Khái quát, đánh giá về tư pháp người chưa thành niên của Liên Bang Nga và kiến nghị xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài viết sau đây nhóm tác giả tập trung khái quát hóa một số chuẩn mực pháp lý quốc tế về người chưa thành niên và nghiên cứu, đánh giá pháp luật Liên Bang Nga về tư pháp đối với người chưa thành niên, qua đó đưa ra một số kiến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tư pháp dành cho người chưa thành niên ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khái quát, đánh giá về tư pháp người chưa thành niên của Liên Bang Nga và kiến nghị xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên Việt Nam
- KHÁI QUÁT, ĐÁNH GIÁ VỀ TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN CỦA LIÊN BANG NGA VÀ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VIỆT NAM OVERVIEW AND EVALUATION OF JUVENILE JUSTICE OF THE RUSSIAN FEDERATION AND RECOMMENDATIONS FOR BUILDING THE JUVENILE JUSTICE SYSTEM OF VIETNAM Phạm Thị Hà Lê Bá Trường Nguyễn Bá Hoàng Nguyễn Văn Phước Hồ Văn Hải Tóm tắt: Hệ thống tư pháp dành cho người chưa thành niên là một trong những vấn đề đang được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Ở Việt Nam, hiện nay đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là nỗ lực pháp điển hóa hướng đến xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên. Bài viết sau đây nhóm tác giả tập trung khái quát hóa một số chuẩn mực pháp lý quốc tế về người chưa thành niên và nghiên cứu, đánh giá pháp luật Liên Bang Nga về tư pháp đối với người chưa thành niên, qua đó đưa ra một số kiến nghị cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tư pháp dành cho người chưa thành niên ở Việt Nam. Từ khóa: Hệ thống tư pháp, tư pháp người chưa thành niên, người chưa thành niên. Astract: The juvenile justice system is one of the issues that countries around the world are paying special attention to in order to protect the legitimate rights and interests of minors. In Vietnam, many important reforms have now been carried out, the most notable of which is the codification effort towards the development of a separate law on juvenile justice. In the following article, the authors focus on generalizing a number of international legal standards on juveniles and researching and evaluating the legislation of the Russian Federation on juvenile justice, thereby providing some recommendations for the development and improvement of the juvenile justice system in Vietnam. Keywords: Judicial system, juvenile justice, juveniles. Sinh viên; K45K Luật Quốc tế; SĐT: 0826049570; Email: phamha23042003@gmail.com Chuyên viên pháp lý Văn phòng Luật sư Phúc Cầu; SĐT: 0396744751; Email: lebatruong.lbt@gmail.com Sinh viên; K45K Luật Quốc tế; Email: bahoang140703@icloud.com Sinh viên; K45K Luật Quốc tế; SĐT: 0379671711; Email: nguyenvanphuoc21102003@gmail.com Sinh viên; K44A Trung tâm THL và KN; SĐT: 0862903318; Email: Haih201099@gmail.com 133
- 1. Đặt vấn đề Tư pháp người chưa thành niên1 là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên thế giới một số quốc gia đã xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên. Tại Liên Bang Nga, tuy chưa có đạo luật riêng về vấn đề này nhưng những quy định về tư pháp dành cho người chưa thành niên đã được quy định trong các văn bản luật và dưới luật khác nhau. Những quy định đó đã cho thấy vấn đề bảo vệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Liên Bang Nga rất tiến bộ. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề tư pháp dành cho người chưa thành niên, trong các cuộc họp của Đảng và Nhà nước vấn đề này luôn được đưa ra để thảo luận. Mới đây, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, vấn đề cải cách tư pháp nói chung và cải cách tư pháp người chưa thành niên nói riêng cũng được đề cập đến. Tuy nhiên, tư pháp người chưa thành niên ở Việt Nam cũng chỉ được quy định rải rác trong các văn bản luật và dưới luật khác nhau. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên. Bài viết này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu, khái quát, đánh giá về tư pháp người chưa thành niên của Liên Bang Nga, từ đó đưa ra một số kiến nghị xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam. 2. Thực tiễn xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Liên Bang Nga 2.1. Các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế về người chưa thành niên Tại Liên Bang Nga, các nguyên tắc nêu trên đều được nội luật hoá xuyên suốt trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau liên quan đến trẻ em nói chung và người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng. Cụ thể, những đạo luật chính và quan trọng nhất có thể kể đến như: Hiến pháp Liên bang Nga 1993; Bộ luật Gia đình 1995; Bộ luật Dân sự 1995; Bộ luật Nhà ở 2004; Luật Liên bang “Về những đảm bảo cơ bản về quyền trẻ em ở Liên bang Nga”; Luật Liên bang “Về giáo dục ở Liên bang Nga”; Luật Liên bang “Về bảo trợ xã hội cho người tàn tật ở Liên bang Nga”; Luật Liên bang “Về đảm bảo bổ sung hỗ trợ xã hội cho trẻ mồ côi và trẻ em không có cha mẹ chăm sóc”. Ngoài ra, các nguyên tắc này còn được quy định trong văn bản pháp lý do các cơ quan chính phủ liên bang, các cơ quan chính phủ của các thực thể cấu thành của Liên bang Nga ban hành dưới hình thức luật, nghị định, nghị quyết, mệnh lệnh, quy tắc, hướng dẫn, quy định,... Bên cạnh đó, Toà án tối cao Liêng Bang Nga cũng đã có các văn bản pháp luật quy định về việc Toà án các cấp khi xét xử người chưa thành niên phạm tội phải lưu ý: 1 Ở Việt Nam người chưa thành niên được gọi là người dưới 18 tuổi; 134
- “Khi xem xét các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên, các tòa án, cùng với việc tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự và hình sự của Liên bang Nga, phải tính đến các quy định của Công ước về bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản (1950), Công ước về Quyền Trẻ em (1989), Quy tắc Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên hợp quốc về Quản lý Tư pháp Vị thành niên (Quy tắc Bắc Kinh, 1985), Kế hoạch Hành động Milan và Hướng dẫn Phòng chống Tội phạm và Tư pháp Hình sự trong Bối cảnh Phát triển và Trật tự kinh tế quốc tế mới (1985), Hướng dẫn của Liên hợp quốc về ngăn ngừa tội phạm vị thành niên (Hướng dẫn của Riyadh, 1990). Các tài liệu chính thức khác, chẳng hạn như Khuyến nghị N Rec (2003) 20 của Ủy ban Bộ trưởng của Hội đồng Châu Âu gửi các quốc gia thành viên về các cách tiếp cận mới đối với tội phạm vị thành niên và về tầm quan trọng của tư pháp vị thành niên, cũng cần được xem xét. Nếu một điều ước quốc tế của Liên bang Nga thiết lập các quy tắc khác với các quy tắc được quy định trong pháp luật của Liên bang Nga, thì các tòa án, theo các yêu cầu của Phần 3 Điều 1 của Bộ luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga, phải áp dụng quy định của điều ước quốc tế2”. Chính vì vậy, các quy định tại Điều 2, 3, 6 và 12 của Công ước quyền trẻ em thường xuyên được viện dẫn, áp dụng trực tiếp trong nhiều phán quyết, quyết định của Tòa án khi xét xử các vụ việc liên quan đến quyền của trẻ em như phán quyết của các Toà án ở Liên Bang Nga3. 2.2. Các yêu cầu, khuyến nghị của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật Thứ nhất, thúc đẩy việc thiết lập một hệ thống tư pháp người chưa thành niên toàn diện, gồm các đạo luật, thủ tục, các cơ quan và thể chế áp dụng riêng cho trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay thừa nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự4. Qua nghiên cứu pháp luật Liên Bang Nga cho thấy tư pháp người chưa thành niên đã manh nha sớm ở nước này kể từ thời kỳ hậu Xô Viết trong công cuộc cải cách tư pháp năm 1991. Đến năm 1995 thì được phê duyệt dưới tên “Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em” trong đó bao gồm các biện pháp tăng cường bảo vệ pháp lý cho người chưa thành niên và xây dựng thành phần Toà án đặc biệt để xét xử các vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Vào các năm 1998 và 1999 thì 02 đạo luật liên quan đến trẻ em nói chung và người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng được thông qua đó là Luật Liên bang “Về những đảm bảo cơ bản về quyền trẻ em ở Liên bang Nga” và Luật Liên bang “Về các nguyên tắc cơ bản của hệ thống phòng chống bỏ bê và phạm pháp ở tuổi vị 2 Theo đó, Điều 2, Nghị định của Hội nghị toàn thể Tòa án tối cao Liên bang Nga ngày 1 tháng 2 năm 2011 N 1 (sửa đổi ngày 28 tháng 10 năm 2021) “Về thực tiễn xét xử trong việc áp dụng pháp luật quy định các đặc điểm của trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người chưa thành niên”: https://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_110315/#dst100081, truy cập ngày 03/7/2023; 3 Bản án số 1-195/2020 ngày 24/7/2020 trong vụ án số 1-195/2020 của Tòa án thành phố Amur (Lãnh thổ Khabarovsk), https://sudact.ru/regular/doc/PpVFFE6c89NT/, truy cập ngày 10/7/2023; 4 Theo đó, khoản 3 Điều 40 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định; 135
- thành niên”. Trong cùng thời gian này thì vấn đề về “tư pháp vị thành niên ở Liên Bang Nga” cũng được cũng được Quốc hội nước này đưa ra thảo luận nhưng không được thông qua và cho đến nay vẫn chưa có đạo luật riêng áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa trên khuyến nghị của Liên hợp quốc. Thực tế, các chế định liên quan tới việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật được quy định rải rác theo các mục hoặc chương trong nhiều đạo luật và chủ yếu được hướng dẫn chi tiết thông qua các văn kiện dưới luật như: Chương 50 của Bộ luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga năm 2001 là một bước tiếp theo hướng tới việc cải thiện pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến trẻ vị thành niên. Nhằm tăng cường bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi vào thời điểm phạm tội, Bộ luật này quy định thêm về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Chúng bao gồm các quy tắc về nghĩa vụ của các quan chức trong việc thiết lập các điều kiện sống và nuôi dưỡng trẻ vị thành niên, mức độ phát triển tinh thần và các đặc điểm khác trong tính cách của trẻ, ảnh hưởng đối với trẻ vị thành niên của người lớn tuổi; tách vụ án hình sự đối với người chưa thành niên thành các thủ tục tố tụng riêng biệt; hạn chế về thời gian thẩm vấn, sự tham gia của giáo viên hoặc nhà tâm lý học trong quá trình xét xử vụ án; sự tham gia của người đại diện hợp pháp trước khi xét xử và xét xử; sự tham gia bắt buộc của người bào chữa; chấm dứt truy cứu trách nhiệm hình sự bằng áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc,... Bộ luật nàu cũng có quy định người chưa thành niên còn được tạo điều kiện đặt câu hỏi cho những người bị thẩm vấn khi vắng mặt5. Ngoài ra, khi xét vụ án về tội phạm ít hoặc vừa, nếu xác định được người chưa thành niên phạm tội này có thể sửa chữa mà không bị xử lý hình sự thì Toà án đình chỉ vụ án đối với tội phạm đó và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc đối với người chưa thành niên phạm; khi xem xét vụ án hình sự về tội phạm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, nếu xác định được rằng người chưa thành niên phạm tội này có thể được sửa chữa mà không phải áp dụng hình phạt hình sự, thì Toà án trả tự do cho bị cáo chưa thành niên và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc đối với người đó. Cuối cùng, khi xem xét vụ án hình sự về tội phạm có mức độ nghiêm trọng trung bình hoặc tội phạm nghiêm trọng, trừ một số trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 92 Bộ luật hình sự Liên bang Nga. Toà án xem xét ra quyết định đưa người chưa thành niên phạm tội vào cơ sở giáo dục và giáo dục đặc biệt thuộc loại đóng cửa trong thời gian không quá 03 năm. Các vấn đề liên quan đến việc lưu trú của phạm nhân vị thành niên trong cơ sở giáo dục và giáo dục đặc biệt thuộc loại đóng cửa (chấm dứt sớm, gia hạn hoặc khôi phục thời gian lưu trú, chuyển đến cơ sở giáo dục và giáo dục đặc biệt thuộc loại đóng cửa khác) được giải quyết thông qua thủ tục tố tụng hành chính. 5 Thẩm vấn khi vắng mặt là trường hợp theo yêu cầu của một bên cũng như theo ý kiến của mình, Tòa án có quyền quyết định việc đưa bị cáo chưa thành niên ra khỏi phòng xử án để điều tra những tình tiết có thể ảnh hưởng xấu đến người đó. 136
- Thứ hai, hướng đến xây dựng tư pháp phục hồi, trong đó mục đích tối thượng là phục hồi nhân phẩm cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật, thúc đẩy các trẻ em tái hòa nhập cộng đồng và đảm đương vai trò tích cực trong xã hội thay vì chỉ nhằm mục đích trừng phạt. Để đạt được mục đích đó, việc xử lý đối với mỗi người chưa thành niên vi phạm pháp luật cần tương xứng, phù hợp với độ tuổi, hoàn cảnh riêng của em đó, hoàn cảnh vi phạm pháp luật chứ không chỉ xem xét những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Công ước quyền trẻ em yêu cầu các quốc gia thành viên “xác định độ tuổi tối thiểu mà dưới độ tuổi đó trẻ em sẽ được coi là không có khả năng vi phạm pháp luật hình sự6”. Pháp luật quốc tế không luật hóa độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự mà thừa nhận sự khác nhau trong cách tiếp cận và quy định tuổi này của các quốc gia, đến từ các điều kiện lịch sử, văn hóa riêng biệt; tuy nhiên, độ tuổi tối thiểu không nên được quy định quá thấp7. Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em cũng khuyến nghị rằng độ tuổi dao động trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi là độ tuổi hợp lý phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, xu hướng xác định độ tuổi tối thiểu của pháp luật hình sự quốc tế không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình tội phạm là người chưa thành niên ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, độ tuổi không phải căn cứ duy nhất để xác định trách nhiệm hình sự của một chủ thể hành vi vi phạm pháp luật hình sự. “Hoàn cảnh của người phạm tội cũng như hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội” cũng là những căn cứ quan trọng để thẩm phán cân nhắc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự8. Điều đó có nghĩa là, một đứa trẻ trong độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự có khả năng được giảm nhẹ, tăng nặng hoặc miễn trách nhiệm hình sự sau khi thẩm phán tính đến hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân của trẻ. Ở Liên Bang Nga thẩm phán có một số tự do nhất định trong xét xử, thẩm phán được trao thẩm quyền xem xét, đánh giá và đưa ra phán quyết thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể; nếu thẩm phán xét thấy có đầy đủ căn cứ chứng minh được một đứa trẻ dưới độ tuổi tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự có đủ khả năng nhận thức khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và mong muốn hậu quả hành vi xảy ra trên thực tế, trẻ có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự. 3. Hệ thống tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam trong mối tương quan với pháp luật quốc tế 3.1. Các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế về người chưa thành niên Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 là văn bản pháp lý quốc tế quy định các quyền cơ bản của người chưa thành niên. Theo đó, Công ước này đã quy định các nguyên tắc chung về quyền của người chưa thành niên bao gồm 4 nguyên tắc. 6 Theo đó, điểm c khoản 3 Điều 40 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định; 7 Điều 4 Quy tắc Bắc Kinh; 8 Điều 5 Quy tắc Bắc Kinh; 137
- Qua quá trình nghiên cứu, hiện nay pháp luật Việt Nam đã nội luật hóa các nguyên tắc này tại Điều 5 Luật Trẻ em năm 2016 như sau: “Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình; Không phân biệt đối xử với trẻ em; Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em; Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em; Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia, ngành và địa phương”. 3.2. Các yêu cầu quốc tế đặt ra về bảo vệ người chưa thành niên dưới góc độ pháp luật ở Việt Nam Thứ nhất, về đạo luật riêng: Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có các đạo luật riêng quy định đối với các vấn đề liên quan đến tư pháp của người chưa thành niên. Hầu hết, các quy định đối với người chưa thành niên chỉ tập trung rải rác, tản mạn và chồng chéo trong các văn bản pháp luật khác nhau như Luật trẻ em, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật trợ giúp pháp lý,... Thứ hai, về cơ quan và chủ thể có thẩm quyền trong việc xử lý, giáo dục, phục hồi, tái hòa nhập đối với người thành niên vi phạm pháp luật: Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý, giáo dục, phục hồi, tái hòa nhập đối với người thành niên vi phạm pháp luật là Tòa gia đình và người chưa thành niên chuyên trách về các vấn đề của người chưa thành niên và gia đình. Tuy nhiên, mô hình Tòa án mới được thành lập và bắt đầu được nhân rộng trong một vài năm trở lại đây, vì vậy còn nhiều hạn chế về quy mô và điều kiện về cơ sở vật chất9. Ngoài ra, Nhà nước cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phúc lợi xã hội, các cơ quan y tế, giáo dục, cơ quan bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em tham gia vào công tác phòng ngừa, xử lý, giáo dục, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Thứ ba, về thủ tục tố tụng: Hiện nay, theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì hầu như các thủ tục tố tụng áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật nằm rải rác, tản mạn tại nhiều văn bản pháp luật như quy định tại của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể là ở Chương XXVIII quy định về thủ tục tố tụng cho người dưới 18 tuổi. Tại Điều 413 quy định về phạm vi áp dụng như sau “Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy 9 Quy mô Tòa Gia đình và Người chưa thành niên còn hạn chế, chỉ có 02 phòng xử án, 01 phòng hòa giải, dẫn đến tình trạng thiếu phòng xử án, hòa giải. Các phòng xử án, phòng hòa giải và phòng làm việc đều có diện tích nhỏ, trường hợp có nhiều đương sự thì không đủ sức chứa, trang thiết bị làm việc; 138
- định của Chương này”. Về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi”10. Ngoài ra, quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại một số văn bản pháp luật khác như Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về nguyên tắc xử lý riêng đối với người chưa thành viên vi phạm hành chính, theo quy định tại Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012( được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) với nội dung như sau: Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội; Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn; Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp; Quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính11. Thứ tư, về xác định độ tuổi của người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Độ tuổi là căn cứ quan trọng nhất trong pháp luật Việt Nam để xác định trách nhiệm cũng như biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Theo quy định của Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 định nghĩa về người chưa thành niên như sau: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Bên cạnh đó, theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 cũng có giải thích thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Có thể thấy, khái niệm người chưa thành niên tương đối rộng, bao hàm cả trẻ em và từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Theo quy định tại 10 Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 11 khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020; 139
- Điều 23 Bộ luật hình sự 2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi. Bên cạnh đó là khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như là nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Ngoài ra, còn có đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, người dưới 18 tuổi được xác định là người chưa thành niên, là người chưa phát triển đầy đủ về nhân cách và đạo đức. Đây là độ tuổi đang được giáo dục phổ thông, giáo dục cơ bản về nhận thức, ý thức, đạo đức trong đó có ý thức chấp hành pháp luật. Ở độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn. Nếu giáo dục cứng nhắc hoặc giáo dục không đúng cách thì có thể biến những đứa trẻ ngoan ngoãn, hiếu thảo trở thành những đứa trẻ ngỗ ngược, bất trị, chúng có thể bỏ học, tự tử, thậm chí trở thành tội phạm. Ở độ tuổi chưa trưởng thành thì rất dễ bị cảm xúc chi phối hành vi đối với những vấn đề nhỏ nhất mà người chưa thành niên có thể có những xúc động mạnh, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi có tính chất bột phát, thiếu sự điều khiển của lý trí, có thể dẫn đến hành vi phạm tội. Như vậy, chúng ta thấy độ tuổi của người vi phạm pháp luật là yếu tố được xem xét đầu tiên để có cơ sở khi Toà án đưa ra phán quyết cuối cùng. Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia Đông Á và Châu Á-Thái Bình Dương có quy định về độ tuổi tối thiểu phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em12. So với nền tư pháp của Liên Bang Nga, quy định về độ tuổi tối thiểu của Việt Nam có sự tương đồng với nhau. Tuy nhiên, việc ưu tiên độ tuổi so với các căn cứ xác định trách nhiệm hình sự và biện pháp xử lý khác, đặc biệt là các yếu tố nhân thân đã phần nào hạn chế vai trò xem xét, đánh giá linh hoạt của thẩm phán, dẫn đến nhiều trường hợp thẩm phán áp dụng cứng nhắc các quy định của luật và ban hành những quyết định không thỏa đáng, đi ngược lại với nhu cầu của dư luận xã hội13. 4. Kiến nghị, đề xuất xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam Liên bang Nga đã tham gia và phê chuẩn các công ước quốc tế về quyền trẻ em, công ước Châu Âu về quyền trẻ em, đồng thời nội luật hóa các công ước quốc tế bằng hệ thống pháp luật quốc gia về quyền trẻ em, bao gồm: Hiến pháp Liên Bang Nga năm 1993; Bộ luật gia đình Liên bang Nga 1995; Luật Liên bang về những biện pháp cơ bản bảo đảm quyền trẻ em ở Liên bang Nga năm 1998; Luật Liên bang về giáo dục năm 2012; Luật Liên bang về các cơ sở của hệ thống phòng ngừa vi phạm pháp luật của vị 12 Khái quát, đánh giá về tư pháp người chưa thành niên của Anh; Pháp và kiến nghị xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên Việt Nam , https://tapchitoaan.vn/danh-gia-va-kien-nghi-xay-dung-hoan-thien-he- thong-tu-phap-nguoi-chua-tkhai-quat-ve-tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien-cua-anh-va-phap-va-kien-nghi-xay- dung-he-thong-tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien-cua-viet-nam5998.html, truy cập ngày 17/7/2023; 13 Khái quát, đánh giá về tư pháp người chưa thành niên của Anh; Pháp và kiến nghị xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên Việt Nam, https://tapchitoaan.vn/danh-gia-va-kien-nghi-xay-dung-hoan-thien-he-thong-tu- phap-nguoi-chua-tkhai-quat-ve-tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien-cua-anh-va-phap-va-kien-nghi-xay-dung-he-thong- tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien-cua-viet-nam5998.html, truy cập ngày 20/7/2023; 140
- thành niên năm 1999; Sắc Lệnh tổng thống về việc thành lập - Thiết chế Ombudsmen14 của Tổng thống Liên bang chuyên bảo vệ quyền trẻ em ở Liên bang Nga và ở các Chủ thể Liên bang (Số 896 ngày 1/9/2009); Sắc Lệnh của Tổng thống Nga về Chiến lược hành động Quốc gia về bảo vệ quyền lợi trẻ em giai đoạn 2012-201715; Sắc Lệnh của Tổng thống về việc ban hành quy chế hoạt động của các ủy ban hỗn hợp bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, ở Liên Bang Nga còn có hệ thống tư pháp vị thành niên bảo vệ quyền trẻ em. Thông qua quá trình nghiên cứu nhóm tác giả nhận thấy rằng đây là tòa án chuyên biệt cho trẻ em với các thủ tục thân thiện phù hợp với trẻ em. Hiện nay trong hệ thống tòa án của Liên Bang Nga và tòa án các nước thành viên có tòa án người chưa thành niên, đây là tòa chuyên trách được thành lập để xét xử những trường hợp người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống tư pháp người chưa thành niên ở Liên Bang Nga nhóm tác giả nhận thấy đây là một quốc gia ở Châu Âu đặc biệt quan tâm đến các trẻ em và quá trình thực thi công ước quốc tế về quyền trẻ em có nhiều tiến bộ, kinh nghiệm để đưa ra đề xuất xây dựng hệ thống tư pháp người chứa thành niên ở Việt Nam như: Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và nâng cao hệ thống Toà gia đình và người chưa thành niên nhằm giải quyết các vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phúc lợi xã hội, các cơ quan y tế, giáo dục, cơ quan bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em tham gia vào công tác phòng ngừa, xử lý, giáo dục, phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật; Thứ hai, cần phải giải quyết các vấn đề về chuyên môn hóa đối với các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư trong việc xem xét các vụ án hình sự do người chưa thành niên thực hiện. Nâng cao trình độ của họ, tạo ra thành phần xét xử chuyên biệt trong cơ cấu các Toà gia đình và người chưa thành niên, xây dựng một hệ thống tương tác và hợp tác rõ ràng giữa tòa án và các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phúc lợi xã hội…; Thứ ba, cần xây dựng một hệ thống pháp luật chuyên biệt về tư pháp đối với người chưa thành niên nhất quán, toàn diện. Bên cạnh đó, ngoài mục tiêu xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên, chúng ta cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến trẻ em nói chung và người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng; 14 Ombudsmen là cơ quan thanh tra nhân quyền; 15 Thông qua các chính sách và biện pháp bảo trợ và bảo vệ từ phía nhà nước và xã hội, bảo trợ cho sự phát triển, giáo dục của trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại từ những tác động tiêu cực của xã hội, bảo vệ trẻ em trong bối cảnh phát triển Internet và công nghệ thông tin... 141
- Thứ tư, kết hợp sử dụng linh hoạt các phương thức phi tố tụng tư pháp16 với các phương thức tố tụng tư pháp trong việc giải quyết vụ án do người chưa thành niên thực hiện; Thứ năm, hạn chế việc áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam, hạn chế áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên. Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của Liên Bang Nga trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên. Từ đó hướng đến xây dựng một biện pháp ngăn chặn thân thiện đối với người chưa thành niên (ví dụ biện pháp: Giám sát bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga). 5. Kết luận Đi từ lý luận và thực tiễn, có thể thấy pháp luật về tố tụng hình sự trong xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên ở Việt Nam còn cần thời gian hoàn thiện. Trong xã hội hiện đại, với xu thế hội nhập phát triển, đòi hỏi pháp luật cần phải cặn kẽ và quyết liệt hơn trong vấn đề này cũng như tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để bổ sung và hoàn thiện hơn. Trên đây, là toàn bộ bài viết của tác giả liên quan đến vấn đề tư pháp người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Trong bài viết này tác giả đã tìm hiểu các quy định của pháp luật Liên Bang Nga về vấn đề xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên đặc biệt chú trọng lĩnh vực tố tụng hình sự. Thông qua bài viết tác giả phân tích, đánh giá các quy định pháp luật Liên Bang Nga. Từ đó, rút ra được một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong tương lai về việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan đến tư pháp người chưa thành niên. Với bài viết này, tác giả mong rằng trong tương lai pháp luật Việt Nam sẽ có những quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. 2. Quy tắc Bắc Kinh. 3. Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga. 4. Nghị định của Hội nghị toàn thể Tòa án tối cao Liên bang Nga ngày 1 tháng 2 năm 2011 N 1 (sửa đổi ngày 28 tháng 10 năm 2021) “Về thực tiễn xét xử trong việc áp dụng pháp luật quy định các đặc điểm của trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người chưa thành niên”: https://www.consultant.ru/document/cons_doc_LAW_110315/#dst100081, truy cập ngày 03/7/2023. 16 Phương thức phi tố tụng tư pháp chính là giải quyết các vụ án thông qua biện pháp đối thoại hoà giải. Trường hợp giải quyết bằng biện pháp đối thoại hòa giải không được thì mới được đưa ra để xét xử; 142
- 5. Bản án số 1-195/2020 ngày 24/7/2020 trong vụ án số 1-195/2020 của Tòa án thành phố Amur (Lãnh thổ Khabarovsk), https://sudact.ru/regular/doc/PpVFFE6c89NT/, truy cập ngày 10/7/2023. 6. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. 7. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. 8. Bộ Luật dân sự 2015. 9. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. 10. Luật Trẻ em năm 2016. 11. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. 12. Khái quát, đánh giá về tư pháp người chưa thành niên của Anh; Pháp và kiến nghị xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên Việt Nam, https://tapchitoaan.vn/danh-gia-va-kien-nghi-xay-dung-hoan-thien-he-thong-tu-phap- nguoi-chua-tkhai-quat-ve-tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien-cua-anh-va-phap-va-kien-nghi- xay-dung-he-thong-tu-phap-nguoi-chua-thanh-nien-cua-viet-nam5998.html, truy cập ngày 17/7/2023. 143
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI THUYẾT MINH VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
3 p | 1017 | 59
-
Giáo án bài Ôn tập về văn bản thuyết minh - Ngữ văn 8
9 p | 809 | 26
-
Giáo án Địa lý 8 bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á
5 p | 495 | 23
-
Giáo án bài 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Ngữ văn 8
5 p | 531 | 20
-
Bài 14: Chương trình địa phương ( phần văn) - Bài giảng Ngữ văn 8
31 p | 1046 | 19
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T. Tâm
8 p | 385 | 17
-
Tại liệu tham khảo: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
20 p | 156 | 15
-
Bài 2: Trường từ vựng - Bài giảng Ngữ văn 8
18 p | 458 | 14
-
Giáo án bài 13: Sơ lược về mỹ thuật các dân tộc ít người ở VN - Mỹ thuật 9 - GV.P.Xuân Mai
6 p | 277 | 9
-
Giáo án vật lý lớp 6 - TỔNG KẾT CHƯƠNG II – ĐIỆN TỪ HỌC
5 p | 129 | 7
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất (Sách Chân trời sáng tạo)
5 p | 27 | 6
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 29: Ôn tập chủ đề Con người và sức khỏe (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p | 22 | 2
-
Giáo án môn Tiếng Việt lớp 4: Tuần 2 (Sách Kết nối tri thức)
19 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn