KHÁI NIỆM về THỐNG KÊ Y HỌC và CÁCH SẮP XẾP & TỔ CHỨC SỐ LIỆU
lượt xem 52
download
KHÁI NIỆM về THỐNG KÊ Y HỌC và CÁCH SẮP XẾP & TỔ CHỨC SỐ LIỆU I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN : Thống kê học (Statistics): là môn học về cách : 1 thu thập, tổ chức, tóm tắt và phân tích số liệu 2 rút ra những suy diễn cho toàn bộ (số liệu) từ kết quả khảo sát 1 phần của số liệu. Thống kê sinh học (Biostatistics): là thống kê học có số liệu phân tích có nguồn gốc sinh hoặc y học. Biến số (Variable): là đặc tính có thể mang nhiều giá trị khác nhau ở người, nơi chốn, vật khác nhau....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHÁI NIỆM về THỐNG KÊ Y HỌC và CÁCH SẮP XẾP & TỔ CHỨC SỐ LIỆU
- KHÁI NIỆM về THỐNG KÊ Y HỌC và CÁCH SẮP XẾP & TỔ CHỨC SỐ LIỆU I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN : Thống kê học (Statistics): là môn học về cách : 1 thu thập, tổ chức, tóm tắt và phân tích số liệu 2 rút ra những suy diễn cho toàn bộ (số liệu) từ kết quả khảo sát 1 phần của số liệu. Thống kê sinh học (Biostatistics): là thống kê học có số liệu phân tích có nguồn gốc sinh hoặc y học. Biến số (Variable): là đặc tính có thể mang nhiều giá trị khác nhau ở người, nơi chốn, vật khác nhau. – Biến số định lượng (Quantitative variable): là biến số có thể đo đạc được
- bằng các phép đo lường thông thường. Số đo thực hiện trên các biến số định lượng chuyển tải thông tin về số (khối) lượng. – Biến số định tính (Qualitative variable) : là biến số không thể được đo bằng những phép đo lường thông thường, mà chỉ có thể được nhóm loại (categorized). Số đo thực hiện trên các biến số định tính chuyển tải thông tin về thuộc tính. – Biến số ngẫu nhiên (Random variable): là biến số mà các giá trị có được là kết quả của các yếu tố mang tính cơ hội (chance factors) không thể tiên đoán chính xác trước được. Các giá trị có được qua các phương pháp đo lường được gọi là các quan sát (observations) hoặc số đo easurements) – Biến số ngẫu nhiên rời (Discrete random variable): là biến số đặc trưng bởi các khoảng trống giữa các giá trị. Biến số ngẫu nhiên liên tục (Continous random variable): là biến số không có các khoảng trống giữa các giá trị.
- DÂN SỐ (Quần thể – Population): là tập hợp lớn nhất các thực thể mà ta quan tâm ở 1 thời điểm xác định. Nếu đo một biến số trên từng thực thể của dân số, chúng ta sẽ có 1 dân số các giá trị của biến số đó. Dân số các giá trị là tập hợp lớn nhất các giá trị của 1 biến số ngẫu nhiên mà ta quan tâm ở 1 thời điểm xác định. MẪU (Sample): là 1 phần (bộ phận) của 1 dân số. II. SỰ ĐO LƯỜNG và THANG ĐO LƯỜNG (Measurement & Measurement Scale) Sự đo lường được định nghĩa là sự gán con số cho các vật thể hoặc biến cố theo 1 hệ thống qui tắc. Do việc đo lường được thực hiện với nhiều hệ thống qui tắc khác nhau nên phải có nhiều thang đo lường khác nhau. 1. Thang định danh (Nominal Scale): là thang đo lường (ở mức độ) thấp nhất và chỉ bao gồm việc “đặt tên” cho các quan sát hoặc phân loại chúng vào các nhóm độc lập hỗ tương (mutually exclusive). Thí dụ: các chẩn đoán y khoa (bệnh cao huyết áp, bệnh nội tiết, v.v.), các thực thể nhị phân nh ư nam-nữ, bệnh-khỏe, v..v 2. Thang thứ tự (Ordinal Scale): là thang đo lường bao gồm không chỉ việc định danh mà còn phân hạng (rank) các nhóm loại theo 1 số tiêu chuẩn nào đó.
- Thí dụ: bệnh (rất nặng, nặng, vừa, nhẹ), tình trạng kinh tế (cao, vừa, kém), v..v.. Lưu ý là mức độ khác biệt giữa các 2 số đo thuộc 2 nhóm loại đã phân hạng không được biết là bằng bao nhiêu. 3. Thang khoảng (Interval Scale): tinh vi hơn thang thứ tự ở chỗ khoảng cách giữa hai số đo bất kỳ được biết rõ. Thí dụ: hiệu của số đo 20 và 30 bằng với hiệu của số đo 30 và 40. Thang khoảng dùng 1 đơn vị về khoảng cách và một điểm zero được chọn tùy ý. Tuy nhiên điểm zero trong trường hợp này không phải là zero thật sự (chỉ thị sự hoàn toàn không có khối lượng đang được đo). Thí dụ rõ nhất về thang khoảng là cách đo nhiệt độ, trong đó 00 C không đồng nghĩa với việc hoàn toàn không có nhiệt lượng nào.Thang khoảng là một thang định lượng. 4. Thang Tỉ số (Ratio Scale): là thang đo lường ở mức độ cao nhất, đặc trưng bởi sự bằng nhau của các tỉ số cũng như của các khoảng có thể được định rõ. Điểm cơ bản của thang tỉ số là có điểm zero thật. Thí dụ: chiều cao, cân nặng, chiều dài,v.v. III. CHUỖI THỐNG KÊ (Ordered array) :
- là danh mục các giá trị của 1 tập hợp số liệu xếp theo thứ tự từ giá trị nhỏ đến giá trị lớn. IV. PHÂN PHỐI TẦN SỐ (Frequency Distribution) 1. Phân nhóm số liệu: số liệu có thể được tổ chức, sắp xếp bằng cách phân vào nhiều nhóm (Khoảng cách lớp – KCL). Cách tính số KCL Số KCL của 1 tập hợp số liệu thường không nên nhỏ hơn 6 và không lớn hơn 15. Để chính xác hơn, có thể dùng công thức Sturges để tính số KCL : k= 1 + 3,322 (log10 n) với k : số KCL n : số giá trị có được & Thí du: có tập hợp số liệu gồm 57 giá trị, nên phân vào bao nhiêu KCL thì vừa? n = 57 log10 57 = 1,7559 7 k = 1 + 3,322 (1,7559)
- Cách tính độ rộng của KCL w : độ rộng của KCL R với R: biên độ của chuỗi số liệu w= k Thí du: có tập hợp số liệu gồm 57 giá trị, giá trị lớn nhất là 79 và giá trị nhỏ nhất là 12. Tính độ rộng của các KCL? 79 12 9, 6 10 w = 7 Tập hợp 57 giá trị là cân nặng tính bằng ounces của 57 khối u ác tính lấy ra từ bụng của 57 bệnh nhân : 68 63 42 27 30 36 28 32 79 27 22 23 24 25 44 65 43 25 74 51 36 42 28 31 28 25 45 12 57 51 12 32 49 38 42 27
- 31 50 38 21 16 24 69 47 23 22 43 27 49 28 23 19 46 30 43 49 12 2. Lập bảng phân phối tần số KCL Tần số 10 – 19 5 20 – 29 19 30 – 39 10 40 – 49 13 50 – 59 4 60 – 69 4
- 70 – 79 2 57 3. Lập bảng phân phối tần số, tần số dồn, tần số tương đối, tần số tương đối dồn KCL Tần số Tần số dồn Tần số Tần số tương đối tương đối dồn 10 – 19 5 5 0,0877 0,0877 20 – 29 19 24 0,3333 0,4210 30 – 39 10 34 0,1754 0,5964 40 – 49 13 47 0,2281 0,8245 50 – 59 4 51 0,0702 0,8947 60 – 69 4 55 0,0702 0,9649
- 70 – 79 2 57 0,0351 1,0000 57 1,0000 Lưu ý: Tùy theo nhu cầu mà chọn cột (tần số, tần số tương đối, tần số dồn, tần số tương đối dồn) để trình bày. Thông thường nhất là trình bày tần số và tần số tương đối (tính bằng %) trong cùng 1 bảng. 4. Lập biểu đồ Histogram Histogram là biểu đồ phân phối tần số hình que (cột) đặc biệt của các biến số liên tục. Do là biểu đồ là của biến số liên tục nên khi trình bày cần phải dùng các giới hạn thật của các KCL. Tìm giới hạn thật của 1 KCL bằng cách trừ đi ½ đơn vị đối với giới hạn dưới và cộng thêm ½ đơn vị đối với giới hạn trên. Bảng phân phối tần số dùng giới hạn thật (để vẽ histogram) Giới hạn thật Tần số
- của KCL 9,5 – 19,5 5 19,5 – 29,5 19 29,5 – 39,5 10 39,5 – 49,5 13 49,5 – 59,5 4 59,5 – 69,5 4 69,5 – 79,5 2 Taà soá n 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 5. Lập biểu đồ đa giác tần số X 79,5 69,5 19,5 29,5 39,5 49,5 59,5 9,5
- Biểu đồ đa giác tần số được thiết lập dựa trên histogram. Bằng cách nối trung điểm Tần ố 20 của các mặt trên1của từng ô chữ nhật tượng trưng cho tần số của các KCL, ta 8 16 sẽ có 1 14 12 10 đa giác tần số. 8 6 4 2 X 79,5 69,5 29,5 39,5 49,5 59,5 9,5 19,5 6. Lập biểu đồ thân–và–lá (Stem-and-leaf) Thân Lá 1 2 2 69 2 1 2 2 33 3 4 4 5 5 5 7 7 7 7 8 8 8 8 3 0 0 11226688 4 2 2 23334567999 5 01 17
- 6 35 89 7 49 ----------------------------------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình lý thuyết kế toán - CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
11 p | 347 | 82
-
Lý thuyết kế toán - Chương 8
13 p | 177 | 61
-
BÀI GIẢNG VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
19 p | 553 | 59
-
Bài giảng Báo cáo tài chính - ĐH Ngoại thương
31 p | 153 | 22
-
Bài giảng Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp: Chương 8 - Vũ Quốc Vững
20 p | 137 | 13
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - ĐH Lạc Hồng
30 p | 165 | 13
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - Nguyễn Kim Nam
18 p | 184 | 13
-
Lý Thuyết Kế Toán Chương 4
11 p | 98 | 12
-
Bài giảng Kế toán chi phí: Chương 1 - Hoàng Huy Cường
31 p | 112 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5 - ĐH Ngoại thương
64 p | 79 | 6
-
Bài giảng Kế toán quản trị 2: Bài 9 - ThS. Lê Ngọc Thăng
27 p | 54 | 5
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán: Chương 1 - TS. Nguyễn Hữu Cường
51 p | 99 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 5: Phương pháp tổng hợp - Báo cáo tài chính
38 p | 86 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - ThS. Phạm Thị Phương Thảo
7 p | 121 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 3: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh (Đại học Kinh tế quốc dân)
24 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn