Khảo sát chỉ số huyết động của động mạch thận bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
lượt xem 3
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Khảo sát biến đổi một số CSHĐ tại động mạch rốn và nhu mô thận: vận tốc đỉnh tâm thu, vận tốc cuối tâm trương, vận tốc trung bình, chỉ số trở kháng, chỉ số đập ở bệnh nhân đái tháo đường type 2; Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số huyết động của động mạch tại rốn và nhu mô thận với thể lâm sàng biến chứng thận, tuổi Bn, thời gian phát hiện bệnh, HA, mức lọc cầu thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát chỉ số huyết động của động mạch thận bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ĐỘNG CỦA ĐỘNG MẠCH THẬN BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER Ở BÊNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP2 Lê Văn Lương17 TÓM TẮT Khảo sát các chỉ số huyết động (CSHĐ) của động mạch thận ở 102 BN ĐTĐ typ 2 so sánh với chỉ số tương ứng ở 32 người khỏe mạnh thuộc nhóm chứng. Các CSHĐ bao gồm: Vận tốc đỉnh tâm thu (Vs), vận tốc cuối tâm trương(Vd), vận tốc trung bình (Vm), chỉ số đập (PI), chỉ số trở kháng (RI) xác định bằng siêu âm Doppler. Kết quả cho thấy: Giảm giá trị VS, Vd, Vm; tăng chỉ số PI, RI tại cả rốn và nhu mô thận; trong đó tại rốn thận cao hơn so với nhu mô thận. Tỷ lệ BN giảm Vs, Vd, Vm; tăng PI, RI cao hơn so với BN có chỉ số tương ứng ở mức bình thường. Các chỉ số vận tốc tương quan nghịch; PI,RI tương quan thuận với tuổi BN và PI, RI tương quan thuận với thời gian phát hiện ĐTĐ. RI tăng ở BN có TH . Kết luận: Ở BN ĐTĐ typ 2 các CSHĐ biên đổi theo xu hướng giảm vận tốc dòng chảy, tăng chỉ số đập và chỉ số trở kháng. RI tương quan thuận với tuổi, thời gian phát hiện bệnh, tăng ở BN có TH kèm theo. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường typ 2 là bệnh chuyển hóa mạn tính có nhiều biến chứng, gây tàn phế và tử vong cao. Bệnh thận mạn do ĐTĐ là một trong các biến chứng mạch máu nhỏ xuất hiện sớm, cuối c ng dẫn đến suy thận mãn giai đoạn cuối. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu gây tổn thương thận là rối loạn huyết động toàn thân và tại chỗ, rối loạn chuyển hóa dẫn đến xơ vữa mao mạch cầu thận. Rối loạn huyết động tại động mạch thận sẽ dẫn đến tổn thương cấu trúc của thận sau đó là suy giảm chức năng thận . Rối loạn huyết động tại thận là biểu hiện sớm tổn thương tại thận, biến đổi trước khi xuất hiện microalbumin niệu. Các CSHĐ tại động mạch thận có thể xác định được dựa vào siêu âm Doppler . Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1. Khảo sát biến đổi một số CSHĐ tại động mạch rốn và nhu mô thận: vận tốc đỉnh tâm thu, vận tốc cuối tâm trương, vận tốc trung bình, chỉ số trở kháng, chỉ số đập ở BN ĐT Đ type 2. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số huyết động của động mạch tại rốn và nhu mô thận với thể lâm sàng biến chứng thận, tuổi Bn, thời gian phát hiện bệnh, HA, mức lọc cầu thận ở BN ĐTĐ typ 2. II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng: Gồm 134 đối tượng chia thành 02 nhóm: - Nhóm nghiên cứu: 102 BN ĐTĐ typ 2 - Nhóm chứng: 32 người khỏe mạnh thuộc nhóm chứng. + Tiêu chuẩn lựa chọn BN: - BN được chẩn đoán ĐTĐ typ 2. Phát hiện lần đầu hoặc đã điều trị. - Có hoặc chưa có biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ. + Tiêu chuẩn loại trừ BN: - Đang có các biến chứng nặng như hôn mê, tiền hôn mê, nhồi máu cơ tim cấp tính, suy tim nặng. Tắc mạch máu thận. - Hình ảnh siêu âm mạch máu thận không rõ. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, có đối chứng. * Địa điểm và thời gian nghiên cứu:Tại BVĐK Thống Nhất - Đồng Nai. Từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013. 17 BSCK2, TK.Khám bệnh ,SĐT: 0918303071, Email: luongvl63@yahoo.com Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 131
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Đ i với nhóm chứng: - Hỏi tiền sử sức khỏe. - Khám lâm sàng, đo chiều cao, cân nặng, tần số tim, đo huyết áp. - Xét nghiệm hóa sinh, công thức máu. Xác định là người khỏe mạnh. - Siêu âm Doppler động mạch rốn và nhu mô xác định các CSHĐ: Vs, Vd, Vm, PI, RI. Đ i với nhóm bệnh nhân: + Hỏi tiền sử, Khám lâm sàng, HA, làm các XN chẩn đoán và đánh giá. + Siêu âm thận và mạch máu thận như nhóm chứng. Xử lý số liệu. Bằng phần mềm SPSS 13.0 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Biến đổi các chỉ số huyết động của động mạch thận. Bảng 3.1. So sánh GTTB các CSHĐ tại rốn và nhu mô thận ở BN (n=102) Chỉ số Rốn thận Nhu mô thận p Vs (cm/s) 43,95 ± 4,47 23,55 ± 3,53
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Vd 72 70,6 30 29,4 0 0 Vm 69 67,6 33 32,4 0 0 PI 0 0 38 37,3 64 62,7 RI 0 0 26 25,5 76 74,5 Các chỉ số vận tốc ở mức giảm và bình thường, các chỉ số PI, RI ở mức tăng và bình thường. Bảng 3.5. Tỷ lệ phân bố BN dựa vào giá trị tuyệt đối các CSHĐ tại ĐM nhu mô thận so với chỉ số tương ứng ở nhóm chứng (n = 102) Giảm Bình Thƣờng Tăng Chỉ số n % n % n % Vs 58 56,9 44 43,1 0 0 Vd 68 66,6 34 33,4 0 0 Vm 57 55,9 45 44,1 0 0 PI 0 0 24 23,5 78 76,5 RI 0 0 18 16,7 85 83,3 - Các chỉ số vận tốc ở mức giảm và bình thường, các chỉ số PI, RI ở mức tăng và bình thường. - Số trường hợp có chỉ số vận tốc giảm, có PI, RI tăng chiếm tỷ lệ cao hơn so với bình thường. 3.2. Mối liên quan giữa các CSHĐ của động mạch thận với một số chỉ số. Bảng 3.6. Mối liên quan giữa các chỉ số vận tốc dòng chảy tại ĐM rốn thận với biến chứng thận (n=102) Biến chứng thận Vs (cm/s) Vd (cm/s) Vm (cm/s) Protein niệu (-)1 45,64 ± 3,14 15,51 ± 2,38 25,21 ± 2,18 Microalbumin niệu (+) không có 45,62 ± 3,55 14,68 ± 2,84 24,91 ± 3,12 STMT2 Protein niệu (+) không có STMT3 42,29 ± 6,43 10,98 ± 2,76 21,102 ± 3,82 STMT4 41,32 ± 3,72 10,68 ± 1,61 21,64 ± 2,51 p4-1,2 < 0,05 p4-1,2 < 0,05 p4-1,2 < 0,05 p3-1,2 < 0,05 p3-1,2 < 0,05 p3-1,2 < 0,05 p ( NOV , Sheffe’s F-test) p3-4 > 0,05 p3-4 > 0,05 p3-4 > 0,05 p1-2 > 0,05 p1-2 > 0,05 p1-2 > 0,05 GTTB các chỉ số vận tốc dòng chảy tại ĐM rốn thận có xu hướng giảm dần theo mức độ tổn thương thận. Bảng 3.7. Liên quan RI, PI tại ĐM rốn thận với biến chứng thận (n=102) Biến chứng thận PI RI 1 Protein niệu (-) (n=31) 1,165 ± 0,183 0,654 ± 0,063 Microalbumin niệu (+) (n=29)2 1,232 ± 0,169 0,674 ± 0,052 3 Protein niệu (+) (n=28) 1,381 ± 0,151 0,726 ± 0,052 STMT (n=14)4 1,387 ± 0,089 0,732 ± 0,031 p4-1,2 < 0,05 p4-1,2 < 0,05 p3-1,2 < 0,05 p3-1,2 < 0,05 p ( NOV , Sheffe’s F-test) p3-4 > 0,05 p3-4 > 0,05 p1-2 > 0,05 p1-2 > 0,05 GTTB chỉ số PI, RI tại ĐM rốn thận có xu hướng tăng dần theo mức độ tổn thương thận. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 133
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Bảng 3.8. Liên quan các CS vận tốc tại ĐM nhu mô thận với biến chứng thận (n=102) Biến chứng thận Vs (cm/s) Vd (cm/s) Vm (cm/s) 1 Protein niệu (-) (n=31) 24,64 ± 3,61 9,81 ± 1,64 14,64 ± 2,31 Microalbumin niệu (+) (n=29)2 24,42 ± 3,74 8,84 ± 2,20 13,91 ± 2,42 3 Protein niệu (+) (n=28) 23,09 ± 2,68 7,46 ± 1,32 12,89 ± 1,56 STMT (n=14)4 21,79 ± 3,08 6,58 ± 1,08 12,81 ± 1,81 p4-1,2 < 0,05 p4-1,2 < 0,05 p4-1,2 < 0,05 p ( NOV , Sheffe’s F-test) p3-1 < 0,05 p3-1 < 0,05 GTTB các chỉ số vận tốc dòng chảy tại ĐM nhu mô thận có xu hướng giảm dần theo mức độ của tổn thương thận. Bảng 3.9. Mối liên quan giữa PI, RI tại ĐM nhu mô thận với biến chứng thận Biến chứng thận PI RI 1 Protein niệu (-) (n=31) 1,038 ± 0,162 0,623 ± 0,059 2 Microalbumin niệu (+) (n=29) 1,109 ± 0,179 0,645 ± 0,068 3 Protein niệu (+) (n=28) 1,262 ± 0,198 0,691 ± 0,051 4 STMT (n=14) 1,292 ± 0,112 0,718 ± 0,032 p4-1,2 < 0,05 p4-1,2 < 0,05 p3-1 < 0,05 p3-1 < 0,05 p ( NOV , Sheffe’s F-test) p3-4 > 0,05 p3-4 > 0,05 p1-2 > 0,05 p1-2 > 0,05 Chỉ số trở kháng, chỉ số đập tăng dần theo mức độ tổn thương thận.Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các CSHĐ tại ĐM rốn thận với HA Không THA THA Chỉ số p (n = 39) (n = 63) Vs (cm/s) 44,86 ± 4,17 46,86 ± 4,62 > 0,05 Vd (cm/s) 14,74 ± 3,62 15,92 ± 3,32 > 0,05 Vm (cm/s) 24,48 ± 3,44 25,64 ± 3,21 > 0,05 PI 1,258 ± 0,198 1,269 ± 0,166 > 0,05 RI 0,664 ± 0,069 0,714 ± 0,066 < 0,05 RI ở BN TH cao hơn so với BN không THA. Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các CSHĐ tại ĐM nhu mô thận với HA Không THA THA Chỉ số p (n = 39) (n = 63) Vs (cm/s) 23, 41 ± 2,82 25,21 ± 3,72 > 0,05 Vd (cm/s) 8,27 ± 2,28 8,28 ± 2,11 > 0,05 Vm (cm/s) 13,81 ± 2,24 14,71 ± 2,43 > 0,05 PI 1,138 ± 0,024 1,178 ± 0,021 > 0,05 RI 0,650 ± 0,057 0,672 ± 0,055 < 0,05 - RI ở BN TH cao hơn so với BN không TH . CSHĐ khác tương đương Bảng 3.12. Mối tương quan giữa các CSHĐ tại ĐM rốn thận với tuổi (n = 102) Giá trị Phƣơng trình Chỉ số r p Vs (cm/s) - 0,34 < 0,01 y = - 0,134x + 51,564 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 134
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Vd (cm/s) - 0,42 < 0,01 y = - 0,148x + 22,793 Vm (cm/s) - 0,31 < 0,01 y = - 0,146x + 31,780 PI 0,36 < 0,01 y = 0,008x + 0,812 RI 0,4 < 0,01 y = 0,003x + 0,525 Vận tốc dòng chảy tương quan nghịch, RI, PI tương quan thuận với tuổi BN. Bảng 3.13. Mối tương quan giữa các CSHĐ tại ĐM rốn thận với MLCT Giá trị Phƣơng trình Chỉ số r p tƣơng quan Vs (cm/s) 0,5 < 0,01 y = 0,091x + 39,373 Vd (cm/s) 0,63 < 0,01 y = 0,088 x + 9,314 Vm (cm/s) 0,54 < 0,01 y = 0,077x + 20,213 PI - 0,49 < 0,01 y = - 0,004x + 1,463 RI - 0,52 < 0,01 y = - 0,001x + 0,762 Vận tốc dòng chảy tương quan thuận, PI và RI tương quan nghịch với MLCT Bảng 3.14. Mối tương quan giữa các CSHĐ tại ĐM nhu mô thận với MLCT Phƣơng trình Giá trị Chỉ số tƣơng quan r p Vs (cm/s) 0,4 < 0,01 y = 0,056 + 21,32 Vd (cm/s) 0,66 < 0,01 y = 0,06x + 4,814 Vm (cm/s) 0,5 < 0,01 y = 0,053x + 11,328 PI - 0,5 < 0,01 y = - 0,004x + 1,41 RI - 0,53 < 0,01 y = - 0,002 + 0,685 Vận tốc dòng chảy tại ĐM nhu mô thận tương quan thuận, PI và RI tương quan nghịch với mức lọc cầu thận. Bảng 3.15. Mối tương quan giữa các CSHĐ tại ĐM rốn thận với thời gian phát hiện ĐTĐ Phƣơng trình Giá trị Chỉ số tƣơng quan r p Vs (cm/s) - 0,04 > 0,05 Vd (cm/s) - 0,179 > 0,05 Vm (cm/s) 0,172 > 0,05 PI 0,350 < 0,05 y = 0,011x + 1,216 RI 0,354 < 0,05 y = 0,004x + 0,572 Chỉ số PI và RI tương quan thuận có ý nghĩa, các chỉ số vận tốc dòng chảy tương quan nghịch không có ý nghĩa với thời gian phát hiện bệnh. IV. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu. 4.1.1. Tu i v giới. Nhóm BN ĐTĐ tuổi trung bình là 59. Nữ chiếm 67,6%, nam 32,3%. 4.1.2. Tỷ lệ biến chứng thận các giai đoạn trong nhóm nghiên cứu: Trong số 102 BN thuộc các giai đoạn, tỷ lệ biến chứng thận trong các giai đoạn là protein niệu (-): 30,4%, Microalbumin niệu (+) 28,4%, protein niệu (+) chưa có suy thận 27,5%, suy thận mạn tính các giai đoạn 13,7%. Nếu phân theo giai đoạn bệnh thận mạn tính: giai đoạn 1 (52,9%), giai đoạn 2 (33,3%), giai đoạn 3 (9,9%), giai đoạn 4 (3,9%). Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 135
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 4.2. Chỉ số huyết động của động mạch thận. 4.2.1. Các thông s huyết động củ động mạch thận. • Kết quả nghiên cứu ở nhóm chứng: Ở cả hai thận tại hai vị trí rốn - rốn và nhu mô - nhu mô, GTTB các CSHĐ thu được khá ổn định và sự khác biệt giữa hai bên (p > 0,05). Tuy nhiên khi so sánh GTTB các CSHĐ tại rốn so với nhu mô ở cả hai thận thì lại có sự khác biệt nhau rõ rệt. Các chỉ số vận tốc ở rốn thận cao hơn ở nhu mô thận, chỉ số trở kháng và chỉ số đập ở nhu mô thận cao hơn rốn thận. • Kết quả ở nhóm biến chứng thận do ĐTĐ tương tự như nhóm chứng. • Kết quả so sánh giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng: So sánh giá trị trung bình các chỉ số huyết động của động mạch thận tại rốn thận ở nhóm bệnh và nhóm chứng thấy sự khác biệt có ý nghĩa. So sánh giá trị trung bình các chỉ số huyết động của động mạch thận tại nhu mô thận ở nhóm bệnh và nhóm chứng thấy sự khác biệt có ý nghĩa. + Các chỉ số về vận tốc của ĐM thận ở nhóm NC luôn thấp hơn ở nhóm chứng. + Chỉ số RI và chỉ số PI thì tăng cao, rất có ý nghĩa so với nhóm chứng. - GTTB một số CSHĐ tại ĐM nhu mô thận ở người khỏe mạnh kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương so với một số tác giả nước ngoài. - GTTB một số CSHĐ tại ĐM thận ở BN ĐTĐ typ 2 kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả một số tác giả nước ngoài. 4.3. Mối tƣơng quan giữa các CSHĐ của động mạch thận với một số thông số. 4.3.1. Tương qu n giữ CS Đ với mức độ t n thương v gi i đoạn bệnh thận mạn tính bệnh nh n đái thái đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mức độ protein niệu (-), microalbumin niệu (+) tốc độ dòng máu thay đổi không nhiều, nhưng ở BN protein niệu (+) chưa suy thận và suy thận thì vận tốc dòng máu động mạch thận giảm. RI và PI tăng dần. Điều đó cho thấy mức độ biến chứng thận càng nặng thì tổn thương ĐM thận càng nhiều, mức độ xơ cứng và xơ vữa ĐM ngày càng tăng làm cho ĐM hẹp dần khi mức độ biến chứng thận tăng lên. - Tại nhu mô thận kết quả thu được cũng tương tự như tại rốn thận. Tuy nhiên các chỉ số huyết động thu được tại động mạch rốn thận thì luôn cao hơn các chỉ số huyết động thu được tại nhu mô thận ở từng giai đoạn biến chứng thận. Vận tốc dòng máu ở giai đoạn protein niệu (-), microalbumin niệu (+) giảm không đáng kể, còn ở giai đoạn suy thận vận tốc dòng máu giảm nhiều. Ở giai đoạn protein niệu (+) chưa suy thận hoặc khi đã có suy thận mạn tính thì RI và PI tăng lên rõ rệt. Kết quả trên đây cũng ph hợp với tổn thương mô bệnh học ở BN ĐTĐ typ 2 khi đã có biến chứng thận. Vữa xơ động mạch là biểu hiện chủ yếu gây biến chứng thận, mà chính VXĐM dẫn đến hẹp khẩu kính mạch máu, làm cho động mạch xơ cứng. Tất cả những biến đổi trên đây đều gây ảnh hưởng đến các chỉ số huyết động của thận. 4.3.2. Tương qu n giữ các CS Đ củ ĐM thận với một s thông s . + Tương quan giữa các chỉ số huyết động động mạch thận với huyết áp. - Chỉ số RI ở nhóm BN ĐTĐ có TH có xu thế tăng hơn BN ĐTĐ không có TH sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Còn các CSHĐ khác tương đương nhau. - Tương quan giữa các CSHĐ của ĐM thận với tuổi của BN ĐTĐ typ2 Kết quả nghiên cứu thấy có mối tương quan nghịch giữa Vs, Vd, Vm với tuổi BN ĐTĐ typ 2, tuổi càng cao thì vận tốc dòng máu ĐM thận càng giảm. - Tương quan thuận giữa tuổi và RI và PI, khi tuổi BN càng cao thì RI và PI càng tăng. + Tương quan giữa các CSHĐ với mức lọc cầu thận. Kết quả nghiên cứu: Vs, Vd, Vm ở rốn thận có mối tương quan thuận tương đối chặt với MLCT. MLCT càng giảm thì vận tốc dòng máu càng giảm. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 136
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Các chỉ số RI và PI có tương quan nghịch, khi tổn thương thận mà dẫn đến giảm mức lọc cầu thận thì nguyên nhân chính là tổn thương mạch máu. + Tương quan giữa các CSHĐ của ĐM thận với thời gian phát hiện bệnh . Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa Vs, Vd, Vm với thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ. Các chỉ số RI và PI có tương quan thuận mức độ trung bình với thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ, thành ĐM xơ vữa, xơ cứng nhiều hơn hậu quả là tăng sức trở kháng mạch máu. KẾT LUẬN 1. Biến đổi các chỉ số huyết động mạch máu thận ở BN ĐTĐ typ 2. + Giảm giá trị trung bình Vs, Vd, Vm; Tăng RI và PI ở động mạch tại rốn thận và động mạch nhu mô thận. Giá trị trung bình Vs, Vd, Vm, RI và PI động mạch tại rốn thận cao hơn có ý nghĩa so với ở nhu mô thận (p < 0,05). + Tại động mạch vùng rốn thận, số lượng BN có giảm Vs, Vd, Vm chiếm tỷ lệ lần lượt là: 59,8%, 70,6%, 67,6%; Tăng RI và PI chiếm tỷ lệ lần lượt là: 74,5% và 62,7%. + Tại động mạch vùng nhu mô thận, số lượng BN có giảm Vs, Vd, Vm chiếm tỷ lệ lần lượt là: 56,9%, 66,6%, 55,9%; Tăng RI và PI chiếm tỷ lệ lần lượt là: 83,3% và 76,5%. 2. Mối tƣơng quan giữa các CSHĐ của động mạch thận với một số yếu tố. + Các chỉ số vận tốc dòng chảy ở cả nhu mô thận và rốn thận giảm dần theo mức độ tổn thương thận. Ngược lại chỉ số RI và PI tăng dần theo mức độ tổn thương thận. + Chỉ số RI tại ĐM nhu mô thận và rốn thận ở BN ĐTĐ có TH đều cao hơn so với bệnh nhân không có THA. Các chỉ số khác tương đương nhau. + Các chỉ số vận tốc dòng chảy tại động mạch rốn thận tương quan nghịch, chỉ số trở kháng và chỉ số đập tương quan thuận với tuổi của bệnh nhân. + Các chỉ số vận tốc dòng chảy tại ĐM rốn và nhu mô thận tương quan thuận, chỉ số RI và chỉ số PI tương quan nghịch mức độ chặt có ý nghĩa với mức lọc cầu thận. + Chỉ số trở kháng, chỉ số đập tại động mạch rốn thận tương quan thuận có ý nghĩa, các chỉ số vận tốc dòng chảy tương quan nghịch chưa có ý nghĩa với thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường typ 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Xuân Cƣơng (2012). “ Nghiên cứu chỉ số huyết động động mạch thận tại rốn và nhu mô thận bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.” Luận văn thạc sỹ y học – HVQY. 2. Bakris GL, William M, Dwork L, et al (2000). Preserving renal function in adults with hypertention and diabetes: a consensus approach. National Kidney Foundation Hypertention and Diabetes Excutive Committees Working Group. Am J Kidney Dis; 36: pp646-661. 3. Gunther Anne, Aksel Foss, Hallvard Holdaas (2008). Increased peak systolic velocity in the renal artery of paediatric kidneys transplanted to adult recipients. Oxford Journals Medicine Nephrology Dialysis Transplantation 23 (12): pp 4041-4043. 4. Gunnar H. Heine, Birgit Reichart, Christof Ulrich, et al (2007). Do ultrasound renal resistance indices reflect systemic rather than renal vascular damage in chronic kidney disease? Nephrol. Dial. Transplant. 22 (1): pp.163-170. 5. Hamano Kumiko, Ai Nitta, et al. (2008). Associations of Renal Vascular Resistance With Albuminuria and Other Macroangiopathy in Type 2 Diabetic Patients. Diabetes Care; 31 (9): pp.1853-1857. 6. Hamano Kumiko, Shuzo Kobayshi, et al (2008). Associations of Renal Vascular Resistance With Albuminuria and Other Macroangiopathy in Type 2 Diabetic Patients. Diabetes Care 31: pp.1853–1857. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 137
- Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 7. Hiroshi Kitamura, Fujimoto Hiroyuki, Tobisu Ken-ichi, et al (2004). Dynamic Computed Tomography and Color Doppler Ultrasound of Renal Parenchymal Neoplasms: Correlations with Histopathological Findings. Jpn. J. Clin. Oncol. 34 (2): pp.78-81. 8. Ishimura Eiji, Yoshiki Nishizawa, et al (2005). Intrarenal hemodynamic abnormalities in diabetic nephropathy measured by duplex Doppler sonography. Kidney International. pp.1920-1927. 9. Keogan T. Mary, Mark A. Kliewer, Barbara S. Hertzberg, et al (1996). Renal resistive indexes: Variability in Doppler US measurement in a Healthy Population. Radiology 199: pp.165-169. 10. Kim SH, Kim SM, Lee HK, et al (2002). Diabetic nephropathy: duplex Doppler ultrasound findings. Diabetes Resclin Pract; 18: pp.102-86 11. Miralles Manuel, Marc Cairols, Jordi Cotillas, et al (2006). Value of Doppler parameters in the diagnosis of renal artery stenosis. Journal of vascular surgery volume 23, Number 3; pp.428-435. 12. National Kidney Foundation's Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (NKF- KDOQI™). Diabetes and Chronic Kidney Disease Stages 1-4: pp.1-17. 13. Pistrosch Frank, Andrea Natali, Markolf Hanefeld, (2011). Is Hyperglycemia a Cardiovascular Risk Factor? Diabetes care 34 (2): S128-S131. 14. Raff Ulrike, Thomas K. Schwarz, Bernhard M.W, et al (2009). Renal resistive index - a valid tool to assess renal endothelial function in humans?. Diabetes care 24: pp. 1869- 1874. 15. Toshihiro Sugira and Akira Wada (2009). Resistive index predicst renal prognosis in chronic kidney disease. Nephrol dial transplan 24: pp. 2780-2785. 16. Zhang Yu-hong (2011). Valuation of color Doppler ultrasound in monitoring hemodynamic parameters following renal transplantation. Journal of Clinical Rehabilitative Tissue Engineering Research 15; (18); pp.3263-64. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 138
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới bằng chỉ số huyết áp cổ chân ‐ cánh tay (chỉ số ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
7 p | 117 | 8
-
Tạp chí Y dược thực hành 175: Số 21/2020
120 p | 59 | 7
-
Khảo sát thay đổi một số chỉ số huyết động trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa lớn được truyền dịch theo đích dưới hướng dẫn của esCCO
5 p | 18 | 5
-
Khảo sát thay đổi một số chỉ số huyết động trong mổ và khí máu động mạch ở bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa lớn
5 p | 12 | 5
-
Lý thuyết cơ sở của huyết động học: Phần 1
65 p | 27 | 4
-
Khảo sát các chỉ số huyết học người hiến và chất lượng khối tiểu cầu tách trên máy tách tế bào tự động Amicore
6 p | 68 | 4
-
Khảo sát sự thay đổi ngưỡng đau vùng mặt khi nhĩ châm trên người tình nguyện khỏe mạnh
6 p | 21 | 4
-
Ảnh hưởng của vận chuyển khí nén tới chỉ số huyết tán của bệnh phẩm máu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
7 p | 9 | 3
-
Khảo sát chỉ số ABI ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch
7 p | 7 | 3
-
Khảo sát một số chỉ số huyết học và sinh hóa của người hiến tiểu cầu và hiệu quả điều trị khối tiểu cầu tách trên máy tách tế bào tự động Amicore
9 p | 20 | 3
-
Khảo sát một số chỉ số huyết động bằng phương pháp phân tích sóng huyết áp tự động (Flotrac) ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại khoa Hồi sức - Bệnh viện Quân y 175
11 p | 60 | 3
-
Khảo sát các chỉ số huyết học và thời gian đông máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não
6 p | 69 | 3
-
Mối liên quan giữa các chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân Basedow
6 p | 31 | 2
-
Khảo sát chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay bằng phương pháp đo huyết áp tự động trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2
7 p | 19 | 2
-
Đặc điểm bệnh động mạch chi dưới phát hiện qua khảo sát chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay trên người bệnh tăng huyết áp
5 p | 7 | 2
-
Khảo sát một số chỉ số huyết động động mạch thận ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính
5 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu biến đổi chỉ số huyết động của động mạch thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
5 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn