Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Chia sẻ: ViOrochimaru2711 ViOrochimaru2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng máy Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp. Các chỉ số huyết áp bệnh nhân CMN có xu hướng cao hơn bệnh nhân NMN. Hiện tượng mất trũng huyết áp (Non-dipper) ban đêm được ghi nhận ở hầu hết các bệnh nhân đột quỵ não.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
- KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ÁP BẰNG HOLTER HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Nguyễn Trọng Hiếu1, Trần Thuý Hằng2, Cổ Thị Thu Hằng2 Nguyễn Quang Toàn2, Dương Thị Xuân Trà2 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi huyết áp bằng máy Holter huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp. Đối tượng và phương pháp: 48 bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp được mang máy Holter huyết áp (ABPM) trong 48 giờ. Tiến hành khảo sát sự biến thiên huyết áp của các bệnh nhân ở các thời điểm ban ngày (6AM-10PM) và ban đêm (10PM-6AM) với chế độ đo tự động 30-60 phút/1 lần. Kết quả: Các thông số huyết áp ở ngày thứ nhất và ngày thứ hai được duy trì tương đối ổn định ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ. Các chỉ số huyết áp bệnh nhân chảy máu não có xu hướng cao hơn bệnh nhân nhồi máu não, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa. 100,0% bệnh nhân CMN mất trũng HA ban đêm, tỷ lệ mất trũng ban đêm bệnh nhân NMN 87,1% và trũng HA ban đêm 12,9%. Hiện tượng đảo ngược nhịp ngày đêm ở bệnh nhân ĐQN giai đoạn cấp cao. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm bệnh nhân CMN cao hơn bệnh nhân NMN. Kết luận: Các chỉ số huyết áp bệnh nhân CMN có xu hướng cao hơn bệnh nhân NMN. Hiện tượng mất trũng huyết áp (Non-dipper) ban đêm được ghi nhận ở hầu hết các bệnh nhân đột quỵ não. Vọt huyết áp sáng sớm là một trong những nguyên nhân gây ĐQN. Bởi vậy nên áp dụng kỹ thuật theo dõi huyết áp bằng Holter huyết áp ở các bệnh nhân ĐQN là cần thiết, giúp phát hiện những thay đổi nhịp huyết áp ngày đêm ở những bệnh nhân này. Từ khóa: Huyết áp lưu động, đột quỵ não, trũng, mất trũng, vọt huyết áp sáng sớm. ABSTRACT AMBULATORY BLOOD PRESSURE MONITORING (ABPM) IN PATIENT WITH ACUTE BRAIN STROKE Nguyen Trong Hieu1, Tran Thuy Hang2, Co Thi Thu Hang2 Nguyen Quang Toan2, Duong Thi Xuân Tra2 Objective: Investigation of the variation in blood pressure by ambulatory blood pressure monitoring (ABPM) in patient with acute brain stroke. 1 Trường Đại học Y Dược Thái nguyên 2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 1 Thái nguyên university of Medicine and Pharmacy 2 Thái Nguyên central Hospital TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 232
- Subjects and Methods: 48 patients with acute cerebral stroke were brough ABPM for 48 hours. To survey the variantion in blood pressure of the patient at time of the day (6AM-10PM) and night (10PM-6AM) with automatic measurement mode 30-60 minutes/1 time. Results: Blood pressure parameters at the firth day and the second day was maintained relatively stable at normal or slightly increased. Blood pressure parameters of cerebral hemorrhage group tend to be higher than in the cerebral infarction group, but the difference is not significant. 100,0% of patient with cerebral hemorrhage loss of dipper at midnight. Non- dipper rate was 87,1% in patient intracerebral infarction group, dipper rate was 12,9%. Reverse- dipper in patient acute brain stroke was high. The early morning surge of blood pressure rate in cerebral hemorrhage is higher cerebral infarction. Conclusion: Blood pressure parameters of cerebral hemorrhage group blood pressure tend to be higher than in the cerebral infarction group. Non-dipper was recorded almost patient acute brain stroke. The early morning surge is one of causes of brain stroke. Monitoring blood pressure in brain stroke patient by ABPM are needed to help detect the variation of the circadian rhythm of blood pressure in these patients. Keywords: Ambulatory blood pressure monitoring (ABPM), stroke, dipper, Non-dipper. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não (stroke) là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ. Đột quỵ não có thể là chảy máu não hoặc nhồi máu não, đây là một cấp cứu tim mạch - thần kinh thường rất nặng, đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề cho người bệnh. Theo thống kê tại Mỹ chi phí cho điều trị và chăm sóc đột quỵ hết khỏang 70 tỷ USD. Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch. Trong giai đoạn cấp của đột quỵ não, chỉ số huyết áp của các bệnh nhân thường có nhiều biến đổi, mặc dù bệnh nhân có thể vẫn được kiểm soát huyết áp bằng thuốc. Nhưng vấn đề kiểm soát tăng huyết áp trong đột quỵ não giai đoạn cấp còn nhiều quan điểm khác nhau, và điều chỉnh trị số huyết áp trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và tiên lượng bệnh; vì huyết áp tăng cao có thể làm tăng kích thước khối máu tụ hoặc có thể làm tình trạng phù não nặng nề thêm, trong khi để huyết áp ở mức thấp sẽ gây thiếu máu não [2]. Việc theo dõi liên tục huyết áp của bệnh nhân bằng máy Holter huyết áp trong giai đoạn cấp của đột quỵ não là một phương pháp đơn giản, gọn nhẹ, giúp theo dõi diễn biến chỉ số huyết áp của người bệnh trong cả ngày, cho biết thời điểm huyết áp tăng cao nhất vào ban ngày hay ban đêm, hay có trũng huyết áp (dipper) ban đêm không. Từ đó cho thầy thuốc biết được nhịp huyết áp của người bệnh, nhằm kiểm soát tốt huyết áp nâng cao hiệu quả điều trị. Để tìm hiểu vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp bằng máy Holter huyết áp tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 48 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đột quỵ não vào viện trong 24 giờ kể từ khi khởi phát. Kiểm soát huyết áp theo hướng dẫn điều trị của của Bộ Y Tế và Tổ chức đột quỵ Thế giới WSO (2011). TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 233
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân chấn thương sọ não, viêm não, màng não, u não, u màng não, bệnh nhân tiền sử động kinh, tâm thần. Kèm theo các tình trạng cấp cứu khác: NMCT, phình ĐMC, rung nhĩ. Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 01/2012 - 9/2012. Địa điểm: Khoa Nội Tim mạch - Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, tiến cứu. - Phương pháp chọn mẫu: Có chủ đích. - Cỡ mẫu thuận tiện. 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu - Các thông tin chung: Tuổi, giới. - Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng. - Chụp CLVT hoặc cộng hưởng từ sọ não: Xác định chảy máu não, nhồi máu não. - Về huyết áp: Huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr), huyết áp trung bình (HATB) của ngày, đêm và 24 giờ ngày thứ nhất và ngày thứ hai. - Vọt huyết áp sáng sớm: HATT và HATTr tăng lên ít nhất 20/15mmHg tính từ HA thấp nhất trong quá trình ngủ đến trung bình 2 giờ đầu tiên sau khi tỉnh giấc. - Trũng huyết áp ban đêm (dipper): HATB ban đêm giảm >10% so với HATB ban ngày. - Không trũng huyết áp (non-dipper): HATB ban đêm giảm ≤ 10% so với HATB ban ngày [9],[10],[15]. - Đảo ngược nhịp ngày đêm (Reverse-dipper): HATB ban đêm cao hơn so với HATB ban ngày. - Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của: WHO/ISH 2004. Phương tiện nghiên cứu: Máy Holter huyết áp (máy đo huyết áp lưu động) nhãn hiệu BTL 08 của Mỹ kèm theo phần mền phân tích huyết áp AccuWinProv3. Cách thức tiến hành: Bệnh nhân được theo dõi huyết áp bằng máy Holter huyết áp trong 48 giờ ngay ngày đầu tiên vào viện. Cài đặt thời gian đo liên tục 30phút - 60phút/1 lần. - Huyết áp ban ngày được tính từ 6:00 đến 21:00giờ 59 phút. - Huyết áp ban đêm được tính từ 22: 00 đến 5:00 giờ 59 phút. - Ngưỡng HA đo lưu động: Được cài sẵn trong chương trình phân tích HA theo hội THA Châu Âu (ESH): HATB 24h < 130/80 mmHg; TB ban ngày
- 2.5. Xử lý số liệu Phần mền SPSS và Excel. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính và độ tuổi Chung Nam Nữ Biến số n % n % n % 70 21 43,8 14 29,2 7 14,6 Tổng 48 100,0 28 58,3 20 41,7 X ± SD 64,7±11,4 66,4±10,2 62,1±12,6 Tỷ lệ đột quỵ não gặp ở nam nhiều hơn nữ (28/20), hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu ở độ tuổi trên 50 tuổi (91,6%). Tuổi trung bình 64,7 ± 11,4. 3.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Kết quả huyết áp trong hai ngày đo bằng máy Holter huyết áp Bảng 2. Kết quả huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của nhóm chảy máu não Thời gian Ngày thứ nhất Ngày thứ hai p Thời điểm huyết áp Tâm thu 154,0±22,0 149,1±16,1 >0,05 Huyết áp 24 giờ Tâm trương 87,0±14,8 87,0±14,2 >0,05 (mmHg) Trung bình 109,5±16,2 107,6±13,6 >0,05 Tâm thu 158,8±20,4 152,0±15,2 0,05 (mmHg) Trung bình 111,1±15,3 109,0±14,6 >0,05 Huyết áp đêm Tâm thu 148,6±25 145,8±18,7 >0,05 (mmHg) Tâm trương 87,1±15,3 85,8±13,3 >0,05 Trung bình 107,5±17,5 105,8±13,9 >0,05 Huyết áp ngày và huyết áp đêm ở ngày thứ nhất và ngày thứ hai thay đổi không rõ rệt. Nhưng có huyết áp tâm thu ngày thứ hai giảm hơn so với ngày thứ nhất, sự thay đổi với p
- Bảng 3. Kết quả huyết áp ngày thứ nhất và ngày thứ hai của nhóm nhồi máu não Thời gian Ngày thứ nhất Ngày thứ hai p Thời điểm huyết áp Tâm thu 141,5±17,2 141,1±14,9 >0,05 Huyết áp 24 giờ Tâm trương 85,0±10,5 82,0±8,0
- Huyết áp tăng vào 4 thời điểm 9-10 giờ, 14-15 giờ, 17-18 giờ và 5-6 giờ. Thấp nhất vào 12-13 giờ, 1-3 giờ sáng. 3.2.3. Tỷ lệ xuất hiện vọt huyết áp sáng sớm Bảng 4. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ nhất Thể đột quỵ não Chảy máu não Nhồi máu não p Chỉ số (n=17) (n=31) n 10 19 Vọt huyết áp sáng sớm >0,05 % 58,9 61,2 n 7 12 Không vọt huyết áp sáng sớm >0,05 % 41,1 38,7 Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm và không vọt huyết áp sáng sớm ở hai nhóm là tương đương nhau. Bảng 5. Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ hai Thể đột quỵ não Chảy máu não Nhồi máu não p Chỉ số (n=17) (n=31) n 8 17 Vọt huyết áp sáng sớm >0,05 % 47,0 54,8 n 9 14 Không vọt huyết áp sáng sớm >0,05 % 53,0 41,2 Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở nhóm chảy máu não chiếm 47,0%, vọt huyết áp sáng sớm ở nhóm chảy máu não chiếm 54,8%. 3.2.4. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm Bảng 6. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo thể đột quỵ não Thể đột quỵ não Chung Chảy máu não Nhồi máu não (n=48) (n= 17) (n=31) Biến cố n % n % N % Trũng Ngày thứ nhất 3 6,3 0 0 3 9,7 Ngày thứ hai 4 8,3 0 0 4 12,9 Ngày thứ nhất 31 64,6 11 64,7 20 64,5 Mất trũng Ngày thứ hai 35 72,9 13 76,4 22 70,9 Ngày thứ nhất 14 29,1 6 35,3 8 25,8 Đảo ngược Ngày thứ hai 9 18,6 4 23,5 5 16,1 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 237
- Ngày thứ nhất, chỉ có 6,3% bệnh nhân ĐQN xuất hiện trũng HA ban đêm, ngày thứ hai 8,3% và tất cả đều là bệnh nhân NMN; mất trũng HA ban đêm ở hai nhóm tương đương nhau. Đảo ngược nhịp ngày đêm ở nhóm bệnh nhân CMN cao hơn bệnh nhân NMN ở cả hai ngày theo dõi. Bảng 7. Tỷ lệ có trũng huyết áp ban đêm theo giới Giới Chung Nam Nữ (n=48) (n=28) (n=20) Biến cố n % N % n % Ngày thứ nhất 3 6,3 2 7,1 1 5,0 Trũng Ngày thứ hai 4 8,3 3 10,7 1 5,0 Ngày thứ nhất 31 64,6 18 64,2 13 65,0 Mất trũng Ngày thứ hai 35 72,9 20 71,4 15 75,0 Ngày thứ nhất 14 29,1 8 28,7 6 30,0 Đảo ngược Ngày thứ hai 9 18,6 5 17,9 4 20,0 Ngày thứ nhất và ngày thứ hai theo dõi cho thấy tỷ lệ trũng, mất trũng cũng như đảo ngược nhịp ngày đêm không có sự khác biệt giữa nam và nữ. 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Về tuổi và giới theo bảng 1 cho thấy tỷ lệ đột quỵ não gặp ở nam nhiều hơn nữ chiếm 58,3%, và gặp ở độ tuổi trên 50 tuổi (91.6%). Đây là lứa tuổi, giới hay gặp trong đột quỵ phù hợp với đặc điểm chung của đột quỵ [3], [12]. 4.2. Đặc điểm huyết áp đo bằng máy Holter huyết áp ở đối tượng nghiên cứu 4.2.1. Kết quả huyết áp trong hai ngày đo bằng máy Holter huyết áp Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng trung bình huyết áp ngày của nhóm bệnh nhân chảy máu não ở ngày thứ nhất có cao hơn ngày thứ hai, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa. Nói chung, mức huyết áp ở cả hai ngày đều được kiểm soát trong giới hạn cho phép (ở mức tăng nhẹ) và không có biến động nhiều, nhưng có huyết áp tâm thu ngày thứ hai giảm hơn so với ngày thứ nhất, sự thay đổi với p
- nội sọ và cần có huyết áp ở mức cao để có thể tưới máu cho não một cách thích hợp. Theo nghiên cứu của Avraham Weiss và cộng sự (2011) chỉ ra huyết áp tăng ở bệnh nhân chảy máu não giai đoạn cấp là có lợi [1]. 4.2.2. Biến đổi huyết áp theo giờ trong ngày (48 giờ) Qua nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng huyết áp trong ngày đầu có sự biến thiên nhiều hơn đặc biệt là sự biến thiên huyết áp ở bệnh nhân chảy máu não huyết áp có tăng 2 thời điểm giống người bình thường và người tăng huyết áp điểm 8-10 giờ, 17-18 giờ, thấp nhất vào 2-3 giờ nhưng lại tăng vào 3 thời điểm 14-15 giờ, 20-21 giờ và 5-6 giờ. Diễn biến huyết áp có liên quan đến biến cố tim mạch vào các giờ trên. Huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp có dao động và cơn tăng huyết áp trong ngày. Ở ngày thứ nhất huyết áp cao nhất vào thời điểm 9-10 giờ, 14-15 giờ, 17-18 giờ và 5-6 giờ. Thấp nhất vào 12-13 giờ, 1-3 giờ khi bệnh nhân ngủ. Ngày thứ hai bệnh nhân có chu trình tương tự ngày thứ nhất. Vậy diễn biến huyết áp tăng cao 4 thời điểm và thấp ở hai thời điểm. Huyết áp biến đổi theo thời gian, chu kỳ thức ngủ, hoạt động, trạng thái tâm lý của cơ thể. Ở người bình thường nhịp huyết áp 24 giờ thay đổi ban ngày cao hơn ban đêm, sau 6 giờ sáng thì huyết áp bắt đầu tăng cho đến giữa trưa sau đó có giảm chút ít rồi lại tăng lên từ 15 giờ cho đến 18 giờ và sau đó giảm dần thấp nhất vào lúc 3-4 giờ sáng. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và cộng sự tại trường Đại học Y Huế 2006 cho thấy: Ở người bình thường cũng như tăng huyết áp (không bị đột quỵ não), huyết áp thay đổi trong ngày theo từng thời điểm, cao nhất vào 9-11 giờ sáng, buổi trưa từ 12-14 giờ có giảm xuống, buổi chiều lại tăng lên cao nhất vào khỏang 17-19 giờ, sau đó giảm từ 22 giờ và thấp nhất 1-3 giờ sáng, 5 giờ sáng bắt đầu tăng trở lại và lại bắt đầu một chu kỳ mới [4]. Nghiên cứu tiến cứu của A. Gupta và H. Shetty tại bệnh viện miền tây xứ Wales [7] cho thấy có đến 40,0% nguy cơ nhồi máu cơ tim, 29,0% nguy cơ tử vong do tim, 49,0% tăng nguy cơ đột quỵ và có 47,0% bị đột quỵ từ 6-12 giờ. 4.2.3. Tỷ lệ xuất hiện vọt huyết áp sáng sớm Tỷ lệ vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ nhất (58,9%) cao hơn ngày thứ hai (47,0%), không vọt huyết áp sáng sớm ở ngày thứ hai là 53,0% như vậy là có cao hơn so với ngày thứ nhất 41,1%. Vọt huyết áp sáng sớm ở bệnh nhân đột quỵ não chiếm tỷ lệ 60,4%. Nghiên cứu của Kario và cộng sự tại Nhật Bản 2006 [13] chỉ ra rằng thấy những người cao tuổi bị nhồi máu não có vọt huyết áp sáng sớm chiếm tỷ lệ cao 57,0%. Vọt huyết áp sáng sớm và tăng huyết áp buổi sáng là yếu tố làm tăng tình trạng tử vong và tỷ lệ tử vong tim mạch trong những giờ đầu của buổi sáng.[6], [8]. 4.2.4. Tỷ lệ có “trũng huyết áp” ban đêm Theo y văn thế giới, có khỏang 20% người tăng huyết áp (không bị đột quỵ não) không có trũng huyết áp ban đêm, đây chính là những người có nguy cơ cao bị các biến cố đột quỵ não [4]. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 239
- Biến đổi nhịp ngày đêm của bệnh nhân đột quỵ não có ý nghĩa quan trọng đối với tổn thương não. Chúng tôi nhận thấy, chu kỳ ngày đêm của các bệnh nhân đột quỵ não đã có thay đổi rất rõ ràng: Hiện tượng mất trũng huyết áp ban đêm được ghi nhận ở 100% các bệnh nhân CMN trong cả 2 ngày, đảo ngược nhịp ngày đêm ngày thứ nhất 35,3% và 41,1% ngày thứ hai. Bệnh nhân NMN Hiện tượng mất trũng huyết áp ban đêm 87,1% ở ngày thứ nhất và 90,3% ở ngày thứ hai; Đảo ngược nhịp ngày đêm ngày thứ nhất 38,7% và 45,1% ở ngày thứ hai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu tương tự ở trong và ngoài nước. Nghiên cứu của Đoàn Văn Đệ cho thấy, nhóm bệnh nhân chảy máu não mất trũng huyết áp ban đêm là 75,0% và 16,6% có đảo ngược nhịp huyết áp ngày đêm, nhóm bệnh nhân nhồi máu não mất trũng ban đêm là 86,9% và 13,1% có đảo ngược nhịp ngày đêm [3]. Nghiên cứu của Cao Thúc Sinh và Huỳnh Văn Minh (2011) trên 98 BN nhồi máu não thấy tỷ lệ không trũng huyết áp ban đêm là 89,9% [5]. Tác giả Castilla-Guerra L cùng cộng sự phát hiện thấy sự thay đổi nhịp ngày đêm với huyết áp tâm thu là 85,4% với nhồi máu ổ khuyết và 94,4% với các thể nhồi máu não khác; tỷ lệ tương ứng đối với huyết áp tâm trương là 69,3% và 91,6%; sự khác biệt có ý nghĩa với p
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Avraham Weiss và cộng sự (2011), “ Theo dõi HA liên tục trong đánh giá bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ cấp”, Tạp chí đột quỵ Quốc tế, Bản tiếng Việt, 1759-5738 (Tập 3, tháng 9), tr. 3-9. 2. Bo Norving, (2011), “Điều trị giai đoạn sớm giai đoạn cấp bằng nội khoa”, Chương trình đào tạo cơ bản điều trị đột quỵ não của Bộ Y Tế, WSO, Tr. 109-116. 3. Trịnh Quốc Hưng, Đoàn Văn Đệ, (2002),Nghiên cứu huyết áp của bệnh nhân đột quỵ não cấp tính bằng máy theo dõi huyết áp lưu động, Bộ giáo dục và đào tạo. Luận văn thạc sĩ. 4. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2006), “Mối liên quan giữa tình trạng có trũng hay không có huyết áp trũng ban đêm và nguy cơ bệnh lý tim mạch”. Thông tin tim mạch học. 5. Cao Thúc Sinh, Huỳnh Văn Minh (2012), “Nghiên cứu biến đổi huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não bằng huyết áp lưu động 24 giờ”, Hội nghị đột quỵ toàn quốc lần thứ III, tr. 91-99. 6. Ali K, Leong KM, Houlder S, Getov S, Lee R, Rajkumar C. (2011), The relationship between dipping profile in blood pressure and neurologic deficit in early acute ischemic stroke, J Stroke Cerebrovasc Dis; 20(1):10-5. 7. A. Gupta; H. Shetty (2005), Circadian Variation in stroke a prospective Hospital Based Study, Posted: 11/11/2005;IntJ Clin Pract. 2005;59(11):1272-1275. 8. Castilla-Guerra L, Espino-Montoro A, Fernández-Moreno MC, López-Chozas JM. (2009), Abnormal blood pressure circadian rhythm in acute ischaemic stroke: are lacunar strokes really different? Int J Stroke; 4(4):257-61. 9. Eoin O’ Brien (2007), Is the case for ABPM as a routine investigation in clinical practice not overwhelming, Hypertention AHA. 10. ESH/ESC (2003), “2003 european Society of Hypertension- european Society of Cardiologie guidelines for the management of arterial hypertension”, Journal of hypertention 2003,21: 1011-1053.9. 11.Guerra LC, Moreno MCF, Montoro AE, Chozas JML. Ambulatory Blood Pressure Monitoring in Stroke”, Stroke surviours: Do we really control our patients? Eur J Intern Med 2009;20:760-3. 12. Jain S, Namboodri KKN, Kumari S, Prabhakar S (2004), Loss of circadian rhythm of blood pressure following acute stroke, BMC Neurology, 4:1. 13. Kario K (2006), Blood pressure variantion and cardiovascular risk in hypertension, Division of Cardiovascular Medicine, Department of Medicine, Jichi Medical School. 14. O’Brien E, Coát A, Owens P, Petrie J, Padfield PL, Littler WA. Et al (2000). “Use and interpretation of ambulatory blood pressure monitoring:recommendation of the British hypertension society”. 320: 1128-34. 15. Pickering TG (2005), “Should we be evaluating blood pressure dipping status in clinical practice”, J. Hypertention, Vo. 7, no. 3. TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014 241
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu sự thay đổi huyết động, các tai biến biến chứng của levobupivacaine phối hợp với sufentanil trong gây tê tủy sống mổ lấy thai
6 p | 67 | 6
-
Khảo sát sự thay đổi ngưỡng đau vùng mặt khi nhĩ châm trên người tình nguyện khỏe mạnh
6 p | 21 | 4
-
Khảo sát sự thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh của bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
6 p | 57 | 4
-
Khảo sát sự thay đổi số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân bỏng nặng
6 p | 16 | 3
-
Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi nhĩ châm huyệt nhĩ thần môn trên người tình nguyện khỏe mạnh
6 p | 7 | 3
-
Khảo sát sự thay đổi huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp bằng Holter huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên
8 p | 51 | 3
-
40 khảo sát sự thay đổi tần số tim người bình thường sau gắng sức khi châm một số huyệt có liên quan đến chức năng “tâm chủ huyết mạch”
7 p | 59 | 3
-
Khảo sát sự thay đổi huyết động học, dung tích hồng cầu, điện giải, chức năng gan, thận, đường huyết, toan kiềm và chức năng đông máu trong điều trị sốc sốt xuất huyết với dung dịch 10% HES 130
8 p | 62 | 3
-
Khảo sát sự thay đổi ngưỡng đau vùng da tại khớp gối khi nhĩ áp các huyệt gối, thần môn, dưới vỏ, giao cảm bên trái trên người tình nguyện khỏe mạnh
6 p | 5 | 2
-
Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ và cảm giác cứu khi cứu ấm huyệt Mệnh môn bằng điếu ngải cứu
9 p | 7 | 2
-
Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da vùng cổ gáy khi châm bổ hoặc châm tả huyệt Đại chùy trên người tình nguyện khỏe mạnh
8 p | 9 | 2
-
Khảo sát sự thay đổi ngưỡng đau khi châm tả huyệt nội quan và hợp cốc bên phải trên người tình nguyện khỏe mạnh
7 p | 3 | 2
-
Khảo sát sự thay đổi ngưỡng đau khi điện châm tần số 100hH huyệt nội quan và hợp cốc bên phải trên người tình nguyện khỏe mạnh
8 p | 9 | 2
-
Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi cài kim tại huyệt răng mỗi bên tai trên người bình thường
5 p | 9 | 2
-
Khảo sát sự thay đổi nhịp tim khi châm bổ, châm tả huyệt tâm du trên người bình thường sau gắng sức
6 p | 52 | 2
-
Khảo sát sự thay đổi nhịp tim khi châm tả huyệt thiên tuyền và tý nhu trên nhịp xoang nhanh sau gắng sức ở người bình thường
5 p | 42 | 1
-
Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ bề mặt da khi nhĩ châm huyệt gối trên người tình nguyện khỏe mạnh
6 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn