Khảo sát khả năng ức chế nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm lá bằng hỗn hợp hệ nano của tinh dầu ớt, tinh dầu tỏi và tinh dầu sả chanh
lượt xem 6
download
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm lá của các tinh dầu thực vật ở dạng nano trong điều kiện in vitro. Đầu tiên, tinh dầu thực vật (ớt, tỏi và sả chanh) được đóng gói vào hệ mang nano bằng phương pháp đồng hóa tốc độ cao kết hợp với sóng siêu âm để giảm kích thước, hỗn hợp được tạo thành khi trộn ba dịch phân tán nano của tinh dầu tỏi, ớt và sả chanh
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát khả năng ức chế nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm lá bằng hỗn hợp hệ nano của tinh dầu ớt, tinh dầu tỏi và tinh dầu sả chanh
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ NẤM Alternaria sp. GÂY BỆNH ĐỐM LÁ BẰNG HỖN HỢP HỆ NANO CỦA TINH DẦU ỚT, TINH DẦU TỎI VÀ TINH DẦU SẢ CHANH Trần Thị Ngọc Mai1, Vũ Ngọc Bích Đào1, Nguyễn Ngọc Thùy Trang1, Nguyễn Thị Huỳnh Nga2, Nguyễn Minh Hiệp1 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. gây bệnh đốm lá của các tinh dầu thực vật ở dạng nano trong điều kiện in vitro. Đầu tiên, tinh dầu thực vật (ớt, tỏi và sả chanh) được đóng gói vào hệ mang nano bằng phương pháp đồng hóa tốc độ cao kết hợp với sóng siêu âm để giảm kích thước, hỗn hợp được tạo thành khi trộn ba dịch phân tán nano của tinh dầu tỏi, ớt và sả chanh. Sau đó, hiệu quả kháng nấm in vitro của các hệ nano chứa tinh dầu thực vật (dạng đơn lẻ và hỗn hợp) được thực hiện bằng phương pháp đĩa thạch ở các nồng độ pha loãng khác nhau 250, 500, 750 và 1000 lần. Kết quả cho thấy, các hệ nano tinh dầu đã được tổng hợp thành công với kích thước hạt trung bình nhỏ hơn 151 nm và thế zeta lớn hơn -30 mV. Kết quả cũng cho thấy, sự kết hợp giữa ba hệ nano chứa tinh dầu ớt, tinh dầu tỏi và tinh dầu sả chanh vào trong một chế phẩm theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 (v/v/v) (gọi tắt là naOTS) cho hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. trong điều kiện in vitro là cao nhất (đạt 97,78% ở nồng độ pha loãng 750 lần). Do đó, naOTS có tiềm năng ứng dụng rộng rãi thay thế cho các thuốc trừ nấm hóa học trong phòng trừ nấm Alternaria sp. Từ khóa: Hệ nano, nấm Alternaria sp., tinh dầu ớt, tinh dầu sả chanh, tinh dầu tỏi I. ĐẶT VẤN ĐỀ pháp đồng hóa tốc độ cao kết hợp với sóng siêu âm Alternaria là loại nấm gây bệnh phổ biến trên để giảm kích thước. Sau đó, hiệu quả ức chế nấm nhiều loại cây trồng. Cây bị bệnh do nấm Alternaria của naT, naO, naS và các dạng kết hợp hai hoặc ba có thể bị chết ở giai đoạn cây con, cây lớn bị rụng hệ nano chứa tinh dầu thực vật được thực hiện bằng lá và thối quả, gây thiệt hại từ 35 - 80% sản lượng phương pháp đĩa thạch. (Bessadat et al., 2016). Ngày nay, việc kiểm soát nấm bằng các chiết xuất từ thực vật mà đặc biệt là sử dụng II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tinh dầu thực vật đã được quan tâm đến bởi tính an 2.1. Vật liệu nghiên cứu toàn cho con người và môi trường. Những năm gần Chủng nấm Alternaria sp. (Viện Nghiên cứu Hạt đây, tinh dầu ớt, tỏi có khả năng hạn chế sự nảy mầm nhân Đà Lạt); tinh dầu tỏi, tinh dầu ớt, tinh dầu sả của nấm Alternaria alternata và tinh dầu sả hạn chế chanh độ tinh khiết 98% (Công ty TNHH tinh dầu được sự phát triển của nấm Alternaria solani, tuy thảo dược Dalosa, Việt Nam); môi trường Potato nhiên hiệu quả chưa cao (Lima et al., 2016). Điều Dextrose Agar (PDA) (Công ty TNHH HiMedia này là do, các loại tinh dầu thường có độ phân tán Laboratories, Ấn Độ). Các hóa chất khác đều có độ trong nước thấp, tính thấm kém và kém bền dưới tác tinh khiết ở cấp độ phân tích. động của điều kiện môi trường nên hiệu quả sử dụng thực tế thường không cao (Asbahani et al., 2015). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để tăng hiệu quả sử dụng, hệ nhũ nano bản chất 2.2.1. Tổng hợp hệ nano chứa tinh dầu thực vật lipid đã được sử dụng bởi giá thành rẻ, có thể cải Hệ nano chứa tinh dầu thực vật (tinh dầu ớt, tinh thiện độ phân tán, bảo vệ hoạt chất khỏi các điều dầu tỏi và tinh dầu sả chanh) được tổng hợp bằng kiện bất lợi của môi trường và kiểm soát tốc độ phương pháp đồng hoá tốc độ cao kết hợp với sử phóng thích, kéo dài thời gian tác dụng, từ đó làm dụng sóng siêu âm để giảm kích thước. Cụ thể, 10 g tăng hiệu quả sử dụng của tinh dầu (Nguyen et al., tinh dầu được cho vào hỗn hợp chứa 10 g chất hoạt 2012; Nguyen et al., 2016). động bề mặt gồm lecithin và tween 80 (1 : 1, w/w) Với mục tiêu bước đầu nghiên cứu một chế phẩm đã được khuấy tan trong 80 g nước. Sau đó, hỗn sinh học có hiệu quả kháng nấm Alternaria sp., trong hợp dung dịch được đồng hoá ở 16 000 vòng/phút nghiên cứu này, đầu tiên, hệ nhũ nano bản chất lipid trong 4 phút bằng máy Ultra Turrax homogenizer chứa tinh dầu tỏi (naT) hoặc tinh dầu ớt (naO) hoặc digital (T25D, Laboratory equipment, Đức) và được tinh dầu sả chanh (naS) được tổng hợp bằng phương giảm kích thước bằng sóng siêu âm sử dụng thiết 1 Trung tâm Công nghệ bức xạ và Công nghệ sinh học, Viện Nghiên cứu Hạt nhân 2 Khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt 141
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 bị Ultrasonic Liquid Processor (VC 750, Sonics & 2.2.4. Phương pháp xử lý kết quả Materials, USA) trong 3 phút, công suất 25%. Dịch Số liệu được tính toán bằng phần mềm Microsoft phân tán nano thu được sẽ được sử dụng cho các thí Excel. Các kết quả về số liệu được trình bày dưới nghiệm sau (Nguyen et al., 2012). Các chế phẩm là dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Đánh giá hỗn hợp tinh dầu được trộn theo tỉ lệ 1 : 1 (v/v) khi độ tin cậy thông qua phân tích thống kê bằng phần kết hợp hai loại tinh dầu và tỉ lệ 1 : 1 : 1 (v/v/v) khi mềm SPSS phương pháp One-Way Anova, phép thử kết hợp ba loại tinh dầu. Duncan (mức ý nghĩa p < 0,05). 2.2.2. Khảo sát thông số đặc điểm của các hệ nano 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu chứa tinh dầu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm Kích thước hạt, chỉ số phân tán và thế zeta của 2020 đến tháng 6 năm 2020 tại Trung tâm Công hệ nano chứa tinh dầu được xác định bằng thiết bị nghệ Sinh học và Công nghệ Bức xạ, Viện Nghiên Zetasizer Nano ZS (Malvern, U.K.). Cụ thể, dịch cứu Hạt nhân. phân tán nano sẽ được pha loãng 100 lần với nước III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN cất và phép đo được thực hiện ở 25oC với góc đo 173o. 3.1. Tổng hợp hệ nano chứa tinh dầu thực vật 2.2.3. Khảo sát hiệu quả ức chế nấm của các chế Hệ nano của 3 loại tinh dầu thực vật được tổng phẩm ở điều kiện in vitro hợp thành công bằng phương pháp đồng hóa tốc Hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. của các chế độ cao kết hợp với giảm kích thước bằng sóng siêu phẩm nano chứa tinh dầu thực vật (naT, naO, naS) âm. Như được trình bày ở bảng 1, tất cả các hệ nano ở dạng riêng lẻ và kết hợp được thực hiện bằng chứa tinh dầu thực vật được tổng hợp đều có kích phương pháp đĩa thạch (Amini et al., 2012; Nguyễn thước trung bình ở cấp độ nano. Cụ thể, naO có kích Thị Hoài Thu và Nguyễn Anh Dũng, 2017). Cụ thể, thước lớn nhất là 150,6 nm và naT có kích thước nấm sẽ được cấy lên môi trường PDA có bổ sung nhỏ nhất là 99,7 nm. Bên cạnh đó, khi kết hợp các hệ dịch phân tán (hoặc hỗn hợp dịch phân tán) nano nano tinh dầu (kết hợp hai hoặc ba loại), kích thước tinh dầu thực vật với độ pha loãng 250, 500, 750 và hạt trung bình có sự thay đổi nhưng vẫn ở mức nhỏ 1000 lần. Với mẫu đối chứng là mẫu không có bổ hơn 150 nm. Trong đó, việc phối trộn với tỉ lệ 1 : 1 : sung dịch phân tán nano. Sau 5 ngày, mẫu được quan 1 (v/v/v) của 3 loại nano tinh dầu (gọi tắt là naOTS) sát và đo đường kính nấm phát triển. Hiệu quả ức vẫn cho kích thước hạt trung bình khoảng 134 nm. chế nấm được tính theo công thức của Soylu và Kose Với kích thước này giúp các hệ nano dễ thấm vào (2015) như sau: các tế bào nấm làm tăng hiệu quả sinh học. Đồng D – Dt thời, kết quả bảng 1 cho thấy thế zeta của tất cả các Hiệu quả ức chế nấm (%) = c 100 chế phẩm đều có giá trị tuyệt đối lớn hơn 30 mV, Dc ˟ một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy khi thế zeta Trong đó: Dc là đường kính khuẩn lạc trên môi lớn hơn 30 mV cho thấy hệ nano sẽ có độ ổn định trường đối chứng; Dt là đường kính khuẩn lạc trên trong thời gian dài, sau 6 tháng vẫn giữ được kích môi trường có bổ sung tinh dầu. thước nano, giúp tăng thời gian bảo quản và sử dụng (Honary và Zahir, 2013; Mehnert and Mäder, 2001). Bảng 1. Các thông số đặc điểm của hệ nano chứa tinh dầu thực vật Dịch phân tán nano Kích thước hạt (nm) Chỉ số phân tán (PDI) Thế Zeta (mV) Ớt (naO) 150,6 ± 2,7 0,251 ± 0,010 -45,2 ± 2,2 Tỏi (naT) 99,7 ± 1,0 0,203 ± 0,024 -41,3 ± 1,7 Sả chanh (naS) 113,0 ± 3,3 0,234 ± 0,033 -36,2 ± 1,0 Tỏi + ớt (naTO) 135,5 ± 1,5 0,264 ± 0,007 -43,8 ± 1,5 Tỏi + sả chanh (naTS) 104,4 ± 1,5 0,176 ± 0,015 -37,3 ± 1,3 Ớt + sả chanh (naOS) 127,1 ± 2,1 0,240 ± 0,023 -38,4 ± 1,8 Ớt + tỏi + sả chanh (naOTS) 134,5 ± 1,6 0,242 ± 0,021 -42,6 ± 1,6 142
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 Hình 1. Biểu đồ phân bố kích thước của các dịch phân tán nano Ghi chú: (A): Dịch phân tán naO, (B) Dịch phân tán naT, (C): Dịch phân tán naS, (D): Dịch phân tán hỗn hợp naOTS Bên cạnh đó, hình 2 cho thấy khi được đóng gói bản chất lipid có khả năng phân tán rất tốt trong vào hệ nano, tinh dầu có độ phân tán tốt hơn rất nước (hình 2B). Ngoài ra, hệ nano còn giúp bảo vệ nhiều so với ở dạng thông thường. Cụ thể, các tinh tinh dầu hạn chế sự thất thoát khỏi các điều kiện bất dầu ở dạng thông thường khi cho vào nước sẽ bị tách lợi của môi trường và tăng khả năng thấm vào cây lớp do độ tan trong nước kém (hình 2A). Trong khi trồng (Nguyen et al., 2016). đó, tinh dầu sau khi được đóng gói vào hệ nhũ nano Hình 2. Độ phân tán của các tinh dầu thực vật Ghi chú: (A): Dạng thông thường, (B): Dạng nano. 3.2. Hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. của các so với naS và naO. chế phẩm ở điều kiện in vitro Tuy nhiên, kết quả ở bảng 2 cũng chỉ ra rằng, khi Hiệu quả ức chế nấm trong điều kiện in vitro đã tiến hành kết hợp các loại tinh dầu với nhau, hiệu được thực hiện bằng phương pháp đĩa thạch. Kết quả ức chế nấm tăng lên rõ rệt. Cụ thể, việc kết hợp quả từ bảng 2 và hình 3 cho thấy, ở mẫu đối chứng, giữa naT và naO ở tỉ lệ 1 : 1 (v/v) (naTO) và kết hợp khi được nuôi cấy trên môi trường PDA, hệ sợi nấm naT và naS tỉ lệ 1 : 1 (v/v) (naTS) cho hiệu quả ức chế phát triển mạnh sau 5 ngày nuôi cấy. Trong khi nấm hoàn toàn ở nồng độ pha loãng 500 lần, trong đó, ở nghiệm thức có bổ sung naT, naS ở độ pha khi kết hợp naO và naS tỉ lệ 1 : 1 (v/v) (naOS) cho loãng 250 lần cho hiệu quả ức chế nấm hoàn toàn hiệu quả đạt khoảng 74%. Điều này cho thấy, việc và naO cho hiệu quả ức chế nấm đạt khoảng 76%. sử dụng hỗn hợp hai loại tinh dầu đã cho tác dụng Tuy nhiên, ở nghiệm thức có bổ sung naT, naS và hiệp đồng dẫn đến làm tăng khả năng ức chế nấm naO ở độ pha loãng 500 lần, hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. cao hơn so với riêng lẻ. Cụ thể, naTS chỉ còn 61,88%, 27,75% và 4,7%. Điều này cho thấy, ở độ pha loãng 500 lần cho hiệu quả ức chế nấm gấp naT cho hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. tốt hơn 1,62 lần so với naT và 3,6 lần so với naS. Tương tự 143
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 naTO cho hiệu quả cao hơn 1,59 lần so với naT và độ naT trong hỗn hợp naTO này chỉ bằng 50% so với gần 21 lần so với naO. Kết quả bảng 2 cũng cho thấy nghiệm thức naT ở cùng độ pha loãng. Tương tự, rằng, naO ở độ pha loãng 500 lần cho hiệu quả rất việc sử dụng kết hợp naO và naS cũng đã giúp làm thấp (khoảng 4,7%). Tuy nhiên, việc kết hợp naO với tăng hiệu quả trị nấm lên 46,5% so với naS. Qua kết naT đã giúp tăng hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. quả này, có thể thấy rằng naO có vai trò như là một cho naT ở độ pha loãng 500 lần từ 61,88% lên nhân tố mở đường giúp tăng hoạt tính sinh học cho 98,23% (tương đương tăng gần 36%), mặc dù nồng naT và naS. Bảng 2. Hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. ở điều kiện in vitro Hiệu quả ức chế nấm (%) Dịch phân tán nano Độ pha loãng Độ pha loãng Độ pha loãng Độ pha loãng 250 lần 500 lần 750 lần 1000 lần naO 76,06 ± 2,66b 4,7 ± 2,03e 0e 0c naT 100 ± 0a 61,88 ± 1,54c 0e 0c naS 100 ± 0a 27,75 ± 2,77 d 0e 0c naTO 100 ± 0a 98,23 ± 3,07a 23,76 ± 4,06c 0,71 ± 0,41b naTS 100 ± 0a 100 ± 0a 38,83 ± 2,66b 2,48 ± 0,93b naOS 100 ± 0a 74,29 ± 3,07 b 12,48 ± 1,27d 1,86 ± 0,27b naOTS 100 ± 0a 100 ± 0a 97,78 ± 3,0a 17,55 ± 2,66a Ghi chú: Các chữ cái a, b, c, d, e chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khi tiếp tục tăng độ pha loãng đến 750 lần thì kết quả trên đã chỉ ra rằng, trong điều kiện nuôi cấy việc kết hợp sử dụng hai loại tinh dầu ở dạng nano in vitro, việc kết hợp sử dụng hỗn hợp ba hệ nano đã giảm rõ rệt và hiệu quả cao nhất chỉ 38,83% đối chứa tinh dầu tỏi, ớt và sả chanh (naOTS) cho hiệu với hệ nano naTS. Cụ thể, so với hiệu quả ở nghiệm quả ức chế nấm Alternaria sp. tốt nhất, có thể pha thức pha loãng 500 lần thì hiệu quả phòng trị nấm loãng tới 750 lần giúp mang lại hiệu quả kinh tế, rất Alternaria đã giảm 74,47% đối với hệ naTO, 61,17% có khả năng ứng dụng vào thực tế. Kết quả của tất cả đối với hệ naTS và giảm 61,81% đối với hệ naOS. các nghiệm thức cũng cho thấy rằng hiệu quả ức chế Tuy nhiên, khi kết hợp ba hệ nano tinh dầu tỏi, nấm gần như không còn ở độ pha loãng 1000 lần. ớt, sả chanh với tỉ lệ 1 : 1 : 1 (v/v/v), tuy nồng độ Điều này có thể là do khi pha loãng 1000 lần thì mỗi loại tinh dầu chỉ bằng 1/3 so với nồng độ của nồng độ của các chất hoạt tính chứa trong lượng chúng trong naO, naT, naS nhưng hiệu quả kháng tinh dầu đã ở dưới ngưỡng “nồng độ ức chế tối nấm lại tăng lên rõ rệt dù đã pha loãng 750 lần, đạt thiểu” (minimal inhibitory concentration) của nấm tới 97,78% (tương đương gấp 4,12 lần so với naTO; Alternaria sp. (Cruz et al., 2013). 2,52 lần so với naTS và 6,83 lần so với naOS). Các Hình 3. Hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp. ở điều kiện in vitro 144
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(116)/2020 IV. KẾT LUẬN Các hệ nano chứa tinh dầu thực vật naT, naO, naS Cruz, R.C., Werneck, S.M.C., Oliveira, C.S., Santos, đã được tổng hợp thành công có kích thước trung P.C., Soares, B.M., Santos, D.A., Cisalpino, P.S., bình đạt mức nano từ 99,7 đến 150,6 nm và giá trị 2013. Influence of different media, incubation times tuyệt đối của thế zeta đều lớn hơn 30 mV cho thấy and temperatures for determining the MICs of seven hệ rất bền. Ở điều kiện in vitro, naT có hiệu quả ức antifungal agents against Paracoccidioides brasiliensis chế nấm Alternaria sp. tốt hơn naS và naO, gần 62% by microdilution. ở nồng độ pha loãng 500 lần. Khi kết hợp ba hệ nano Honary, S., Zahir, F., 2013. Effect of zeta potential on tinh dầu ớt, tỏi và sả chanh (naOTS) cho hiệu quả the properties of Nano-Drug delivery systems - a ức chế nấm gần như hoàn toàn đạt 97,78% ở nồng review (part 2). Trop. J. Pharm. Res. 12, 265-273. độ pha loãng 750 lần. Như vậy, bước đầu cho thấy Lima, C. B. de, Rentschler, L. L. A., Bueno, J. T., & hệ naOTS cho hiệu quả ức chế nấm Alternaria sp., Boaventura, A. C., 2016. Plant extracts and essential có tiềm năng ứng dụng trong thực tế nông nghiệp oils on the control of Alternaria alternata, Alternaria nước ta. dauci and on the germination and emergence of carrot seeds (Daucus carota L.). Ciência Rural, 46(5), TÀI LIỆU THAM KHẢO 764-770. Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Anh Dũng, 2017. Mehnert, W., Mäder, K., 2001. Solid lipid nanoparticles: Nghiên cứu hoạt tính kháng nấm gây bệnh thực vật production, characterization and applications. Adv. của nano Ag/Chitosan trong điều kiện in vitro. Tạp Drug Deliv. Rev., 47: 165-96. chí trường Đại học Tây Nguyên, 22: 25-30. Nguyen, M.H, Nguyen, T.H.N., Hwang, I.C., Park, Amini, M., Safaie, N., Salmani, M.J., Shams-Bakhsh, H.J., 2016. Effect of physical state of nanocarriers M., 2012. Antifungal activity of three medicinal on their penetration into the root and upward plant essential oils against some phytopathogenic transportation to the stem of soybean plants using fungi. Trakia. J. Sci., 10: 1-8. confocal laser scanning microscopy. Crop Prot., 87: Asbahani, A. E., Miladi, K., Badri, W., Sala, 25-30. M., Addi, E. H. A., Casabianca, H., Mousadik, Nguyen, M.H., Hwang, I. C., Park, J. W., Park, H. J., E. A., Hartmann, D., Jilale, A., Renaud, F.N.R., 2012. Enhanced payload and photo-protection for Elaissari, A., 2015. Essential oils: From extraction to encapsulation. Int. J. Pharm., 483: 220-243. pesticides using nanostructured lipid carriers with corn oil as liquid lipid. J. Microencapsulation, 29: Bessadat, N., Berruyer, R., Hamon, B., Bataille- 596-604. Simoneau, N., Benichou, S., Kihal, M., Henni, D., Simoneau, P., 2016. Alternaria species associated Soylu, E. M., Kose, F., 2015. Antifungal Activities of with early blight epidemics on tomato and other Essential Oils Against Citrus Black Rot Disease Solanaceae crops in Northwestern Algeria. Eur. J. AgentAlternaria alternaTa. J. Essent. Oil-Bear. Plants, Plant Pathol., 148: 181-197. 18 (4): 894-903. Investigation of inhibitory effect of mixture of nanocariers encapsulating chili, garlic and lemongrass oil on Alternaria sp. causing leaf spot disease Tran Thi Ngoc Mai, Vu Ngoc Bich Dao, Nguyen Ngoc Thuy Trang, Nguyen Thi Huynh Nga, Nguyen Minh Hiep Abstract This study aims to investigate the in vitro inhibitory effect of nano-formulations of essential oils against Alternaria sp. causing leaf spot disease. Firstly, essential oil (chili oil, garlic oil and lemongrass oil) encapsulated nanocarriers was prepared by using a combing method of homogenization and sonication, and their mixture was generated by mixing these 3 nanoformulations. After that, the in vitro antifungal effect of these prepared nano-formulations (individual forms and mixture forms) was carried out by agar disk method at 250, 500, 750, and 1000 times dilution. The results showed that the nano-formulations of essential oils were successfully prepared with an average particle size smaller than 151 nm and the zeta potential lager than -30 mV. The results also indicated that the mixture with ratio 1 : 1 : 1 (v/v/v) of the nano-formulations of chili oil, garlic oil and lemongrass oil (NaOTS) had the highest in vitro inhibitory effectiveness (approximately 97.78% at 750 times dilution) on Alternaria sp. Therefore, NaOTS shows great potential of wide application for replacing chemical fungicides in Alternaria sp. control. Keywords: Alternaria sp., nanocarriers, chili oil, lemongrass oil, garlic oil Ngày nhận bài: 3/7/2020 Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Tú Ngày phản biện: 15/7/2020 Ngày duyệt đăng: 23/7/2020 145
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2)
5 p | 135 | 14
-
Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính chống oxy hoá của dịch chiết nấm rơm
5 p | 143 | 7
-
Khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên khoai môn
8 p | 41 | 4
-
Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans của cao chiết lá ổi
8 p | 42 | 4
-
Hoạt tính ức chế vi khuẩn của cao chiết nước từ rễ cây dừa (Cocos nucifera L. var typica)
8 p | 49 | 4
-
Khả năng ức chế của Nanochitosan đối với Colletotrichum acutatum L2 gây hại quả cà chua sau thu hoạch
7 p | 72 | 3
-
Hoạt tính kháng khuẩn in vitro của cao chiết từ chè dây (Ampelopsis cantoniensis) thu hái tại Đà Nẵng trên vi khuẩn Staphyloccus aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm trùng da
8 p | 19 | 3
-
Phân lập và khảo sát khả năng ức chế nấm Corynespora cassiicola của một số chủng xạ khuẩn
11 p | 14 | 3
-
Nghiên cứu khả năng bảo quản dâu tây bằng màng phủ alginate chứa tinh dầu kinh giới
8 p | 3 | 2
-
Hoạt tính kháng nấm của tinh dầu vỏ cam và vỏ bưởi lên nấm Notryosphaeria dothidea gây bệnh thối trái xoài
12 p | 6 | 2
-
Khảo sát khả năng ức chế của cao chiết ethanol hạt xay nhung trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh
9 p | 12 | 2
-
Thu nhận và khảo sát hoạt tính sinh học của sắc tố prodigiosin từ vi khuẩn Serratia marcescens
5 p | 23 | 2
-
Tuyển chọn chủng nấm trichoderma bản địa có khả năng ức chế nấm Neosytalidium sp. gây bệnh đốm nâu hại thanh long
5 p | 32 | 2
-
Khảo sát hoạt tính ức chế enzyme thủy phân tinh bột và bắt gốc tự do của cao chiết rau càng cua
7 p | 49 | 2
-
Khảo sát khả năng đối kháng và ức chế nấm Podosphaera aphanis gây bệnh phấn trắng trên đối tượng dâu tây (Fragaria ananassa) của một số chủng Bacillus subtilis trong điều kiện in vitro
8 p | 30 | 2
-
Khảo sát khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của một số cây thuốc dân gian điều trị bệnh đái tháo đường
8 p | 53 | 2
-
Khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Curvularia sp. gây bệnh lem lép hạt lúa
9 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn