Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN LÂM SÀNG <br />
VÀ TỬ VONG Ở TRẺ SỐC NHẬP KHOA CẤP CỨU <br />
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 <br />
Phùng Nguyễn Thế Nguyên* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề‐mục tiêu: sốc là một nguyên nhân chính nhập khoa cấp cứu. Chẩn đoán và điều trị thích hợp <br />
làm giảm tỷ lệ tử vong. Vì vậy tình hình trẻ sốc tại một đơn vị điều trị là điều cần thiết để giúp bác sĩ nhận diện <br />
và điều trị tốt. Chúng tôi tiên hành nghiên cứu nhằm mô tả tình hình trẻ sốc tại khoa Cấp Cứu bệnh viện Nhi <br />
đồng 1, bao gồm lâm sàng, loại sốc, dịch vận mạch và tỷ lệ tử vong. <br />
Phương Pháp nghiên cứu: mô tả tiền cứu trẻ sốc từ 5/2006 đến 5/2007. <br />
Kết quả: Có 127 trẻ thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu, nam là 74 trẻ (58,3%), đa số trẻ dưới 5 tuổi (83,5%). Tỷ <br />
lệ sốc nhiễm trùng là 59,9%, sốc giảm thể tích là 18,9%, sốc tim là 11,8%, sốc thần kinh là 9,4%. Tỷ lệ trẻ có sốc <br />
mất bù cao 57,5%. Tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp là 42,5%, thần kinh là 40,9%, thận 27,6%, đông máu là <br />
23,6% và gan là 13,4%. Thuốc vận mạch được dùng chủ yếu là dopamin và dobutamin. Lượng dịch trung bình <br />
là 21,8 ± 11,3 ml/kg. Tỷ lệ tử vong là 57,5%. <br />
Kết luận: Tỷ lệ sốc nhiễm trùng và sốc giảm thể tích cao nhất. Trẻ thường nhập viện khi sốc mất bù. Tỷ lệ <br />
rối chức năng cơ quan cao. Lượng dịch trong giờ đầu tiên và thuốc vận mạch còn ít. Tỷ lệ tử vong còn rất cao. <br />
Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa nhằm ứng dụng các điều trị, theo dõi hiện hành vào bệnh lý này. <br />
Từ khóa: sốc <br />
<br />
ABSTRACT <br />
STUDY ETIOLOGIES, CLINICAL MANIFESTATIONS AND MORTALITY IN CHILDREN WITH <br />
SHOCK IN EMERGENCY DEPARMENT, CHILDREN HOSPITAL N01 <br />
Phung Nguyen The Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 444 ‐ 447 <br />
Background‐ Objectives: Shock is a major cause in cases of emergency admission. The early diagnosis and <br />
appropriate treatment reduces the mortality rate. So the understanding clearly about pediatric shock situation <br />
intreatment units is necessary to help doctors identify and treat well. This study describes the pediatric shock <br />
situations, including the clinical manifestations, types of shock, the vasopressor drugs and the mortality rate at <br />
the emergency department, Children Hospital No1. <br />
Methods: Prospective descriptive study, from 5/2006 to 5/2007. <br />
Results: 127 children were selected, 74 boys (58.3 % ), a majority of 83.5 % of children under 5 year‐old. <br />
Septic shock rate is 59.9 %; 18.9 % hypovolemic shock, 11,8 % cardiogenic shock and 9.4% nervous shock. The <br />
percentage of children with decompensated shock is high 57.5 %. The rate of respiratory dysfunction was 42.5 %; <br />
40.9 % neurological dysfunction, 27.6% kidney dysfunction; 23.6% coagulatant disorder and liver dysfunction <br />
was 13.4 %. Vasoactive drugs are used mainly dopamine and dobutamin. The average amount of resuscitation <br />
fluid was 21.8 ± 11.3 ml/ kg. The mortality rate was 57.5 %. <br />
Conclusions: The septic shock and the hypovolemic shock was the highest rate. Children usually admitted <br />
<br />
* Bộ Môn Nhi, Đại học Y Dược TP. HCM <br />
Tác giả liên lạc: TS. BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên ĐT: 098904385 <br />
<br />
444<br />
<br />
Email: phung.nguyen@ump.edu.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
in decompensated shock. The rate of the organ dysfunctions was high. The amount of fluid in the first hour and <br />
the using of vasoactive drugs were low. The mortality rate was still very high. Therefore we should do further <br />
research to update the current treatments and following up in manage this status. <br />
Key words: shock. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Sốc là 1 trong những nguyên nhân trẻ được <br />
đưa đến bệnh viện ngày một nhiều trong thời <br />
gian gần đây. Biểu hiện lâm sàng của sốc ngày <br />
càng đa dạng, một phần tùy thuộc vào nguyên <br />
nhân gây sốc, làm cho việc chẩn đoán và xử trí <br />
sốc không phải khi nào cũng nhanh chống và kịp <br />
thời. Hầu hết trẻ nhập viện với tình trạng sốc mất <br />
bù khi huyết áp đã giảm và huyết động thay đổi <br />
rất nhiều(9). Việc điều trị lúc này dù tích cực cũng <br />
cho thấy tử vong còn cao. Rất nhiều trẻ được <br />
chuyển viện từ tuyến trước với tình trạng mạch <br />
không có, huyết áp không đo được và giảm tưới <br />
máu ngoại biên như phục hồi da kéo dài, tím đầu <br />
chi… mà vẫn chưa được chẩn đoán sốc ở tuyến <br />
trước. Những trẻ này thường sốc không hồi phục <br />
và kéo dài, tử vong là điều không tránh khỏi. <br />
Trong thời gian gần đây việc chống sốc đã có <br />
nhiều thay đổi(3,11). Trong điều kiện nước ta rất <br />
nhiều cơ sở y tế và bác sĩ chưa thích nghi với việc <br />
hồi sức tích cực này. Chẩn đoán sớm trước khi sốc <br />
mất bù và hồi sức dịch tích cực đã chứng minh <br />
làm giảm giảm thời gian, chi phí điều trị, biến <br />
chứng và tử vong ở trẻ bị sốc(3). <br />
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm <br />
khảo sát các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng <br />
giúp chẩn đoán sớm và tử vong ở trẻ bị sốc nhập <br />
biện viện chúng tôi. <br />
‐ Xác định tỷ lệ các loại sốc và nguyên nhân <br />
‐ Xác định tỷ lệ các biểu hiện lâm sàng và cận <br />
lâm sàng. <br />
‐ Xác định tỷ lệ tử vong. <br />
‐ Xác định tổng lượng dịch trong giờ đầu, <br />
các loại thuốc vận mạch. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP ‐ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Mô tả loạt ca. <br />
<br />
Tất cả các trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi nhập <br />
khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 5 <br />
năm 2006 đến tháng 5 năm 2007 có biểu hiện <br />
lâm sàng phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán sốc <br />
của Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ năm 2005. <br />
<br />
Tiêu chí loại trừ <br />
Loại tất cả các trường hợp sốc sốt xuất huyết. <br />
<br />
Phương pháp tiến hành <br />
Tất cả các trẻ đều được hỏi bệnh sử, khám <br />
lâm sàng, thực hiện xét nghiệm và điều trị theo <br />
phác đồ hiện hành của bệnh viện. Dữ liệu được <br />
thu thập bằng bệnh án mẫu thống nhất. Xử lý số <br />
liệu bằng phần mềm SPSS 18. Mô tả tỷ lệ và <br />
trung bình theo mục tiêu nghiên cứu <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu: có 127 bệnh nhi <br />
thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian trên. <br />
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu <br />
Đặc điểm<br />
Nam<br />
Tuổi<br />
Sơ sinh<br />
2- 12 tháng<br />
13- 60 tháng<br />
>5 tuổi<br />
Cư ngụ ở thành phố HCM<br />
<br />
N (%)<br />
74 (58,3)<br />
16 (12,6)<br />
42 (33,1)<br />
48 (37,8)<br />
21 (16,5)<br />
46 (36,8)<br />
<br />
Tỷ lệ các loại sốc và nguyên nhân <br />
Bảng 2: Tỷ lệ các loại sốc <br />
Loại sốc<br />
Sốc nhiễm trùng<br />
Sốc giảm thể tích<br />
Sốc tim<br />
Sốc thần kinh<br />
Sốc phản vệ<br />
<br />
N (%)<br />
75 (59,1)<br />
24 (18,9)<br />
15 (11,8)<br />
12 (9,4)<br />
1 (0,8)<br />
<br />
Tiêu chảy là nguyên nhân gây giảm thể tích <br />
có tỷ lệ cao nhất (10,2%), kế đến là hội chứng <br />
thận hư, bỏng, xuất huyết tiêu hóa và ngạt nước. <br />
Trong sốc tim, viêm cơ tim có 7 trường hợp và 6 <br />
trường hợp là do tim bẩm sinh gây suy tim và <br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh <br />
Nhi Khoa<br />
<br />
445<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
sốc tim. Viêm não là chiếm đa phần các trường <br />
hợp sốc thần kinh (7,1%). Sốc nhiễm trùng là <br />
nguyên nhân gây sốc chính ở trẻ sơ sinh (81,3%). <br />
<br />
nghiên cứu về bệnh nặng khác như nhiễm <br />
trùng, tiêu chảy, viêm hô hấp cấp trẻ nhỏ vẫn có <br />
tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất(1). <br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng: chúng <br />
tôi mô tả các biểu hiện qua hội chứng rối loạn <br />
chức năng đa cơ quan. <br />
<br />
Sốc nhiễm trùng là sốc có tỷ lệ cao nhất, kết <br />
đến là sốc giảm thể tích và sốc tim. Theo <br />
Zaritsky A L, sốc giảm thể tích là sốc chiếm tỷ lệ <br />
cao nhất hiện nay trên thế giới(7). Chúng tôi nhận <br />
thấy trước năm 2000, tỷ lệ trẻ nhập vì sốc giảm <br />
thể tích rất cao mà nguyên nhân chủ yếu là do <br />
tiêu chảy. Ngày nay tiêu chảy ở trẻ em Việt Nam <br />
có xu hướng giảm độ nặng và giảm tỷ lệ tiêu <br />
chảy kéo dài. <br />
<br />
Bảng 3: Tỷ lệ rối loạn chức năng các cơ quan <br />
Đặc điểm<br />
Sốc mất bù<br />
Sốc có huyết áp bằng 0<br />
Rối loạn chức năng cơ quan<br />
Thần kinh<br />
Hô hấp<br />
Thận<br />
Đông máu<br />
Gan<br />
<br />
N (%)<br />
73 (57,5)<br />
43 (39,9)<br />
52 (40,9)<br />
54 (42,5)<br />
35 (27,6)<br />
30 (23,6)<br />
17 (13,4)<br />
<br />
Tất cả đều được thực hiện khí máu động <br />
mạch với BE trung bình – 14,8 ± 7,3 mEq/l. Có 5 <br />
trường hợp làm lactate máu động mạch. 33 <br />
trường hơp (26%) được siêu âm cấp cứu. Không <br />
có trường hợp nào được chính bác sĩ cấp cứu <br />
thực hiện. <br />
<br />
Dịch và thuốc vận mạch: <br />
99 ca có dùng vận mạch, trong đó 34 ca <br />
(34,3%) dùng 1 loại vận mạch là dopamin hay <br />
adrenalin; 57 ca (57,6%) dùng 2 loại vận mạch <br />
là dopamin và dobutamin; 8 ca (8,1%) dùng 3 <br />
loại vận mạch là dopamin, dobutamin và <br />
norepinephrin.Có 6 trường hợp truyền máu <br />
cấp cứu. <br />
109 ca được truyền dịch chống sốc, lượng <br />
dịch trung bình trong giờ đầu tiên là 21,8 ± <br />
11,3 ml/kg. 94 ca (86,2%) có lượng dịch truyền <br />
≤ 20 ml/kg. <br />
<br />
Tử vong <br />
Có 73 trẻ (57,5%) tử vong trong quá trình <br />
điều trị. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Với 127 trường hợp trong thời gian nghiên <br />
cứu, tỷ lệ trẻ ≤ 5 tuổi cao nhất 83,5%. Sốc ở trẻ là <br />
biểu hiện nặng của bệnh, cho dù nguyên nhân là <br />
gì thì sốc thường là giai đọan diễn tiến nặng, xảy <br />
ra khi bệnh tiến triển. Do vậy cũng như nhiều <br />
<br />
446<br />
<br />
57,5% trường hợp nhập có huyết áp giảm <br />
(sốc mất bù), trong đó 39,9% trẻ có huyết áp <br />
không đo được khi nhập cấp cứu. Chúng ta <br />
biết rằng từ sốc còn bù đến sốc mất bù có thể <br />
kéo nhiều giờ, nhưng từ sốc mất bù đến ngưng <br />
tim diễn ra nhanh chống và được tính bằng <br />
phút(7). Tỷ lệ trẻ nhập với sốc mất bù còn cao vì <br />
chưa được phát hiện sớm, trẻ thường được <br />
đưa đến bệnh viện trẻ, và một phần bởi tuyến <br />
trước chưa ổn định được bệnh nhân tốt trước <br />
khi chuyển viện(9). <br />
Trẻ sốc nhập với tỷ lệ rối loạn chức năng các <br />
cơ quan cao, trong đó rối loạn tri giác, suy hô <br />
hấp có tỷ lệ cao nhất. Trẻ nhập viện với tình <br />
trạng sốc mất bù cao, tình trạng sốc này làm <br />
giảm tưới máu não do vậy tỷ lệ rối loạn tri giác <br />
cao và tỷ lệ trẻ phải giúp thở cũng cao. Tổn <br />
thương thận, đông máu và gan có tỷ lệ ít hơn. <br />
Các nghiên cứu về nhiễm khuẩn và sốc nhiễm <br />
khuẩn cũng ghi nhận tổn rối loạn chức năng <br />
thần kinh, hô hấp có tỷ lệ cao nhất, kế đến là các <br />
cơ qua khác như nghiên cứu của chúng tôi(8). <br />
Trong giai đoạn nghiên cứu này, mặc dù y <br />
văn và ở các nước phát triển các nghiên cứu về <br />
lactate máu và ScvO2 trong hổ trợ điều trị bệnh <br />
nhân sốc nhất là sốc nhiễm khuẩn được áp dụng <br />
nhiều(3,5), tỷ lệ trẻ được thực hiện các xét nghiệm <br />
này chưa nhiều và các bác sĩ chưa quen cũng <br />
như cập nhật các xét nghiệm này. Từ năm 2008, <br />
khi các hướng dẫn điều trị và xét nghiệm chứng <br />
tỏ hữu ích trong điều trị thì các theo dõi và điều <br />
trị dựa trên mục tiêu này mới được thực hiện <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiều hơn. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
Có 26% được siêu âm, tuy vậy các siêu âm <br />
này được thực hiện bởi bác sĩ siêu âm. Khi thực <br />
hiện như vậy thường cần thời gian. Các khoa <br />
cấp cứu ở những nước phát triển đang dần đưa <br />
siêu âm cấp cứu vào như một công cụ hỗ trợ <br />
thường quy cho việc chẩn đoán và xử trí sốc. <br />
<br />
Sốc nhiễm trùng và sốc giảm thể tích là 2 loại <br />
sốc có tỷ lệ cao nhất. Trẻ sốc có tỷ lệ rối loạn tri <br />
giác, rối loạn chức năng hô hấp có tỷ lệ cao hơn <br />
là rối loạn đong máu, thận và chức năng gan. <br />
Lượng dịch trung bình trong giờ đầu tiên còn <br />
thấp và thuốc vận mạch chủ yếu là dopamin và <br />
dobutamin. Tỷ lệ tử vong là 57,5%, trong đó cao <br />
nhất là trẻ sốc nhiểm trùng. <br />
<br />
Ở những trẻ sốc nhiễm khuẩn và giảm thể <br />
tích, lượng dịch trong giờ đầu tiên còn thấp 20 <br />
ml/kg/giờ. Lượng dịch mà những năm gần đây <br />
được cho là còn thấp, chưa bù đủ lượng dịch <br />
thiếu. Các nghiên cứu về sốc nhiễm trùng cũng <br />
ghi nhận lượng dịch trong giờ đầu chống sốc <br />
của các đơn vị điều trị trong nước còn thấp(9,10). <br />
Có nhiều nguyên nhân khiến việc cho dịch trong <br />
giờ đầu tiên còn thấp. Dù rằng các khuyến cáo <br />
của các nước đang phát triển dựa trên những <br />
nghiên cứu được thiết kế tốt lượng dịch trung <br />
bình trong giờ đầu cao hơn, trung bình 40‐60 <br />
ml/kg(2). Lượng dịch và thời gian cho dịch trong <br />
sốc nhiễm khuẩn và trong sốc cần được áp dụng <br />
và nghiên cứu nhiều hơn trong hoàn cảnh, bệnh <br />
lý trẻ em nước ta. <br />
Thuốc vận mạch được dùng chủ yếu là <br />
dopamin và dobutamin và có 8 trường hợp <br />
được dùng thêm norepinephrin. Việc dùng vận <br />
mạch đang là vấn đề quan tâm với các bác sĩ hồi <br />
sức và cấp cứu. Các nghiên cứu về thuốc vận <br />
mạch đang được tiến hành trên quy mô lớn ở <br />
khắp nơi trên thế giới nhằm đưa ra các khuyến <br />
các thích hợp. Nhiều điều trị chưa phù hợp đang <br />
ngày càng thay đổi nhằm mục tiêu đạt được <br />
huyết áp trong ngưỡng cho phép của bệnh nhi, <br />
để đảm bảo tưới máu phù hợp(2). <br />
57,5% tử vong, tỷ lệ tử vong cao nhất ở bệnh <br />
nhân sốc nhiễm trùng. Các nghiên cứu trong <br />
nước cho thấy tỷ lệ tử vong còn rất cao ở bệnh <br />
nhân sốc nhiễm trùng từ 50‐85%(6). Trong khi tỷ <br />
lệ tử vong ở trẻ sốc nhiễm trùng ở các nước phát <br />
triển là rất thấp