Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHẪU THUẬT<br />
CHẤN THƯƠNG THẬN KÍN NẶNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115<br />
Trần Thanh Phong*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục Tiêu: Ngày nay với sự tiến bộ của y học, việc điều trị không phẫu thuật chấn thương thận kín nặng đã<br />
đạt được nhiều kết quả khả quan. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả thực tế của việc<br />
điều trị không phẫu thuật chấn thương thận kín nặng tại bệnh viện Nhân Dân 115 trong 3 năm từ 1/2007 đến<br />
12/2009.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu 69 trường hợp bị chấn thương thận<br />
kín nặng nhập viện Nhân Dân 115. Những bệnh nhân nhập viện với tình trạng huyết động không ổn định, đe<br />
dọa tính mạng mặc dù đã được hồi sức đầy đủ sẽ được mổ cấp cứu thám sát cầm máu. Những trường hợp huyết<br />
động ổn định sẽ được theo dõi, điều trị bảo tồn, trong quá trình điều trị có thể sử dụng một số thủ thuật can thiệp<br />
tối thiểu như can thiệp nội mạch, nội soi và qua da…<br />
Kết quả: Với 69 bệnh nhân chấn thương thận kín nặng, đã có 5 trường hợp (7,2%) phải mổ cấp cứu vì chảy<br />
máu không kiểm soát được, đe dọa tính mạng (gồm 2 trường hợp độ IV và 3 là độ V, phải cắt thận cả 3 trường<br />
hợp độ V và 1 trường hợp độ IV). Sau đó phải mổ trì hoãn thêm 4 trường hợp (5,8%) nữa (2 là độ IV, 2 là độ V)<br />
vì nhiễm trùng quanh thận không giải quyết được bằng những kỹ thuật khác. Có 2 trường hợp chấn thương độ<br />
V chảy máu kéo dài được thuyên tắt cầm máu, một số trường hợp nhiễm trùng máu tụ, nang giả niệu được giải<br />
quyết tốt bằng dẫn lưu qua da có hoặc không có đặt thông JJ niệu quản. Tỉ lệ biến chứng sớm chấn thuơng thận<br />
đánh giá tại thời điểm xuất viện là không nhiều.<br />
Kết luận: Điều trị không phẫu thuật chấn thương thận kín nặng cho kết quả tương đối tốt với những<br />
trường hợp có huyết động ổn định. Tỉ lệ biến chứng sớm của điều trị là không nhiều. Chảy máu kéo dài có thể<br />
được kiểm soát bằng thuyên tắt mạch chọn lọc, những khối máu tụ nhiễm trùng hoặc nang giả niệu có thể giải<br />
quyết bằng dẫn lưu qua da có hoặc không có đặt thông JJ niệu quản.<br />
Từ khóa: Điều trị không phẫu thuật, chấn thương thận kín nặng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULT OF NONOPERATIVE TREATMENT OF MAJOR BLUNT RENAL TRAUMA<br />
AT PEOPLE’S HOSPITAL 115<br />
Tran Thanh Phong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 184 - 189<br />
Objective: Nonoperative treatment of major blunt renal trauma is progressively gaining acceptane. This<br />
study to evaluate the success rate and complications of this treatment at the Department of Urology, People’s<br />
hospital 115 from January 2007 to December 2009.<br />
Materials and Methods: This prospective study include 69 cases of blunt renal trauma between 1/2007<br />
and 12/2009. Patients with hemodynamic instability underwent immediate exploratory laparotomy.<br />
Nonoperative treatment for patients with hemodynamic stability.<br />
Results: Of 69 patients of major blunt renal trauma, Five patients (7.2%) (3 patients of grade V, 2 patients<br />
of grade IV) underwent immediate exploration and nephrectomy was done in 3 patients of grade V and in 1<br />
patient of grade IV. Two patients (of grade V) with persistent bleeding underwent angioembolization, Some<br />
∗<br />
<br />
Bệnh viện Nhân dân 115<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trần Thanh Phong<br />
<br />
184<br />
<br />
ĐT: 0906664030<br />
<br />
Email: tranthanhphong115@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
patients (of grade IV and grade V) with progressively increasing urinoma or hematoma or infection were treated<br />
by percutaneous drainage with or without ureteral stent. Four patients (5.8%) (two of grade IV and two patients<br />
of grade V) underwent delayed exploration for perinephric collection and nephrectomy was done all of two<br />
patients of grade V. Complications of blunt renal trauma were low.<br />
Conclusion: Nonoperative treatment of major blunt renal trauma is feasible in patients who are<br />
hemodynamically stable. Superselective arterial embolization can be an excellent option in patients with<br />
continuing hemorrhage. Hematoma or urinoma were treated by percutaneous drainage with or without ureteral<br />
stenting.<br />
Key words: Nonoperative treatment, Blunt renal trauma.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Chấn thương và vết thương thận ngày nay có<br />
xu hướng gia tăng tại các nước phát triển cũng<br />
như các nước đang phát triển. Với những tiến bộ<br />
của y học, quan điểm về điều trị chấn thương<br />
thận đã có nhiều thay đổi. Trước đây, những<br />
chấn thương thận nặng thường được điều trị<br />
phẫu thuật, tuy nhiên tỉ lệ phải cắt thận rất lớn.<br />
Ngày nay với những tiến bộ về phương tiện chẩn<br />
đoán hình ảnh, những phát triển về kỹ thuật qua<br />
da và nội soi đường niệu, những kỹ thuật trong<br />
can thiệp nội mạch và gây thuyên tắt mạch(2, 6),<br />
cùng với những phát triển về phương diện hồi<br />
sức, đa số các trường hợp chấn thương thận<br />
thường được điều trị nội khoa với kết quả tốt(1, 7),<br />
vì thế đã hạ thấp tỉ lệ phải cắt thận, giảm chi phí<br />
điều trị và tránh được những nguy cơ của một<br />
cuộc phẫu thuật(3, 5). Trên cơ sở đó chúng tôi thực<br />
hiện đề tài này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả<br />
của việc điều trị không phẫu thuật trong chấn<br />
thương thận kín nặng.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Tổng quát<br />
Đánh giá kết quả điều trị không phẫu thuật<br />
chấn thương thận kín nặng.<br />
Chuyên biệt<br />
1. Đánh giá tỉ lệ thành công của điều trị<br />
không phẫu thuật theo từng phân độ chấn<br />
thương thận.<br />
2. Xác định những biến chứng sớm có thể<br />
gặp trong quá trình điều trị và theo dõi chấn<br />
thương thận kín.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Các trường hợp chấn thương thận kín nặng<br />
(độ III, IV, V theo bảng phân độ của hiệp hội<br />
phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ) được chẩn<br />
đoán và điều trị tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ<br />
tháng 1/2007 đến tháng 12/2009.<br />
Không đưa vào mẫu nghiên cứu các trường<br />
hợp vết thương xuyên thấu thận, nhưng bệnh<br />
nhân đã được mổ thám sát thận từ tuyến trước.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiền cứu mô tả cắt ngang. Từ tháng 1/2007<br />
đến tháng 12/2009.<br />
Nơi thực hiện đề tài: Khoa Ngoại Niệu bệnh<br />
viện Nhân Dân 115.<br />
Bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu sẽ được ghi<br />
nhận các biến số nghiên cứu (đặc điểm lâm sàng,<br />
cận lâm sàng, các biện pháp điều trị và theo dõi,<br />
cũng như các biến chứng…)<br />
Cắt lớp điện toán: là xét nghiệm hình ảnh<br />
học chủ yếu để chẩn đoán và phân độ chấn<br />
thương thận cũng như phát hiện các tổn thương<br />
đi kèm. Chụp mạch máu thận khi nghi ngờ có<br />
tổn thương cuống thận.<br />
Chúng tôi phân độ tổn thương thận theo phân<br />
độ của Hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ.<br />
<br />
Điều trị chấn thương thận<br />
- Phẫu thuật cấp cứu: Chấn thương thận<br />
nặng, chảy máu không thể kiểm soát bằng hồi<br />
sức nội khoa, nguy cơ đe doạ tính mạng bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
185<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nếu bệnh nhân phẫu thuật vì tổn thương cơ<br />
quan khác trong ổ bụng (vỡ gan, lách…), chúng<br />
tôi mở phúc mạc thành sau để thám sát thận khi<br />
có chỉ định.<br />
- Điều trị không phẫu thuật, bảo tồn thận:<br />
Những chấn thương thận nặng, đã được hồi<br />
sức một cách tích cực và có diễn tiến lâm sàng<br />
thuận lợi.<br />
Kháng sinh dự phòng trong trường hợp tổn<br />
thương thận có liên quan đến hệ thống bài tiết,<br />
những bệnh nhân được đặt thông niệu đạo…<br />
Những bệnh nhân tiểu máu kéo dài, phải<br />
truyền nhiều máu thì chúng tôi cho chụp mạch<br />
máu thận và gây thuyên tắt chọn lọc để cầm<br />
máu.<br />
Những trường hợp rò nước tiểu không tự<br />
giới hạn, sẽ được đặt thông niệu quản (sonde JJ)<br />
dẫn lưu nước tiểu để tạo điều kiện cho thận<br />
lành tự nhiên.<br />
Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng khối máu tụ<br />
và nước tiểu quanh thận, sẽ được dẫn lưu qua da.<br />
Bất kể những diễn biến không thuận lợi trong<br />
quá trình điều trị và theo dõi, nếu không thể giải<br />
quyết tối ưu bằng những phương tiện trên, cần<br />
một cuộc phẫu thuật triệt để thì chúng tôi sẽ tiến<br />
hành phẫu thuật.<br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu<br />
Số liệu được ghi nhận vào bảng thu thập số<br />
liệu.<br />
Nhập số liệu vào máy vi tính và xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 11.5.<br />
Kiểm định sự tương quan giữa các biến số<br />
nghiên cứu nếu có bằng các phép kiểm thống kê<br />
λ2 và Student với ngưỡng ý nghĩa được chọn α <<br />
0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian từ tháng 1/2007 đến tháng<br />
12/2009 đã có 69 trường hợp chấn thương thận<br />
kín nặng được điều trị và theo dõi tại khoa<br />
Ngoại Niệu bệnh viện Nhân Dân 115 với kết<br />
quả như sau:<br />
<br />
Tuổi<br />
Độ tuổi trung bình: 32,16 ± 13,12 tuổi (6 – 85)<br />
Bảng 1: Phân bố theo tuổi<br />
Tuổi<br />
<br />
Số bệnh nhân (n)<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
≤ 15<br />
16 - 30<br />
31 - 45<br />
46 – 60<br />
> 60<br />
Tổng<br />
<br />
2<br />
<br />
2,9<br />
<br />
37<br />
14<br />
10<br />
6<br />
69<br />
<br />
53,6<br />
20,3<br />
14,5<br />
8,7<br />
100<br />
<br />
Giới tính<br />
- Nam: 42 trường hợp (60,9%).<br />
- Nữ: 27 trường hợp (39,1%).<br />
- Tỷ lệ nam/ nữ: 1,5.<br />
<br />
Nguyên nhân chấn thương<br />
Bảng 2: Nguyên nhân chấn thương<br />
Nguyên nhân chấn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)<br />
Tai nạn giao thông<br />
Tai nạn lao động<br />
Tai nạn sinh hoạt<br />
<br />
42<br />
14<br />
5<br />
<br />
60,9<br />
20,3<br />
7,2<br />
<br />
Bạo lực<br />
Tai nạn thể thao<br />
Tổng<br />
<br />
5<br />
3<br />
69<br />
<br />
7,2<br />
4,4<br />
100<br />
<br />
Thận bị chấn thương<br />
- Thận phải : 33 trường hợp (47,8%).<br />
- Thận trái : 36 trường hợp (52,2%).<br />
- Tỷ lệ chấn thương thận phải/ thận trái: 1/1.<br />
Không có trường hợp nào chấn thương cả 2<br />
thận cùng lúc.<br />
<br />
Tổn thương phối hợp<br />
Tổn thương thận đơn thuần: 41 trường hợp,<br />
chiếm 59,4%, chấn thương thận có kèm thương<br />
tổn khác: 28 trường hợp, chiếm 40,6%, chấn<br />
thương phối hợp thường gặp nhất là chấn<br />
thương gan, lách.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
Xét nghiệm sinh hoá<br />
- Hồng cầu: 3,71 ± 0,86 triệu/mm3 (1,54 – 5,6).<br />
- Hct: 34,12 ± 6,12% (14,10 – 46,05).<br />
- Bạch cầu: 14,72 ± 6,14 k/mm3 (5,62 – 29,9).<br />
- BUN: 14,27 ± 6,7 mg% (9,08 – 61,02).<br />
<br />
186<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
- Creatinin: 1,13 ± 0,57 mg% (0,7 – 6,7).<br />
<br />
Chụp động mạch thận<br />
Trong mẫu nghiên cứu có 2 trường hợp nghi<br />
ngờ có tổn thương động mạch thận chính trên<br />
chụp cắt lớp vi tính nhưng vì tình trạng bệnh<br />
nặng và có kèm thương tổn khác nên không chụp<br />
được mạch máu thận, nhưng sau đó khi bệnh ổn<br />
định, được siêu âm Doppler mạch máu thận thấy<br />
tưới máu thận tốt.<br />
Chụp cắt lớp điện toán<br />
Tất cả bệnh nhân đều được chụp cắt lớp điện<br />
toán để phân độ chấn thương thận, cũng như<br />
phát hiện các thương tổn phối hợp<br />
Bảng 3: Phân độ chấn thương thận<br />
Phân độ<br />
Độ III<br />
Độ IV<br />
Độ V<br />
Tổng<br />
<br />
Số trường hợp (n)<br />
38<br />
22<br />
9<br />
69<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
55<br />
31,9<br />
13,1<br />
100<br />
<br />
Điều trị chấn thương thận<br />
Bảng 4: Điều trị chấn thương thận nặng<br />
Điều trị<br />
Điều trị không phẫu thuật<br />
Phẫu thuật cấp cứu<br />
Tổng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(n)<br />
64<br />
92,8<br />
5<br />
7,2<br />
124<br />
100<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
+ Có 20 trường hợp chấn thương thận độ IV<br />
được điều trị không phẫu thuật. Trong đó có : 2<br />
trường hợp (9%) phải phẫu thuật để khâu lại<br />
thận vỡ, 5 trường hợp được đặt thông JJ giúp dẫn<br />
lưu nước tiểu, hỗ trợ điều trị rò thoát nước tiểu<br />
kéo dài, giúp thận lành tự nhiên và đã đạt kết<br />
quả tốt, 4 trường hợp được dẫn lưu qua da (2<br />
trường hợp điều trị nhiễm trùng khối máu tụ<br />
quanh thận, 2 là để dẫn lưu nang giả niệu) đạt<br />
kết quả tốt.<br />
+ Có 6 trường hợp chấn thương thận độ V<br />
được điều trị theo dõi sau chấn thương, trong đó:<br />
2 trường hợp (22%) phải mổ sau đó để cắt thận vì<br />
bệnh nhân đau nhiều và thận vỡ nát mất chức<br />
năng, 2 trường hợp tiểu máu kéo dài phải chụp<br />
động mạch thận và gây thuyên tắc để cầm máu,<br />
sau đó được đặt JJ để dẫn lưu nước tiểu kết hợp<br />
dẫn lưu qua da, cho kết quả tốt, 2 trường hợp<br />
được dẫn lưu qua da để điều trị khối nhiễm<br />
trùng quanh thận, thận lành tự nhiên ổn.<br />
Bảng 5:Tỷ lệ điều trị không phẫu thành công theo<br />
từng phân độ chấn thương thận:<br />
Mức độ chấn<br />
thương thận<br />
Độ III<br />
Độ IV<br />
Độ V<br />
<br />
Tỉ lệ điều trị không phẫu thuật<br />
thành công (%)<br />
100<br />
81,8<br />
44,4<br />
<br />
Phẫu thuật cấp cứu<br />
<br />
Lượng máu truyền<br />
<br />
Có 5 trường hợp (4%) phải phẫu thuật cấp<br />
cứu vì chảy máu không kiểm soát được, đe dọa<br />
tính mạng bệnh nhân, trong đó:<br />
<br />
Không phải truyền máu với 47 trường hợp<br />
(68,2%).<br />
<br />
- Có 2 trường hợp là chấn thương độ IV, được<br />
mổ vì có kèm chấn thuơng bụng, mổ thám sát<br />
phối hợp với chấn thương bụng, 1 ca phải cắt<br />
thận cầm máu, khâu cầm máu bảo tồn 1 trường<br />
hợp.<br />
<br />
Truyền máu trong 22 trường hợp (31,8%).<br />
Lượng máu truyền trung bình là 3,2 đơn vị,<br />
nhiều nhất là 11 đơn vị, ít nhất là 1 đơn vị, chủ<br />
yếu dùng trong những trường hợp chấn thương<br />
thận nặng hoặc có thương tổn phối hợp gây mất<br />
nhiều máu.<br />
<br />
- Có ba trường hợp là chấn thương độ V, cả<br />
ba trường hợp đều được cắt thận để cầm máu.<br />
<br />
Thời gian điều trị<br />
<br />
Điều trị không phẫu thuật<br />
+ Có 38 trường hợp (55%) là chấn thương<br />
thận độ III, được điều trị bảo tồn không phẫu<br />
thuật, tất cả đều thành công, không ghi nhận biến<br />
chứng nào đáng kể.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
- Thời gian nằm viện trung bình: 7,4 ± 4,16<br />
ngày.<br />
- Ngắn nhất: 3 ngày.<br />
- Nằm lâu nhất: 27 ngày, đây là trường hợp<br />
chấn thương thận độ V, được thuyên tắc mạch<br />
<br />
187<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
cầm máu, sau đó chảy máu thứ phát, được truyền<br />
tổng cộng 11 đơn vị máu, điều trị nội khoa tạm ổn.<br />
<br />
Biến chứng sớm của chấn thương thận kín<br />
- Nhiễm trùng khối máu tụ quanh thận: 8<br />
trường hợp (11,6%).<br />
- Chảy máu kéo dài: 2 trường hợp (2,9%).<br />
- Nang giả niệu: 2 trường hợp (2,9%).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi bệnh nhân<br />
Theo Mazeman E, Biserte J(4), 80% trường hợp<br />
chấn thương thận trong lứa tuổi rất trẻ, dưới 25<br />
tuổi. Theo Vũ Nguyễn Khải Ca(8), độ tuổi trung<br />
bình là 30,5 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi, độ<br />
tuổi trung bình 32,16 tuổi, giống như những<br />
nghiên cứu trong nước và thế giới, đây là độ tuổi<br />
đang học tập và lao động trong xã hội.<br />
<br />
Giới<br />
Chấn thương thận kín thường gặp ở nam.<br />
Theo Mazeman E(4) tỉ lệ này là 76,21%, nữ 23,79%.<br />
Ở Việt Nam, chấn thương thận xảy ra chủ yếu ở<br />
giới nam, chiếm từ 73 – 80%, nữ giới chiếm<br />
khoảng 20 – 25%(8). Trong nghiên cứu chúng tôi,<br />
bệnh nhân nam chiếm 60,9%, nữ 39,1%. Tỉ lệ<br />
nam/ nữ = 1,5. Sự khác biệt về giới có ý nghĩa<br />
thống kê (với p < 0,05).<br />
<br />
Nguyên nhân chấn thương<br />
Nguyên nhân chấn thương ở các nước phát<br />
triển đứng đầu là tai nạn giao thông: Pháp:<br />
66,67%(4). Ở Việt Nam: từ 49,3% đến 78,8%(8).<br />
Theo thống kê của chúng tôi, nguyên nhân chấn<br />
thương thận hàng đầu là tai nạn giao thông:<br />
60,9%, kế đến là tai nạn lao động: 20,3%. Những<br />
va chạm gián tiếp do té cao thường gây tổn<br />
thương mạch máu là chủ yếu, cơ chế chấn<br />
thương kiểu này ít gặp, nên dạng thương tổn<br />
mạch máu cũng không nhiều trong nghiên cứu<br />
chúng tôi.<br />
<br />
Các tổn thương phối hợp<br />
Theo Santucci và cs (2003)(3), chấn thương<br />
thận có phối hợp với các thương tổn khác là 61%,<br />
của tác giả Vũ Nguyễn Khải Ca(8) là 49,02%.<br />
<br />
188<br />
<br />
Theo số liệu của chúng tôi, tỉ lệ chấn thương<br />
thận có kèm tổn thương cơ quan khác là 28/69<br />
trường hợp (40,6%). Đứng đầu là các thương tổn<br />
vùng bụng như gan, lách, kế đến là gãy xương<br />
chi.<br />
<br />
Điều trị chấn thương thận<br />
Mục tiêu điều trị chấn thương thận là bảo tồn<br />
tối đa chức năng thận, hạn chế biến chứng đến<br />
mức tối thiểu. Những trường hợp có huyết động<br />
không ổn định, đe doạ tính mạng cần phải được<br />
phẫu thuật kịp thời để cứu sống bệnh nhân.<br />
Những trường hợp huyết động ổn định, điều trị<br />
nội khoa bảo tồn thận là chọn lựa hàng đầu ngay<br />
cả với những tổn thương thận rất nặng nếu được<br />
đánh giá tốt và có điều kiện theo dõi(1, 3, 5).<br />
Nhiều nghiên cứu khẳng định việc điều trị<br />
bảo tồn chấn thương thận nặng rất khả quan,<br />
giảm thời gian nằm viện, giảm lượng máu mất,<br />
tránh được cuộc phẫu thuật có khả năng phải cắt<br />
thận(1, 3, 7). Tuy nhiên phẫu thuật vẫn phải được<br />
cân nhắc trong một số tình huống chọn lọc. Tất cả<br />
các tác giả đều thống nhất nên có chỉ định tuyệt<br />
đối phẫu thuật trong vài trường hợp: chảy máu<br />
không kiểm soát được đe doạ tính mạng, tổn<br />
thương đứt mạch máu cuống thận, thuyên tắc<br />
động mạch thận hai bên hoặc tắc động mạch thận<br />
ở bệnh nhân chỉ một thận cần phẫu thuật để tái<br />
tạo tuần hoàn thận(3).<br />
<br />
Chấn thương thận độ III<br />
Theo Hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ,<br />
thương tổn thận độ III là đường vỡ nhu mô từ vỏ<br />
thận vào tuỷ thận nhưng chưa đến hệ thống đài<br />
bể thận, không thoát thuốc cản quang ra ngoài<br />
thận. Đa số được điều trị nội khoa bảo tồn cho<br />
kết quả tốt.<br />
Điều trị nội khoa bảo tồn 38/38 trường hợp<br />
(100%), chúng tôi thấy điều trị không phẫu chấn<br />
thương thận độ III đơn thuần rất tốt, an toàn và<br />
hiệu quả, ít biến chứng như nhận định của nhiều<br />
tác giả(3, 5, 7).<br />
<br />
Chấn thương thận độ IV<br />
Các tác giả có khuynh hướng điều trị ngoại<br />
khoa chấn thương thận độ IV, với những tiến bộ<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />