Khảo sát thực trạng tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương
lượt xem 0
download
Bài viết tiến hành khảo sát thực trạng tạo động lực học tập môn Toán cho trẻ lớp 1, tỉnh Bình Dương nhằm đề xuất các giải pháp thiết thực để tạo động lực học tập cho trẻ, khảo sát về năng lực, kiến thức và kỹ năng Toán học của học sinh lớp 1, thái độ của học sinh khi học môn Toán, những phương pháp, phương tiện, cách thức đánh giá được người dạy sử dụng trong quá dạy học môn Toán, cũng như những vấn đề giáo viên gặp phải khi tạo động lực học tập môn Toán cho trẻ lớp 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát thực trạng tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương
- KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 1, TỈNH BÌNH DƯƠNG Phạm Thị Yến Loan1 1. Lớp D18TH02. Khoa Sư Phạm. Email: phamthiyenloan2012@gmail.com TÓM TẮT Toán học là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế. Động lực học tập môn Toán càng trở nên quan trọng. Khi có động lực các em mới thấy được sức hấp dẫn của những nội dung trong môn Toán và cảm nhận được vai trò của Toán học đối với cuộc sống. Để tiến hành khảo sát thực trạng tạo động lực học tập môn Toán cho trẻ lớp 1, tỉnh Bình Dương nhằm đề xuất các giải pháp thiết thực để tạo động lực học tập cho trẻ, chúng tôi tiến hành khảo sát về năng lực, kiến thức và kỹ năng Toán học của học sinh lớp 1, thái độ của học sinh khi học môn Toán, những phương pháp, phương tiện, cách thức đánh giá được người dạy sử dụng trong quá dạy học môn Toán, cũng như những vấn đề giáo viên gặp phải khi tạo động lực học tập môn Toán cho trẻ lớp 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động lực học tập môn Toán của trẻ có nhiều sự chênh lệch, các giải pháp tạo động lực học tập từ giáo viên còn nhiều bất cập. Từ khóa: Động lực, động lực học tập, học sinh lớp 1, Toán học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu học là cấp học nền tảng, làm cơ sở vững chắc cho cấp học sau. Trong đó lớp 1 là lớp đầu cấp, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với HSTH. Tại đây trẻ sẽ được chuẩn bị những tiền đề, những yếu tố cho hoạt động học tập một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, trẻ lớp 1 gặp phải nhiều biến đổi to lớn. Các em phải làm quen với những yếu tố học tập mới và đặc biệt các em phải chuyển từ hoạt động chủ yếu là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập. Từ đó dẫn đến các thái độ và hành vi không mong muốn đối với môn học. Thế nên việc hình thành, duy trì và phát triển động lực học tập nhằm tạo dựng niềm yêu thích cho trẻ để có kết quả học tập tốt mặc dù gặp nhiều trở ngại trong quá trình học tập là một điều cấp thiết với học sinh lớp 1. Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng của môn học này cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Hiện nay chương trình sách giáo khoa Toán lớp 1 được đổi mới nội dung theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho người học vì thế các kiến thức, kĩ năng trong môn Toán Tiểu học còn góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực Toán học cho các em. Do đó, động lực học tập môn Toán càng trở nên quan trọng và cần thiết. Chỉ khi có động lực các em mới thấy được sức hấp dẫn của những nội dung trong môn Toán và cảm nhận được vai trò của Toán học đối với cuộc sống. Giúp cho trẻ có được những điều tích cực cả về mặt thái độ và hành vi đối với môn học. 463
- Đề tài tập trung vào khảo sát thực tế về năng lực, kiến thức và kỹ năng Toán học của học sinh lớp 1 hiện nay, đánh giá được thái độ của học sinh khi học môn Toán ra sao, nắm rõ những phương pháp, phương tiện và cách thức đánh giá được giáo viên sử dụng trong quá dạy học môn Toán của mình, cũng như hiểu rõ những vấn đề giáo viên gặp phải khi tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1 là gì, để có thể tìm ra được những giải pháp tối ưu và thiết thực nhất nhằm làm tăng động lực học tập môn Toán cho HSTH hiện nay một cách hiệu quả. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Những vấn đề cơ bản của đề tài Khái niệm động lực Trong từ điển Tiếng Việt, động lực được hiểu là cái thúc đẩy, làm cho phát triển. Động lực là nguồn gốc chính của hành vi cá nhân, giúp hướng dẫn hành động của con người nhằm thôi thúc hoặc khiến một cá nhân nỗ lực hoàn thành mục tiêu đã được xác định. [8] Trong đề tài này, chúng tôi dựa trên cơ sở phân tích, tiếp thu quan điểm về khái niệm “Động lực là nguồn gốc cung cấp năng lượng thôi thúc để giúp cá nhân có thể phấn đấu vươn lên” do Phạm Minh Hạc chủ biên (2013) [6] làm công cụ cho công trình nghiên cứu của chúng tôi. Khái niệm này vừa nêu được bản chất tâm lý của động lực, vừa gắn chúng với hoạt động cá nhân. Phân loại động lực Động lực của sinh viên thường được thảo luận là động lực bên ngoài và nội tại động lực (Afzal, Ali & Khan, 2010).[7] Theo Linnell, C. C. là tác giả của cuốn “Journal of industrial teacher education” (Tạp chí giáo dục công nghiệp giáo viên) cho rằng: Từ lý thuyết đến thực tiễn – Motivation to Learn: From Theory to Practice” vẫn nhìn vào thực tế về vai trò của động lực tác động từ bên ngoài [1]. Theo Davion Johnson trong bài viết “The Role of Teachers in Motivating Students To Learn” (Vai trò của giáo viên trong việc thúc đẩy học sinh học tập) cho rằng có nhiều yếu tố thúc đẩy học sinh học tập. Các yếu tố này có thể là nội tại hoặc ngoại tại [3]. Tạo động lực Tạo động lực là những kích thích nhằm thôi thúc, khuyến khích, động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu [2] Động lực học tập Động lực học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập liên tục của người học nhằm đạt kết quả về nhận thức, phát triển nhân cách và hướng tới mục đích học tập đã đề ra. - Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập môn Toán - Các yếu tố thuộc về cá nhân học sinh (nhu cầu, hứng thú, đặc điểm tính cách, năng lực của học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh); Có thể nói sự hứng thú hay niềm yêu thích của bản thân người học là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến động lực học tập. Theo Bùi Thị Thúy Hằng (2020) thì chính nỗi vất vả, sự hy 464
- sinh của cha mẹ và niềm hi vọng tương lai ngày mai tươi sáng hơn là động lực thôi thúc các em cố gắng nhiều hơn trong học tập. [7] - Các yếu tố thuộc hoạt động học tập (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học tập); Giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh [10]. Theo Nguyễn Thị Thúy Dung (2021) cho biết các yếu tố như môi trường học tập, từ chính bản thân người học hay phương pháp, hình thức, sự đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập là những điều sẽ ảnh hưởng đến động lực học tập của trẻ [4]. - Các yếu tố thuộc về môi trường học tập (quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh; điều kiện vật chất để học tập. Bên cạnh đó, nếu các em có một hình tượng tốt đẹp để noi theo như một người giáo viên chuẩn mực, quan tâm đến học sinh hay một người bạn học giỏi, tích cực trong quá trình học tập hoặc những lời động viên tích cực từ người dạy, lời chia sẻ những điều hay từ người bạn xung quanh sẽ giúp trẻ thêm động lực rất nhiều. 2.2. Thực trạng việc tạo động lực học tập môn toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương 2.2.1. Tổ chức khảo sát - Mẫu khảo sát: 20 giáo viên được khảo sát ngẫu nhiên ở cấp Tiểu học tại 4 trường: trường Tiểu học Bình Mỹ, trường Tiểu học Tân Bình, trường Tiểu học Vĩnh Tân, trường Tiểu học Hưng Lộc tại tỉnh Bình Dương . - Phương pháp khảo sát: Chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để khảo sát mẫu nghiên cứu. Trước khi tiến hành khảo sát, chúng tôi thiết kế một bảng khảo sát gồm 7 câu hỏi, được chia thành 2 vấn đề chính (vấn đề 1: năng lực Toán học của học sinh, kiến thức và kỹ năng của trẻ lớp 1, thái độ của học sinh khi học môn Toán; vấn đề 2: những phương pháp, phương tiện nào được giáo viên sử dụng trong quá trình giảng giải, người dạy sử dụng những cách thức đánh giá nào trong quá trình dạy học của mình, những vấn đề giáo viên gặp phải khi tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1). 2.2.2. Kết quả khảo sát - Kết quả khảo sát định lượng Thông qua phiếu khảo sát, chúng tôi thu nhận được kết quả về mức độ đánh giá các câu hỏi trong phiếu khảo sát theo bảng 1 dưới đây, với các mức độ được ghi tắt bằng các kí hiệu sau đây, hoàn thành tốt – HTT, hoàn thành – HT, chưa hoàn thành – CHT, thường xuyên – TX, thỉnh thoảng – TT, không bao giờ - KBG. Dựa vào bảng mức độ đánh giá này, chúng tôi có thể đánh giá được thực trạng tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1 hiện nay. Bảng 1: Mức độ đánh giá các câu hỏi trong phiếu khảo sát Thứ tự Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 Câu hỏi 5 Câu hỏi 6 Câu hỏi 7 câu hỏi Mức độ HTT HT CHT HTT HT CHT TX TT KBG TX TT KBG TX TT KBG TX TT KBG A B C Số lượng 33 51 16 35 63 22 71 80 69 37 16 7 15 50 35 26 21 13 4 6 8 Tổng ý 100 120 220 60 100 60 18 kiến 465
- - Kết quả khảo sát định tính Ngoài phân tích số liệu để nghiên cứu định lượng, chúng tôi cũng phân tích các ý kiến bổ sung của giáo viên. Nghĩa là, tập hợp các phiếu khảo sát nêu ý kiến bổ sung ở câu hỏi 4,5,6,7 là câu hỏi mở cho phép giáo viên liệt kê về các ý kiến khác ngoài các ý kiến có sẵn trong bảng khảo sát. Những yếu tố khác không có sẵn trong bảng khảo sát nhưng được các giáo viên liệt kê thêm như, đối với phương pháp - kỹ thuật dạy học Toán học sinh lớp 1, có các ý kiến khác bao gồm phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, trực quan, hoạt động cá nhân, thực hành – luyện tập. Hay với câu trả lời khác là bảng phụ, bảng con cũng là câu trả lời khác từ giáo viên được khảo sát đối với các vấn đề liên quan đến câu hỏi về phương tiện dạy học môn Toán. Đối với câu hỏi về cách thức – công cụ đánh giá, chúng tôi cũng thu nhận được câu trả lời khác như đánh giá bằng phiếu trả lời khách quan. Các ý kiến khác từ giáo viên đối với câu hỏi về mức độ khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy học Toán cho học sinh lớp 1 mà chúng tôi thu nhận được từ phiếu khảo sát là học sinh chưa chuẩn bị dụng cụ và sách vở đầy đủ trước khi đến lớp, học sinh chưa có năng lực Toán học nên còn bỡ ngỡ khi tham gia các hoạt động,… Bảng 2: Mức độ đánh giá ý kiến khác ngoài các câu hỏi trong phiếu khảo sát Thứ tự câu Câu hỏi 4 Câu hỏi 5 Câu hỏi 6 Câu hỏi 7 hỏi Mức độ TX TT KBG TX TT KBG TX TT KBG Ý kiến khác Số lượng 43 19 0 10 5 0 0 4 0 5 Tổng ý kiến 52 15 4 2.2.3. Kết quả khảo sát chi tiết - Thực trạng về năng lực Toán học của học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương Câu hỏi đầu tiên được trưng cầu ý kiến trong phiếu khảo sát là về năng lực Toán học của trẻ lớp 1, tỉnh Bình Dương với 3 mức độ: hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành. Đầu tiên với năng lực tư duy và lập luận Toán học có 35% giáo viên cho rằng HS đã hoàn thành tốt và có 13/20 giáo viên đánh giá học sinh chỉ hoàn thành đối với năng lực này. Đặc biệt không có giáo viên nào cho rằng trẻ không có năng lực thực hiện các thao tác tư duy lập luận Toán học bao gồm (nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận, giải thích được cách thức giải quyết vấn đề trong quá trình học tập). Tiếp đến, chúng tôi tiến hành khảo sát về năng lực mô hình hoá Toán học. Có 30% giáo viên đánh giá rằng học sinh hoàn thành tốt đối với năng lực này. Và chiếm tỉ trọng cao nhất với 55% tương ứng với 11/20 giáo viên đánh giá các em chỉ hoàn thành và ở mức độ chưa hoàn thành đã có 15% giáo viên đánh giá. Tiếp theo, đối với năng lực giải quyết vấn đề Toán học, số phần trăm cho rằng học sinh hoàn thành tốt năng lực này là 15% giáo viên, tương ứng với 3/20 giáo viên được khảo sát. Có 40% giáo viên đánh giá học sinh hoàn thành. Tỉ trọng giáo viên đánh giá trẻ chưa hoàn thành tốt về việc nhận biết, nêu và giải quyết các vấn đề Toán học đề ra trong môn học với 45% trong tổng 100% giáo viên đã tiến hành khảo sát. Kế tiếp, năng lực giao tiếp Toán học đã đứng thứ 1 trong bảng xếp hạng về mức độ hoàn thành tốt của HS với số phần trăm là 50% giáo viên. Cùng với đó có 45% giáo viên đánh giá 466
- học sinh của mình hoàn thành năng lực này, tỉ lệ phần trăm giáo viên cho rằng học sinh chưa hoàn thành đạt 5%. Dựa vào bảng khảo sát, ta thấy rằng có 35% giáo viên đánh giá học sinh hoàn thành tốt và có đến 50% giáo viên cho rằng trẻ chỉ hoàn thành với năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Trong khi đó tỉ lệ phần trăm cho rằng trẻ chưa hoàn thành về năng lực này chiếm 15% giáo viên. - Thực trạng về kiến thức – kỹ năng Toán học của học sinh lớp 1 Câu hỏi tiếp theo trong phiếu khảo sát mà chúng tôi muốn trưng cầu ý kiến với nội dung về kiến thức và kỹ năng Toán học của trẻ lớp 1, tỉnh Bình Dương. Đầu tiên với nhận diện số tự nhiên có 60% giáo viên cho rằng học sinh đã hoàn thành tốt và 40% giáo viên đánh giá học sinh chỉ hoàn thành. Đặc biệt không có giáo viên nào cho rằng trẻ không có kiến thức và kỹ năng về nhận diện số tự nhiên. Tiếp đến, về kiến thức – kỹ năng so sánh các số tự nhiên. Có 40% giáo viên đánh giá rằng học sinh hoàn thành đối với năng lực này. Và cùng bằng phần trăm là 30% giáo viên nhận xét học sinh hoàn thành tốt và chưa hoàn thành. Tiếp theo, đối với kiến thức và kỹ năng thực hiện phép tính với các số tự nhiên, số phần trăm cho rằng học sinh hoàn thành tốt là 15% giáo viên và có 40% giáo viên đánh giá HS hoàn thành. Tỉ trọng giáo viên đánh giá trẻ chưa hoàn thành tốt về thực hiện phép tính với số tự nhiên đạt 45%. Kế tiếp, việc nhận biết đại lượng và đo đại lượng đã đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng về mức độ hoàn thành của HS với số phần trăm là 50% giáo viên. Cùng với đó có 45% giáo viên đánh giá học sinh của mình hoàn thành, tỉ lệ phần trăm giáo viên cho rằng học sinh chưa hoàn thành đạt 5%. Chúng tôi thấy rằng có 10% giáo viên đánh giá học sinh hoàn thành tốt và có đến 80% giáo viên cho rằng trẻ hoàn thành với nhận dạng và thực hành các yếu tố hình học. Trong khi đó tỉ lệ phần trăm cho rằng trẻ chưa hoàn thành về năng lực này chiếm 10% giáo viên. Kiến thức – kỹ năng giải bài toán là một trong những kiến thức – kỹ năng mà học sinh lớp 1 có được khi học cấp lớp này. Có 10% giáo viên đánh giá trẻ hoàn thành tốt về năng lực này và có 70% giáo viên cho rằng người học hoàn thành và đối với mức chưa hoàn thành có 20% giáo viên cho ý kiến vào nội dung này. - Thực trạng về thái độ khi học môn Toán của học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương Sau khi khảo sát về năng lực của học sinh khối lớp 1, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về thái độ của học sinh khi học Toán để đề xuất những giải pháp phù hợp. Trong bảng khảo sát có đưa ra 8 hành động, thái độ tích cực và 3 hành động, thái độ tiêu cực của học sinh trong quá trình học tập môn Toán. Chúng tôi nhận thấy các biểu hiện tích cực của trẻ trong học tập môn Toán như: “Hoàn thành các bài tập được giao”, “Xem trước bài mới trước khi đến lớp”, “Hăng hái phát biểu xây dựng bài”, “Xung phong lên bảng làm bài”, “Đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về khi thầy/ cô dạy”, “Tự giác khi làm bài”, “Ghi chép bài đầy đủ”, Chú ý nghe giảng khi thầy/ cô dạy” đều có tỉ lệ phần trăm ở mức thường xuyên chiếm tỉ lệ thấp. Ngược lại ở mức thỉnh thoảng luôn chiếm tỉ lệ cao hơn, trong đó cao nhất là biểu hiện “Ghi chép bài đầy đủ” chiếm 50% giáo viên 467
- và thấp nhất ở mức này là biểu hiện “Hăng hái xây dựng phát biểu bài” chiếm 25% giáo viên đánh giá. Vấn đề chúng tôi quan tâm nhất là ở bản thân các em vẫn không bao giờ có các biểu hiện tích cực trong học tập. Tiêu biểu như “Hăng hái phát biểu xây dựng bài”, “Xung phong lên bảng làm bài” đều chiếm 55% giáo viên và “Đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về nội dung bài khi Thầy/ Cô dạy” chiếm tỉ lệ phần trăm giáo viên đánh giá học sinh là 60%. Chiếm 55% giáo viên đánh giá trẻ thường xuyên “Cảm thấy mệt mỏi khi tham gia vào quá trình học” và 30% giáo viên cho rằng trẻ thỉnh thoảng có thái độ như vậy. Chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất ở mức thường xuyên là biểu hiện “Thụ động trong quá trình học tập” lên tới 70% giáo viên và cao nhì là biểu hiện “Không tập trung chú ý vào bài học”. - Thực trạng về phương pháp - kỹ thuật dạy học Toán học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương Đầu tiên, có 100% giáo viên đều sử dụng phương pháp vấn đáp ở mức độ thường xuyên. Tiếp theo là phương pháp trò chơi, theo khảo sát có 50 % giáo viên sử dụng phương pháp này ở mức thường xuyên và 50% sử dụng ở mức thỉnh thoảng. Tuy nhiên vào thực tế còn nhiều giáo viên chưa sử dụng phương pháp này thường xuyên. Có 35% thầy/cô sử dụng phương pháp này ở mức thường xuyên, 30% người dạy sử dụng ở mức thỉnh thoảng và bằng với số phần trăm ở mức thường xuyên thì có 35% giáo viên đã không sử dụng phương pháp này trong giảng dạy môn Toán. Cùng với các phương pháp được xin lấy ý kiến trong phiếu khảo sát thì các phương pháp dạy học học Toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương khác cũng được giáo viên sử dụng như: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề chiếm tỉ lệ 55% giáo viên sử dụng rất thường xuyên trong dạy học Toán và 25% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng phương pháp này. Trong các phương pháp khác có 40% giáo viên sử dụng phương pháp trực quan ở mức thường xuyên. Với tính chất phù hợp với trẻ Tiểu học tuy nhiên vẫn còn 20% giáo viên chỉ sử dụng phương pháp này ở mức thỉnh thoảng. Phương pháp hoạt động cá nhân thì tùy vào cách dạy của mỗi giáo viên mà có mức độ sử dụng khác nhau. Có 55% giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên, 20% giáo viên sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. Chiếm tỉ lệ phần trăm là 65% giáo viên thường xuyên sử dụng trong quá trình dạy học của mình và 30% giáo viên thỉnh thoảng là phương pháp thực hành luyện tập. - Thực trạng về phương tiện dạy học Toán học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương Đầu tiên, đối với việc sử dụng vật thật và tranh ảnh thì đều có 20% giáo viên sử dụng chúng ở mức độ thường xuyên. Với vai trò giúp trẻ thêm tập trung và chú ý vào bài học nhưng phương pháp này có đến 80% giáo viên sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. Kế tiếp, có 15% giáo viên sử dụng ở mức thường xuyên phương tiện dạy học bằng mô hình.Tuy nhiên chỉ có 40% giáo viên sử dụng cách này ở mức độ thỉnh thoảng và tỉ số phần trăm giáo viên không bao giờ sử dụng cách này đạt 45%. Tiếp đến, có 25% giáo viên sử dụng tivi và máy chiếu trong quá trình dạy học ở mức thường xuyên. Tuy nhiên, đối với 2 phương tiện này chỉ có 10% giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên còn 65% giáo viên sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng. 468
- Cùng với những phương tiện dạy học được đưa ra trong bảng khảo sát, chúng tôi nhận được các ý kiến khác từ 15 giáo viên trong 20 giáo viên được lấy ý kiến. Chiếm tỉ trọng là 50% giáo viên lựa chọn bảng con và bảng phụ là những phương tiện được người dạy sử dụng trong quá trình dạy - học Toán ở mức thường xuyên. Có 5 giáo viên chiếm tỉ lệ 25% đánh giá ở mức sử dụng thỉnh thoảng đối với hai phương tiện này. - Thực trạng về cách thức – công cụ đánh giá học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương Chúng tôi thấy được đặc điểm chung là tổng số phần trăm giáo viên chọn mức thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ có sự chênh lệch giữa các cách thức – công cụ đánh giá. Chúng tôi thấy được chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất là việc giáo viên sử dụng các cách thức – công cụ đánh giá bằng điểm số chiếm đến 70% giáo viên. Bên cạnh đó việc đánh giá bằng nhận xét có 35% giáo viên sử dụng thường xuyên, 55% giáo viên thỉnh thoảng áp dụng và tỉ số phần trăm giáo viên sử dụng ở mức thỉnh thoảng chiếm 10% giáo viên. Điều cần quan tâm là việc người dạy không sử dụng phương pháp đánh giá bằng lời động viên vẫn chiếm tỉ trọng cao. Ngoài ra còn có 4 giáo viên chiếm tỉ lệ 20% cho rằng thỉnh thoảng sử dụng các phiếu trắc nghiệm trả lời khách quan nhằm đánh giá học sinh sau khi học một hay nhiều mạch kiến thức nào đó. - Thực trạng về khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương Với 4 khó khăn mà học sinh gặp phải khi dạy học Toán cho học sinh lớp 1, trong đó học sinh không hợp tác chiếm tỉ trọng ca nhất, và thấp nhất là trong tiết học không đủ thời gian. 2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng Trong cùng một khối lớp vẫn có một số học sinh chưa có những hành vi, thái độ tích cực, niềm yêu thích và động lực trong việc học Toán. Đây là một trong những vấn đề nhận nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục. Qua phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh khối lớp 1, tỉnh Bình Dương, chúng tôi rút ra một số nhận định như sau: Về năng lực Toán học: Năng lực Toán học ở trẻ lớp 1 có tỉ lệ không đồng đều giữa các trường trong địa bàn tỉnh Bình Dương. Đầu tiên, chúng tôi đánh giá rằng ở tất cả các năng lực đều có tỉ lệ phần trăm học sinh ở mức hoàn thành luôn chiếm tỉ trọng cao. Bên cạnh đó vẫn có các trẻ đã hoàn thành tốt các năng lực mà chương trình tổng thể đã đề ra như năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp Toán học hay năng lực sử dụng công cụ Toán học. Còn một số em vẫn tồn tại những mặt hạn chế trong quá trình nhận thức và hoàn thiện các năng lực cần đạt trong quá trình học tập ở độ tuổi này như năng lực giải quyết vấn đề toán học đã chiếm tỉ trọng rất thấp khi được giáo viên đánh giá rằng học sinh hoàn thành tốt với năng lực này. Đây vẫn là một hạn chế đối với cách giảng dạy của giáo viên cũng như về năng lực học Toán của trẻ ở tỉnh Bình Dương hiện nay. Về kiến thức – kỹ năng Toán học: Chúng tôi cho rằng vẫn còn nhiều sự chênh lệch về sự chiếm lĩnh kiến thức và hoàn thành các kỹ năng mà môn học vạch ra đối với trẻ trên đại bàn tỉnh Bình Dương. Tỉ lệ phần trăm ở mức hoàn thành luôn chiếm tỉ trọng cao hơn mức đô hoàn thành và chưa hoàn thành. Qua đó cho ta thấy những mặt tích cực và tiêu cực về kiến thức và kỹ năng Toán học của trẻ. 469
- Về thái độ học Toán của học sinh lớp 1: Người học có thái độ tích cực đối với môn học như xem trước bài mới trước giờ học, cũng như hoàn thành các bài tập khi về nhà. Tuy nhiên các thái độ này không được người dạy đánh giá học sinh của mình thường xuyên có được hành động tích cực như vậy. Ngược lại các biểu hiện trong giờ học như cảm thấy mệt mõi hay thụ động, không tích cực xây dựng phát biểu bài lại chiếm tỉ trọng cao. Về phương pháp dạy học Toán: Các phương pháp dạy học truyền thống được giáo viên thường sử dụng trong công tác giảng dạy của mình. Nhìn vào phiếu khảo sát, chúng tôi thấy được rằng tỉ lệ phần trăm giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp trực quan vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp. Đây là 2 trong các phương pháp dạy học tích cực trong học tập, vì thế nếu chúng được giáo viên không sử dụng thường xuyên sẽ làm giảm đi tính tích cực và làm hạn chế đi việc hình thành các năng lực cho trẻ. Về phương tiện dạy học: Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhìn nhận rằng các giáo viên Tiểu học hiện nay đã sử dụng nhiều phương tiện dạy học trong một tiết dạy trong đó bảng phụ và bảng con là hai phương tiện được 50% giáo viên sử dụng ở mức thường xuyên. Đây cũng là một trong dấu hiệu tốt. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại của công nghệ, khoa học hiện nay thì cũng dần xuất hiện nhiều phương tiện dạy học khác nhau nhằm giúp tăng hiệu quả một tiết dạy lên ở mức cao nhất như như vật thật, mô hình, tranh ảnh, tivi, máy chiếu. Về đánh giá trong học tập: Việc đánh giá bằng điểm số đã trở thành cách thức đánh giá quen thuộc và được giáo viên áp dụng cho đến hiện nay trong hoạt động giảng dạy của mình. Tuy nhiên, có ít giáo viên nhận thấy động viên là kỹ năng quan trọng nhất để người dạy tiến hành giáo dục và đáp ứng mong đợi trong hoạt động dạy và học. Về khó khăn gặp phải: Do thời gian trong một tiết học giới hạn chỉ từ 35 đến 40 phút nên đó cũng là một trong những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi dạy học môn Toán cho học sinh lớp 1. Cùng với đó để đạt được kết quả giáo dục cao phù thuộc rất nhiều vào HS, nếu HS không chịu hợp tác với người dạy hay trình độ người học không đồng đều trong một lớp học cũng là những cản trở làm cho một lớp học có sự phân hóa về kết quả học tập. 2.2.5. Nguyên nhân của thực trạng Dựa trên cơ sở phân tích tại Mục 2.1 liên quan đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến động lực học tập của học sinh gồm có: Các yếu tố thuộc về cá nhân học sinh; Các yếu tố thuộc hoạt động học tập; Các yếu tố thuộc về môi trường học tập, từ đó chúng tôi đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện tiêu cực và tích cực về tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương hiện nay như sau: - Nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện tích cực về tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương * Những yếu tố chủ quan - Một số trẻ đã nhận thức được vai trò của môn Toán đối với trẻ. - Người học nhận được sự quan tâm, khích lệ từ mọi người. * Những yếu tố khách quan - Thái độ và phương pháp giảng dạy của người giáo viên là yếu tố then chốt. 470
- - Ngoài ra còn có các lí do từ yếu tố từ sự quản lí, quan tâm, hỗ trợ từ cán bộ quản lí, gia đình, cộng động. - Nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện tiêu cực về tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương * Những yếu tố chủ quan - Tâm lí lứa tuổi chưa ổn định, còn nhiều sự thay đổi và tính thích nghi chưa cao từ trẻ với môi trường học tập mới. * Những yếu tố khách quan Nguyên nhân của thực trạng trên do: - Thiếu đi sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp quản lí đối với các giáo viên về kỹ năng tạo động lực học tập hiện nay. - Một số yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực học tập cho trẻ như: + Mức độ nhận thức của giáo viên. + Thiếu nguồn tài liệu tham khảo. + Chưa huy động được sự phối hợp giữa các lực lượng ngoài nhà trường, phụ huynh HS đối với các giải pháp tạo động lực học tập của học sinh ở lớp cũng như ở nhà. 2.3. Đề xuất một số giải pháp tạo động lực học tập môn toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương 2.3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp tạo động lực học tập môn toán cho học sinh lớp 1, tỉnh Bình Dương - Đảm bảo nguyên tắc phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh Các giải pháp tạo động lực học tập môn Toán góp phần góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực Toán học cho học sinh theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại chương trình tổng thể. - Nguyên tắc đảm bảo vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Các giải pháp tạo động lực giúp trẻ hiểu được vai trò của môn học với thực tiễn thông qua các ví dụ, tình huống, lời giảng dạy của giáo viên trong tiết học. - Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu Hệ thống các giải pháp tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1 phải giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. - Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống Mục đích của hệ thống các giải pháp tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1 được xác định dựa trên cơ sở những mục đích chung của giáo dục Toán học, có chú ý đến những đặc điểm cụ thể của hệ thống. - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Tính khả thi của hệ thống các giải pháp tạo động lực học tập môn Toán là kích thích niềm say mê, khả năng thực hiện được cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học. 471
- - Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm khi xây dựng hệ thống các giải pháp tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1 thể hiện ở tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và vừa sức của người học. 2.3.2. Giải pháp tạo động lực học tập từ giáo viên tầm quan trọng tạo động lực học tập cho học sinh và chính vì vậy năng cao chất lượng học tập. Với những số liệu cụ thể về thực trạng tạo động lực học tập môn Toán mà chúng tôi thu nhận được thông qua việc khảo sát trực tiếp tại các trường Tiểu học tại tỉnh Bình Dương, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay năng lực học Toán có sự chênh lệch giữa các học sinh vì có thể các em chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng cũng như mục tiêu của từng tiết học Toán nói riêng và cả chương trình Toán lớp 1 nói chung. Do đó các em chưa có được thái độ và hành vi tích cực, niềm say mê đối với môn học. Giáo viên cũng ít sáng tạo trong giờ dạy do lối dạy theo phương pháp truyền thống, việc phối hợp nhiều phương tiện dạy học học vẫn chưa thường xuyên. Cùng với việc giới hạn thời gian trong một tiết học nên việc phối hợp nhiều phương pháp nhằm thu hút sự chú ý của trẻ vào tiết học như phương pháp trò chơi hay hoạt động nhóm chưa được giáo viên sử dụng nhiều nên các em cũng chưa có động lực học tập, chưa thật sự thu hút vào bài học. Cùng với những kết quả phản ánh những tồn đọng trong quá trình giảng dạy môn Toán hiện nay và cơ sớ lí luận về tầm quan trọng của việc tạo động lực học tập môn Toán đối với học sinh lớp 1, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp giúp học sinh thích thú, có tâm thế sẵn sàng chờ đón giờ học và có thêm động lực học tập nhằm giúp việc lĩnh hội tri thức mới đạt hiệu quả cao. Các giải pháp này sẽ giúp cho người dạy lẫn người học chủ động hơn trong hoạt động học và dạy nhằm nâng cao chất lượng học sinh khối lớp 1. Các giải pháp có thể kể đến như sau: - Giúp học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học Ngay từ những ngày đầu học sinh đến trường, chúng ta cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực “Thật là thú vị nếu con biết đếm số lượng đồ vật có ở nhà và lớp học”, Chìa khóa để mở có ghi một phép tính, ai biết tính sẽ mở được ngay", "Đây là một vương quốc thật diệu kì chỉ dành cho những người biết số, biết hình dạng"… Chính những lời dẫn dắt ấy sẽ giúp cho trẻ thêm sự thu hút và lôi cuốn vào bài học từ đó giúp người học có được tính tập trung và chú ý vào bài học để có thể ghi nhớ kiến thức một cách tốt nhất. Qua đó góp phần hình thành và phát triển cho trẻ những kiến thức và kỹ năng Toán học một cách toàn diện nhất. - Đổi mới và phối hợp linh hoạt phương pháp và hình thức dạy học tích cực Mỗi phương pháp dạy học đều có các ưu và nhược điểm của chúng, nhưng lại có mối quan hệ hỗ trợ giúp cho tiết học diễn ra thành công. Vì vậy cần phối hợp đa dạng và linh hoạt các phương pháp, trong đó chú trọng đến đặc thù môn học và đặc điểm của người học. Chúng tôi đã dựa đó vào để lựa chọn và xây dựng các giải pháp nhằm tạo động lực học tập môn Toán cho học sinh lớp 1 bao gồm các giải pháp sau: - Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan (tranh ảnh, đồ vật, phương tiện nghe nhìn...) và công nghệ thông tin hợp lí GV có thể sử dụng các mô hình bằng bìa, bằng nhựa, chấm tròn hay các hình vẽ trên bảng, trên giấy. Các vật thật có trong thực tế như: đầu mũi kim, đầu đinh (dạy về điểm), một 472
- đoạn dây chỉ (dạy về đoạn thẳng), chiếc khăn mùi xoa (dạy về hình vuông), cây thước e-ke (ví dụ cho hình tam giác). Các đồ dùng dạy học như: bộ số từ 0 đến 10, khối hình lập phương và hình chữ nhật, mặt đồng hồ, bộ hình vuông hoặc tròn. Ví dụ 1: “Viết số trên cát” Khi giáo viên hướng dẫn học sinh viết số 1,2,3 trong bài “Các số 1,2,3” Sách giáo khoa Toán bộ Cánh diều trang 10, người dạy có thể cho HS thao tác trực tiếp dùng tay viết số lên cát giáo viên đã chuẩn bị sẵn, thay vì viết bằng phấn. Cùng với đó người dạy nên nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh không cho cát rơi ra ngoài và nên rửa tay thật sạch để bảo vệ sức khỏe. Ví dụ 2: “Sử dụng bàn tính bằng kim loại 2 màu” Để giúp trẻ thực hiện các phép tính cộng trong phạm vi 10 một cách hiệu quả, GV có thể tổ chức cho trẻ tương tác trực tiếp vào bàn tính bằng kim loại 2 màu. Chúng được thực hiện như sau: Khi dạy bài “Phép cộng trong phạm vi 10” Sách giáo khoa Toán bộ Cánh diều trang 44, giáo viên chuẩn bị cho học sinh các bàn tính có 3 khung kim loại, mỗi khung có 5 viên kim loại màu trắng, 5 viên kim loại màu đỏ để dễ dàng thực hiện phép tính trong phạm vi 10. Ví dụ: Muốn tính 4 + 3 = 7 ta lấy 4 viên kim loại trắng, 3 viên kim loại đỏ (hoặc ngược lại) vậy có tất cả 7 viên kim loại. Ví dụ 3: Sử dụng phần mềm điện tử “Flip Boom Doodle” và “Cùng học và dạy Toán 1” Dựa vào đặc điểm dễ bị thu hút vào các hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc của trẻ. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm “Flip Boom Doodle” để thiết kế các nhân vật hoạt hình trong các bộ phim khác nhau vào nội dung bài học nhằm giúp trẻ thêm tập trung vào tiết học. Cùng với đó, người dạy có thể lồng tiếng của mình linh hoạt thành giọng của các nhân vật trong bài giảng để làm cho bài học thêm sinh động. - Tổ chức trò chơi học tập Với tính chất là vừa chơi vừa học vì thế trỏ chơi sẽ giúp cho trẻ thích thù và say mê trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức, sẽ giúp cho tiết học giảm đi sự căng thẳng. Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn.[5] Ví dụ 1: Trò chơi “Gọi điện thoại cho người thân” Để kiểm tra lại việc nhận dạng số từ 0 đến 9 sau khi học xong bài: “Số 0” Sách giáo khoa Toán bộ Cánh diều trang 16, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà trẻ thuộc lòng số điện thoại người thân trong gia đình. Trong tiết học ngày hôm sau, người dạy chuẩn bị hình ảnh của 1 chiếc điện thoại (kích thước bằng tấm lịch treo tường) sau đó yêu cầu trẻ lên bảng để đọc và chỉ vào các số trong số điện thoại mà mình đã học thuộc. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp số điện thoại của các dịch vụ hỗ trợ khác như 114 cứu hỏa, 115 cấp cứu, 113 cảnh sát. Giáo viên nên cũng lưu ý các em với những số điện thoại dịch vụ cấp bách chỉ được gọi khi thật sự cần thiết. Nếu bạn nào thực hiện đúng sẽ được cả lớp tuyên dương. Ngoài ra người dạy có thể sử dụng các thiết bị, các phần mềm điện tử như powerpoint, activinspire, violet trong việc thiết kế các trò chơi học tập. Dưới đây là các ví dụ về trò chơi được thiết kế bằng các phần mềm được nhắc đến ở trên. Ví dụ 2: Trò chơi “Rùa và Thỏ” bằng phần mềm Powerpoint 473
- Ý tưởng dạy học: Hai đội thi sẽ lần lượt vượt qua các chướng ngại vật (các câu hỏi/ yêu câu thử thách) để giành cúp chiến thắng về cho đội. Cách thiết kế: - Bước 1: Thiết kế nền trò chơi - Bước 2: Thiết kế biểu tượng Rùa, Thỏ, kim cương, biểu tượng đội, cúp chiến thắng. - Bước 3: Tạo các silde câu hỏi: + Đáp án và hiệu ứng xuất hiện đáp án. - Bước 4: Tạo silde “Chiến thắng”. - Bước 5: Tạo hiệu ứng cho slide “Trò chơi” ➔ Đồng ý. - Phối hợp hoạt động nhóm Ngoài hình thức chia nhóm học tập trên lớp, giáo viên có thể cho học sinh sẽ là một nhà Toán học nhí trong ngôi nhà “Câu lạc bộ Toán học thông minh”. Chúng sẽ được tổ chức định kỳ vào thứ bảy mỗi tuần trong tháng để tạo sân chơi bổ ích và lý thú. Nhằm phát hiện những nhân tố có tiềm năng tốt về tư duy Toán học và khả năng suy luận trong tương lai. Đồng thời, những trẻ học chưa tốt sẽ được các trẻ giỏi trong câu lạc bộ này giúp đỡ trong quá trình học tập, như câu: “Mưa dầm thấm đất”, “Gần đèn thì sáng”, có thể nói những học sinh này sẽ lan tỏa, chia sẻ tư duy cùng nhau. - Trao quyền lựa chọn cho người học Bất cứ khi nào được phép, người dạy có thể cho học sinh được quyền đưa ra lựa chọn cho mình. Sự lựa chọn đem lại cho trẻ niềm thích thú và sự lôi cuốn vào mỗi tiết học. GV có thể sử dụng câu hỏi mở. Đây là 1 trong những giải pháp giúp HS sáng tạo trong quá trình đưa ra các ý kiến, giải pháp, suy nghĩ của cá nhân.Với phương pháp này các HS yếu kém sẽ có cơ hội trình bày ý kiến của riêng cá nhân mình mà không bị bỏ lại phía sau. Nếu GV đang cho người học làm các bài Toán thì có thể cho trẻ lựa chọn bài tập nào làm trước hoặc sau mà trẻ cần hoàn thành. Hay người dạy có thể cho HS lựa chọn hình thức hoàn thành bài tập. Một số trẻ thích làm bài tập, số ít còn lại thích làm dự án hay trẻ lại thích báo cáo trước lớp. Người dạy chỉ cần đưa ra nội dung và mục tiêu và nguyên tắc đạt được mục tiêu và phần còn lại sẽ dành cho trẻ hoàn thành theo sự lựa chọn của mình. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh Phụ huynh học sinh là những người yêu thương, chăm sóc, che chở, giáo dục trẻ bằng tình cảm – đó được xem là nền tảng của mọi sự thay đổi. Động viên người học từ phía gia đình là công việc đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh. 3. KẾT LUẬN Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi nhận thấy rằng, vẫn có những thái độ, biểu hiện tích cực của người dạy và người học trong phân môn Toán ở khối lớp 1, tuy nhiên 474
- vẫn còn rất nhiều khó khăn để có thể giúp tất cả học sinh đều đạt được kết quả tốt cũng như có niềm hứng thú, sự say mê, động lực học tập môn Toán đều giữa các em. Năng lực Toán học ở trẻ lớp 1 có tỉ lệ không đồng đều giữa các trường trong địa bàn tỉnh Bình Dương. Tỉ lệ giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học truyền thống trong quá trình giảng dạy còn cao. Hình thức đánh giá bằng điểm số vẫn được nhiều nhà giáo sử dụng trong công tác đứng lớp của mình. Từ đó góp phần tạo ra nhiều biểu hiện còn hạn chế sự tích cực của trẻ, người học không hợp tác trong học tập môn Toán. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực học Toán của trẻ bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó những yếu tố liên quan đến phương pháp giảng dạy của người nhà giáo có ảnh hưởng rất lớn tới động lực học Toán của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Linnell, C. C. (1994). Facilitating Curriculum Change: Teacher Concerns as a Factor. Journal of industrial teacher education, 31(3), 93-96. 2. Nguyễn Thị Thu Cúc, (2007), Giải pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học toán ở học sinh Tiểu học. 3. Johnson, D. (2017), The Role of Teachers in Motivating Students to Learn. BU Journal of Graduate studies in education, 9(1), 46-49. 4. Nguyễn Thị Thúy Dung (2021), Tạo động lực học tập cho học sinh – Một năng lực cần thiết của giáo viên phổ thông đáp ứng giáo dục 4.0, Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam. 5. Trần Khánh Đức, (2006), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. 6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), (2013), Từ điển Bách khoa Tâm lí học, Giáo dục học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Bùi Thị Thúy Hằng, (2020), Nghiên cứu so sánh về động cơ học tập của học sinh Tiểu học ở Việt Nam và ở Pháp. 8. 8.Trần Thu Hiền, (2017), Sử dụng “sáu chiếc mũ tư duy” hướng dẫn sinh viên sư phạm tiếp cận việc giáo dục học sinh chưa ngoan, Tr.121-125, Tạp chí giáo dục (số đặc biệt). 9. Lap Thi Tran, Tuan Son Nguyen, (2021), Motivation and mathematics achievement: a Vietnamese case study. Journal on Mathematics Education, 12(3), 449-468. 10. Lê Phương Nga, Trần Ngọc Lan, (2015), Một số giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học ở Tiểu học, tr. 46-56 475
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm "SỬ DỤNG MÁY TÍNH NHƯ DAO ĐỘNG KÍ ĐIỆN TỬ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC THÍ NGHIỆM ÂM HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG "
6 p | 442 | 87
-
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT - CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT
4 p | 702 | 69
-
Giáo án Toán lớp 8 - Hoạt động thực hành và trải nghiệm, Hoạt động 2: Làm tranh treo tường minh họa các loại hình tứ giác đặc biệt (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p | 34 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử 10 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS THPT
71 p | 15 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non
39 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp sử dụng âm nhạc trong các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non
41 p | 33 | 6
-
SKKN: Biện pháp phát triển đảng của chi bộ trường TH Ea Bông
23 p | 45 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển thẩm mĩ môn hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Sùng Phài
25 p | 52 | 5
-
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 53
6 p | 22 | 4
-
Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 2 (Bộ sách Cánh diều)
86 p | 53 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hình thức giáo dục để nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Nguyễn Duy Trinh thông qua thực trạng khảo sát
66 p | 36 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy học môn Lịch sử lớp 5 theo hướng tích cực
25 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn tạo hình
18 p | 140 | 3
-
Giáo án môn Mĩ thuật lớp 4 (Sách Cánh diều)
51 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn