TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
<br />
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA CHỮA HẸP ĐƢỜNG RA<br />
THẤT PHẢI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Lê Thành Khánh Vân*; Mai Văn Viện**; Phạm Thọ Tuấn Anh**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tỷ lệ vị trí hẹp và kết quả phẫu thuật điều trị hẹp đường ra thất phải.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu trên 55 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán<br />
hẹp đường ra thất phải có và không có thông liên thất điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Thời gian nghiên cứu từ 5 - 2013 đến 5 - 2016. Kết quả: 37 nữ (67,3%), 18 nam (32,7%), tuổi trung<br />
bình 23 (từ 1 - 61 tuổi), triệu chứng tím: 87%, ngón tay dùi trống: 30,18%, hồng cầu trước mổ:<br />
12<br />
5,9 x 10 /l, hemoglobin: 154 g/l, hematocrit: 49%, chênh áp trung bình qua van động mạch phổi<br />
(trước mổ): 92 mmHg. Tỷ lệ số lượng vị trí hẹp: một chỗ: 20%, hai chỗ: 51%, ba chỗ: 29%, thời gian<br />
chạy máy tim phổi trung bình: 126,8 phút, thời gian kẹp động mạch chủ trung bình: 93,7 phút,<br />
thời gian nằm hồi sức: 48 giờ, kết quả chênh áp trung bình qua van động mạch phổi (trong mổ):<br />
17,2 mmHg, tỷ lệ áp lực thất phải (P)/thất trái (T): 0,5, tử vong 2 trường hợp (3,6%). Kết luận:<br />
hẹp đường ra thất phải thường phối hợp ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời mức độ hẹp nặng<br />
cũng xảy ra trong những trường hợp: hẹp tại hai chỗ, ba chỗ. Điều trị phẫu thuật mang lại<br />
kết quả tốt cho BN, tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp (3,6%).<br />
* Từ khóa: Hẹp đường ra thất phải; Động mạch chủ; Tuần hoàn ngoài cơ thể.<br />
<br />
Results of Surgical Repair of Right Ventricular Outflow Tract<br />
Obstruction in Choray Hospital<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the ratio of lesion position in right ventricular outflow tract obstruction<br />
(RVOTO) and result of it’s surgical repair. Subjects and methods: The prospective research of<br />
the patients who was diagnosed and operated RVOTO in Choray Hospital from 5 - 2013 to<br />
5 - 2016. Result: There were 55 patients, female: 67.3%, male: 32.7%, mean age: 23, cyanosis: 87%,<br />
clubing finger: 30.0%, red cell: 5.9 x 1012/l, hemoglobin: 154 g/L, hematocrite: 49%, mean gradient<br />
RV-PA (before operation): 92 mmHg, lesion one position: 20%, lesion two positions: 51%, lesion<br />
three positions: 29%, mean CPB time: 126.8 minutes, mean clamp time: 93.7 minutes, mean<br />
ICU stay: 48 hours, mean gradient RV-PA (in operating room): 17.2 mmHg, pressure of RV/LV: 0.5,<br />
death: 2 patients (3.6%). Conclusion: RVOTO occur at multiposition, usually. Surgery is good choice,<br />
postoperation improve the clinical and subclinical with complication and motality is low.<br />
* Keywords: Right ventricular outflow tract obstruction; Aorta; Cardiopulmonary bypass.<br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
* Bệnh viện TWQĐ 108<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Thành Khánh Vân (khanhvanleth@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 26/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/12/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
95<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
Nghiên cứu về bệnh lý tim bẩm sinh,<br />
trong đó hẹp đường ra thất phải là mấu<br />
chốt, chìa khóa thành bại trong chẩn đoán<br />
và phương pháp sửa chữa cho phù hợp<br />
với tình trạng bệnh lý của từng BN. Hình<br />
thái học của hẹp đường ra thất phải rất<br />
quan trọng do sự đa dạng, phức tạp, phổ<br />
biến và mang hình thái riêng ảnh hưởng<br />
đến tính quyết định của nó trong điều trị<br />
và kết quả điều trị.<br />
Đường ra thất phải bao gồm: phễu thất<br />
phải, van và vòng van động mạch phổi,<br />
thân và các nhánh động mạch phổi. Hẹp<br />
có thể xảy ra ở vị trí đặc biệt nào đó hay<br />
phối hợp ở nhiều vị trí khác nhau: hẹp tại<br />
van, dưới van, trên van và phần lớn có<br />
kèm theo tổn thương khác trong tim. Làm<br />
sao chẩn đoán chính xác tổn thương, mối<br />
tương quan, hệ quả giữa các tổn thương<br />
phối hợp?, từ đó đưa ra kế hoạch điều trị,<br />
sửa chữa phù hợp.<br />
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy và nhiều trung<br />
tâm tim mạch khác đã phẫu thuật sửa<br />
chữa toàn bộ những tổn thương tim<br />
bẩm sinh, hẹp van động mạch phổi hay ở<br />
những vị trí khác từ nhiều năm và đạt<br />
được thành công, BN có cuộc sống tốt.<br />
Tuy nhiên, những nghiên cứu và báo<br />
cáo trước đây còn mang tính thống kê,<br />
tách biệt từng tổn thương, chưa có tính<br />
chuyên sâu.<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
với mục tiêu: Đánh giá một cách hệ thống<br />
về hẹp đường ra thất phải trong bệnh lý<br />
tim bẩm sinh và kết quả phẫu thuật điều<br />
trị loại bệnh lý này.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU.<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
55 BN được chẩn đoán hẹp đường ra<br />
thất phải có và không có thông liên thất<br />
hay các bất thường khác, được điều trị<br />
phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời<br />
gian nghiên cứu từ 5 - 2013 đến 5 - 2016.<br />
Loại trừ những trường hợp có thiểu<br />
sản thất phải, thất trái, bất sản động mạch<br />
phổi hay chuyển vị đại động mạch.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Đặc điểm lâm sàng: tuổi, giới tính,<br />
cân nặng, triệu chứng tím, ngón tay dùi trống,<br />
mức độ suy tim.<br />
- Đặc điểm giải phẫu: thông liên thất<br />
(vị trí, kích thước), hẹp đường ra thất phải,<br />
tổn thương phối hợp, đo kích thước thân<br />
động mạch phổi, động mạch phổi phải,<br />
động mạch phổi trái.<br />
- Đặc điểm sinh hóa máu, số lượng<br />
hồng cầu, dung tích hồng cầu, huyết cầu<br />
tố, đông máu toàn bộ, tiểu cầu, khí máu<br />
động mạch.<br />
- Cách mở rộng đường ra thất phải:<br />
bằng miếng vá màng ngoài tim, miếng vá<br />
nhân tạo.<br />
- Đường mổ vào tim: qua thất phải,<br />
qua thân động mạch phổi và nhĩ phải.<br />
- Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể.<br />
- Thời gian kẹp động mạch chủ.<br />
- Đo độ chênh áp qua van động mạch<br />
phổi.<br />
- Tỷ lệ áp lực tâm thu thất phải/thất trái.<br />
<br />
97<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
- Ghi nhận đặc điểm tại hồi sức tích cực:<br />
+ Thời gian thở máy (phút).<br />
+ Thời gian nằm hồi sức (phút).<br />
+ Biến chứng sau mổ: chảy máu, rối loạn<br />
nhịp tim, giảm cung lượng tim, tràn khí,<br />
dịch màng phổi, xẹp phổi, liệt hoành,<br />
suy thận.<br />
Chúng tôi đánh giá kết quả sửa chữa<br />
toàn bộ như sau:<br />
- Cải thiện về lâm sàng và cận lâm sàng:<br />
+ BN hết tím, không còn nguy cơ cơn<br />
tím thiếu oxy cấp.<br />
+ Xét nghiệm sinh học: số lượng hồng<br />
cầu, huyết cầu tố, dung tích hồng cầu, độ<br />
bão hòa oxy trong máu động mạch trở về<br />
trị số bình thường.<br />
+ Tất cả các tổn thương đều được sửa<br />
chữa.<br />
+ Đánh giá kết quả làm rộng đường<br />
ra thất phải theo chênh áp thất phải động mạch phổi: chênh áp = áp lực thất<br />
phải - áp lực động mạch phổi (mmHg)<br />
bằng cách chọc kim đo trực tiếp vào<br />
thất phải và động mạch phổi. Đánh giá<br />
theo 3 mức:<br />
<br />
Hẹp đường ra thất phải được nhiều tác<br />
giả trên thế giới và trong nước nghiên<br />
cứu, báo cáo, với nhiều hình thức điều trị<br />
khác nhau tuỳ từng dạng tổn thương,<br />
bệnh cảnh lâm sàng cụ thể, có những điểm<br />
tương đồng và không tương đồng.<br />
1. Một số đặc điểm lâm sàng.<br />
Bảng 1:<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
N<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Nam<br />
<br />
18<br />
<br />
32,7<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
37<br />
<br />
67,3<br />
<br />
Tím da niêm mạc<br />
<br />
48<br />
<br />
87,3<br />
<br />
Ngón tay dùi trống<br />
<br />
16<br />
<br />
30,0<br />
<br />
II<br />
<br />
38<br />
<br />
69,1<br />
<br />
III<br />
<br />
17<br />
<br />
30,9<br />
<br />
Giới<br />
<br />
NYHA<br />
Tuổi trung bình (năm)<br />
Cân nặng trung bình (kg)<br />
<br />
23 16,8 (1 - 61)<br />
42 18,5 (6,5 - 65)<br />
<br />
Nữ nhiều gấp đôi nam, kết quả của<br />
chúng tôi khác so với Nguyễn Văn Phan<br />
và Đặng Thị Hải Vân, trong đó nam chiếm<br />
tỷ lệ cao hơn nữ [2, 5]. Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Chênh áp thất phải - động mạch phổi<br />
< 25 mmHg: tốt.<br />
<br />
suy tim (NYHA): độ II (69,1%), III (30,9%).<br />
<br />
25 mmHg < chênh áp thất P - động<br />
mạch phổi < 50 mmHg: trung bình.<br />
<br />
động mạch phổi trung bình 91,6 mmHg),<br />
<br />
Chênh áp thất P - động mạch phổi<br />
> 50 mmHg: xấu.<br />
<br />
thất phải, BN đến khoa của chúng tôi<br />
<br />
- Tử vong sau mổ: tử vong trước<br />
khi xuất viện hoặc trước 30 ngày sau<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
lý lâu dài, dẫn đến BN thiếu oxy mạn tính<br />
<br />
Bên cạnh hẹp nặng (chênh áp qua van<br />
lâu dài và hẹp nhiều vị trí của đường ra<br />
thường lớn tuổi, thời gian chịu đựng bệnh<br />
nặng với tỷ lệ tím trên lâm sàng khá cao<br />
(87,3%) và ngón tay dùi trống (30,0%).<br />
98<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
2. Một số đặc điểm cận lâm sàng trƣớc và sau mổ.<br />
Bảng 2: Giá trị trung bình của một số chỉ số cận lâm sàng trước và sau mổ.<br />
Các chỉ số cận lâm sàng<br />
<br />
Trị số trung bình mean SD (min - max)<br />
<br />
p<br />
<br />
Trước mổ<br />
<br />
Sau mổ<br />
<br />
85,1 7,3 (70 - 99)<br />
<br />
98,9 1,5 (90 - 100)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Hb (g/l)<br />
<br />
154 29,64 (93 - 233)<br />
<br />
117 18,61 (85 - 167)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Hct (%)<br />
<br />
49 9,71 (33 - 70)<br />
<br />
36 5,48 (27 - 47)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
5,9 1,4<br />
<br />
4,3 0,7<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
SpO2 (%)<br />
<br />
12<br />
<br />
Hồng cầu (x 10 /l)<br />
<br />
Đường ra thất phải hẹp nặng với mức độ chênh áp qua van động mạch phổi trung<br />
bình: 91,6 mmHg, lâu dài và hẹp nhiều vị trí, dẫn đến máu lên phổi không đủ nên thiếu<br />
oxy mạn tính, làm cho hemoglobin và hematocrit tăng cao (154 g/l và 49%), tương đồng<br />
với kết quả của nhiều nghiên cứu khác [1, 4, 5].<br />
Tất cả những dấu hiệu đó có sự thay đổi phục hồi rõ rệt khi so sánh trước và<br />
sau mổ: SpO2 trước và sau mổ 84,96 và 99,04, đồng thời BN hết tím.<br />
3. Một số kết quả phẫu thuật.<br />
<br />
Biểu đồ 3: Đặc điểm vị trí hẹp đường ra thất phải.<br />
* Vị trí hẹp đường ra thất phải:<br />
Hẹp một chỗ: 11 BN (20%), hẹp hai chỗ: 28 BN (51%), hẹp ba chỗ: 16 BN (29%).<br />
Trong bệnh hẹp đường ra thất phải, dạng trên van động mạch phổi chiếm tỷ lệ ít nhất,<br />
hẹp dưới van chiếm tỷ lệ trung bình, nhiều nhất là hẹp tại van [10, 11]. Theo chúng tôi,<br />
ngoài mức độ hẹp nặng, điều quan trọng nhất là hẹp nhiều vị trí cùng lúc chiếm đa số<br />
(hẹp hai chỗ 51%, hẹp ba chỗ 29%), nên khi chẩn đoán và nêu chiến lược phẫu thuật<br />
cần mở rộng toàn bộ tổn thương, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động<br />
mạch chủ và thời gian mổ sẽ kéo dài, đồng thời có thể dễ có hẹp tồn lưu nhất định.<br />
98<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
Bảng 3: Thời gian phẫu thuật.<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
<br />
Trung Tối đa - Độ lệch<br />
bình tối thiểu chuẩn<br />
<br />
Thời gian chạy máy (phút) 126,8<br />
<br />
300 - 60<br />
<br />
45,95<br />
<br />
Thời gian kẹp động mạch<br />
chủ (phút)<br />
<br />
93,7<br />
<br />
210 - 30<br />
<br />
37,51<br />
<br />
Thời gian hồi sức (phút)<br />
<br />
48<br />
<br />
369 - 17<br />
<br />
51,13<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi<br />
trung bình BN khá cao (23 tuổi), nghĩa là<br />
thời gian cơ thể BN chịu thiếu máu lâu<br />
dài, thất phải tăng gánh áp lực, tăng sinh<br />
cơ vùng phễu thất phải nhiều. Vì vậy,<br />
khi phẫu thuật sửa toàn bộ tổn thương<br />
cần thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể<br />
126,8 phút và thời gian kẹp động mạch<br />
chủ khá dài (93,7 phút), nghiên cứu của<br />
Nguyễn Sinh Hiền là 112 và 76,55 phút [1].<br />
Những yếu tố này đều ảnh hưởng đến<br />
tình trạng BN tại phòng hồi sức, thời gian<br />
hồi sức kéo dài hơn (48 giờ đến gần<br />
hai ngày), tình trạng BN sẽ nặng hơn,<br />
hậu quả của việc chạy máy tim phổi kéo<br />
dài, xảy ra những biến chứng ở hồi sức.<br />
Chúng tôi cũng nhận thấy 2 BN (3,36%)<br />
tử vong sớm sau mổ đều bị bệnh cảnh hẹp<br />
đường ra thất phải nặng ở cả ba vị trí hẹp<br />
và có biểu hiện của suy tim phải, hội chứng<br />
cung lượng tim thấp, viêm phổi.<br />
Bảng 4: Chênh áp qua van động mạch<br />
phổi và áp lực các buồng tim đo trong mổ.<br />
Chỉ số<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
<br />
Tối<br />
đa<br />
<br />
Tối<br />
thiểu<br />
<br />
Chênh áp qua van động mạch<br />
phổi trước mổ (mmHg)<br />
<br />
91,6<br />
<br />
163<br />
<br />
50<br />
<br />
Tỷ lệ áp lực thất phải/thất trái<br />
trong mổ<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,9<br />
<br />
0,2<br />
<br />
Chênh áp qua van động mạch<br />
phổi trong mổ (mmHg)<br />
<br />
17,2<br />
<br />
59<br />
<br />
2<br />
<br />
Chênh áp qua van động mạch<br />
phổi khi xuất viện (mmHg)<br />
<br />
23,3<br />
<br />
50<br />
<br />
10<br />
<br />
Biểu hiện trầm trọng của bệnh lý<br />
mạn tính, lâu dài với mức độ chênh áp<br />
trung bình qua van động mạch phổi trước<br />
mổ cao (91,6 mmHg) (tối đa 163 mmHg,<br />
tối thiểu 50 mmHg), tương đồng với<br />
Nguyễn Văn Phan: 103,02 mmHg [2].<br />
Trong quá trình điều trị phẫu thuật,<br />
chúng tôi đều đo áp lực trực tiếp (sau ngưng<br />
tuần hoàn ngoài cơ thể) ở buồng tim theo<br />
quy trình phẫu thuật để đánh giá hiệu quả<br />
việc mở rộng đường ra thất phải phù hợp<br />
với BN, đảm bảo đủ khả năng dẫn máu<br />
từ thất phải lên phổi, kết quả trước mắt<br />
được đánh giá dựa trên thay đổi huyết<br />
động và hình thể của tim; chênh áp thất<br />
phải và động mạch phổi được cải thiện<br />
rõ rệt, theo thời gian độ chênh áp này sẽ<br />
tiếp tục được cải thiện.<br />
Tỷ lệ áp lực thất phải/thất trái 0,5,<br />
chênh áp qua van động mạch phổi<br />
17,2 mmHg. Tỷ lệ này ở nghiên cứu của<br />
Nguyễn Sinh Hiền là 0,57 và 18,87 [1].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi BN<br />
khá lớn (trung bình 23 tuổi), theo năm<br />
tháng có biểu hiện của dày thất phải,<br />
khi phẫu thuật cần phải cắt gọt cơ tăng<br />
sinh nhiều hơn, sau phẫu thuật cũng cần<br />
thời gian để phục hồi chức năng thất<br />
phải, cải thiện chênh áp sau mổ. Theo xu<br />
hướng hiện nay, phương pháp mổ lựa<br />
chọn bảo tồn van và vòng van động mạch<br />
phổi tối đa, cắt gọt bỏ cơ bè, cơ tăng sinh<br />
làm dày thất phải. Đối với trường hợp<br />
không giữ được vòng van, phẫu thuật<br />
viên sẽ tạo hình van động mạch phổi<br />
tránh gây ra hẹp hay hở van động mạch<br />
phổi. Kopecky kết luận: hẹp đường ra thất<br />
phải mổ trước 21 tuổi kết quả phẫu thuật<br />
sẽ rất tốt, tỷ lệ tử vong thấp và không có<br />
99<br />
<br />