HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 9-17<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0057<br />
<br />
KHAI THÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC<br />
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP<br />
<br />
Nguyễn Thị Châu Giang1, Trịnh Công Sơn2<br />
1<br />
<br />
Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh, 2Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An<br />
<br />
Tóm tắt. Từ lâu đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến các tình huống dạy học<br />
(THDH) theo nhiều hướng khác nhau. Với mỗi hướng nghiên cứu, quan điểm về THDH đều<br />
có những đặc điểm khác nhau. Mặc dù dạy học theo định hướng tích hợp là một xu hướng<br />
phổ biến trong dạy học ở nước ta hiện nay, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có quan điểm rõ<br />
ràng về THDH theo định hướng tích hợp. Bài viết tập trung vào việc phân tích khái niệm<br />
THDH theo định hướng tích hợp. Qua đó đề xuất một số cách khai thác THDH môn Toán ở<br />
tiểu học theo định hướng tích hợp.<br />
Từ khoá: Tích hợp, dạy học tích hợp, tình huống dạy học.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong dạy học, việc nghiên cứu để đưa ra được một bản thiết kế các bài dạy nói chung, các<br />
THDH nói riêng là một việc làm không bao giờ thừa dù ở thời đại nào [1, tr. 4]. Từ lâu đã có rất<br />
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến THDH theo nhiều hướng khác nhau như: Đặng Thành<br />
Hưng, Đỗ Thế Hưng,Trần Ngọc Lan, Hoàng Lê Minh, Phan Trọng Ngọc, Phạm Thị Thanh Tú [1-5].<br />
Với mỗi hướng nghiên cứu, quan điểm về THDH đều có những đặc điểm khác nhau.<br />
Một trong những xu hướng dạy học được nhiều tác giả trong nước quan tâm nhiều những<br />
năm gần đây là dạy học theo định hướng tích hợp, có thể kể đến như: Nguyễn Văn Biên, Nguyễn<br />
Phúc Chỉnh, Hà Thị Lan Hương, Phạm Sỹ Nam, Đặng Thị Thuận An, Nguyễn Thế Sơn, Đỗ<br />
Hương Trà [6-12]. Định hướng tích hợp cũng được thể hiện rõ trong quan điểm xây dựng Chương<br />
trình giáo dục phổ thông mới: "Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất<br />
và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết<br />
thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết<br />
vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học<br />
trên…" [13, tr. 3].<br />
Như vậy, có thể nói rằng định hướng tích hợp đang dần trở thành một xu thế phổ biến trong<br />
dạy học ở nước ta. Và mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về THDH theo nhiều hướng khác nhau như<br />
đã chỉ ra ở trên. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về THDH theo định hướng<br />
tích hợp. Vậy hiểu thế nào là THDH theo định hướng tích hợp? THDH có những loại nào? Và<br />
cách khai thác chúng ra sao?<br />
<br />
Ngày nhận bài: 6/12/2017. Ngày sửa bài: 2/4/2018. Ngày nhận đăng: 9/4/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Châu Giang. Địa chỉ e-mail: chaugiangdhv@yahoo.com.vn<br />
<br />
9<br />
<br />
Nguyễn Thị Châu Giang, Trịnh Công Sơn<br />
<br />
Bài viết tập trung vào các nội dung: Phân tích khái niệm về THDH môn Toán theo định<br />
hướng tích hợp; Phân loại các THDH toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp; Đề xuất một số<br />
cách khai thác các THDH toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Dạy học tích hợp<br />
* Khái niệm dạy học tích hợp<br />
Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, dạy học tích hợp (DHTH) là quan điểm dạy<br />
học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc<br />
nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những<br />
kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết [8, 12, 13, 15, 16].<br />
* Vai trò của dạy học tích hợp<br />
Ngày nay, việc dạy học không chỉ cung cấp các kiến thức riêng rẽ trong từng môn học, từng<br />
lĩnh vực mà quan trọng hơn là đào tạo cho học sinh khả năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề<br />
trong cuộc sống, đặc biệt là những vấn đề phức hợp đòi hỏi kiến thức, kĩ năng tổng hợp của nhiều<br />
môn học, nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, quan điểm DHTH, với mục tiêu phát triển năng lực cho<br />
học sinh đang dần trở thành một xu thế, trào lưu phổ biến trong dạy học ở nhiều nước trên thế giới<br />
trong những năm gần đây.<br />
Theo phân tích của nhiều nhà khoa học, DHTH trở thành một trào lưu dạy học phổ biến bởi<br />
một số lí do sau đây [12, 14-16].<br />
- Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học;<br />
- Có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển NL người học;<br />
- Tận dụng vốn kinh nghiệm của học sinh và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập;<br />
- Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn học;<br />
- DHTH có mối liên hệ chặt chẽ và bổ trợ cho dạy học đơn môn.<br />
* Các mức độ của dạy học tích hợp<br />
Hai nhà khoa học Drake S. M. và Burns R. C đã đưa ra bốn mức độ trong DHTH (Xem [17])<br />
(1) Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach)<br />
Ở mức độ này, các môn, các phần vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng dạy,<br />
tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp, khai thác sự hỗ trợ giữa<br />
các phân môn, giữa các phần trong một phân môn hay môn học.<br />
(2) Tích hợp kiểu lồng ghép (Fusion)<br />
Ở mức độ này, các môn học vẫn được dạy riêng rẽ. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm tích hợp,<br />
giáo viên có thể đưa vào nội dung môn học các yếu tố có nội dung thực tiễn hoặc gắn với môn học khác.<br />
(3) Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration)<br />
Ở mức độ này, giáo viên xây dựng các chủ đề học tập dựa trên những môn học có liên quan<br />
với nhau. Khi đó, nội dung các môn học vẫn được phát triển riêng rẽ nhưng vẫn thực hiện được sư<br />
liên kết giữa các môn học qua việc sử dụng các kiến thức liên môn trong các chủ đề học tập.<br />
(4) Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)<br />
Ở mức độ này, giáo viên xây dựng các chủ đề học tập mà kiến thức không thuộc riêng về một<br />
môn học nào đó mà bao gồm của nhiều môn học khác nhau. Do đó, các nội dung trong chủ đề sẽ<br />
không cần dạy ở các môn học riêng rẽ.<br />
10<br />
<br />
Khai thác tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp<br />
<br />
2.2. Tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp<br />
2.2.1. Tình huống dạy học toán<br />
Từ lâu đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm<br />
THDH. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến quan điểm của Phan Trọng Ngọ: “Tình huống<br />
dạy học là tình huống trong đó có sự ủy thác của người giáo viên. Sự ủy thác này chính là quá trình<br />
người giáo viên đưa những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện của tình huống và cấu trúc<br />
sự kiện sao cho phù hợp logic sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học” [5].<br />
Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau về THDH toán để làm cơ sở phân biệt<br />
THDH theo định hướng tích hợp và THDH không theo định hướng tích hợp: THDH toán là TH<br />
mà trong đó giáo viên tổ chức các nhiệm vụ học tập phù hợp, để thông qua việc giải quyết các<br />
nhiệm vụ học tập đó học sinh sẽ kết nối vốn kinh nghiệm của mình với tri thức và chiếm lĩnh được<br />
tri thức ấy.<br />
Như vậy, theo chúng tôi, THDH toán gồm bốn yếu tố là giáo viên, học sinh, tri thức (nghĩa là<br />
tri thức cần chiếm lĩnh) và kinh nghiệm (nghĩa là vốn kinh nghiệm đã có của học sinh) có mối<br />
quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Các yếu tố này cùng với mối quan hệ của chúng<br />
đều được thể hiện qua NVHT. Có thể nói, bốn yếu tố đó cùng với các mối quan hệ của chúng là<br />
nội dung của THDH, còn NVHT là hình thức của THDH.<br />
Có thể minh họa THDH bằng sơ đồ như sau:<br />
HỌC SINH<br />
KINH NGHIỆM<br />
<br />
TRI THỨC<br />
GIÁO VIÊN<br />
<br />
Sơ đồ minh họa tình huống dạy học<br />
2.2.2. Tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp<br />
Để phân biệt THDH toán theo định hướng tích hợp với THDH toán không theo định hướng tích<br />
hợp chúng tôi dựa trên đặc điểm của hai yếu tố kinh nghiệm và tri thức. Khi đó, vì mối quan hệ chặt chẽ<br />
với nhau nên hai yếu tố còn lại là giáo viên và học sinh cũng có những điểm khác biệt tương ứng:<br />
Bảng 1. Phân biệt tình huống dạy học toán theo định hướng tích hợp<br />
và không theo định hướng tích hợp<br />
Yếu tố<br />
<br />
THDH toán theo định hướng<br />
tích hợp<br />
<br />
THDH toán không theo định<br />
hướng tích hợp<br />
<br />
Tri thức<br />
<br />
Cung cấp cho học sinh các kiến thức, kĩ<br />
năng thuộc nhiều lĩnh vực (có thể là phân<br />
môn, môn học hay các vấn đề trong thực<br />
tiễn cuộc sống) từ đó hình thành cho<br />
những năng lực cần thiết.<br />
<br />
Cung cấp cho học sinh kiến thức, kĩ<br />
năng đơn lẻ của một phân môn hay<br />
từng mạch nội dung cụ thể trong<br />
môn học.<br />
<br />
Kinh<br />
nghiệm<br />
<br />
Để giải quyết những NVHT trong THDH Để giải quyết những NVHT trong<br />
toán theo định hướng tích hợp, học sinh có THDH toán không theo định hướng<br />
thể hoặc cần thiết phải huy động các kiến tích hợp, học sinh chỉ cần sử dụng<br />
11<br />
<br />
Nguyễn Thị Châu Giang, Trịnh Công Sơn<br />
<br />
thức, kĩ năng tổng hợp thuộc nhiều lĩnh<br />
vực (có thể là phân môn, môn học hay các<br />
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống) có liên<br />
quan đến tri thức cần chiếm lĩnh.<br />
Vì thế học sinh có thể giải quyết các<br />
NVHT theo nhiều phương án khác nhau<br />
khi xem xét các NVHT dưới góc độ của<br />
các lĩnh vực khác nhau.<br />
<br />
kiến thức, kĩ năng đơn lẻ của của<br />
từng phân môn hay nội dung cụ thể<br />
trong môn học.<br />
Vì thế để giải quyết các NVHT, học<br />
sinh thường chỉ có một phương án<br />
hoặc nếu có nhiều phương án thì<br />
cũng chỉ khác nhau ở phương pháp<br />
tiến hành.<br />
<br />
2.2.3. Phân loại các tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp<br />
Dựa vào mức độ tích hợp, chúng tôi đề xuất bốn loại THDH toán tiểu học theo định hướng<br />
tích hợp như sau:<br />
- Tình huống DHTH trong nội bộ môn Toán,<br />
- Tình huống DHTH kiểu lồng ghép,<br />
- Tình huống DHTH liên môn,<br />
- Tình huống DHTH xuyên môn.<br />
* Tình huống dạy học tích hợp trong nội bộ môn Toán<br />
Các THDH toán tích hợp ở mức độ này được khai thác từ mối liên hệ giữa bốn mạch nội<br />
dung của toán tiểu học là: số học; đại lượng và đo đại lượng; yếu tố hình học; giải toán có lời văn.<br />
Thông qua THDH tích hợp trong nội bộ môn Toán, học sinh không chỉ tiếp thu được tri thức của<br />
các mạch nội dung trên mà còn thấy được mối liên hệ của chúng với nhau và mối liên hệ của<br />
chúng với thực tiễn.<br />
* Tình huống dạy học tích hợp kiểu lồng ghép<br />
Để thiết kế và tổ chức các tình huống DHTH ở mức độ này, giáo viên thường khai thác<br />
những mối liên hệ của toán học với các môn khoa học khác, và mối liên hệ của toán học với các<br />
vấn đề trong đời sống hằng ngày. Nhờ các mối liên hệ này, giáo viên thường lồng ghép các nội<br />
dung của môn học khác hay một vấn đề của xã hội vào trong dạy học môn Toán. Chẳng hạn lồng<br />
ghép vấn đề dân số, giáo dục giới tính, bình đẳng giới vào dạy học các yếu tố thống kê; lồng ghép<br />
vấn đề bảo vệ môi trường vào dạy học giải toán có lời văn.<br />
* Tình huống dạy học tích hợp liên môn<br />
Các THDH tích hợp liên môn thường được giáo viên thiết kế dựa vào những ứng dụng của<br />
toán học và các môn học liên quan để giải quyết các vấn đề phức hợp trong thực tiễn. Thông qua<br />
việc giải quyết các tình huống này, học sinh vừa được bồi dưỡng những năng lực chuyên biệt<br />
riêng của từng môn học vừa được bồi dưỡng các năng lực chung khác như năng lực giải quyết vấn<br />
đề, năng lực làm việc hợp tác nhóm,…<br />
* Tình huống dạy học tích hợp xuyên môn<br />
So với các THDH đã nêu ở trên, THDH tích hợp xuyên môn ở mức độ cao nhất. Ở mức độ<br />
này, tiến trình dạy học không còn phụ thuộc vào tiến trình dạy học đơn môn. Điều đó có nghĩa là<br />
nội dung được đề cập trong THDH tích hợp xuyên môn không còn thuộc riêng rẽ một môn học<br />
nào mà thuộc về nhiều môn khác nhau. Do đó, các nội dung này không nhất thiết phải dạy ở các<br />
môn học riêng rẽ.<br />
Để thiết kế các THDH tích hợp xuyên môn đòi hỏi giáo viên cần có một tầm nhìn rộng về<br />
mặt kiến thức, đủ để bao quát mục tiêu, nội dung của một số các môn học liên quan. Từ đó, thiết<br />
kế các chủ đề tích hợp nhằm bồi dưỡng và phát triển cho học sinh những năng lực quan trọng và<br />
cần thiết mà không phải một môn học riêng rẽ nào có thể đáp ứng một cách toàn diện.<br />
12<br />
<br />
Khai thác tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp<br />
<br />
2.3. Khai thác một số tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp<br />
2.3.1. Tình huống dạy học tích hợp trong nội bộ môn Toán<br />
Tình huống: Để chuẩn bị cho năm học mới Nam dự định mua một số vở loại 2500<br />
đồng/quyển. Nhưng đến cửa hàng sách chỉ còn lại vở loại 3000 đồng/quyển. Nam cứ băn khoăn<br />
có nên mua không? Vì nếu mua thì Nam sẽ được ít hơn so với dự định là 4 quyển sách. Tính số<br />
tiền Nam mang đi để mua sách.<br />
Phân tích: Nhiều học sinh giải quyết tình huống này bằng phương pháp giả thiết tạm. Nếu<br />
dừng lại ở cách giải này, học sinh sẽ chỉ được rèn luyện các kĩ năng tính toán đơn thuần. Bằng<br />
cách phân tích, nhìn nhận ở một góc độ khác, học sinh sẽ được kích thích và phát triển thêm các<br />
thao tác tư duy và hoạt động trí tuệ như: tư duy logic, trí tưởng tượng không gian, hay khả năng<br />
liên tưởng. Dưới đây là một cách khai thác như vậy:<br />
Vì số tiền (Nam mang đi) là tích của số vở cùng với giá tiền nên có thể xem giá tiền của vở là<br />
chiều dài và số vở mua được là chiều rộng của một hình chữ nhật. Khi đó số tiền (Nam mang đi)<br />
để mua được xem là diện tích hình chữ nhật đó. Khi đó tình huống trên có thể diễn đạt theo một<br />
cách: Cho một hình chữ nhật có chiều dài là 2500 (cm). Nếu người tăng chiều dài của hình chữ<br />
nhật thành 3000 (cm) và giảm chiều rộng đi 4 (cm) thì diện tích của nó không đổi. Hãy tính diện<br />
tích của hình chữ nhật. Bài toán được biểu diễn bởi sơ đồ như hình sau:<br />
<br />
30<br />
50<br />
0<br />
<br />
S1<br />
<br />
4<br />
<br />
25<br />
S3<br />
<br />
S2<br />
<br />
2.3.2. Tình huống dạy học tích hợp kiểu lồng ghép<br />
Chủ đề: Mùa hè vui nhộn<br />
Tình huống: Nghỉ hè, Nam được bố mẹ cho đi siêu thị đồ thể thao mua sắm một số đồ để<br />
thưởng vì đã có thành tích học tập xuất sắc trong năm học vừa qua. Trong siêu thị có bày bán một<br />
số mặt hàng như sau:<br />
Vợt cầu lông:<br />
753 000 đồng<br />
<br />
Quả cầu lông:<br />
209 000 đồng<br />
<br />
Bóng đá:<br />
379 000 đồng<br />
<br />
Giày đá bóng:<br />
490 000<br />
<br />
Áo bơi:<br />
129 000 đồng<br />
<br />
Kính bơi:<br />
829 000 đồng<br />
<br />
13<br />
<br />