TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013<br />
<br />
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH GEN Ở 42 GIA ĐÌNH VIỆT NAM BỊ<br />
LOẠN DƢỠNG GIÁC MẠC DI TRUYỀN<br />
Nguyễn Thanh Hà*; Hoàng Minh Châu**; Kanai A***<br />
TÓM TẮT<br />
Phân tích gen ở 42 gia đình Việt Nam bị loạn dưỡng giác mạc (LDGM) di truyền. Chiết xuất chuỗi<br />
ADN từ bạch cầu, nhân bản và giải mã. Trong 13 gia đình LDGM dạng lưới, giải mã gen TGFBI tìm<br />
thấy đột biến R124C gây LDGM dạng lưới týp I (3 gia đình) và đột biến H626R gây LDGM dạng lưới<br />
týp IIIB (10 gia đình). Trong 8 gia đình LDGM dạng hạt, giải mã gen TGFBI tìm thấy đột biến R555W<br />
gây LDGM dạng hạt týp I (6 gia đình), đột biến R124H gây LDGM Avellino (1 gia đình) và đột biến<br />
D123H gây LDGM dạng hạt hình thái không điển hình (1 gia đình). Trong 19 gia đình LDGM dạng<br />
đốm, giải mã gen CHST6 tìm thấy 6 đột biến đồng hợp tử và 3 đột biến dị hợp phối hợp, trong đó<br />
R211Q hay gặp nhất (8 gia đình). Trong 2 gia đình LDGM dạng giọt gelatin, giải mã gen M1S1 tìm<br />
thấy đột biến 772 - 783del (ATCTATTACCTG) và 772insT và đột biến nt243insC dạng đồng hợp tử.<br />
Kết quả nghiên cứu khẳng định gen TGFBI gây LDGM dạng lưới và dạng hạt; gen CHST6 gây<br />
LDGM dạng đốm; gen M1S1 gây LDGM dạng giọt gelatin. Đột biến D123H gây LDGM dạng hạt hình<br />
thái không điển hình, đột biến 772 - 783 del (ATCTATTACCTG) và 772insT gây LDGM dạng giọt gelatin<br />
và nhiều đột biến gây LDGM dạng đốm lần đầu tiên được phát hiện ở người Việt Nam, chứng tỏ tính<br />
đa dạng của tổn thương gen gây bệnh. Khác biệt ở người Việt Nam so với người châu Á là LDGM<br />
dạng lưới týp IIIB hay gặp hơn so với týp I và LDGM dạng hạt týp I hay gặp hơn dạng Avellino.<br />
* Từ khóa: Loạn dưỡng giác mạc di truyền; Nhân bản; Giải mã; Đột biến.<br />
<br />
OUTCOMES OF GENE ANALYSIS FROM 42 VIETNAMESE<br />
FAMILIES WITH HEREDITARY CORNEAL DYSTROPHY<br />
SUMMARY<br />
Forty two Vietnamese families with hereditary corneal dystrophy (CD) was analysed for gen mutations.<br />
DNA was extracted from peripheral leukocytes, amplified and sequenced. In 13 families with lattice<br />
CD, sequencing of TGFBI gene which revealed R124C mutation caused lattice CD type I (3 families)<br />
and H626R mutation caused lattice CD type IIIB (10 families). In 8 families with granular CD, sequencing<br />
of TGFBI gene which revealed R555W mutation caused granular CD type I (6 families), R124H mutation<br />
caused Avellino CD (1 family) and D23H mutation caused atypical type of granular CD (1 family). In<br />
19 families with macular CD, sequencing of CHST6 gene which revealed 6 homozygous mutations<br />
and 3 compound heterozygous mutations, among these R211Q was the most frequent (8 families).<br />
In 2 families with gelatinous drop-like CD, sequencing of M1S1 gene revealed 2 different homozygous<br />
mutations 772-783del (ATCTATTACCTG) and 772insT and nt243insC. These results confirmed that<br />
TGFBI gene caused lattice CD and granular CD; CHST6 gene caused macular CD and M1S1 gene<br />
caused gelatinous drop-like CD. Here, D123H mutation causing atypical granular CD, 772-783 del<br />
* Bệnh viện Hữu Nghị<br />
** Bệnh viện Mắt Trung ương<br />
*** Đại học Juntendo, Tokyo Nhật Bản<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Trần Văn Khoa<br />
PGS. TS. Nguyễn Văn Đàm<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013<br />
(ATCTATTACCTG) and 772insT mutation causing gelatinous drop-like CD and numerous<br />
mutations causing macular CD were first time found in Vietnamese, thus indicated heterogeneity<br />
of gene alteration. The differences found in Vietnamese in comparison with other Asian nationalities<br />
were: lattice CDtype IIIB more common than type I and granular CD type I more common than Avellino.<br />
* Key words: Hereditary corneal dystrophy; Amplification; Sequencing; Mutation.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Thực nghiệm, mô tả lâm sàng.<br />
<br />
Kết quả phân tích tìm đột biến gen gây<br />
LDGM di truyền dạng lưới, dạng hạt, dạng<br />
đốm và dạng giọt gelatin ở người Việt Nam<br />
đã được báo cáo trên các tạp chí quốc tế<br />
[2, 3, 5, 6]. Nghiên cứu này nhằm: Tổng<br />
hợp, báo cáo kết quả chẩn đoán gen ở 4<br />
loại LDGM di truyền trên, đồng thời nhận<br />
xét điểm khác biệt về hình thái lâm sàng và<br />
tổn thương gen ở người Việt Nam.<br />
<br />
* Các bước nghiên cứu: chẩn đoán lâm<br />
sàng LDGM di truyền dạng lưới, dạng hạt,<br />
dạng Avellino, dạng đốm và dạng giọt<br />
gelatin bằng khám sinh hiển vi, dựa vào tổn<br />
thương giác mạc ở 2 mắt. Ghi nhận phả hệ<br />
của từng gia đình BN. Lấy mẫu máu từ tĩnh<br />
mạch ngoại vi. Phân tách tế bào bạch cầu<br />
từ mẫu máu bằng ly tâm, sau đó chuyển<br />
sang nghiên cứu tiếp tại Đại học Juntendo,<br />
Tokyo, Nhật Bản, theo giấy phép của Bộ Y<br />
tế Việt Nam số 10887 YT/QT. Chiết xuất<br />
chuỗi ADN của bộ gen. Nhân bản đoạn ADN<br />
chứa đột biến gen bằng PCR (polymerase<br />
chain reaction) với cặp mồi đặc hiệu. Nhân<br />
bản đoạn ADN với high pure PCR Purification<br />
kit (Roche Diagnostic GmbH, Mannheim,<br />
Đức) và giải mã bằng máy giải mã gen tự<br />
động ADN Sequencer Model 373A (Applied<br />
Biosystems). Mảnh giác mạc bệnh lấy ra<br />
khi ghép giác mạc được nghiên cứu mô<br />
bệnh học.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Loạn dưỡng giác mạc di truyền là nhóm<br />
bệnh giác mạc, không phải do viêm nhiễm,<br />
với biểu hiện tổn thương giác mạc cân<br />
xứng ở 2 mắt, tiến triển nặng dần, di truyền<br />
trội hoặc lặn nhiễm sắc thể thường. Theo vị<br />
trí tổn thương, LDGM chia thành LDGM<br />
biểu mô (gồm cả màng Bowman), LDGM<br />
nhu mô và LDGM nội mô (gồm cả màng<br />
Descemet). Theo hình thái tổn thương, LDGM<br />
được phân chia thành LDGM dạng lưới,<br />
LDGM dạng hạt, LDGM Reis-Bücklers, LDGM<br />
nội mô Fuch, LDGM dạng đốm, LDGM dạng<br />
giọt gelatin...<br />
<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
42 gia đình người Việt Nam được chẩn<br />
đoán lâm sàng bị LDGM di truyền, bao gồm<br />
bệnh nhân (BN) và thân nhân khỏe mạnh.<br />
Đối chứng: 50 người Việt Nam khỏe mạnh,<br />
không có bệnh giác mạc, không có quan hệ<br />
huyết thống với gia đình BN.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu bao gồm 42 gia đình được<br />
chẩn đoán LDGM di truyền, đến từ các tỉnh<br />
miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Trong<br />
đó, 3 gia đình LDGM dạng lưới, 8 gia đình<br />
LDGM dạng hạt, 19 gia đình LDGM dạng<br />
đốm và 2 gia đình LDGM dạng giọt gelatin.<br />
1. LDGM dạng lƣới.<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013<br />
<br />
LDGM dạng lưới (lattice corneal dystrophy)<br />
týp I là bệnh di truyền trội nhiễm sắc thể<br />
thường, khởi phát từ trẻ nhỏ, chất lắng<br />
đọng amyloid ở lớp nhu mô và dưới biểu<br />
mô vùng giác mạc trung tâm nằm thành dải<br />
mảnh, màu xám nhạt, với nhiều nhánh đan<br />
xen như hình lưới và thường gây trợt biểu<br />
mô giác mạc tái phát. LCD dạng lưới týp II<br />
(hội chứng Meretoja) là bệnh toàn thân,<br />
lắng đọng amyloid ngoài giác mạc còn thấy<br />
ở da, thận và các tổ chức khác. Tổn thương<br />
giác mạc dạng lưới ít nhưng to, dày, chủ<br />
yếu ở giác mạc chu biên. LDGM dạng lưới<br />
týp III có đặc điểm là khởi phát muộn (70 90 tuổi), tổn thương dạng lưới to, dày, từ<br />
rìa tới rìa giác mạc, di truyền lặn không giới<br />
tính. LDGM dạng lưới týp IIIA cũng khởi<br />
phát muộn, tổn thương dạng lưới to, dày, từ<br />
rìa tới rìa giác mạc nhưng di truyền trội<br />
không giới tính, thường gây trợt biểu mô<br />
giác mạc. Năm 1997, Munier và CS [9] đã<br />
tìm đột biến R124C ở gen TGFBI (human<br />
transforming growth factor beta-induced)<br />
trên nhiễm sắc thể số 5 gây LDGM dạng<br />
lưới týp I [9].<br />
Trong 13 gia đình LDGM dạng lưới (34<br />
BN, 21 thân nhân), về lâm sàng có thể nhận<br />
thấy 2 hình thái tổn thương giác mạc khác<br />
nhau. Hình thái điển hình của LDGM dạng<br />
lưới týp I với tổn thương lưới mảnh, nhỏ<br />
dưới biểu mô và trong nhu mô. Khởi phát từ<br />
nhỏ, thị lực giảm sớm, 10 - 20 tuổi do trợt<br />
biểu mô giác mạc tái phát. Giải mã gen<br />
TGFBI, nhiễm sắc thể số 5, exon (đoạn<br />
ADN mang thông tin di truyền) số 4, phát<br />
hiện codon số 124 bình thường là CGC đã<br />
biến đổi thành TGC dưới dạng dị hợp tử,<br />
làm thay đổi axít amin arginine bằng cysteine<br />
(đột biến R124C). Tìm thấy đột biến R124C<br />
trong 3 gia đình (~ 23%) LDGM dạng lưới [2].<br />
Đa số gia đình LDGM dạng lưới có một<br />
hình thái lâm sàng khác với LDGM dạng<br />
<br />
lưới týp I: tổn thương dạng lưới ít hơn,<br />
nhưng to hơn, sâu hơn, xâm lấn đến gần<br />
rìa giác mạc hơn và thường không cân<br />
xứng ở 2 mắt. Khởi phát bệnh cũng muộn<br />
hơn. Trợt biểu mô giác mạc muộn hơn, gặp<br />
chủ yếu ở những BN trên 50 tuổi. Nghiên<br />
cứu mô bệnh học cho thấy: chất lắng đọng<br />
amyloid bắt màu với Congo đỏ ở lớp nhu<br />
mô giữa, nhu mô trước, ở cả trên và dưới<br />
màng Bowman. Giải mã gen TGFBI, nhiễm<br />
sắc thể số 5, exon số 14 thấy codon số 626<br />
bình thường là CAT đã bị biến đổi thành<br />
CGT dưới dạng dị hợp tử, làm thay đổi axít<br />
amin histidine bằng arginine (đột biến<br />
H626R). Đột biến H626R tìm thấy trong 10<br />
gia đình LDGM dạng lưới (~ 77%) đã gây<br />
LDGM dạng lưới týp IIIB [2].<br />
<br />
¶nh 1: LDGM d¹ng l-íi týp IIIB.<br />
<br />
Hình 1: Giải mã gen TGFBI,<br />
codon số 626 (CATCGT, dị hợp tử).<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013<br />
<br />
Bảng 1: Đột biến gen TGFBI trong 13 gia<br />
đình LDGM dạng lưới.<br />
(đột biến)<br />
<br />
Týp I<br />
Týp<br />
IIIB<br />
<br />
CGCTGC<br />
<br />
CATCGT<br />
<br />
Dị<br />
hợp<br />
tử<br />
<br />
ArginineCysteine<br />
(R124C)<br />
<br />
3<br />
<br />
Dị<br />
hợp<br />
tử<br />
<br />
HistidineArginine<br />
<br />
10<br />
<br />
(H626R)<br />
<br />
Kết quả giải mã gen TGFBI cho thấy: đột<br />
biến R124C ở BN LDGM dạng lưới týp I và<br />
đột biến H626R ở BN LDGM dạng lưới týp<br />
IIIB dạng dị hợp tử, không tìm thấy ở thân<br />
nhân cũng như ở nhóm đối chứng, phù hợp<br />
với kiểu hình của bệnh. Như vậy, đã gây<br />
LDGM dạng lưới ở người Việt Nam. Đột<br />
biến R124C cũng được phát hiện trong<br />
LDGM dạng lưới týp I ở người châu Á<br />
(Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và<br />
người châu Âu. Hình thái LDGM dạng lưới<br />
týp IIIB có đột biến H626R chưa phát hiện<br />
thấy ở người Nhật và người Hàn Quốc,<br />
nhưng đã được phát hiện ở người Trung<br />
Quốc [4, 7, 10] và người châu Âu. Thực tế,<br />
LDGM dạng lưới týp IIIB gây ra do đột biến<br />
H626R, là dạng trung gian giữa týp I và týp<br />
IIIA (gần với týp III hơn), là dạng hay gặp ở<br />
người Việt Nam [2].<br />
2. LDGM dạng hạt.<br />
LDGM dạng hạt (granular corneal dystrophy)<br />
týp I là bệnh di truyền trội nhiễm sắc thể,<br />
khởi phát sớm, tổn thương giác mạc dạng<br />
hạt nhỏ, bờ rõ, màu trắng xám ở lớp nhu<br />
mô nông, tăng dần theo tuổi. Mặc dù chưa<br />
rõ bản chất nhưng chất lắng đọng ở giác<br />
mạc trong LDGM dạng hạt nhuộm màu đỏ<br />
tươi với Masson trichrome. Hình thái LDGM<br />
phối hợp tổn thương dạng hạt với dạng lưới<br />
ở cùng 1 mắt gọi là LDGM dạng Avellino.<br />
<br />
Đột biến R555W và R124H ở gen TGFBI,<br />
trên nhiễm sắc thể số 5 đã được xác định<br />
gây LDGM dạng hạt týp I và Avellino [9].<br />
Trong 8 gia đình LDGM dạng hạt (20 BN,<br />
24 thân nhân), khám sinh hiển vi thấy: tổn<br />
thương giác mạc điển hình của týp I,<br />
Avellino và hình thái không điển hình. Giải<br />
mã gen TGFBI, exon 12 phát hiện codon số<br />
555 bình thường là CGG đã biến đổi thành<br />
TGG, làm thay đổi axít amin arginine bằng<br />
tryptophan (đột biến R555W) trong 6 gia<br />
đình LDGM dạng hạt týp I (75%). Giải mã<br />
gen TGFBI, exon 4 phát hiện codon số 124<br />
bình thường là CGC đã biến đổi thành<br />
CAC, làm thay đổi axít amin arginine bằng<br />
histidine (đột biến R124H) trong 1 gia đình<br />
LDGM Avellino (12,5%). Trong gia đình<br />
LDGM Avellino, đột biến R124H ở trạng thái<br />
dị hợp tử ở cả cha lẫn mẹ và đồng hợp tử ở<br />
con trai, nên tổn thương giác mạc ở con trai<br />
rất nặng.<br />
<br />
Ảnh 2: LDGM dạng hạt, týp I.<br />
<br />
Ảnh 3: LDGM Avellino, đồng hợp tử.<br />
<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ Y – DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1 - 2013<br />
<br />
Trong gia đình còn lại, BN nam 42 tuổi,<br />
khám sinh hiển vi thấy tổn thương giác mạc<br />
dạng chấm mờ đục, nhỏ, nằm rải rác ở lớp<br />
nhu mô nông và nhu mô giữa, không thấy<br />
tổn thương dạng lưới, không thấy dấu hiệu<br />
trợt biểu mô giác mạc. Giải mã gen TGFBI,<br />
không thấy biến đổi ở codon 124 (exon 4)<br />
<br />
Ảnh 4: LDGM dạng hạt<br />
không điển hình.<br />
<br />
cũng như codon 555 (exon 12), nhưng lại<br />
phát hiện codon số 123 bình thường là<br />
GAC đã biến đổi thành CAC, làm thay đổi<br />
axít amin asparagine bằng histidine (đột<br />
biến D123H). Đột biến D123H phát hiện ở<br />
3/5 thân nhân khỏe mạnh, nhưng không tìm<br />
thấy ở nhóm đối chứng.<br />
<br />
Hình 2: Giải mã gen TGFBI,<br />
codon 123 (GACCAC, dị hợp tử).<br />
<br />
Bảng 2: Đột biến gen TGFBI trong 8 gia đình LDGM dạng hạt.<br />
KIỂU<br />
ĐỘT BIẾN<br />
<br />
KIỂU GEN<br />
<br />
BIẾN ĐỔI AXÍT AMIN<br />
(đột biến)<br />
<br />
SỐ<br />
GIA ĐÌNH<br />
<br />
Týp I<br />
<br />
CGGTGG<br />
<br />
Dị hợp tử<br />
<br />
Arginine Triptophan (R555W)<br />
<br />
6<br />
<br />
Avellino<br />
<br />
CGCCAC<br />
<br />
Dị hợp tử<br />
<br />
Arginine Histidine (R124H)<br />
<br />
1<br />
<br />
Không điển hình<br />
<br />
GACCAC<br />
<br />
Dị hợp tử<br />
<br />
Asparagine Histidine (D123H)<br />
<br />
1<br />
<br />
LOẠI LDGM<br />
DẠNG HẠT<br />
<br />
Kết quả giải mã gen TGFBI cho thấy đột<br />
biến R555W ở BN LDGM dạng hạt týp I và<br />
R124H ở BN LDGM Avellino ở dạng dị hợp<br />
tử, không tìm thấy ở thân nhân cũng như ở<br />
nhóm đối chứng, phù hợp với kiểu hình của<br />
bệnh. Như vậy, đã gây LDGM dạng hạt týp<br />
I và Avellino ở người Việt Nam. Đột biến<br />
R555W và R124H cũng đã phát hiện trong<br />
LDGM dạng hạt týp I và Avellino ở người<br />
châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc)<br />
và người châu Âu. Tuy với số lượng còn<br />
hạn chế, nhưng ở Việt Nam, LDGM dạng<br />
<br />
hạt týp I với đột biến R555W hay gặp hơn<br />
so với LDGM Avellino. Ở người châu Âu,<br />
LDGM dạng hạt týp I với đột biến R555W<br />
cũng hay gặp hơn, trong khi đó ở người<br />
Nhật Bản và Hàn Quốc, LDGM Avellino với<br />
đột biến R124H lại gặp nhiều hơn [3, 4, 7, 10].<br />
Đột biến D123H dạng dị hợp tử, lần đầu<br />
tiên được phát hiện ở người Việt Nam bị<br />
LDGM dạng hạt, hình thái không điển hình,<br />
không tìm thấy ở nhóm đối chứng, nhưng<br />
lại tìm thấy ở 3/5 thân nhân khỏe mạnh,<br />
chứng tỏ D123H có thể gây LDGM dạng hạt<br />
<br />
5<br />
<br />