúc chuẩn loại trừ và đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
này cũng khiến chúng ta lúng tung trong việc xử đều được đưa vào nghiên cứu.<br />
trí. Viêm túi thừa đại tràng trái chưa biến chứng<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
thường được khởi đầu điều trị bảo tồn, nhiều<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm<br />
nghiên cứu trước đã công bố về điều trị viêm túi<br />
túi thừa đại tràng bên phải (trước mổ hoặc trong<br />
thừa đại tràng phải chưa biến chứng cũng<br />
mổ), chưa có biến chứng áp xe hay viêm phúc<br />
khuyên điều trị bảo tồn. Tuy nhiên với nhiều sự<br />
mạc. Đồng ý điều trị bảo tồn.<br />
khác biệt về chủng tộc, tuổi, giới, đặc điểm hình<br />
thái túi thừa, biểu hiện lâm sàng cũng như hoàn Cách tiến hành<br />
cảnh chẩn đoán... không cho phép chúng ta yên Cách chọn bệnh nhân<br />
tâm áp dụng các khuyến cáo điều trị viêm túi Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ<br />
thừa đại tràng trái vào điều trị cho túi thừa bên viêm túi thừa đại tràng phải được chụp MSCT<br />
phải. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để xác định và phân loại. Khi đạt tiêu chuẩn,<br />
nhằm đánh giá kết quả của việc điều trị bảo tồn bệnh nhân được tư vấn các phương pháp điều<br />
viêm túi thừa đại tràng phải. trị, nếu bệnh nhân chọn điều trị bảo tồn sẽ được<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU đưa vào nhóm nghiên cứu.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu Chế độ điều trị<br />
Nghiên cứu can thiệp Trong 24 giờ khởi đầu điều trị, bệnh nhân<br />
được tiết chế ăn uống (nhịn hoặc ăn đồ ăn lỏng,<br />
Cách lấy mẫu số lượng ít), truyền dịch, kháng sinh đường tĩnh<br />
Lấy mẫu liên tiếp theo tiêu chuẩn định trước mạch (phối hợp 2 loại kháng sinh:<br />
Thời gian nghiên cứu Cephalosporin thế hệ 2 hoặc 3 liều 2g/ ngày<br />
Từ tháng 1/2012 (hoặc Quinolone liều 2g/ ngày) và Metronidazole<br />
liều 1-1,5g/ ngày).<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được theo dõi sinh hiệu, triệu<br />
BV Nhân dân Gia Định<br />
chứng cơ năng và khám bụng.<br />
Đối tượng nghiên cứu Sau 24 giờ nếu các triệu chứng cải thiện sẽ<br />
Dân số mục tiêu: cho ăn nhẹ trở lại, sau 48 giờ sẽ chuyển kháng<br />
Những người bị bệnh viêm túi thừa đại sinh uống. Kháng sinh chích vẫn sẽ duy trì nếu<br />
tràng phải lâm sàng cải thiện không đáng kể.<br />
<br />
<br />
136 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Triệu chứng đau bụng được chia làm 3 mức tới khám khi đau 1 ngày và 82,7% bệnh nhân tới<br />
độ, định nghĩa quy ước các mức độ như sau: khám khi đau 1-2 ngày.<br />
Đau ít: bệnh nhân có cảm giác đau nhưng Về vị trí đau thì chủ yếu ở hố chậu phải<br />
vẫn chịu được, các vận động và tư thế thông (HCP), chiếm 71,2% (hình). Có 76, 5% bệnh nhân<br />
thường không ảnh hưởng.<br />
có vị trí đau không thay đổi từ lúc khởi phát<br />
Đau vừa: đau làm hạn chế vận động, sinh (Bảng 1).<br />
hoạt bình thường (ví dụ: đi lại, xoay trở, ho<br />
Bảng 1: Vị trí đau.<br />
đau nhiều).<br />
Vị trí đau Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Đau nhiều: đau không chịu được dù ở tư Hố chậu phải 58 71,6<br />
thế, trạng thái nào, cần phải hỗ trợ y tế (thuốc Hông phải 21 25,9<br />
giảm đau). Dưới sườn phải 2 2,5<br />
<br />
Được xem là thất bại khi bệnh diễn tiến nặng Đa số bệnh nhân có cường độ đau ít (88,9%,<br />
hơn phải đổi phương pháp điều trị (mổ), thành hình 2). Hầu hết là cơn đau đầu tiên của bệnh<br />
công khi các triệu chứng cải thiện và xuất viện. nhân, 92,6%. Chỉ có 7,4% bệnh nhân cho biết<br />
Tiêu chuẩn chuyển mổ trước đó cũng có đau tương tự nhưng không<br />
Lâm sàng nặng lên sau 24 giờ điều trị: sốt được chẩn đoán. Có 7 trường hợp bệnh nhân có<br />
cao hơn, đau tăng hoặc khám có tình trạng tiền sử cắt ruột thừa (8,6%).<br />
bụng xấu hơn.<br />
Bảng 2: Cường độ đau<br />
Lâm sàng không cải thiện sau 48 giờ điều trị Cường độ đau Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
Tiêu chuẩn xuất viện Đau ít 72 88,9<br />
Đau vừa 6 7,4<br />
Hết đau hoặc giảm đau đáng kể<br />
Đau nhiều 3 3,7<br />
Hết sốt, ăn uống qua đường miệng<br />
Đa số các trường hợp có sốt nhưng chủ yếu<br />
Được xem là tái phát khi bệnh nhân xuất<br />
là sốt nhẹ từ 37,5oC – 38,5oC (hình 3), trung bình<br />
hiện các triệu chứng trở lại sau khi đã có thời<br />
là 38,1oC. Bạch cầu cũng tăng trong phần lớn các<br />
gian 2 tuần hoàn toàn không có triệu chứng.<br />
trường hợp (80,2%). Số lượng bạch cầu trung<br />
Bệnh nhân được hẹn tái khám trong vòng 1<br />
tháng, sau đó giữ liên lạc qua điện thoại hoặc bình là 12,6K/ uL (4,07-21,66K/ uL).<br />
hẹn tái khám. Đánh giá tái phát và các rối loạn Bảng 3: Nhiệt độ.<br />
liên quan trong suốt quá trình theo dõi. Bệnh Nhiệt độ (oC) Số bệnh nhân Tỉ lệ<br />
Dưới 37,5 11 13,6<br />
nhân được khuyến cáo chụp MSCT và nội soi<br />
37,5 - 38,5 48 59,3<br />
đại tràng khi tái khám.<br />
Trên 38,5 22 27,2<br />
Các số liệu được thu thập theo bệnh án mẫu<br />
Về chẩn đoán hình ảnh<br />
và được xử lý thống kê, phân tích theo phần<br />
mềm SPSS 16,0 Siêu âm chỉ chẩn đoán chính xác được 30,9%<br />
các trường hợp (hình 4):<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 4: Kết luận của siêu âm<br />
Trong 1 năm có 81 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn<br />
Kết luận của siêu âm Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br />
được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 36 Không phát hiện 14 17,3<br />
tuổi (từ 17 đến 72 tuổi), nam chiếm ưu thế so với Nghi ngờ 25 30,9<br />
nữ (nữ 37%). Xác định 25 30,9<br />
Nhầm lẫn 17 21<br />
Thời gian đau tới lúc nhập viện trung bình là<br />
1,7 ngày (1-7 ngày), trong đó 54,3% bệnh nhân<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 137<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
Số lượng túi thừa trên MSCT (bảng 5): Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù có những<br />
Bảng 5: Số lượng túi thừa thấy được trên hình ảnh trường hợp viêm túi thừa có sỏi phân nhưng đa<br />
MSCT phần là không có, nghiên cứu của chúng tôi cũng<br />
Số lượng túi thừa Số bệnh nhân Tỉ lệ % % tích luỹ chỉ có 8 trường hợp có hình ảnh sỏi phân trên<br />
1 47 58 58 MSCT (9,9%). Do đó cơ chế viêm túi thừa không<br />
2 4 4,9 63 hoàn toàn là do tắc nghẽn. Và hiện nay người ta<br />
3 3 3,7 66,7 đã lý giải được viêm túi thừa là do sự gia tăng áp<br />
Rải rác > 3 23 28,4 95,1<br />
lực trong lòng đại tràng kèm với sự va chạm<br />
Nhiều 4 4,9 100<br />
thường xuyên của các mảnh thực phẩm cứng<br />
Vị trí túi thừa viêm chính chủ yếu ở manh<br />
làm sói mòn thành túi thừa, tiếp đó dẫn tới viêm<br />
tràng và đại tràng lên (95%, bảng 6), kích thước<br />
và hoại tử khu trú, cuối cùng là thủng túi thừa.<br />
túi thừa viêm trung bình là 11mm (7-25%).<br />
Ngoài ra do đặc điểm giải phẫu của túi thừa<br />
Bảng 6: Vị trí túi thừa trên MSCT. được bao phủ bởi thanh mạc và mỡ quanh đại<br />
Vị trí túi thừa viêm Số bệnh nhân Tỉ lệ % % tích luỹ tràng, nên khi thủng nó thường được bao bọc<br />
Manh tràng 38 46,9 46,9<br />
xung quanh giới hạn sự lan rộng của dịch qua<br />
Đại tràng lên 39 48,1 95,1<br />
Đại tràng góc gan 4 4,9 100<br />
chỗ thủng. Chính vì cơ chế gây viêm không phải<br />
do tắc nghẽn và thường được khu trú nên ở<br />
Có 8 trường hợp có hình ảnh sỏi phân trong<br />
những người có miễn dịch tốt, bệnh thường tự<br />
túi thừa và 5 trường hợp có khí cạnh túi thừa<br />
giới hạn. Đây là cơ sở cho việc điều trị bảo tồn.<br />
trên MSCT. Cả 5 trường hợp có khí cạnh túi thừa<br />
Dĩ nhiên, trong trường hợp có nguyên nhân tắc<br />
đều được điều trị nội thành công trong khí 4<br />
nghẽn thì nguy cơ thất bại do điều trị bảo tồn sẽ<br />
trong số 8 trường hợp có sỏi phân phải mổ.<br />
cao hơn, điều này cũng thể hiện trong nghiên<br />
Kết quả cứu của chúng tôi với 4/8 trường hợp có sỏi phân<br />
74 TH (91,4%) đáp ứng điều trị nội, 7 TH thất bại với điều trị nội.<br />
(8,6%) đòi hỏi phải mổ (3 cắt đại tràng, 4 cắt Ưu điểm nổi bật của phương pháp này đó là<br />
túi thừa). Nằm viện trung bình là 5 ngày (1-10 tránh được một cuộc mổ cấp cứu với những<br />
ngày). nguy cơ vì có thể chúng ta chưa đánh giá hết<br />
Theo dõi sau 1 năm 62/81 TH, 3 trường hợp được tình trạng bệnh nhân. Ngoài ra, việc chẩn<br />
tái phát. Sau 4 năm: 54/81 TH, 2 trường hợp tái đoán cấp cứu có thể chưa đầy đủ (có đa túi thừa<br />
phát. Điều trị nội thành công trong tất cả các hay không, túi thừa khu trú ở 1 phần đại tràng<br />
trường hợp tái phát. Thời gian theo dõi trung hay có khắp đại tràng)dẫn đến việc chọn<br />
bình là 35 tháng, người ít nhất chỉ theo dõi được phương pháp mổ không hợp lý hoặc không đủ<br />
1 tháng, lâu nhất là 56 tháng. điều kiện để chọn được phương pháp tối ưu.<br />
BÀN LUẬN Tuy nhiên, điều đáng ngại là khi bảo tồn thất bại<br />
thì bệnh nhân lại phải mổ trong tình trạng nặng<br />
Trước đây người ta cho rằng, túi thừa viêm hơn và có thể phải áp dụng phương pháp mổ<br />
là do sự tắc nghẽn giống như cơ chế của viêm nặng nề hơn hoặc thậm chí chỉ giải quyết được<br />
ruột thừa. Suy luận này tỏ ra hợp lý vì phần lớn một cách tạm bợ. Nhìn lại y văn để chúng ta<br />
túi thừa là do thoát vị của niêm mạc qua lớp cơ nhìn nhận rõ thêm mối lo ngại này.Oudenhoven<br />
nên phần cổ túi thừa sẽ bị hẹp lại khi qua lớp cơ và cộng sự(4) hồi cứu 44 bệnh nhân, chỉ có 3<br />
của thành ruột, tạo điều kiện cho phân tích tụ trường hợp cắt túi thừa, 41 bệnh nhân còn lại<br />
trong túi thừa tạo ra sỏi phân. Sỏi phân hình được điều trị bảo tồn thành công. Qua thời gian<br />
thành dễ kẹt trong túi thừa vì túi thừa không có theo dõi trung bình 60 tháng thì có 5 trường hợp<br />
lớp cơ để co bóp tống xuất nó qua phần cổ hẹp. tái phát (3 trong số đó là đa túi thừa) và cũng<br />
<br />
<br />
138 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
được điều trị nội thành công. Komuta và cộng năm chỉ có thêm 1 bệnh nhân nữa kèm 1 bệnh<br />
sự(1) hồi cứu 81 bệnh nhân viêm túi thừa đại nhân tái phát lần 2. Tất cả đều được tiếp tục điều<br />
tràng phải, 99% bệnh nhân viêm túi thừa chưa trị bảo tồn thành công.<br />
biến chứng chẩn đoán trước mổ được điều trị Tuỳ theo tình trạng bệnh mà điều trị bảo tồn<br />
bảo tồn thành công với kháng sinh và tiết chế ăn có thể thay đổi từ điều trị với kháng sinh đường<br />
uống. Theo dõi 3 năm thì có 20% viêm tái phát uống kèm thay đổi chế độ ăn đến việc phải nhập<br />
không biến chứng và tất cả đều điều trị nội viện dùng kháng sinh tĩnh mạch và nhịn ăn<br />
thành công, 15% trong nhóm tái phát này lại bị uống. Có trường hợp nhẹ có thể chỉ thay đổi chế<br />
tái phát lần 3 và một lần nữa lại được điều trị nội độ ăn uống mà không cần phải dùng kháng sinh,<br />
thành công mà không cần tới phẫu thuật. Yang và có trường hợp nặng có thể cần phải làm thêm<br />
và cộng sự hồi cứu 113 bệnh nhân viêm túi thừa các thủ thuật như chọc hút mủ hay dẫn lưu ổ áp<br />
đại tràng phải, trong đó có 87 bệnh nhân được xe. Có tác giả còn xem xét điều trị ngoại trú cho<br />
điều trị bảo tồn. Có 11 bệnh nhân bị tái phát sau các trường hợp nhẹ. Park và cộng sự(5) nghiên<br />
thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng (12,6%) cứu tính khả thi và an toàn của việc điều trị<br />
và được điều trị nội thành công, 2 bệnh nhân sau ngoại trú viêm túi thừa đại tràng phải chưa biến<br />
đó mổ chủ động, 9 bệnh nhân còn lại tiếp tục chứng. Với 103 bệnh nhân viêm túi thừa đại<br />
theo dõi thì có 2 bệnh nhân bị tái phát lần 3 và tràng phải chưa biến chứng được chẩn đoán xác<br />
một lần nữa vẫn được điều trị nội thành định dựa trên các phương tiện chẩn đoán hình<br />
công(6).Moon và cộng sự(3) hồi cứu 62 bệnh nhân ảnh hiện đại, 40 bệnh nhân lựa chọn điều trị<br />
viêm túi thừa đại tràng phải, 47 TH được điều trị ngoại trú với kháng sinh đường uống và vẫn ăn<br />
bảo tồn trong đó 46 trường hợp viêm túi thừa uống bình thường; 63 bệnh nhân lựa chọn điều<br />
không biến chứng được điều trị kháng sinh kết trị nội trú với kháng sinh tĩnh mạch và nhịn ăn<br />
hợp nhịn ăn uống, 1 trường hợp viêm có biến uống. Kết quả cho thấy tất cả bệnh nhân ở cả 2<br />
chứng áp xe được chọc dẫn lưu qua da. Tất cả nhóm đều được điều trị thành công, theo dõi sau<br />
đều đáp ứng điều trị. Sau thời gian theo dõi thời giantrung bình 21 tháng thì có tỉ lệ tái phát<br />
trung bình 23,9 tháng, tái phát (3,6%) vào thời tương tự là 10% ở nhóm ngoại trú và 11% ở<br />
điểm lần lượt là 1 và 10 tháng, tiếp tục được điều nhóm nội trú. Chỉ có 1 bệnh nhân mỗi nhóm cần<br />
trị nội thành công.Matsushima hồi cứu kinh mổ, còn lại tiếp tục điều trị nội thành công. Như<br />
nghiệm điều trị viêm túi thừa đại tràng phải tại 1 vậy, nhờ sự phát triển và phổ biến của các<br />
bệnh viện ở Nhật Bản với 110 bệnh nhân và đưa phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại, viêm<br />
ra nhận định là hầu hết các trường hợp có thể túi thừa đại tràng phải không những được chẩn<br />
điều trị nội khoa thành công, việc phẫu thuật cắt đoán ngày càng nhiều mà còn có thể đánh giá<br />
bỏ không được khuyến cáo đối với viêm túi thừa được mức độ viêm cũng như các biến chứng của<br />
đại tràng phải, thậm chí khi tái phát(2). Các tác giả nó. Từ đó chúng ta có thể tiên lượng được bệnh<br />
này cho rằng diễn tiến tự nhiên của viêm túi và chủ động phương pháp điều trị.<br />
thừa đại tràng phải thường nhẹ và tự giới hạn,<br />
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này<br />
có thể tránh được phẫu thuật trong phần lớn<br />
đó là vẫn còn để lại túi thừa nên có nguy cơ tái<br />
bệnh nhân. Do đó, họ kết luận điều trị bảo tồn có<br />
phát, thậm chí túi thừa có thể diễn tiến viêm<br />
thể thích hợp cho viêm túi thừa đại tràng phải<br />
sang thể nặng hơn. Thời gian theo dõi của hầu<br />
chưa biến chứng, cả đợt viêm đầu lẫn khi tái<br />
hết các nghiên cứu đều không dài nhưng đã có tỉ<br />
phát. Số liệu nghiên cứu của chúng tôi cũng ủng<br />
lệ bệnh tái phát nhất định, có trường hợp tái<br />
hộ cho quan điểm này với tỉ lệ đáp ứng với điều<br />
phát nhiều lần. Trong khi đó các bệnh nhân này<br />
trị nội khoa lên tới 91,4% và tái phát sau thời<br />
thường ở độ tuổi khá trẻ, trong nghiên cứu của<br />
gian theo dõi 1 năm chỉ có 3 bệnh nhân, sau 4<br />
chúng tôi tuổi trung bình là 36, nên nguy cơ xảy<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 139<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
ra biến chứng ở tương lai dài là rất đáng quan TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br />
tâm. Một nguy cơ không thể bỏ qua đó là chúng 1. Komuta K, Yamanaka S, Okada K, Kamohara Y, Ueda T, et<br />
ta có thể nhận định nhầm giữa 1 khối u với 1 al (2004). "Toward therapeutic guidelines for patients with<br />
acute right colonic diverticulitis". Am J Surg, 187 (2), pp. 233-<br />
tình trạng viêm túi thừa, vì vậy nếu quyết định 7.<br />
điều trị bảo tồn thì chúng ta phải loại trừ được 2. Matsushima K (2010). "Management of right-sided<br />
diverticulitis: A retrospective review from a hospital in<br />
hoàn toàn ung thư đại tràng. Việc này có thể<br />
Japan". Surg Today, 40 (4), pp. 321-5.<br />
thực hiện sau đợt điều trị bằng các phương tiện 3. Moon HJ, Park JK, Lee JI et al (2007). "Conservative<br />
chẩn đoán tin cậy như chụp đại tràng, soi đại treatment for patients with acute right colonic diverticulitis".<br />
Am Surg, 73 (12), pp. 1237-41.<br />
tràng hoặc chụp cắt lớp điện toán. Vì vậy, điều 4. Oudenhoven LF, Koumans RK, Puylaert JB (1998). "Right<br />
trị nội khoa bảo tồn nên là điều trị khởi đầu cho colonic diverticulitis: US and CT findings--new insights<br />
bệnh nhân qua giai đoạn cấp tính, sau đó cần about frequency and natural history". Radiology, 208 (3), pp.<br />
611-8.<br />
phải khảo sát lại kỹ tình trạng bệnh nhân cũng 5. Park H C, Kim B S, Lee B H (2011). "Management of right<br />
như tình trạng bệnh túi thừa đại tràng để có kế colonic uncomplicated diverticulitis: outpatient versus<br />
inpatient management". World J Surg, 35 (5), pp. 1118-22.<br />
hoạch xử trí tiếp theo được tối ưu nhất.<br />
6. Yang HR, Huang HH, Wang YC et al (2006). "Management<br />
KẾT LUẬN of right colon diverticulitis: a 10-year experience". World J<br />
Surg, 30 (10), pp. 1929-34.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị bảo tồn<br />
.<br />
có tỉ lệ thành công cao với tỉ lệ tái phát chấp<br />
nhận được. Vì vậy, phương pháp này nên là lựa Ngày nhận bài báo: 15/08/2016<br />
chọn ban đầu cho những trường hợp viêm túi Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/09/2016<br />
thừa đại tràng phải.<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/11/2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
140 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br />