Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHỊP TIM KHI CHÂM TẢ<br />
HUYỆT THIÊN TUYỀN VÀ TÝ NHU TRÊN NHỊP XOANG NHANH<br />
SAU GẮNG SỨC Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG<br />
Trương Trung Hiếu*, Phan Quan Chí Hiếu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt vị cụ thể như thế nào luôn là những<br />
điều mà các nhà châm cứu học rất muốn làm sáng tỏ. Theo lý luận của châm cứu học kinh điển, các huyệt châm<br />
cứu đều có tác dụng tại chỗ và tác dụng theo đường kinh mà nó thuộc vào. Theo lý luận thần kinh sinh học,<br />
huyệt có tác dụng đến cơ quan tương ứng với tiết đoạn thần kinh mà nó thuộc vào. Đề tài nghiên cứu này được<br />
tiến hành nhằm góp phần làm sáng tỏ các lý thuyết trên thông qua khảo sát khả năng làm giảm nhịp tim của các<br />
huyệt Thiên tuyền (kinh Tâm bào) và Tý nhu (kinh Đại trường).<br />
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.<br />
Đối tượng nghiên cứu: 90 người bình thường, tuổi từ 18 – 30, gồm 53 nam, 37 nữ được gây nhịp nhanh<br />
xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo dõi: nhóm không châm, nhóm châm tả huyệt Thiên tuyền, nhóm châm tả<br />
huyệt Tý nhu (mỗi nhóm 30 người). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức 1, 2, 3, 4, 5…15<br />
phút.<br />
Kết Quả: So sánh nhịp mạch 3 nhóm trước và sau khi châm Thiên tuyền, Tý nhu cho thấy khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy việc châm Thiên tuyền và Tý nhu không gây giảm nhịp nhanh xoang ở<br />
người bình thường.<br />
Từ khóa: Tý nhu, Thiên tuyền, chậm nhịp nhanh xoang.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECT ON SINUSAL TACHYCARDIA OF DISPERSING TIANQUAN (PC 2) OR BINAO (LI 14) IN<br />
HEALTHY VOLUNTEERS WITH STRESS TEST<br />
Truong Trung Hieu, Phan Quan Chi Hieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 96 – 100<br />
Background and Aims: Biological effects of acupoints are among the most interested concerns of<br />
acupuncturists. According to classical theory of acupuncture, each acupoint possesses local and distant (related<br />
meridian) effects. Due to neurobiological theory, biological effect of the acupoint has a close relationship with its<br />
correlative dermatome. This study was conducted for clarifying these concepts via testing the effects of Tianquan<br />
(PC 2) or Binao (LI 14) in slowing down heart rate of healthy volunteers with stress test.<br />
Study design and setting: Clinical trial study stade I. Ninety healthy volunteers, aged 18-30 (53 male, 37<br />
female) with sinusal tachycardia after stress test were enrolled into 3 groups: dispersing Tianquan (PC 2),<br />
dispersing Binao (LI 14), and control group (rest). The heart rate was monitored before and after stress test 1, 2, 3,<br />
4, 5,... 15 minutes.<br />
Results: There is no statistical significant difference in slowing down the heart rate between the 3 groups.<br />
<br />
<br />
Khoa Y học cổ truyền - Đai hoc Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trương Trung Hiếu. ĐT: 0913956888. Email: bstrunghieu@gmail.com<br />
<br />
96<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: Tianquan (PC 2), Binao (LI 14) has no effect on sinusal tachycardia after stress test. (p>0.05)<br />
Keywords: Tianquan (PC 2), Binao (LI 14), sinusal tachycardia.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tác dụng sinh học của huyệt vị cụ thể như<br />
thế nào luôn là những điều mà các nhà châm<br />
cứu học rất muốn làm sáng tỏ. Theo lý luận của<br />
châm cứu học kinh điển, các huyệt châm cứu<br />
đều có tác dụng tại chỗ và tác dụng theo đường<br />
kinh mà nó thuộc vào. Theo lý luận thần kinh<br />
sinh học, huyệt có tác dụng đến cơ quan tương<br />
ứng với tiết đoạn thần kinh mà nó thuộc vào. Đề<br />
tài nghiên cứu này được tiến hành nhằm góp<br />
phần làm sáng tỏ các lý thuyết trên thông qua<br />
khảo sát khả năng làm giảm nhịp tim của các<br />
huyệt Thiên tuyền (kinh Tâm bào) và Tý nhu<br />
(kinh Đại trường).<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát tác dụng sinh học của huyệt châm<br />
cứu trên người bình thường.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Đánh giá ảnh hưởng của Thiên tuyền và Tý<br />
nhu trên nhịp nhanh xoang người bình thường<br />
Khảo sát tác dụng phụ của châm (nếu có).<br />
<br />
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu<br />
Người có triệu chứng vựng châm<br />
Người thay đổi ý định, không tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Tiến hành nghiên cứu<br />
Người tham gia được yêu cầu nghỉ ngơi 20<br />
phút sau đó chạy bộ trên máy tập 6 phút. Sau<br />
khi chạy bộ, người tham gia được chia thành 3<br />
nhóm:<br />
Nhóm 1: Không châm, theo dõi sự thay đổi<br />
nhịp tim bình thường.<br />
Nhóm 2: Châm tả (Vê kim nhiều lần)<br />
Thiên tuyền. Lưu kim 10 phút.<br />
Nhóm 3: Châm tả Tý nhu. Lưu kim 10<br />
phút.<br />
Đo nhịp mạch trước khi chạy bộ, trước khi<br />
châm, sau 1 phút, 2 phút, 3 phút…15phút bằng<br />
máy đo Omron.<br />
Theo dõi các tai biến khi châm.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm: SPSS<br />
11.5<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu cơ bản, mô tả hàng loạt ca<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu: 90 người bình thường<br />
được chia làm 3 nhóm: nhóm không châm,<br />
nhóm châm huyệt Thiên tuyền, nhóm châm Tý<br />
nhu (mỗi nhóm 30 người).<br />
Người khỏe mạnh được khám tổng quát và<br />
đo điện tâm đồ để loại trừ các bệnh lý tim mạch.<br />
Nhịp tim đạt được sau nghiệm pháp gắng<br />
sức: trên 100 nhịp/ phút và dưới 140 nhịp/ phút.<br />
Không phân biệt nam nữ<br />
Tuổi từ 18- 30 tuổi<br />
<br />
Đặc trưng của mẫu nghiên cứu<br />
Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu theo tuổi<br />
Nhóm châm<br />
<br />
19-21<br />
Nhóm tuổi 22-24<br />
24-30<br />
<br />
Không<br />
châm<br />
12<br />
15<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
9<br />
17<br />
<br />
8<br />
20<br />
<br />
29<br />
52<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
9<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
90<br />
<br />
Bảng 2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo giới tính.<br />
<br />
Không sử dụng chất kích thích trong 24h<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Thiên tuyền<br />
<br />
Chi – Square test = 0,68 > 0,05 (Khác biệt về<br />
tuổi giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê).<br />
<br />
Đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
Không đang mắc các bệnh cấp tính<br />
<br />
Tý nhu<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Nhóm châm<br />
Không<br />
Tý<br />
Thiên<br />
châm<br />
nhu tuyền<br />
18<br />
16<br />
19<br />
12<br />
14<br />
11<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
53<br />
37<br />
<br />
97<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
30<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
90<br />
<br />
Chi – Square test = 0,725 > 0,05 (Khác biệt về<br />
giới giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê).<br />
Bảng 3. Đặc điểm về phân độ BMI của nhóm nghiên<br />
cứu<br />
Nhóm châm<br />
Không<br />
Thiên Tổng cộng<br />
Tý nhu<br />
châm<br />
tuyền<br />
Gầy<br />
7<br />
3<br />
6<br />
16<br />
Phân độ Bình thường 21<br />
21<br />
23<br />
65<br />
BMI<br />
Thừa cân<br />
2<br />
6<br />
1<br />
9<br />
Tổng cộng<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
90<br />
<br />
Chi – Square test = 0,17 > 0,05 (Khác biệt về<br />
phân độ BMI giữa các nhóm không có ý nghĩa<br />
thống kê).<br />
<br />
Đặc điểm về huyết áp của nhóm nghiên<br />
cứu<br />
Bảng 4. Đặc điểm huyết áp tâm thu.<br />
Nhóm châm<br />
Không<br />
Tý nhu<br />
châm<br />
25<br />
Phân độ 90-119 22<br />
huyết áp 120-139 8<br />
5<br />
Tổng<br />
30<br />
30<br />
cộng<br />
<br />
Thiên<br />
tuyền<br />
23<br />
7<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
30<br />
<br />
90<br />
<br />
70<br />
20<br />
<br />
Chi – Square test = 0,638 > 0,05 (Khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê).<br />
Bảng 5. Đặc điểm huyết áp tâm trương<br />
<br />
Phân độ<br />
huyết áp<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
90<br />
<br />
Nhóm châm<br />
Không<br />
Tý<br />
Thiên<br />
châm<br />
nhu<br />
tuyền<br />
0<br />
2<br />
0<br />
20<br />
22<br />
25<br />
7<br />
6<br />
5<br />
3<br />
0<br />
0<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
2<br />
67<br />
18<br />
3<br />
90<br />
<br />
Chi – Square test = 0,092 > 0,05 (Khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê).<br />
Bảng 6. Thay đổi của mạch ở nhóm không châm<br />
Trung<br />
bình<br />
76,67<br />
Mạch trước chạy<br />
Mạch sau chạy 30” 122,60<br />
Mạch sau 1’<br />
105,60<br />
Mạch sau 2’<br />
94,97<br />
Mạch sau 3’<br />
91,27<br />
<br />
98<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
9,04<br />
13,23<br />
11,90<br />
9,27<br />
12,72<br />
<br />
t<br />
<br />
-18,27<br />
-12,23<br />
-9,31<br />
-5,39<br />
<br />
P<br />
<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
<br />
Mạch sau 4’<br />
Mạch sau 5’<br />
Mạch sau 6’<br />
Mạch sau 7’<br />
Mạch sau 8’<br />
Mạch sau 9’<br />
Mạch sau 10’<br />
Mạch sau 11'<br />
Mạch sau 12'<br />
Mạch sau 13'<br />
Mạch sau 14'<br />
Mạch sau 15'<br />
<br />
89,83<br />
88,27<br />
87,33<br />
87,10<br />
85,27<br />
83,17<br />
82,80<br />
80,73<br />
79,13<br />
77,40<br />
76,80<br />
76,57<br />
<br />
11,57<br />
11,16<br />
12,67<br />
11,24<br />
12,04<br />
10,73<br />
9,65<br />
8,06<br />
7,62<br />
7,50<br />
7,77<br />
7,89<br />
<br />
-5,50<br />
-5,40<br />
-4,48<br />
-5,17<br />
-3,72<br />
-3,31<br />
-3,41<br />
-3,20<br />
-2,73<br />
-0,90<br />
-0,30<br />
0,21<br />
<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,38<br />
0,76<br />
0,83<br />
<br />
Nhận xét: Mạch trở về bình thường sau 14<br />
phút (P = 0,76> 0,05).<br />
Bảng 7. Thay đổi của mạch ở nhóm châm Tý nhu<br />
<br />
Mạch trước chạy<br />
Mạch sau chạy<br />
30”<br />
Mạch sau 1’<br />
Mạch sau 2’<br />
Mạch sau 3’<br />
Mạch sau 4’<br />
Mạch sau 5’<br />
Mạch sau 6’<br />
Mạch sau 7’<br />
Mạch sau 8’<br />
Mạch sau 9’<br />
Mạch sau 10’<br />
Mạch sau 11'<br />
Mạch sau 12'<br />
Mạch sau 13'<br />
Mạch sau 14'<br />
Mạch sau 15'<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
76,40<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
7,12<br />
<br />
122,43<br />
105,30<br />
96,20<br />
93,53<br />
92,07<br />
90,80<br />
90,87<br />
89,60<br />
89,13<br />
87,00<br />
85,80<br />
82,53<br />
81,00<br />
78,57<br />
77,13<br />
76,63<br />
<br />
t<br />
<br />
P<br />
<br />
16,15<br />
<br />
-15,05<br />
<br />
0,01<br />
<br />
11,91<br />
11,49<br />
13,13<br />
12,07<br />
13,32<br />
12,29<br />
10,78<br />
12,00<br />
10,34<br />
9,16<br />
7,26<br />
7,23<br />
6,52<br />
6,38<br />
6,99<br />
<br />
-11,92<br />
-8,57<br />
-6,56<br />
-6,91<br />
-5,57<br />
-6,24<br />
-6,05<br />
-5,41<br />
-4,96<br />
-4,72<br />
-4,34<br />
-3,95<br />
-2,29<br />
-1,87<br />
-0,92<br />
<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,07<br />
0,36<br />
<br />
Nhận xét: Mạch trở về bình thường sau 14<br />
phút (P = 0,07>0,05).<br />
Bảng 8. Thay đổi của mạch ở nhóm châm Thiên<br />
tuyền.<br />
<br />
79,87<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
10,02<br />
<br />
119,27<br />
<br />
11,79<br />
<br />
-17,24<br />
<br />
0,00<br />
<br />
103,30<br />
94,93<br />
93,60<br />
90,67<br />
90,20<br />
<br />
12,21<br />
11,79<br />
10,74<br />
9,65<br />
10,36<br />
<br />
-10,04<br />
-7,36<br />
-6,92<br />
-5,82<br />
-5,18<br />
<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
<br />
Trung bình<br />
Mạch trước chạy<br />
Mạch sau chạy<br />
30”<br />
Mạch sau 1’<br />
Mạch sau 2’<br />
Mạch sau 3’<br />
Mạch sau 4’<br />
Mạch sau 5’<br />
<br />
t<br />
<br />
P<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Mạch sau 6’<br />
Mạch sau 7’<br />
Mạch sau 8’<br />
Mạch sau 9’<br />
Mạch sau 10’<br />
Mạch sau 11'<br />
Mạch sau 12'<br />
Mạch sau 13'<br />
Mạch sau 14'<br />
Mạch sau 15'<br />
<br />
89,27<br />
88,87<br />
87,07<br />
86,13<br />
86,07<br />
85,00<br />
84,20<br />
83,47<br />
81,67<br />
80,73<br />
<br />
8,44<br />
8,15<br />
8,00<br />
7,56<br />
6,74<br />
7,08<br />
6,69<br />
6,47<br />
7,32<br />
7,67<br />
<br />
-5,02<br />
-4,39<br />
-3,55<br />
-3,05<br />
-2,98<br />
-2,88<br />
-2,67<br />
-2,23<br />
-1,19<br />
-0,57<br />
<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,03<br />
0,24<br />
0,58<br />
<br />
Nhận xét: Mạch trở về bình thường sau 14<br />
phút (P = 0,24>0,05).<br />
Bảng 9: So sánh ảnh hưởng của châm Tý nhu và<br />
Thiên tuyền đối với nhịp mạch.<br />
Không<br />
châm<br />
<br />
Tý nhu<br />
<br />
Thiên tuyền<br />
<br />
Mạch trước chạy<br />
<br />
76,67<br />
<br />
76,40<br />
<br />
79,87<br />
<br />
Mạch sau chạy 30”<br />
<br />
122,60<br />
<br />
122,43<br />
<br />
119,27<br />
<br />
Mạch sau 1’<br />
<br />
105,60<br />
<br />
105,30<br />
<br />
103,30<br />
<br />
Mạch sau 2’<br />
Mạch sau 3’<br />
Mạch sau 4’<br />
<br />
94,97<br />
91,27<br />
89,83<br />
<br />
96,20<br />
93,53<br />
92,07<br />
<br />
94,93<br />
93,60<br />
90,67<br />
<br />
Mạch sau 5’<br />
<br />
88,27<br />
<br />
90,80<br />
<br />
90,20<br />
<br />
Mạch sau 6’<br />
<br />
87,33<br />
<br />
90,87<br />
<br />
89,27<br />
<br />
Mạch sau 7’<br />
<br />
87,10<br />
<br />
89,60<br />
<br />
88,87<br />
<br />
Mạch sau 8’<br />
<br />
85,27<br />
<br />
89,13<br />
<br />
87,07<br />
<br />
Mạch sau 9’<br />
<br />
83,17<br />
<br />
87,00<br />
<br />
86,13<br />
<br />
Mạch sau 10’<br />
<br />
82,80<br />
<br />
85,80<br />
<br />
86,07<br />
<br />
Mạch sau 11’<br />
<br />
80,73<br />
<br />
82,53<br />
<br />
85,00<br />
<br />
Mạch sau 12’<br />
<br />
79,13<br />
<br />
81,00<br />
<br />
84,20<br />
<br />
Mạch sau 13’<br />
<br />
77,40<br />
<br />
78,57<br />
<br />
83,47<br />
<br />
Mạch sau 14’<br />
<br />
76,80<br />
<br />
77,13<br />
<br />
81,67<br />
<br />
Mạch sau 15’<br />
<br />
76,57<br />
<br />
76,63<br />
<br />
80,73<br />
<br />
Anova<br />
<br />
F=0,20<br />
P=0,82> 0,05<br />
<br />
Nhận xét: Số nhịp mạch trung bình tại các<br />
lần ghi nhận khác biệt không có ý nghĩa thống<br />
kê (P=0,82> 0,05).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về đặc trưng của mẫu<br />
Kết quả so sánh cho thấy có sự phân bố<br />
đồng nhất về tuổi, giới tính, phân độ BMI,<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
huyết áp giữa các nhóm nghiên cứu. Điều này<br />
giúp giảm thiểu sự sai lệch kết quả trong quá<br />
trình nghiên cứu.<br />
<br />
Về kết quả nghiên cứu<br />
Về biện pháp tạo nhịp nhanh xoang bằng<br />
vận động gắng sức: Kết quả cho thấy 100%<br />
(90/90) đối tượng tham gia nghiên cứu đều có<br />
nhịp nhanh xoang (nhịp mạch đều, lớn hơn 100<br />
lần/ phút và dưới 140 nhịp/ phút (1, 4) phù hợp<br />
yêu cầu nghiên cứu.<br />
Về ảnh hưởng của châm các huyệt Thiên<br />
tuyền và Tý nhu đối với nhịp nhanh xoang ở<br />
người bình thường.<br />
Trong cả 3 nhóm, nhịp mạch đều trở về bình<br />
thường ở phút 14. So sánh giữa 3 nhóm cho thấy<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
Huyệt Tý nhu nằm trên kinh Đại trường,<br />
tác dụng của huyệt theo tài liệu không có ảnh<br />
hưởng đến hệ thống Tâm. Bên cạnh đó,da<br />
vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần<br />
kinh C6(2, 3), tác giả không tìm thấy tài liệu nào<br />
cho thấy tác động đến vùng tiết đoạn thần<br />
kinh C6 có ảnh hưởng đến tim mạch. Điều<br />
này phù hợp với việc châm Tý nhu không làm<br />
ảnh hưởng đến nhịp tim.<br />
Huyệt Thiên tuyền nằm trên tiết đoạn thần<br />
kinh D2 (2, 3), là vùng tiết đoạn thần kinh có khả<br />
năng có ảnh hưởng đến nhịp tim. Đồng thời<br />
huyệt Thiên tuyền cũng nằm trên đường kinh<br />
Tâm bào. Theo lý luận của YHCT, tác động đến<br />
đường kinh này có ảnh hưởng đến Tâm. Tuy<br />
nhiên, trong quá trình nghiên cứu cho thấy<br />
châm Thiên tuyền không làm ảnh hưởng đến<br />
nhịp tim. Điều này có thể do Thiên tuyền không<br />
thuộc vào nhóm huyệt quan trọng của đường<br />
kinh như nguyên, lạc, tĩnh, huỳnh, du, kinh,<br />
hợp huyệt của kinh Tâm bào nên không có ảnh<br />
hưởng trên nhịp tim nhanh. Đây là điều rất thú<br />
vị, vì phù hợp với kinh nghiệm của những nhà<br />
châm cứu: đó là các huyệt từ khuỷu tay (hoặc<br />
gối) đến ngọn chi thường có tác dụng mạnh (tác<br />
dụng ở xa, tác dụng theo đường kinh). Và lý<br />
thuyết của châm cứu cũng cho thấy hầu hết các<br />
huyệt nguyên, lạc, tĩnh, huỳnh, du, kinh, hợp<br />
<br />
99<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
đều nằm ở vị trí này(5). Để có thể có kết luận chắc<br />
chắn về huyệt Thiên tuyền dù nằm trên đường<br />
kinh Tâm bào nhưng không có tác dụng theo<br />
đường kinh rất cần có thêm những nghiên cứu<br />
về các chức năng khác của Tâm bào như ảnh<br />
hương trên giấc ngủ, trên hoạt động trí óc (thần<br />
minh).<br />
Trong quá trình nghiên cứu không ghi nhận<br />
trường hợp tai biến nào khi châm Tý nhu và<br />
Thiên tuyền.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu cho thấy việc châm Thiên<br />
tuyền và Tý nhu không gây giảm nhịp nhanh<br />
xoang ở người bình thường.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
100<br />
<br />
Bộ môn sinh lý học, ĐHYD.TP.HCM (2005), Sinh lý học y khoa,<br />
NXB Y học, tr.147-155.<br />
Frank H Netter (1999), Atlas giải phẫu người, NXB Y học, tr. 150.<br />
Lê Quí Ngưu (2002), Học châm cứu bằng hình ảnh, NXB. Thuận<br />
Hóa, tr. 33, 133.<br />
Nguyễn Huy Dung (2004), Tim mạch học- Bài giảng hệ nội khoa,<br />
NXB Y học, tr. 143-148.<br />
Phan Quan Chí Hiếu (2002), Châm cứu học tập 2, NXB Y học, tr.<br />
105-106.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />