intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan C

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

54
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới hiện nay có khoảng 170 triệu người viêm gan C trong đó hơn 80% tiến triển thành mãn tính. Đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận tần suất cao của đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân viêm gan C mãn so với các bệnh gan mãn tính khác. Vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhân viêm gan C mãn để khảo sát vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tỉ lệ đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan C

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> KHẢO SÁT TỈ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM<br /> SIÊU VI VIÊM GAN C<br /> Nguyễn Thị Thanh Thủy*, Bành Vũ Điền*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trên thế giới hiện nay có khoảng 170 triệu người viêm gan C trong đó hơn 80% tiến triển thành mãn<br /> tính. Đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận tần suất cao của đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân viêm gan C mãn<br /> so với các bệnh gan mãn tính khác. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhân viêm gan C mãn để<br /> khảo sát vấn đề này.<br /> Mục đích: Xác định tỉ lệ đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân viêm gan C mãn.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành hồi cứu 83 bệnh nhân trên 30 tuổi, có viêm<br /> gan C mãn, điều trị tại khoa viêm gan từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2010.<br /> Kết quả: Tỉ lệ viêm gan C mãn có kèm đái tháo đường týp 2 là 20,48%, chủ yếu ở những người trên 50<br /> tuổi (90%). Tỉ lệ biến chứng K gan tăng dần theo tuổi (nhóm 50 – 59 tuổi chiếm 17,65%, nhóm 60 – 69 tuổi<br /> chiếm 27,27%, nhóm 70 – 79 tuổi chiếm 33,33%). Tỉ lệ K gan ở nam cao gấp 2,27 lần so với nữ.<br /> Kết luận: Viêm gan C mãn có thể là yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2. Bệnh nhân càng lớn tuổi<br /> nguy cơ đái tháo đường càng cao.<br /> Từ khóa: Viêm gan C mãn, đái tháo đường type II.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE ASSOCIATION BETWEEN TYPE 2 DIABETES MELLITUS DISEASE AND HCV INFECTION<br /> Nguyen Thi Thanh Thuy, Banh Vu Dien<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 567 - 569<br /> Background: The patients with liver disease are know to have a higher prevalence of glucose intolerance,<br /> preliminary studies suggest that hepatitis V (HCV) infection may be an additional risk factor for the development<br /> of diabetes mellitus.<br /> Objective: To determine the proportion of type 2 diabetes mellitus disease in hepatitis C virus infected<br /> patients.<br /> Subjects and Method: We performed retrospective study on 83 hepatitis C virus infected patients aged 30<br /> and more at the Unite of hepatic research and treatment of ChoRay Hospital from 01/2010 to 12/2010.<br /> Results: The proportion of type 2 diabetes mellitus was 20.48% (90% at age 50 and more). The older age is<br /> higher risk of hepatocellular carcinoma (17.65% at age 50 – 59; 27.27% at age 60 – 69; 33.33% at age 70 – 79).<br /> Male patients are more at risk of hepatocellular carcinoma (the proportion of male patients was 2.27 higher than<br /> of female).<br /> Conclusion: ít is possible that HCV infection may be a risk factor for development of type 2 diabetes mellitus<br /> older patients are more at risk of diabetes.<br /> Key words: HCV infection, type 2 diabetes mellitus.<br /> * Khoa Viêm gan – BV Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: ThS. BS. Nguyễn Thi Thanh Thủy, ĐT: 0913828989,<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Email: drthuy.cr@gmail.com<br /> <br /> 567<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trên thế giới hiện nay có khoảng 170 triệu<br /> người viêm gan C, trong đó hơn 80% tiến triển<br /> thành mãn tính. Sau khoảng 10 – 20 năm thì 20<br /> – 30% viêm gan C mãn tiến triển thành xơ gan<br /> và một số thành ung thư tế bào gan(4). Có tới<br /> 80% bệnh nhân bị bất dung nạp glucose và 10<br /> – 20% bị đái tháo đường(2). Đã có nhiều nghiên<br /> cứu ghi nhận tần suất cao của đái tháo đường<br /> ở bệnh nhân viêm gan C so với những bệnh<br /> gan khác như viêm gan B mãn, xơ gan ứ mật<br /> nguyên phát(1,5).<br /> Tuy cơ chế gây đái tháo đường của virus<br /> viêm gan C vẫn còn chưa rõ nhưng người ta<br /> nhận thấy có sự liên quan giữa viêm gan C mãn<br /> và đái tháo đường týp 2. Để khảo sát vấn đề<br /> này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỉ lệ đái<br /> tháo đường của bệnh nhân viêm gan C mãn tại<br /> khoa viêm gan bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> 83 bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan C<br /> mãn điều trị tại khoa viêm gan bệnh viện Chợ<br /> Rẫy từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2010.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế cắt ngang, mô tả.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Bệnh nhân > 30 tuổi được chẩn đoán viêm<br /> gan C mãn có hoặc không kèm theo đái tháo<br /> đường.<br /> Chẩn đoán viêm gan C mãn nếu bệnh nhân<br /> có xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Anti<br /> HCV (+).<br /> Chẩn đoán đái tháo đường týp 2 nếu bệnh<br /> nhân có một trong ba tiêu chuẩn sau:<br /> - Đã được chẩn đoán đái tháo đường týp 2,<br /> đang điều trị thuốc uống hạ đường huyết hoặc<br /> đang điều trị insulin.<br /> - Có glucose huyết tương bất kỳ > 200mg%.<br /> - Có glucose huyết tương lúc đói > 126mg%.<br /> <br /> 568<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Bệnh nhân < 30 tuổi hoặc đã được chẩn đoán<br /> đái tháo đường týp 1.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Bảng 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và<br /> giới tính<br /> Đặc điểm<br /> Giới Nam<br /> tính<br /> Nữ<br /> Tuổi<br /> 30 – 39<br /> 40 – 49<br /> 50 – 59<br /> 60 – 69<br /> 70 – 79<br /> > 80<br /> <br /> Số lượng<br /> 33<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> 39,76%<br /> <br /> 50<br /> Nam<br /> 01<br /> 05<br /> 14<br /> 08<br /> 02<br /> 03<br /> <br /> 60,24%<br /> <br /> Nữ Cộng<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Cộng<br /> 04<br /> 05<br /> 1,2%<br /> 4,82% 6,02%<br /> 05<br /> 10<br /> 6,02% 6,08% 12,05%<br /> 20<br /> 34<br /> 16,87% 24,1% 40,96%<br /> 14<br /> 22<br /> 9,64% 16,87% 26,51%<br /> 07<br /> 09<br /> 2,41% 8,43% 10,84%<br /> 0<br /> 03<br /> 3,61%<br /> 0<br /> 3,61%<br /> <br /> Nhận xét: Bệnh nhân nghiên cứu tỉ lệ nữ cao<br /> hơn nam, chủ yếu tập trung ở độ tuổi 50 – 59<br /> tuổi, kế đến là 60 – 69 tuổi.<br /> Bảng 2: Tỉ lệ đái tháo đường ở bệnh nhân viêm gan<br /> C phân chia theo tuổi và giới tính<br /> Đặc điểm<br /> Viêm gan C<br /> Tuổi<br /> 30 – 39<br /> 40 – 49<br /> 50 – 59<br /> 60 – 69<br /> 70 – 79<br /> > 80<br /> Phái<br /> Nam<br /> Nữ<br /> <br /> Có ĐTĐ<br /> n = 17 (20,48%)<br /> <br /> Không ĐTĐ<br /> n = 66 (79,52%)<br /> <br /> n = 0 (0%)<br /> n = 1 (10%)<br /> n = 11 (32,35%)<br /> n = 3 (16,64%)<br /> n = 2 (22,22%)<br /> n = 0 (0%)<br /> <br /> n = 5 (100%)<br /> n = 9 (90%)<br /> n = 23 (67,65%)<br /> n = 19 (86,36%)<br /> n = 7 (77,78%)<br /> n = 3 (100%)<br /> <br /> n=7<br /> <br /> n = 26 (78,79%)<br /> <br /> (21,21%)<br /> <br /> n = 10 (20%)<br /> <br /> n = 40 (80%)<br /> <br /> Nhận xét: Tỉ lệ đái tháo đường ở bệnh nhân<br /> viêm gan C là 20,48% chủ yếu ở những người<br /> trên 50 tuổi.<br /> Bảng 3: So sánh men gan của nhóm viêm gan C có<br /> ĐTĐ và nhóm viêm gan C không ĐTĐ<br /> Men transaminase<br /> Có ĐTĐ<br /> Không ĐTĐ<br /> AST<br /> n = 17<br /> n = 66<br /> AST < 100 u/L<br /> n = 11 (64,70%) n = 32 (48,48%)<br /> n = 6 (36,30%) n = 34 (51,52%)<br /> AST ≥ 100 u/L<br /> ALT<br /> ALT < 100 u/L<br /> ALT ≥ 100 u/L<br /> <br /> n = 17<br /> n = 66<br /> n = 14 (82,35%) n = 47 (71,21%)<br /> n = 3 (17,65%) n = 19 (28,79%)<br /> <br /> Nhận xét: Men gan của 2 nhóm có ĐTĐ và<br /> không ĐTĐ khác nhau không có ý nghĩa.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 4: Tỉ lệ biến chứng xơ gan và ung thư gan của bệnh nhân viêm gan C mãn theo tuổi và giới tính<br /> Tuồi<br /> 30 – 39<br /> 40 – 49<br /> 50 – 59<br /> 60 – 69<br /> 70 – 79<br /> Phái<br /> <br /> ≥ 80<br /> Nam<br /> Nữ<br /> <br /> Có xơ gan<br /> n = 0 (0%)<br /> n = 6 (60%)<br /> n = 20 (58,82%)<br /> n = 17 (77,27%)<br /> n = 6 (66,67%)<br /> n = 1 (33,33%)<br /> <br /> Không xơ gan<br /> n = 5 (100%)<br /> n = 10 (40%)<br /> n = 34 (41,18%)<br /> n = 22 (22,73%)<br /> n = 9 (33,33%)<br /> n = 3 (66,67%)<br /> <br /> Có K gan<br /> n = 0 (0%)<br /> n = 0 (0%)<br /> n = 6 (17,65%)<br /> n = 6 (27,27%)<br /> n = 3 (33,33%)<br /> n = 0 (0%)<br /> <br /> Không K gan<br /> n = 5 (100%)<br /> n = 10 (100%)<br /> n = 28 (82,35%)<br /> n = 16 (72,73%)<br /> n = 6 (66,67%)<br /> n = 3 (100%)<br /> <br /> n = 22 (66,67%)<br /> n = 28 (56%)<br /> <br /> n = 11 (33,33%)<br /> n = 22 (44%)<br /> <br /> n = 9 (27,28%)<br /> n = 6 (12%)<br /> <br /> n = 24 (72,72%)<br /> n = 44 (88%)<br /> <br /> Nhận xét: Tuổi càng cao thì biến chứng xơ<br /> gan và K gan càng nhiều. Tỉ lệ K gan ở nam cao<br /> hơn nữ (27,28% so với 12%).<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi ghi<br /> nhận có tới 20,48% bệnh nhân viêm gan C mãn<br /> có đái tháo đường. Sự xuất hiện của đái tháo<br /> đường không khác nhau giữa hai phái nhưng<br /> có thay đổi theo tuổi, chủ yếu ở những bệnh<br /> nhân viêm gan C mãn trên 50 tuổi. Lý giải điều<br /> này có thể do xơ gan là một trong những yếu<br /> tố gây bất dung nạp glucose. Tuy không xác<br /> định được thời điểm viêm gan C nhưng sau<br /> khoảng 10 – 20 năm nhiễm thì 20 – 30% sẽ tiến<br /> triển thành xơ gan(4). Cơ chế bệnh sinh gây đái<br /> tháo đường ở người viêm gan C vẫn còn chưa<br /> rõ mặc dù đề kháng insulin và giảm tiết<br /> insulin được xem như những yếu tố quan<br /> trọng tiến triển thành đái tháo đường.<br /> Tỉ lệ đái tháo đường trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi tương tự với nghiên cứu của L. Masan<br /> tại Florida, khi hồi cứu 1127 bệnh nhân viêm gan<br /> mãn thì có tới 21% bệnh nhân viêm gan C có đái<br /> tháo đường(5). Tỉ lệ của chúng tôi cao hơn của<br /> một số tác giả khác tại Việt Nam như của tác giả<br /> Phạm Thị Thu Thủy (MEDIC) ghi nhận 11,51%<br /> viêm gan có đái tháo đường týp 2 và Lê Nguyễn<br /> Thùy Khanh (Đại học Y Dược TP. HCM) ghi<br /> nhận 15,9% viêm gan C mãn có đái tháo đường<br /> týp 2. Sự khác biệt này có lẽ do đặc điểm quần<br /> thể nghiên cứu khác nhau, bệnh nhân trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi là nội trú còn hai<br /> nghiên cứu trên tiến hành tại phòng khám.<br /> <br /> Cơ chế gây đái tháo đường của viêm gan C<br /> còn chưa rõ mặc dù người thấy rằng nhiễm<br /> HCV giai đoạn sớm có sự rối loạn của tế bào<br /> beta tuyến tụy và sau một thời gian có viêm<br /> gan mãn, xơ gan thì sẽ xuất hiện đái tháo<br /> đường. Bên cạnh đó sự hiện hữu và nhân đôi<br /> của HCV không chỉ được tìm thấy ở mô gan<br /> mà còn ở các mô khác (như mô tụy) cũng có<br /> thể là nguyên nhân gây đái tháo đường(3).<br /> Ngoài ra, theo một số tác giả thì đái tháo<br /> đường là biểu hiện ngoài gan của viêm gan C<br /> mãn tuy cơ chế chưa được xác định rõ.<br /> Chúng tôi ghi nhận biến chứng xơ gan và<br /> đặc biệt là ung thư gan tăng dần theo tuổi. Tỉ<br /> lệ K gan ở nam cao hơn hẳn so với nữ giới<br /> (gấp 2,27 lần). Điều này cũng phù hợp với y<br /> văn và nhiều nghiên cứu khác về ung thư gan<br /> trên thế giới.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Viêm gan C có thể là yếu tố nguy cơ đưa đến<br /> đái tháo đường, nguy cơ càng cao khi bệnh nhân<br /> lớn tuổi.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br /> <br /> Caronia S, et al (1999). Further evidence for an association<br /> between non-insulin-dependent diabetes mellitus and chronic<br /> hepatitis C virus infection. Hepatology 1999; 30:1059-63.<br /> Fabrizi F, Lampertico P. et al (2005). Hepatitis C virus infection<br /> and type 2 diabetes mellitus in renal diseases and<br /> transplantation. Aliment Pharmacol Ther 2005; 21:623-32.<br /> Gowans EJ (2000). Distribution of markers of hepatitis C virus in<br /> fection through out the body. Semin Liver Dis 2000;20:85-102.<br /> Hwang SJ (2001). Hepatitis V virus infection: an overview. J Clin<br /> Microbiol Immunol Infect 2001; 34:227-34.<br /> Mason AL. et al (1999). Association of diabetes mellitus and<br /> chronic hepatitis C virus infection. Hepatology 1999; 29:328-333.<br /> <br /> 569<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1