Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT KHI GẮNG SỨC<br />
Ở PHỤ NỮ BẰNG GIÁ ĐỠ DƯỚI NIỆU ĐẠO TOT TẠI BỆNH VIỆN FV<br />
TP HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Ngọc Tiến*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả cũng như tính an toàn của phương pháp mổ<br />
ít xâm lấn đặt dãi băng TOT qua lỗ bịt điều tri tiểu không kiểm soát khi gắng sức (TKKSKGS) ở phụ nữ.<br />
Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: 126 phụ nữ bị TKKSKGS trên lâm sàng, khám nghiệm pháp<br />
Bonney (+) và xét nghiệm niệu động lực học cho thấy vùng kiểm soát nước tiểu âm tính ≥70%. Tất cả bệnh<br />
nhân được phẫu thuật đặt dãi băng TOT dưới niệu đạo (từ 02/2006 đến 10/2010). Có 5 BN có phẫu thuật điều<br />
trị TKKS trước đó. Có 4 BN được phẫu thuật sa bàng quang đi kèm. Tuổi trung bình 54 tuổi (39-85). Dãi băng<br />
polypropylene (Cousin, Aspide Medicale) được đặt dưới niệu đạo qua lỗ bịt theo hướng từ trong ra ngoài. Thời<br />
gian theo dõi trung bình 12 tháng. Đánh giá biến chứng quanh và sau mổ, kết quả khách quan qua nghiệm pháp<br />
gắng sức, kết quả chủ quan qua các câu hỏi về sự hài lòng của BN sau phẫu thuật.<br />
Kết quả: Đánh giá kết quả sau 1 năm thành công 96,8%, có cải thiện nhưng xem như thất bại 3,2%. Biến<br />
chứng quanh và sau mổ 19,8% không có vết thương mạch máu, thần kinh hay ống tiêu hóa. Có 9 BN (7,1%)<br />
đau đùi nhẹ sau mổ. 12 BN (9,5%) có rối loạn đi tiểu sau mổ (tiểu khó hay bí tiểu). Không có hiện tượng đào<br />
thải mảnh ghép hay bào mòm âm đạo trong quá trình theo dõi.<br />
Kết luận: Sau 1 năm nghiên cứu tiến cứu kỹ thuật mổ qua lỗ bịt được khởi xướng bởi E Delorme, có thể<br />
khẳng định đây là một phương pháp mổ để điều trị TKKSKGS ở phụ nữ mang tính đơn giản nhưng hiệu quả<br />
và an toàn với biến chứng không thấp, có thể phối hợp cùng lúc với phẫu thuật điều trị sa tạng chậu.<br />
Từ khóa: Tiểu không kiểm soát, TOT.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL TREATMENT OF FEMALE STRESS URINARY INCONTINENCE WITH A TRANSOBTURATOR-TAPE (T.O.T.) AT FV HOSPITAL HO CHI MINH CITY: SHORT TERM RESULTS OF A<br />
PROSPECTIVE STUDY.<br />
Nguyen Ngoc Tien *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 137 - 145<br />
Objective: The aim of the study was to assess the efficacy and safety of a new minimally invasive surgical<br />
procedure using the Trans-Obturator-Tape (TOT) to treat female stress urinary incontinence.<br />
Patients and methods: 126 women with stress urinary incontinence (SUI) with Bonney manoevre positive<br />
associated with continence area control were negative ≥70% on urodynamic investigation. All the patients<br />
underwent the T.O.T. procedure (February 2006 to October 2010). 5 patients were previously operated for<br />
incontinence. 4 patients were operated at the same time for their cystocele. Mean age was 54 years (39-85). A<br />
polypropylene tape (Cousin, Aspide Medicale) was placed under the mid-urethra. The surgical placement<br />
technique utilises a trans-obturator inside-out approach. The average follow-up was 12 months. Morbidity per and<br />
peri operation, the objective result by stress-test, the subjective result by questionnaire of satisfaction and the<br />
short-term complications were analyzed.<br />
*<br />
<br />
Bệnh Viện FV TP Hồ Chí Minh<br />
<br />
Tác giả liên lạc: ThS.Bs Nguyễn Ngọc Tiến. ĐT: 0913718836. Email: tien.nguyen@fvhospital.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
137<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Results: At 1 year follow-up 96.8% of the patients were completely cured and 3.2% were improved. The<br />
overall peri-operative complication rate was 19.8% with no vascular, nerve or bowel injury. 9 patients (7.1%) had<br />
slight thigh pain. 12 patients (9.5%) had post-operative dysuria or urinary retention. In the long run there were<br />
no rejection of the prosthesis and no vaginal erosions.<br />
Conclusion: The present prospective study with confirms the results obtained by the instigator of the<br />
technique, E. Delorme, and allows us to consider T.O.T. as a simplicity technique but effective and safe with low<br />
morbidity for the treatment of female stress urinary incontinence, alone or in combination with prolapse repair.<br />
Key words: Urinary incontinence, TOT<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức(29) được<br />
định nghĩa là một hiện tượng thoát nước tiểu ra<br />
ngoài niệu đạo không theo ý muốn cũng như<br />
không do sự co thắt của cơ détrusor. Hiện tượng<br />
này diễn ra nặng dần đến một lúc nào đó người<br />
phụ nữ cảm thấy “tàn phế” với chất lượng cuộc<br />
sống suy giảm(1). Nhiều tiến bộ đã được báo cáo<br />
từ đầu thế kỷ về phát triển phẫu thuật kiểm soát<br />
nước tiểu. Kelly, Dumm (1914)(20) và sau đó,<br />
Bonney(5) đã ghi nhận hiện tượng mất nâng đỡ<br />
vùng niệu đạo trên những phụ nữ tiểu không<br />
kiểm soát khi gắng sức nên đã đề nghị phương<br />
pháp khâu nếp gấp của cân quanh niệu đạo.<br />
Đến 1949, Marshall(26) theo kinh nghiệm của<br />
mình đã đính mô quanh niệu đạo vào xương<br />
mu để làm giảm đi hiện tương tiểu không kiểm<br />
soát khi gắng sức. Nhiều tác giả sau đó đã phát<br />
triển kỹ thuật chống tiểu không kiểm soát bằng<br />
cách cố định gián tiếp cổ bàng quang và mô<br />
xung quanh niệu đạo thông qua âm đạo (treo cổ<br />
bàng quang qua dây chằng Cooper theo Burch,<br />
treo cổ bàng quang đơn giản theo Pereyra và<br />
Raz…). Năm 1976, Richardson(32) đã đề nghị<br />
phương pháp điều trị tùy theo từng bệnh nhân<br />
và theo sinh lý bệnh học. Thật vậy, cùng giai<br />
đoạn này, người ta đã phân biệt được hiện<br />
tượng tiểu không kiểm soát do suy yếu cơ vòng<br />
và hiện tượng tiểu không kiểm soát do suy yếu<br />
sự nâng đỡ niệu đạo đi kèm với tăng dịch<br />
chuyển của niệu đạo(21). Do đó, De Lancey (1994)<br />
đã nhấn mạnh vai trò rất quan trọng của việc<br />
nâng đỡ niệu đạo(10,11) song song đó Petros và<br />
Ulmsten đã mô tả hệ thống nâng đỡ niệu đạo<br />
“động”, đã làm nền tảng cho kỹ thuật đặt giá đỡ<br />
<br />
138<br />
<br />
dưới niệu đạo không căng TVT và sau đó là kỹ<br />
thuật TOT.<br />
Tại Việt Nam, từ lâu các phẫu thuật viên<br />
niệu khoa cũng đã ứng dụng các kỹ thuật điều<br />
trị tiểu không kiểm soát như kỹ thuật MarionKelly, Marshall- Marchetti, Goebell Stoeckell,<br />
Burch.... Tuy có nhiều kỹ thuật điều trị, nhưng<br />
vẫn chưa có kỹ thuật nào có thể nói là tối ưu, do<br />
đó chúng tôi nghiên cứu một phương pháp với<br />
hy vọng điều trị tốt và phù hợp nhất trong hoàn<br />
cảnh Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả BN có triệu chứng TKKSKGS đến<br />
khám tại khoa Niệu Bệnh viện FV trong thời<br />
gian nghiên cứu từ tháng 2/2006 đến tháng<br />
10/2010 có chỉ định phẫu thuật đặt giá đỡ dưới<br />
niệu đạo.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Có hiện tượng tiểu không kiểm soát khi<br />
gắng sức trên lâm sàng. Khám lâm sàng: nghiệm<br />
pháp Bonney (+). Thăm khám Niệu động lực<br />
học: bàng quang ổn định, vùng kiểm soát nước<br />
tiểu âm tính ≥ 70%.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Rối loạn đi tiểu khác đi kèm với nước tiểu<br />
tồn lưu > 100 ml. Bệnh nhân vẫn chấp nhận cuộc<br />
sống với tình trạng tiểu không kiểm soát khi<br />
gắng sức hoặc không đồng ý phẫu thuật. Có<br />
chống chỉ định phẫu thuật sau khi khám tiền<br />
mê. Bệnh nhân còn có ý định sanh con. Bệnh<br />
nhân có tiền sử xạ trị vùng chậu.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
Tiêu chuẩn đánh giá thành công hay thất<br />
bại<br />
-Bệnh nhân được xem là thành công khi<br />
chấm dứt hoàn toàn TKKSKGS trong tuần đầu<br />
tiên sau mổ.<br />
-Bệnh nhân được xem như thất bại khi lâm<br />
sàng còn TKKSKGS dù ít hay nhiều.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Thời gian nghiên cứu: từ 2/2006 đến 10/2010,<br />
tại khoa Niệu Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Phương tiện và trang thiết bị<br />
-Dụng cụ trong phẫu thuật: cần bộ dụng cụ<br />
trung phẫu thông thường nhưng đặc biệt lưu ý<br />
những dụng cụ tuyệt đối cần thiết như: kéo đầu<br />
tù Metzenbaum cỡ vừa, kẹp Babcock, mảnh<br />
ghép dùng làm giá đỡ dưới niệu đạo<br />
polypropylène loại đơn sợi, bộ kim dùng để đặt<br />
giá đỡ TOT có cải biên có thể khử trùng sử dụng<br />
lại nhiều lần và riêng dùng cho kỹ thuật đặt giá<br />
đỡ từ trong ra ngoài (có tay cầm thuận lợi cho<br />
phẫu thuật viên có lỗ ở đầu kim để mang dây<br />
của giá đỡ), ống thông niệu đạo bàng quang<br />
Foley CH16.<br />
-Bộ dụng cụ nội soi bàng quang với ống<br />
kính có góc nhìn 700 hiệu Storz cũng phải được<br />
chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp cần phải<br />
kiểm tra khi có dấu hiệu nghi ngờ có biến chứng<br />
thủng bàng quang trong lúc mổ.<br />
-Siêu âm: để đánh giá các bệnh lý đi kèm<br />
cũng như nước tiểu tồn lưu, máy đo niệu động<br />
lực học, máy chụp hình, quay phim..<br />
<br />
Phương thức tiến hành<br />
Thăm khám trước mổ:<br />
<br />
Lâm sàng<br />
+Đánh giá thang điểm MHU (Mesure du<br />
Handicap Urinaire), thang điểm chất lượng cuộc<br />
sống Ditrovie, mức độ TKKSKGS theo<br />
Ingelmann Sundberg. Một số yếu tố phụ khác:<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đặt băng âm đạo bảo vệ, sự ảnh hưởng của<br />
TKKSKGS lên sinh hoạt xã hội, sinh hoạt tình<br />
dục.<br />
+Khám lâm sàng với bàng quang đầy dung<br />
tích ít nhất là 250 ml, cho bệnh nhân ho để tìm<br />
nghiệm pháp Bonney dương tính. Cơ nâng hậu<br />
môn cũng được ghi nhận theo tiêu chuẩn đánh<br />
giá sức cơ.<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
+Siêu âm hệ niệu: nhằm phát hiện các bất<br />
thường khác đi kèm trên hệ niệu cũng như đo<br />
nước tiểu tồn lưu nếu có. Đo niệu động lực học:<br />
nhằm đánh giá tình trạng ổn định của bàng<br />
quang, áp lực cơ vòng niệu đạo, niệu dòng đồ<br />
tối đa và vùng kiểm soát nước tiểu âm tính.<br />
+Các xét nghiệm thường quy.<br />
Chọn bệnh theo tiêu chuẩn chọn bệnh, giải<br />
thích phương pháp phẫu thuật đặt giá đỡ qua lỗ<br />
bịt TOT. Hoàn tất phiếu đồng ý phẫu thuật.<br />
Khám tiền mê bởi Bác Sĩ gây mê với các xét<br />
nghiệm tiền mê và phân loại nguy cơ theo ASA<br />
và kiểm tra có chống chỉ định gây mê hay<br />
không.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Chọn kỹ thuật mổ đặt giá đỡ dưới niệu đạo<br />
TOT từ trong ra ngoài (Inside-out) tại Việt Nam<br />
và trong điều kiện Việt Nam được tiến hành<br />
như sau:<br />
-Vô cảm: Gây mê nội khí quản hoặc tê tủy<br />
sống.<br />
-Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa tư thế sản phụ<br />
khoa.<br />
-Trải khăn vùng mổ: để lộ nếp đùi<br />
-Treo môi nhỏ bằng mũi chỉ Nylon phía<br />
trong nếp đùi.<br />
-Đặt thông Foley CH 16: làm trống bàng<br />
quang hoàn toàn.<br />
-Định vị trí ra của giá đỡ ở vùng bẹn 2 bên<br />
-Rạch niêm mạc âm đạo dài 1cm và dưới lỗ<br />
niệu đạo.<br />
-Tách âm đạo và mô quanh niệu đạo cho<br />
đến khi tiếp xúc với ngành ngồi – mu.<br />
<br />
139<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
-Đặt dụng cụ dẫn đường cho kim TOT mang<br />
giá đỡ.<br />
-Đặt kim TOT.<br />
-Thực hiện cùng động tác và đặt kim cho<br />
bên đối diện.<br />
-Giá đỡ được đưa vào dưới niệu đạo.<br />
-Kéo 2 đầu giá đỡ ngoài ra da.<br />
-Cắt giá đỡ ngoài da hai bên bẹn.<br />
-Khâu đường rạch âm đạo và đường rạch da<br />
bẹn 2 bên.<br />
-Ống thông niệu đạo được lấy ra sáng hôm<br />
sau trước khi xuất viện.<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật: Theo dõi bệnh<br />
nhân sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 1 năm.<br />
Đánh giá các biến chứng (nếu có).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm chung<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
< 55<br />
> 55<br />
Tiền sử sanh con<br />
Tiền sử sanh khó<br />
Tiền sử nội khoa<br />
Cao HA<br />
Tiểu đường<br />
Cao HA + Tiểu đường<br />
Tiền sử nội khoa khác<br />
Tiền sử điều trị TKKSKGS trước đó<br />
Tiền sử ngoại khoa khác<br />
Đặt băng bảo vệ âm đạo<br />
Ảnh hưởng đến tình dục<br />
Ảnh hưởng đến xã hội<br />
Tăng dịch chuyển niệu đạo cổ bàng<br />
quang<br />
Sa tạng chậu đi kèm<br />
Sa bàng quang<br />
Sa sinh dục<br />
Sa trực tràng<br />
Sức cơ nâng hậu môn<br />
Độ 0<br />
Độ 1<br />
Độ 2<br />
Độ 3<br />
Độ 4<br />
<br />
140<br />
<br />
Số TH Tỷ lệ (%)<br />
79<br />
47<br />
<br />
62,7<br />
37,3<br />
<br />
10<br />
<br />
7,9<br />
<br />
20<br />
2<br />
7<br />
24<br />
5<br />
34<br />
45<br />
<br />
59<br />
<br />
15,9<br />
1,6<br />
5,6<br />
19<br />
4,0<br />
27<br />
35,7<br />
48<br />
61,9<br />
46,8<br />
<br />
16<br />
1<br />
4<br />
<br />
11,9<br />
0,8<br />
3,2<br />
<br />
3<br />
22<br />
79<br />
16<br />
6<br />
<br />
2,4<br />
17,5<br />
62,7<br />
12,7<br />
4,8<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số TH Tỷ lệ (%)<br />
Mức độ TKKSKGS trước mổ<br />
Độ 1<br />
29,4<br />
Độ 2<br />
61,9<br />
Độ 3<br />
8,7<br />
Thăm khám niệu động lực học trước mổ<br />
Bàng quang không ổn định<br />
4<br />
3,2<br />
Tăng áp lực cơ vòng<br />
31<br />
Suy yếu cơ vòng<br />
20<br />
Cổ bàng quang mở khó<br />
34<br />
27<br />
Vùng kiểm soát nước tiểu âm tính ><br />
126<br />
100<br />
70%<br />
126<br />
100<br />
Niệu dòng đồ bình thường<br />
Phương pháp vô cảm khi mổ<br />
Gây mê<br />
71,4<br />
Gây tê<br />
28,6<br />
Thời gian mổ<br />
10 – 20 phút<br />
35<br />
20 – 30 phút<br />
62<br />
> 30 phút<br />
3<br />
Phẫu thuật đi kèm<br />
4<br />
3<br />
Thời gian nằm viện<br />
1 ngày<br />
110<br />
87,3<br />
2 ngày<br />
3<br />
2,4<br />
3 ngày<br />
7<br />
5,6<br />
4 ngày<br />
5<br />
3,9<br />
5 ngày<br />
1<br />
0,8<br />
<br />
Kết quả về các triệu chứng lâm sàng và cận<br />
lâm sàng trước mổ<br />
Điểm số các triệu chứng cơ năng trên hệ<br />
niệu trước mổ được ghi nhận sau:<br />
Bảng 2: Kết quả trả lời câu hỏi MHU của bệnh nhân<br />
trước mổ TOT.<br />
MHU trước Điểm số trung<br />
Trung vị<br />
Tối thiểu-tối<br />
mổ<br />
bình ± Độ lệch (khoảng tứ vị)<br />
đa<br />
chuẩn<br />
MHU 1<br />
0,88 ± 1,383<br />
0 (0-2)<br />
0- 6<br />
MHU 2<br />
1,59 ± 1,698<br />
1 (0-2)<br />
0- 7<br />
MHU 3<br />
2,25 ± 0,498<br />
2 (2-2)<br />
2- 4<br />
MHU 4<br />
0<br />
MHU 5<br />
0<br />
<br />
-Theo bảng chất lượng cuộc sống Ditrovie:<br />
+Điểm số trước mổ: 3 (3-4) điểm: trung vị<br />
(khoảng tứ vị).<br />
Như vậy: Có 50% mẫu nghiên cứu có chất<br />
lượng cuộc sống trước mổ là 3. Chất lượng sống<br />
của BN bị ảnh hưởng ít nhiều và không có ai<br />
cảm thấy thật sự thoải mái với tình trạng hiện tại<br />
của họ liên quan đến vấn đề đi tiểu.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kết quả về mặt chức năng đi tiểu sau mổ<br />
<br />
Các biến chứng trong lúc mổ<br />
<br />
Bảng 3: Kết quả trả lời câu hỏi MHU của bệnh nhân<br />
sau mổ TOT.<br />
<br />
-Vết thương bàng quang và vết thương niệu<br />
đạo<br />
Các tổn thương đường tiểu dưới sau đặt giá<br />
đỡ dưới niệu đạo qua lỗ bịt tương đối hiếm(31)<br />
nhưng cũng đã được mô tả trong y văn(4).Theo<br />
đó, tỷ lệ thủng bàng quang qua lỗ bịt là dưới<br />
1%(23). Theo nghiên cứu của Sung và cộng sự cho<br />
thấy nguy cơ thủng bàng quang qua ngã lỗ bịt<br />
giảm (0,2%) so với ngã sau xương mu (3,5%)(34).<br />
Các kết quả nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên và<br />
đa trung tâm của David Montefiore và cs cũng<br />
cho thấy kết quả tương tự(9). Trong loạt nghiên<br />
cứu của tôi không có biến chứng thủng bàng<br />
quang hay vết thương niệu đạo.<br />
<br />
MHU sau mổ<br />
<br />
Điểm số trung<br />
Trung vị<br />
Tối thiểu<br />
bình<br />
(khoảng tứ vị) - tối đa<br />
± Độ lệch chuẩn<br />
<br />
MHU 1<br />
MHU 2<br />
MHU 3<br />
MHU 4<br />
MHU 5<br />
<br />
0,33 ± 0,837<br />
0,42 ± 0,991<br />
0,06 ± 0,374<br />
0<br />
0,25 ± 0,826<br />
<br />
0 (0-0)<br />
0 (0-0)<br />
0 (0-0)<br />
0<br />
0 (0-0)<br />
<br />
0-4<br />
0-6<br />
0-3<br />
0<br />
0-4<br />
<br />
Bảng 4: Các rối loạn đi tiểu của bệnh nhân sau mổ<br />
TOT.<br />
Số TH<br />
Tỷ lệ (%)<br />
3 tháng 6 tháng 1 năm 3 tháng 6 tháng 1 năm<br />
Bí tiểu<br />
4<br />
0<br />
0<br />
3,2<br />
0<br />
0<br />
Tiểu khó<br />
8<br />
0<br />
0<br />
6,3<br />
0<br />
0<br />
Tiểu gấp<br />
8<br />
4<br />
3<br />
6,3<br />
3,2<br />
2,4<br />
mới xuất<br />
hiện<br />
Tổng<br />
20<br />
4<br />
3<br />
15,8<br />
3,2<br />
2,4<br />
cộng<br />
<br />
Kết quả về các biến chứng sau mổ<br />
Bảng 5: kết quả các biến chứng sau mổ.<br />
Biến chứng<br />
Trong lúc mổ:<br />
Vết thương bàng quang hay niệu<br />
đạo<br />
Rách âm đạo<br />
Chảy máu<br />
Thủng tiêu hóa<br />
Sau mổ sớm<br />
Tụ máu nông vùng mổ<br />
Khối máu tụ vùng Retzius<br />
Đau đùi<br />
Rối loạn tắc nghẽn sau mổ (tiểu<br />
khó, bí tiểu)<br />
Sau mổ muộn<br />
Bào mòn âm đạo<br />
Bào mòn bàng quang<br />
Bào mòn niệu đạo<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số TH<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
0<br />
2/126<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
1,6<br />
0<br />
0<br />
<br />
2/126<br />
1/126<br />
9/126<br />
12/126<br />
<br />
1,6<br />
0,8<br />
7,1<br />
9,5<br />
<br />
Theo các báo cáo y văn từ 1995 đến 2007, tỷ<br />
lệ rách âm đạo cao hơn trong ngã qua lỗ bịt (0 10,9%) so với ngã sau xương mu (0-1,5%)(7). Các<br />
kết quả nghiên cứu tiến cứu của David<br />
Montefiore và cộng sự cũng cho thấy kết quả<br />
tương tự. Theo nghiên cứu này, khâu lại vết<br />
rách âm đạo rất đơn giản bằng những mũi khâu<br />
rời với kết quả rất tốt(9). Cũng theo vài nghiên<br />
cứu có nhận định rằng: vết rách âm đạo xảy ra<br />
nhiều hơn qua đường vào từ ngoài vào trong so<br />
với đường vào từ trong ra ngoài qua lỗ bịt(6).<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
19,8<br />
<br />
Chúng tôi có 2 TH vết thương âm đạo trong<br />
bài báo cáo kết quả 52 TH phẫu thuật TOT đầu<br />
tiên và đó cũng chính là 2 TH trong 10 bệnh<br />
nhân khi tôi bắt đầu ứng dụng kỹ thuật mổ mới<br />
này.<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
25/126<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Biến chứng<br />
Theo y văn tỷ lệ biến chứng chung sau phẫu<br />
thuật TVT là 4% đến 75% và sau phẫu thuật<br />
TOT là 10,5 đến 31% (7).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
-Vết thương âm đạo<br />
Biến chứng này thường xảy ra trong quá<br />
trình bóc tách âm đạo không đầy đủ qua phẫu<br />
thuật đặt giá đỡ dưới niệu đạo qua lỗ bịt (từ<br />
ngoài vào trong) hay do quá trình đâm kim<br />
không chuẩn qua ngã lỗ bịt (từ trong ra ngoài).<br />
<br />
-Biến chứng xuất huyết trong lúc mổ<br />
Thống kê cho thấy các biến chứng xuất<br />
huyết qua lỗ bịt trong lúc mổ thì hiếm khi xảy<br />
ra(12,27). Nghiên cứu của tôi cũng không ghi nhận<br />
sự xuất huyết đáng kể nào trong lúc mổ. Chính<br />
vì thế tôi đã không đánh giá lượng máu mất<br />
<br />
141<br />
<br />