intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hình thức giáo dục để nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Nguyễn Duy Trinh thông qua thực trạng khảo sát

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là giúp thiết kế các hình thức giáo dục bài bản, đa dạng, hiệu quả nhất vận dụng cho các năm học khác nhau để tạo sự mới mẻ, đa dạng về hình thức, hấp dẫn và tạo hứng thú cho học sinh, đảm bảo mục tiêu chung của nghành giáo dục. Nhằm nâng cao nhận thức về kiến thức giới tính, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ trong các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm của HS các trường THPT nói chung và Trường THPT Nguyễn Duy Trinh nói riêng, đồng thời giúp nhà trường có các giải pháp hữu hiệu giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên một cách hiệu quả nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế các hình thức giáo dục để nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Nguyễn Duy Trinh thông qua thực trạng khảo sát

  1. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi thay đổi mạnh mẽ về vóc dáng, đặc biệt là sự thay đổi về tâm sinh lý, là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai sự nghiệp của mỗi người cũng như chất lượng dân số của toàn xã hội. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của các trang mạng xã hội như you tube, facebook, zalo… các mối quan hệ được mở rộng, lối sống trở nên phóng khoáng, các hành vi lệch chuẩn ngày càng trở nên phổ biến, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe vị thành niên, đặc biệt lứa tuổi THPT. Đã có rất nhiều học sinh THPT do không được giáo dục sức khỏe sinh sản, do sự thiếu quan tâm của gia đình, xã hội, do không kiểm soát được hành vi …nên đã để lại những hệ lụy, những hậu quả nghiệm trọng như: học hành sa sút, tâm lý bị ảnh hưởng, phải nghỉ học, kết hôn sớm, sinh con sớm…ảnh hưởng đến tương lai phía trước. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là rất cần thiết, đặc biệt cho học sinh THPT. Các trường THPT đều là những ngôi trường có số lượng học sinh đông mỗi năm, nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục, hình thành kỹ năng, năng lực cho HS về nhiều mặt. Tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn chưa có môn học chính thống nào được đưa vào nhà trường để giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, mà nó chỉ được lồng ghép trong những môn học và qua các hoạt động ngoại khóa không thường xuyên, do đó học sinh chưa có kiến thức đầy đủ về sức khỏe sinh sản vị thành niên, dẫn đến HS thường có các quan điểm, hành vi, lối sống lệch chuẩn. Trước những thực tế về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên tại các trường THPT, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng ở 4 trường THPT đại diện cho 4 đối tượng học sinh: Thành phố (Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng), Nông thôn (Trường THPT Nghi Lộc 5), học sinh dân tộc thiểu số (Trường THPT Dân tộc nội trú 2), giáp ranh giữa nông thôn và thành phố - Trường THPT Nguyễn Duy Trinh để từ đó nắm được thực trạng và đề xuất với nhà trường đưa ra các giải pháp để nâng cao nhận thức sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT, đặc biệt là trường THPT Nguyễn Duy Trinh. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế các hình thức giáo dục để nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT Nguyễn Duy Trinh thông qua thực trạng khảo sát”. 2. Mục đích của đề tài. + Giúp thiết kế các hình thức giáo dục bài bản, đa dạng, hiệu quả nhất vận dụng cho các năm học khác nhau để tạo sự mới mẻ, đa dạng về hình thức, hấp dẫn và tạo hứng thú cho học sinh, đảm bảo mục tiêu chung của nghành giáo dục. + Nhằm nâng cao nhận thức về kiến thức giới tính, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ trong các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm của HS các trường THPT nói chung và Trường THPT Nguyễn Duy Trinh nói riêng, đồng thời giúp nhà trường có các giải pháp hữu hiệu giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên một cách hiệu quả nhất. 3. Phạm vi và đối tượng của đề tài a. Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 4 trường THPT: Huỳnh Thúc Kháng, Nghi Lộc 5, Dân tộc nội trú 2 và trường THPT Nguyễn Duy Trinh với nội dung liên quan đến giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho HS THPT. b. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm: 1
  2. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên đối tượng là học sinh 3 khối 10, 11 và 12 Trường THPT Nguyễn Duy Trinh. 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tập trung tìm hiểu thực trạng học sinh 4 trường THPT trên và gần địa bàn Nghi Lộc, và đặc biệt là thực nghiệm trên trường THPT Nguyễn Duy Trinh nơi chúng tôi công tác thông qua việc khảo sát trực tuyến học sinh trên phần mềm Googe form với các vấn đề liên quan như: Hiểu biết, quan điểm, hành vi và tâm tư nguyện vọng của học sinh trường THPT về sức khỏe sinh sản VTN. Sau đó chúng tôi tiến hành thiết kế các hình thức giáo dục SKSSVTN và cuối cùng chúng tôi tiến hành thực nghiệm cho HS nhà trường. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sự dụng các biện pháp sau : a. Các phương pháp nghiên cứu lý luận . - Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, các công trình khoa học có liên quan . b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra: Chúng tôi sự dụng các phiếu điều tra để thu thập các thông tinh về thực trang nhận thức về SKSS của HS. - Phương pháp xử lý số liệu: Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê trên phần mềm Exel và thống kê trực tuyến qua phần mềm Google foms nhằm đánh giá kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về SKSS trong nhà trường. - Phương pháp quan sát: Chúng tôi thu thập, lựa chọn các dữ kiện khoa học, các kiểu nhận thức, thái độ và sự hiểu biết về SKSS của HS. - Phương pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng, tâm sự cá nhân, thông tin chưa rõ, chưa hiểu và nhận thức chính xác về vấn đề SKSS của HS. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có chuyên môn cao có sự hiểu biết chính xác về SKSS là các cán bộ của sở y tế . - Phương pháp thực tiễn: Đưa ra các ví dụ thực tiễn, chia sẻ đồng thời thêm vào đó là tuyên truyền giúp HS có thể hiểu rõ và nhận thức tốt hơn về SKSS vị thành niên . - Phương pháp hùng biện - kết luận: chúng tôi tiến hành cho HS nêu lên ý kiến của bản thân và hùng biện thông qua tranh hình hs tự vẽ, biện luận để bảo vể ý kiến bản thân trước mọi người, từ đó đưa ra một kết luận chính xác nhất để HS có thể hiểu hơn, nhận thức tốt hơn về SKSS vị thành niên. - Phương pháp đóng vai: Học sinh các lớp sẽ tự viết kịch bản liên quan đến SKSSVTN và diễn kịch nhằm giúp các em tự tìm hiểu để nâng cao nhận thức về SKSSVTN, từ đó phản ánh các thực trạng trong xã hội, gửi các thông điệp giáo dục SKSS tới học sinh nhằm nâng cao năng lực nhận thức, năng lực điều chỉnh hành vi và năng lực phản ứng, bảo vệ bản thân trước những tình huống bất lợi, năng lực chủ động phòng tránh các tệ nạn xã hội… 5. Kế hoạch nghiên cứu + Bắt đầu từ tháng 5/2020 đến tháng 3 năm học 2021. 2
  3. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Một số vấn đề chung về tổ chức các hoạt động giáo dục. 1.1. Khái niệm giáo dục: Giáo dục là quá quá trình hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm của loài người. 1.2. Khái niệm tổ chức hoạt động giáo dục. Tổ chức hoạt động giáo dục là quá trình trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. 1.3. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục đối với HS trong các trường THPT. + Hình thành và phát triển ý thức và nhân cách của con người. + Bằng hoạt động của chính chủ thể, con người bộc lộ được tiềm năng, thể hiện được khả năng hiểu biết, những kỹ năng cơ bản mà họ đã rèn luyện bằng vốn kinh nghiệm sống. + Trong quá trình tham gia các loại hình hoạt động khác nhau, con người vừa phải tuân theo những yêu cầu mà hoạt động đó đề ra, đồng thời cũng phải phát triển, biến đổi làm cho chúng phong phú hơn, hấp dẫn hơn, điều này thể hiện được tính tích cực của các hoạt động. + Hoạt động giáo dục vừa tạo điều kiện cho HS mở rộng, củng cố nội dung các môn học trên lớp, vừa tạo điều kiện cho HS xâm nhập vào đời sống thực tiễn, “nhúng mình” trong môi trường thực tiễn để thông qua đó bộc lộ các phẩm chất và giá trị cũng như xây đắp giá trị. 1.4. Nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh. - Xây dựng nhiệm vụ giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế. - Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, các giáo viên bộ môn, đoàn trường, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS và góp phần huy động các nguồn nhân lực trong nhà trường. - - Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. 1.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục. Thứ nhất: Tiếp cận quyền trẻ em theo Công ước về quyền trẻ em của VIệt Nam đã phê duyệt ngày 20/02/1990. 3
  4. Thứ 2: Tiếp cận hướng vào người học: Người học vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Tổ chức các hoạt động giáo dục phải dựa vào người học và hoạt động của người học , điều này thể hiện ở khía cạnh sau: - Toàn bộ quá trình giáo dục phải hướng tới việc hình thành và phát triển nhân cách của người học. - Người học phải là chủ thể của hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Người học phải là chủ thể tạo nên sản phẩm giáo dục của chính mình. - Việc học phải xuất phát từ người học, từ nhu cầu, động cơ và năng lực của họ, từ đặc điểm tâm lý cá nhân, từ những điều kiện học tập của họ. - Người học được tạo cơ hội trong việc thể hiện và hợp tác trong quá trình học tập. - Việc học của HS phải được phân hóa và cụ thể hóa. Thứ 3: Tiếp cận năng lực - Mỗi HS là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Giáo dục phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi HS. - Một số nguyên lý trong tổ chức hoạt động giáo dục hướng đến phát triển năng lực: + Tất cả HS đều có những năng lực nhất định, đều có thể tham gia các hoạt động giáo dục với mức độ khác nhau. + Mỗi em một tiến trình phát triển khác biệt, hoạt động giáo dục cần xây dựng khung phát triển năng lực phù hợp. + Đánh giá tập trung vào sự phat triển của người học. + Đánh giá chú trọng vào hiệu quả làm việc, dựa trên chứng cứ xác thực, chú trọng đánh giá quá trình. 2. Một số vấn đề liên quan đến kiến thức SKSSVTN. 2.1. Một số khái niệm: 2.1.1. Sức khỏe sinh sản vị thành niên SKSSVTN là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những yếu tố liên quan tới cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên. 2.1.2. Tuổi vị thành niên (Tuổi dậy thì) * Theo tổ chức y tế thế giới: Tuổi VTN là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Độ tuổi vị thành niên là 10 – 19 tuổi và chia làm 3 giai đoạn: + VTN sớm: từ 10 - 13 tuổi. + VTN giữa: từ 14 - 16 tuổi. + VTN muộn: từ 17 - 19 tuổi. * Tuổi VTN ở nữ thường diễn ra sớm hơn ở nam: - Nữ thường trong khoảng từ 10 - 15 tuổi, 4
  5. - Nam thường trong khoảng từ 12 - 17 tuổi. * Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố sinh dục (estrogen và tetosteron) tăng dần, cơ quan sinh dục phát triển và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. Biểu hiện rõ rệt ở các em nữ là hiện tượng kinh nguyệt và ở em nam là hiện tượng xuất tinh. 2.2 Những thay đổi về sinh lý ở tuổi vị thành niên 2.2.1 Với trẻ gái + Về thời gian: Bắt đầu từ khi 8 – 13 tuổi, trung bình 15 tuổi và hoàn tất dậy thì vào thời điểm trẻ được 13 – 18 tuổi; + Về phát triển cơ thể: thay đổi ở vú (núm vú nhô lên rõ hơn, hình thành quầng vú và bầu vú, phát triển đầy đủ sau 18 tháng); phát triển xương chậu (khung chậu của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam); xương đùi, các mô mỡ hình thành đường cong; phát triển chiều cao, cân nặng; bộ phận sinh dục phát triển (âm hộ, âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng phát triển); buồng trứng bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt. + Về thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Trong khoảng 1 năm đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh cũng thay đổi. 2.2.2 Với trẻ trai - Về thời gian: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 – 15 tuổi; - Về thay đổi cơ thể: vỡ tiếng; có ria mép xuất hiện và râu ở cằm; phát triển chiều cao và cân nặng; tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển, xương ngực và vai phát triển; các cơ rắn chắc hơn; hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển; dương vật và tinh hoàn to lên. - Về thay đổi sinh lý: tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam và tinh trùng; biểu hiện xuất tinh, những lần đầu là mộng tinh. 2.3. Những thay đổi về tâm lý ở tuổi vị thành niên Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ vị thành niên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử như sau: + Tính độc lập: trẻ có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để đạt được sự độc lập. Đôi khi, trẻ có biểu hiện chống đối lại các quan điểm của cha mẹ. + Nhân cách: cố gắng khẳng định mình như một người lớn, có hành vi bắt chước người lớn. + Tình cảm: chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong mối quan hệ với người khác. + Tính tích hợp: thu thập thông tin từ cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội,... để tạo ra giá trị của bản thân, tạo sự tự tin và cách ứng xử. + Trí tuệ: trẻ vị thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa. 5
  6. 2.4. Nguy cơ hay gặp ở tuổi vị thành niên Do những thay đổi trên, trẻ vị thành niên dễ bị dụ dỗ, lường gạt, mua chuộc, xâm hại và dễ bắt chước những thói hư tật xấu. Những nguy cơ hay gặp ở trẻ là: 2.4.1 Quan hệ tình dục không an toàn + Mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ; làm mẹ quá trẻ; trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí là tử vong; bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai; dễ nảy sinh tâm lý chán nản; phải gánh chịu định kiến xã hội; gánh nặng về kinh tế khi nuôi con; phá thai có thể dẫn đến các tai biến như nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh,... + Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thậm chí là HIV/AIDS. 2.4.2 Dễ bị lôi kéo sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện 2.5. Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng. Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần: 2.5.1 Rèn luyện về kỹ năng sống + Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô, người thân và bạn bè. + Tâm sự những lo lắng, băn khoăn với người thân hoặc thầy cô. + Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp. + Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn trong sáng. 2.5.2 Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý + Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột,... Cần có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân và thầy cô giáo. + Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,... + Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con, giúp con giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Cha mẹ cần tôn trọng quyết định của con nếu phù hợp. Phụ huynh cũng cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích và năng lực của trẻ vị thành niên để hướng nghiệp phù hợp. 2.5.3 Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên + Trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, đi khám nếu đến 15 – 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt và bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt. + Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình (hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu có vị trí bất thường, thoát vị bẹn, giãn tĩnh mạch tinh…) để đi khám kịp thời. 6
  7. + Không mặc quần lót bó sát, quá chật. + Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm. + Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành. + Nếu quan hệ tình dục cần thực hiện tình dục an toàn 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKSSVTN của HS 2.6.1. Yếu tố chủ quan: Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổiVTN học sinh THPT HS THPT là lứa tuổi mộng mơ, thích cái mới lạ; hăng hái nhiệt tình, lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại. Ở lứa tuổi này, HS mở rộng các mối quan hệ giao tiếp bạn bè, xã hội, nhiều vấn đề phức tạp, tiêu cực đang tác động, làm cho HS nhận thức không đầy đủ hoặc sai lệch về hành vi. 2.6.2.Yếu tố khách quan Gia đình: Xã hội mở cửa, diễn biến tâm lý của HS diễn ra nhanh, có khi đột ngột, bất thường trong khi các bậc cha mẹ chưa kịp nhận thức, chưa đủ thời gian, chưa có phương pháp phù hợp để kịp thời quản lý, điều chỉnh, giáo dục và định hướng phát triển cho HS. Xã hội: Trong xã hội có nhiều đối tượng với nhiều tình huống xảy ra liên quan đến SKSSVTN, tích cực có, tiêu cực có nhưng đặc biệt những tình huống tiêu cực, ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức, quan điểm và hành vi của các em, dẫn đến sai lệch, lệch chuẩn so với lứa tuổi VTN. Các trang mạng: Sự không kiểm soát, thiếu nhận thức khi tiếp xúc với các thông tin có những nội dung, hành vi xấu trên mạng xã hội làm cho HS dễ bị dao động, ảnh hưởng theo thói hư tật xấu. Các em thích làm người lớn, tò mò, thích khám phá về bạn khác giới, thích và muốn làm theo. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng chung về suy nghĩ, hành vi của học sinh THPT về SKSSVTN Ở các trường THPT trên cả nước nói chung và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đặc biệt là Trường THPT NDT, phần lớn các học sinh đều có sự phát triển bình thường về thể chất và tâm sinh lý. Tuy nhiên những giới hạn về tình cảm trai gái có nhiều trường hợp vượt ngoài tầm kiểm soát của gia đình, thầy cô, dẫn đến để lại những hệ lụy rất nghiêm trọng như: Học sinh sa sút trong học tập, có thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai, nghỉ học giữa chừng, kết hôn ngay khi đang đi học, thậm chí là bỏ nhà đi, có ý định tử tự …điều này ảnh hưởng rất lớn tới tương lai, cuộc sống của các em. Học sinh THPT hiện nay rất tự nhiên trong việc biểu lộ tình cảm lứa đôi, không ngại ngùng, e thẹn mà phần lớn rất thích thể hiện, thậm chí trong giờ học, thường xuyên đổi chỗ ngồi để được ngồi gần nhau nếu cùng lớp, nếu khác lớp thường hẹn hò sau tiết học, sau buổi học ngay tại sân trường, các em còn thích khoe bạn tình của mình nữa, thậm chí còn có các hành vi rất phản cảm để mọi người bắt gặp. 7
  8. Học sinh THPT phần lớn nhận thức chưa đúng đắn, chưa có kiến thức về sức khỏe SSVTN, vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới việc kiểm soát hành vi cũng như không có các kỹ năng bảo vệ mình, bảo vệ sức khỏe cho mình. Các em phần lớn chưa hiểu biết về các bệnh tật có thể lây lan qua đường tình dục nên chưa có các biện pháp phòng tránh. 2. Thực trạng chung về vấn đề mang thai tuổi VTN Theo thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em-Bộ Y tế tháng 8/2019, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Còn theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng - chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế Theo các chuyên gia y tế - dân số, với con số mang thai vị thành niên và phá thai nêu trên đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số và phát triển nước ta, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Riêng ở trường THPT NDT, mỗi năm đều có các học sinh nữ mang thai, quan hệ tình dục, cưới chồng khi còn đi học, điển hình năm 2018-2019 có tới 3 học sinh nữ lớp 12 mang thai trước khi thi tốt nghiệp và công khai lấy chồng. Đây chỉ là một con số thực tế rất nhỏ trong số nhiều bạn nữ có thai và có quan hệ tình dục. 3. Thực trạng chung trong việc tư vấn SKSS ở tuổi VTN Bên cạnh các đặc điểm về thể chất và tâm lý đặc thù của giai đoạn vị thành niên, các quan niệm của xã hội Việt Nam hiện tại liên quan đến vai trò giới cũng như các vấn đề sinh sản và tình dục của vị thành niên đã khiến vị thành niên nước ta phải chịu thêm các áp lực xã hội và nhiều trở ngại khác như: VTN chịu nhiều áp lực từ các quan niệm hiện tại của xã hội về SKSSTD của VTN: Trong xã hội Việt Nam hiện tại, tình dục trước hôn nhân vẫn chưa được thừa nhận. Chính vì vậy, VTN thường không dám thừa nhận việc có quan hệ tình dục hoặc cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải chia sẻ những thông tin riêng tư. Điều này làm cản trở việc trao đổi thông tin giữa người làm tư vấn và VTN liên quan đến các mối quan hệ tình dục của VTN. Trong quá trình tư vấn, VTN không bộc lộ hết thông tin và không dám đặt câu hỏi khi có băn khoăn thắc mắc. Do sợ bị đánh giá nên VTN cũng thường ngại đến các cơ sở y tế để nhận dịch vụ và các biện pháp phòng tránh thai và phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngay cả khi đã đến các cơ sở y tế rồi, VTN cũng thường muốn rút ngắn tối đa thời gian ở cơ sở y tế để tránh gặp người quen. VTN nữ chịu nhiều áp lực hơn VTN nam: Do quan niệm truyền thống về trinh tiết và về các giá trị đạo đức của con gái, VTN nữ thường bị đánh giá nhiều hơn VTN nam trong lĩnh vực sinh sản và tình dục. Điều này cũng hạn chế VTN nữ tiếp xúc với các thông tin và dịch vụ liên quan đến SKSS và tình dục. Do mặc cảm tội lỗi, VTN nữ thường rụt rè, không cởi mở, thiếu tự tin và dễ bị tổn thương trong quá trình tư vấn. 8
  9. 4. Thực trạng về vấn đề giáo dục SKSSVTN tại các trường học. Hiện tại ở các nhà trường chưa có một môn học nào giáo dục riêng về SKSSVTN, nếu có cũng chỉ tích hợp vào một số bộ môn như sinh học, giáo dục công dân với những kiến thức rất nhỏ lẻ, rời rạc, không hệ thống, mang tính tự phát trong kế hoạch mỗi năm của nhà trường. Tùy từng năm mà có thể có các tổ chức đoàn của huyện đến tại trường để tuyên truyền giáo dục SKSSVTN với vỏn vẹn một buổi chung cho toàn trường. Với thực trạng như thế này thì rõ ràng không thể đáp ứng nhu cầu mong muốn cũng như việc giáo dục SKSSVTN một cách bài bản và có hiệu quả, vì vậy học sinh chưa có những kiến thức đầy đủ, những quan điểm, hành vi đúng đắn trong tình yêu học đường, trong nhận thức kiến thức SKVTN. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, quan điểm của học sinh. 5. Thực trạng khảo sát HS trường THPT về nhận thức sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chúng tôi tiến hành khảo sát HS 4 trường THPT: Nguyễn Duy Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nghi Lộc 5; Dân tộc nội trú 2 về: + Hiểu biết kiến thức về Sức khỏe sinh sản vị thành niên (Phiếu 1) + Hành vi trong tình yêu học đường (Phiếu 2) + Quan điểm của học sinh THPT với tình yêu học đường (Phiếu 3) + Tâm tư nguyện vọng của học sinh trường THPT về những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên. (Phiếu 4) Với số lượng học sinh được phát phiếu khảo sát được thể hiện trong bảng sau: Trường NDT HTK DTNT2 NL5 4 TRƯỜNG THPT Tổng Số Tổng Số Số Số Tổng Số Số Số Tổng Số số lượ số Số học lượ lượn lượ số HS lượ lượn lượ số HS NA CHUN lượng HS ng HS NỮ sinh ng g ng khảo ng g ng khảo M G Nam khảo Na khảo Nữ Nam Nữ sát Nữ Nam Nữ sát sát m sát Phiếu 1 385 560 945 75 130 205 74 122 196 76 149 221 610 961 1567 Phiếu 2 414 561 975 73 117 190 98 117 215 76 149 221 661 944 1605 105 Phiếu 3 448 668 1116 73 119 192 76 119 195 76 149 221 673 1724 5 Phiếu 4 378 564 942 75 118 193 75 118 193 76 149 221 604 949 1549 Sau khi tổng hợp, xử lý số liệu, chúng tôi xác định: -> Thực trạng sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh THPT. -> So sánh thực trạng 4 trường về sức khỏe sinh sản vị thành niên. -> So sánh giữa học sinh 3 khối 10, 11, 12 của HS trường THPT Nguyễn Duy Trinh -> Tìm ra và vận dụng các giải pháp để nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành vi, quan điểm của học sinh THPPT về sức khỏe sinh sản vị thành niên, về tình yêu học đường. 9
  10. Do giới hạn của một đề tài SKKN nên chúng tôi xin phép chỉ phân tích thực trạng về hiểu biết, quan điểm và hành vi cũng như những mong muốn của HS Trường Nguyễn Duy Trinh 5.1. Thực trạng về hiểu biết của học sinh về kiến thức SKSSVTN. Chúng tôi đã đưa ra 30 câu hỏi trắc nghiệm liên quan, theo như khảo sát thực tế chúng tôi đã thu được kết quả như sau: + Nếu xét riêng giữa các khối 10, 11 và 12 của trường THPT NDT, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1. Chúng tôi nhận thấy: Bảng 1. Tỉ lệ trả lời đúng câu hỏi về kiến thức SKSSVTN của HS các khối 10,11 và 12 của trường THPTNDT. - Tỉ lệ HS nữ trả lời đúng câu hỏi về cơ bản cao hơn HS nam ở tất cả các khối. - Tỉ lệ trả lời câu hỏi đúng giữa 3 khối không có sự chênh lệch quá lớn, chứng tỏ từ lớp 10 HS đã có những hiểu biết nhất định về SKSSVTN. Chỉ 1 số câu được tăng dần câu trả lời đúng từ khối 10, 11 đến 12, ví dụ câu hỏi xác định độ tuổi VTN do tổ chức y tế thế giới quy định ( khối 10: 14.6%; khối 11: 16.3%, khối 12: 20.6%), tuy nhiên tỉ lệ sai vẫn còn nhiều. Vì vậy vẫn rất cần giáo dục SKSS ở tất cả các khối lớp ở cấp THPT. 5.2. Thực trạng về những quan điểm của HS THPT về hành vi trong tình yêu học đường. Chúng tôi đã đưa ra 15 câu hỏi lựa chọn liên quan, theo như khảo sát thực tế chúng tôi đã thu được kết quả của trường Nguyễn Duy Trinh và có kết luận như sau: + Khi so sánh HS giữa 3 khối 10,11 và 12 của trường THPT NDT về những suy nghĩ, biểu hiện, thực trạng về HV trong tình yêu học đường, chúng tôi nhận thấy: - Tỉ lệ lựa chọn của HS về cơ bản có sự chênh lệch giữa 3 khối theo hướng tỉ lệ chọn tăng dần từ khối 10, khối 11 đến khối 12 ở các câu hỏi liên quan: HS THPT đã yêu; bản thân đã thích, yêu bạn khác giới; tuổi học trò nên yêu; khi yêu nên cầm tay, âu yếm, ôm hôn; gần gũi thể xác khi yêu; nên quan hệ tình dục khi yêu lứa tuổi THPT; để lại hậu quả nếu quan hệ tình dục; bị lạm dụng tình dục; yêu bạn cùng giới. Điều này thể 10
  11. hiện những suy nghĩ, biểu hiện, thực trạng của HS thay đổi theo độ tuổi. Vì vậy ở mỗi khối học, mỗi độ tuổi nên có một chương trình giáo dục SKSS phù hợp. - Tỉ lệ chọn về những suy nghĩ, biểu hiện, thực trạng về HV trong TYHĐ giữa nam và nữ ở các câu hỏi về cơ bản có sự chênh lệch nhưng không đáng kể ở mỗi khối. Biểu đồ 1: Tỉ lệ về suy nghĩ, QĐ của HS về HV trong TYHĐở HS khối 10, 11 và 12 của trường THPT Nguyễn Duy Trinh. 5.3. Thực trạng về QĐ của HS THPT trong tình yêu học đường. + Xét riêng 3 khối lớp HS 10, 11 và 12 của trường THPTNDT kết quả được thể hiện ở bảng nhận thấy: 11
  12. Bảng 2. QĐ về tình yêu học đường của HS khối 10, 11 và 12 của trường THPT NDT - Tỉ lệ các QĐ được khảo sát ở 3 khối về cơ bản gần như là tương đương, không có sự chênh lệch nhiều, mặt khác sự tương tương còn chung cho cả HS nam và nữ ở mỗi khối. Tuy nhiên vẫn có một số QĐ lại có sự chênh lệch rất lớn giữa 3 khối, ví dụ: QĐ “TYHĐ giúp 2 người có động lực, giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tiến bộ, giúp cả 2 học giỏi hơn” ở lớp 10 HS đồng tình đến 80.1%, đến lớp 11 chỉ còn 59.6% và đến lớp 12 chỉ còn 39.2%. Điều này thể hiện rõ sự từng trải của các anh chị lớp trên đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và khẳng định đó không phải là QĐ đúng được số đông đồng tình ở các lớp 12 nữa. Vì vậy càng phải giáo dục SKSS cho HS sớm hơn để các em sớm điều chỉnh mối quan hệ của mình, điều chỉnh HV của mình cho thích hợp. Ở QĐ “quan hệ tình dục khi yêu là chuyện không thể chấp nhận” lại ngược lại: Nếu ở khối 10 cho rằng điều đó là đúng đến 79.8% thì lớp 11chỉ còn 68.8% và lớp 12 chỉ còn 63.3%, như vậy vẫn có tới 36.7% HS khối 12 bác bỏ quan niệm đó. Điều này có lẽ do nhu cầu sinh lý lứa tuổi chi phối, do vậy cần giáo dục HS phải biết kìm chế cảm xúc, điều chỉnh HV khi yêu để không để lại hậu quả về sau. 12
  13. 5.4. Thực trạng về tâm tư nguyện vọng của HS về những vẫn đề liên quan đến SKSSVTN. Sau khi khảo sát 1549 Hs ở cả 4 trường với 15 nội dung muốn tư vấn chúng tôi thu được kết quả sau: + So sánh giữa HS 3 khối 10, 11 và 12 của trường THPTNDT chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2. Chúng tôi nhận thấy: - Có sự sai khác giữa HS các khối về mong muốn ở một số nội dung tư vấn, ví dụ nội dung tư vấn liên quan đến: * kiến thức SSVTN thì nhu cầu HS khối 10 là cao nhất, tiếp đến là HS khối 11 và cuối cùng là HS khối 12. Bảng 2. Mong muốn tư vấn SKSSVTN của HS 3 khối trường THPT Nguyễn Duy Trinh * Tình cảm trai gái; cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm trong sinh hoạt tình dục; bố mẹ quan tâm bày dạy về SKSSVTN; thầy cô quan tâm, bày dạy, hỗ trợ SKSSVTN cho học sinh thì nhu cầu khối 10 là thấp nhất, càng học lớp cao hơn nhu cầu càng tăng, do đó nhu cầu được tư vấn cao nhất ở khối 12. * Các nội dung còn lại nhu cầu mong muốn tư vấn ở các khối lớp, giữa nam và nữ đều rất cao, tuy nhiên không theo quy luật. - Tuy có sự sai khác nhưng mong muốn được tư vấn là nhu cầu tất yếu của HS THPT ở cả 3 khối, vì vậy việc tìm giải pháp, lên kế hoạch giáo dục SKSS cho HS ở mỗi trường, ở mỗi khối lớp là vô cùng cần thiết. 13
  14. III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SKSSVTN TRONG NHÀ TRƯỜNG. Với thực trạng đã nêu việc tổ chức các hoạt động giáo dục để giáo dục giới tính, giáo dục SKSSVTN là vô cùng cần thiết ở tất cả các trường THPT. Có nhiều hình thức nhưng chúng tôi chọn thiết kế, tổ chức các hình thức sau: * Hình thức 1: Triển khai cuộc thi “Tìm hiểu về SKSSVTN” với các phần thi thích hợp cho các đội chơi (khối 10, khối 11, khối 12). Trong đó về tổ chức và nội dung cần phải được lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng. * Hình thức 2: Tổ chức cuộc thi rung chuông vàng. * Hình thức 3: Phát động cho HS cuộc thi trực tuyến trên cổng thông tin điện tử về SKSSVTN. * Hình thức 4: Phát động cho HS cuộc thi viết và diễn kịch ở mỗi lớp. * Hình thức 5: Phát động cho HS cuộc thi vẽ và hùng biện tranh về SKSSVTN. 1. Hình thức 1: Triển khai cuộc thi “Tìm hiểu về SKSSVTN” với các phần thi thích hợp cho các đội chơi (khối 10, khối 11, khối 12). 1.1. Mục đích cuộc thi: - Giúp HS có những kiến thức, hiểu biết về các vấn đề liên quan đến SKSSVTN nói chung và có kiến thức để chăm sóc sức khỏe sinh sản của bản thân tốt hơn nói riêng. - Giúp HS có kĩ năng từ chối những lời rủ rê quan hệ tình dục dẫn đến mang thai sớm, ngoài ý muốn. - Giúp HS biết cách ứng phó với những tình huống ép buộc, dụ dỗ, lừa gạt quan hệ tình dục. - Giúp HS biết quan tâm, chia sẻ để giữ được tình bạn, tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh, để lại những ấn tượng tốt đẹp khi rời xa mái trường THPT thân yêu – nơi bản thân HS đã được học tập và trưởng thành. 1.2. Thành phần tham gia: + Ban giám hiệu. + Đại diện BCH đoàn trường. + Các giáo viên môn sinh học + Các giáo viên trong tổ chức đoàn thanh niên và GVCN. + Bầu ra ban giám khảo ( Gồm 5 thành viên). + Ban thư kí gồm: - 1 thư kí chung: Tổng hợp điểm cho cả 3 đội chơi - Mỗi đội cử 1 thư kí theo dõi điểm của đội mình xem thư kí chung tổng hợp có chính xác không? + Tham gia thi gồm 3 đội chơi tương ứng với 3 khối 10, 11 và 12 hoặc có thể chia thành 3 đội chơi của mỗi khối. 1.3. Bố cục và thể lệ của cuộc thi. Trước khi triển khai thi giữa các đội thi, sẽ có 20 phút biểu diễn văn nghệ với các tiết mục văn nghệ do đoàn trường biểu diễn để tạo không khí vui vẻ, sảng khoái tinh thần cho HS toàn trường trước khi tổ chức thi. 14
  15. Cuộc thi gồm 4 phần: - Phần 1: Khởi động + Mỗi đội chơi trả lời nhanh 10 câu hỏi trong vòng 5 phút. Có thể bắt thăm, đội nào trúng “gói câu hỏi” nào thì trả lời gói câu hỏi đó chứ không ấn định trước cho từng đội. + Các câu đúng/sai chỉ cần trả lời đúng/sai cũng cho điểm tối đa. + Trả lời đúng mỗi câu cho 10 điểm. - Phần 2: Phần thi tài năng ( đóng một tiểu phẩm với chủ đề giáo dục SKSSVTN) + Mỗi đội chơi chuẩn bị 1 tiểu phẩm và biểu diễn trực tiếp hoặc có thể trình chiếu bằng video đã diễn sẵn ở nhà. + Mỗi giám khảo cho điểm tối đa 100 điểm. + Khi chấm giám khảo bám sát vào các tiêu chí sau: 1) Đúng chủ đề về SKSSVTN (20đ) 2) Mang tính thực tế cao ( Các vấn đề nóng của xã hội, của lứa tuổi VTN về SKSSVTN) (20đ) 3) Thể hiện tính giáo dục (20đ) 4) Nghệ thuật diễn xuất, hóa trang (30đ) Đúng thời gian quy định: Tối đa 10 phút.(10đ) - Phần 3: Dành cho khán giả Phần thi này không tính điểm cho các đội chơi, HS nào nhanh tay được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được nhận một phần quà từ chương trình. - Phần 4: Về đích (Hùng biện) + Phần thi này các đội có thể trình bày bằng máy chiếu có hình ảnh, video minh họa kèm theo. + Mỗi giám khảo cho điểm tối đa 10 điểm. + Phần thi này lấy điểm hệ số 2. (Để đảm bảo mỗi phần thi đều 100đ) * Lưu ý: - Tất cả các phần thi đều tổng hợp điểm từ tất cả giám khảo, sau đó tính bình quân số điểm mỗi phần, rồi tính tổng tất cả các phần thi của mỗi đội, công bố vị thứ mỗi đội trong cuộc thi. - Trước khi tổ chức cuộc thi đoàn trường bố trí 20 phút biểu diễn văn nghệ, tạo không khí vui vẻ, sảng khoái tinh thần cho HS toàn trường (Toàn khối) 1.4. Thiết kế gói câu hỏi cho các phần thi tương ứng với mỗi đội thi. 1.4.1. Gói câu hỏi của phần khởi động. 1.4.1.1. Gói câu hỏi dành cho đội 1. 15
  16. PHẦN THI KHỞI ĐỘNG DÀNH CHO ĐỘI 1 1. Theo tổ chức y tế thế giới lứa tuổi vị thành niên được qui định là: a. 10 – 17 tuổi. b. 10 – 19 tuổi. c. 13 – 18 tuổi. d. 12 – 19 tuổi. 2. Dấu hiệu chính của dậy thì ở nam vị thành niên: a. Tinh hoàn to lên, xuất hiện lông mu, ria mép, trứng cá. b. Vỡ tiếng, phát triển cơ bắp, ngực, vai, đùi. c. Hiện tượng xuất tinh (mộng tinh). d. Chiều cao phát triển nhanh. 3. “Giấc mơ ướt” là hiện tượng gì? (“Giấc mơ ướt" còn gọi là mộng tinh, là hiện tượng tự giải phóng "tinh binh" trong giấc ngủ.) 4. “Giấc mơ ướt” là hiện tượng bất thường của bạn nam đúng hay sai? (Sai. "Giấc mơ ướt" là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Hơn 80% nam giới từng ít nhất 1 lần trong đời "sở hữu" một "giấc mơ ướt". Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên và không thể tránh khỏi của cơ thể, nhất là ở tuổi dậy th). 5. Giấc mơ ướt xuất hiện lần đầu ở tuổi dậy thì “nhắc nhở” bạn nam rằng mình đã có khả năng làm bạn gái có em bé đúng hay sai? (Đúng, Các “tinh binh” trong giấc mơ ướt nếu gặp trứng của bạn gái có thể sẽ hình thành em bé). 6. Giai đoạn dậy thì ở nam loại hoocmon nào được tiết ra nhiều làm thay đổi mạnh mẽ thể chất và tâm sinh lý? (Testosteron) 7. Lan và Mai cùng đi dã ngoại, do quên bàn chải đánh răng nên Lan đã dùng chung với Mai. Trong khi đánh răng Lan bị chảy máu. Do Mai bị viêm gan B nên Lan rất lo lắng. Lan đã lo lắng điều gì? (Lan lo mình bị lây nhiễm viêm gan B vì viêm gan B có thể lây qua đường máu. Ngoài ra có thể lây qua quan hệ tình dục hoặc mẹ truyền sang con). 8. Hiện tượng thai làm tổ và phát triển ở vòi trứng gọi là hiện tượng gì? (Chửa ngoài dạ con. Chửa ngoài dạ con là tình trạng thai không nằm ở tử cung mà nằm ở những nơi khác ngoài tử cung, thường là ở vòi trứng, một số ít trường hợp thai đóng ở buồng trứng, ổ bụng hay cổ tử cung. ) 9. Chửa ngoài dạ con là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm gì cho người mẹ, đúng hay sai? 16
  17. (Sai. Chửa ngoài tử cung khi bị vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, ảnh hưởng tới sức khỏe và nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng của người phụ nữ). 10. Quan hệ tình dục với nhiều người, không sử dụng bao cao su sẽ tăng nguy cơ chửa ngoài dạ con đúng hay sai? (Đúng. Quan hệ tình dục với nhiều người, không sử dụng bao cao su sẽ tăng nguy cơ gây viêm nhiễm vòi trứng, gây tắc, hẹp vòi trứng dẫn đến chửa ngoài dạ con). 1.4.1.2. Gói câu hỏi dành cho đội 2. PHẦN THI KHỞI ĐỘNG DÀNH CHO ĐỘI 2 1. Đối tượng nào cần giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản ? a. Chỉ nên giành cho người đã có gia đình b. Chỉ nên giành cho người lớn. c. Cho tất cả mọi người từ khi bước vào tuổi dậy thì d. Tất cả đáp án trên. ( Đáp án: C) 2. Không giao hợp là biện pháp tránh thai thích hợp nhất cho vị thành niên: a.Đúng b Sai. ( Đáp án: A – Tuổi VTN là lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường nên tốt nhất là không vượt qua giới hạn trong tình yêu) 3. Khi đi du lịch, ngâm mình trong bể bơi ở khách sạn không gây nguy hiểm gì cho vùng kín đúng hay sai? (Sai. Ngâm mình trong bể bơi khách sạn thường có nguy cơ cao gây viêm nhiễm vùng kín, đặc biệt các bạn nữ) 4. Bạn nữ khi mặc quần áo quá chật (đặc biệt là đồ lót) có nguy cơ viêm nhiễm vùng kín đúng hay sai? (Đúng. Khi mặc những bộ quần áo chật, nhất là đồ lót, vùng kín sẽ bị bít lại. Môi trường yếm khí sẽ khiến cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi và gây bệnh tại “vùng kín” dẫn đến rất nhiều căn bệnh phụ khoa như nấm âm đạo, viêm nhiễm vùng kín, u nang…) 5. Chỉ có bạn nữ mới có nguy cơ bị xâm hại tình dục đúng hay sai? (Sai. Bạn nam cũng có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Các bạn nam khi đi làm hãy cẩn thận với các “sếp bà” tuyển thư kí nam nhé!) 6. Có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp 5– 10 lần/tháng đúng hay sai? (Sai, các bác sỹ chỉ định dùng không quá 2 liều/tháng. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây các tác dụng không mong muốn như chảy máu vùng kín, ung thư vú, teo niêm mạc tử cung dẫn đến vô sinh, các bệnh về gan, thận, tim mạch…) 17
  18. 7. Dân tộc Do Thái có phong tục cắt bao quy đầu cho trẻ vào ngày thứ mấy sau khi trẻ chào đời? (Tất cả nam giới thuộc dân tộc Do Thái đều phải trải qua lễ cắt bì tức cắt da quy đầu vào ngày thứ 8 sau khi họ chào đời. Nếu không, người đó sẽ không được công nhận là dân Do Thái và ở nơi này tỷ lệ người mắc ung thư “cậu bé” thường rất thấp) 8. Giai đoạn dậy thì ở nữ loại hoocmon nào được tiết ra nhiều làm thay đổi mạnh mẽ thể chất và tâm sinh lý? (Ơstrôgen và Progesteron) 9. Cơ chế tác động của viên uống tránh thai ở phụ nữ là gì? (Ức chế trứng chín và rụng Hoặc ức chế tiết GnRH, FSH, LH → Ức chế trứng chín và rụng) 10. Bạn là con trai nhưng bị thu hút bởi con trai cả về tinh thần lẫn thể xác thì người ta thường gọi bạn là gì? (Gay) 1.4.1.3. Gói câu hỏi dành cho đội 3. PHẦN THI KHỞI ĐỘNG DÀNH CHO ĐỘI 3 1. Mỗi chu kì kinh nguyệt của bạn nữ thường có nhiều trứng rụng đúng hay sai? (Sai: thường chỉ có một trứng rụng. Rất hiếm gặp trường hợp một chu kì của bạn nữ rụng hai hay ba trứng gây hiện tượng sinh đôi, sinh ba khác trứng) 2. Quan hệ tình dục khi có hiện tượng rụng trứng thì tỉ lệ bạn nữ có em bé là rất cao đúng hay sai? (Đúng, trứng rụng vào chu kì kinh nguyệt nếu bạn quan hệ tình dục nó sẽ gặp tinh trùng hình thành em bé) 3. Những ngày “đèn đỏ” bạn nữ không nên tập thể dục đúng hay sai? Sai: ngày đèn đỏ bạn nữ cần được nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng tuy nhiên tập thể dục nhẹ nhàng lại rất tốt cho sức khỏe: Giảm căng thẳng, giảm đau, giảm đau( đau lưng, đau đầu do cơ thể giải phóng một lượng endorphin – một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, , cải thiện tâm trạng, giảm đau…) 4. Bạn nam mặc quần áo quá chật không gây ảnh hưởng gì đến: “cậu nhỏ” đúng hay sai? (Sai. Việc mặc quần áo chật gây ra nhiều hậu quả xấu cho bạn nam. Nó chính là “thủ phạm” khiến cho “cậu nhỏ” bị tăng nhiệt độ, khiến cho tinh binh bị tiêu diệt và “chết yểu”) 5. Trong quá thụ thai hình thành em bé chỉ cần một “tinh binh” tham gia đúng hay sai? 18
  19. (Sai, để có em bé cần có rất nhiều “tinh binh” vây quanh trứng để tiết đủ enzim phá màng trứng nhưng chỉ có 1 “tinh binh”duy nhất khỏe mạnh, nhanh nhẹn, may mắn chui được vào bên trong trứng mà thôi.i 6. Dụng cụ phòng tránh thai đồng thời tránh bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục là gì? (Bao cao su). 7. Băng vệ sinh ban đêm có thể thấm hút được trong thời gian dài nên bạn nữ nên sử dụng loại này để đỡ phải vệ sinh nhiều lần đúng hay sai? (Sai. Dù sử dụng loại băng vệ sinh nào, ban ngày hay ban đêm, những ngày đền đỏ bạn nữ cần thay 4 – 5 lần/ngày để tránh viêm nhiiễm vùng kín) 8. Viên uống tránh thai của phụ nữ chứa những loại hoocmon nào? (Progesteron hoặc Progesteron và Ơstrogen) 9. Biến chứng bệnh quai bị có thể gây nguy hiểm gì cho bạn nam? (Gây viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh) 10. Tại sao hằng ngày đi học bạn nữ thường xuyên trang điểm có thể ảnh hưởng đến đứa con trong tương lai của bạn ấy? (Vì trong son, phấn có chì. Sử dụng thường xuyên khi chưa làm mẹ, hóa chất đó sẽ tích lũy ngày càng nhiều có thể gây ảnh hưởng đến đứa con trong tương lai của bạn nữ như giảm sự xinh đẹp, thông minh thậm chí xuất hiện dị tật ). 1.4.2. Phần thi tài năng ( đóng một tiểu phẩm với chủ đề giáo dục SKSSVTN) + Có thể đóng kịch trực tiếp hoặc chiếu vở kịch mà HS đã thực hiện ở nhà cho các đội tự lựa chọn. + Giám khảo chấm với mức điểm 100đ/Giám khảo ( Đã có biểu điểm chấm ở phần giới thiệu hình thức). 1.4.3. Gói câu hỏi của phần thi dành cho khán giả Ban tổ chức chuẩn bị ít nhất 10 câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận: Câu 1: Tình bạn không tốt trong độ tuổi vị thành niên biểu hiện ở những dấu hiệu nào? A. Luôn ghen ghét, đố kị, nói xấu nhau. B. Thiếu sự chân thành, thái độ trịch thượng, thiếu bình đẳng. C. Luôn trốn học, bè phái, tụ tập, lôi kéo nhau tham gia vào các tệ nạn xã hội. D. Cả ba đáp án trên. Đáp án: D Câu 2: Phá thai không an toàn có thể để lại những hậu quả nào? A. Có nguy cơ vô sinh. B. Viễm nhiễm đường sinh sản. C. Có thể tử vong. D. Tất cả đều đúng. 19
  20. Đáp án: D Câu 3: Bài ca chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn ca) có tên là gì và do ai sáng tác? Đáp án: Thanh niên làm theo lời Bác - Sáng tác: Hoàng Hòa. Câu 4: Để phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và sinh con ở tuổi Vị thành niên, các bạn cần phải làm gì ? Đáp án: - Không quan hệ tình dục trước khi kết hôn, chưa đủ tuổi quy định của pháp luật. - Có kỹ năng trao đổi, thuyết phục sử dụng biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. - Có hành vi ứng xử thích hợp, kịp thời khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai. Câu 5: Khi một bạn gái cho biết các dấu hiệu có thai, em nên khuyên bạn đó điều gì? A. Cần giữ bí mật tuyệt đối. B. Cần xa nhà một thời gian. C. Đến ngay cơ sở y tế tin cậy để được khám và tư vấn. D. Bí mật tìm các bài thuốc dân gian để điều hoà lại kinh nguyệt. Đáp án: C Câu 6: Em hãy cho biết Thông điệp 5K trong phòng chống đại dịch Covid-19 do Bộ Y tế phát động là gì ? Đáp án: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo Y tế”. Câu 7. Không giao hợp là biện pháp tránh thai thích hợp nhất cho vị thành niên: A.Đúng B. Sai .Đáp án: A Câu 8: Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Vị thành niên là những người trong độ tuổi nào? A. 10 - 15 tuổi. B. 10 - 17 tuổi. C. 10 - 19 tuổi. D. 15 - 22 tuổi. Đáp án: C (10-19 tuổi) Câu 9: Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào là quan trọng nhất báo hiệu một cô gái đã đến tuổi dậy thì và có khả năng sinh sản: A. Thay đổi vóc dáng. B. Xuất hiện kinh nguyệt. C. Xuất hiện mụn trứng cá. D. Thay đổi giọng nói. Đáp án: B Câu 10. Bao cao su có những tác dụng gì? Đáp án: + Tránh mang thai ngoài ý muốn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2