Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA CẦU KHUẨN GRAM DƯƠNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ THÁNG 01/2013 ĐẾN THÁNG 12/2014<br />
Trần Thị Thanh Nga*, Mai Nguyệt Thu Hồng**, Lục Thị Vân Bích***, Nguyễn Văn Khôi****<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Cầu khuẩn gram dương là những tác nhân vi sinh nguy hiểm, gây nhiều bệnh lý nặng như<br />
viêm phúc mạc, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết và dẫn đến tử vong.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tính kháng thuốc của các cầu khuẩn gram duong từ mẫu bệnh phẩm nhiễm tại bệnh viện<br />
Chợ Rẫy từ 01/2013-12/2014.<br />
Phương pháp: mô tả cắt ngang tính kháng kháng sinh của cầu khuẩn gram dương từ mẫu bệnh phẩm<br />
nhiễm tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2013-12/2014.<br />
Kết quả: Trong 4797 mẫu bệnh phẩm nhiễm khuẩn từ 01/2013 đến 12/2014, vi khuẩn được phát hiện chủ<br />
yếu là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng coagulase dương tính) 60.20%. Ngoài ra, còn có Enterococci và<br />
Staphylococcus non coagulase (tụ cầu coagulase âm). Vi khuẩn đề kháng mạnh với kháng sinh aminoglycoside,<br />
cephalosporin thế hệ 2, quinolone, macrolide và đáng chú ý hơn cả là sự xuất hiện chủng tụ cầu kháng<br />
vancomycin. Riêng đối với E. faecium, có đến 10.57% chủng kháng teicoplanin và 34.15% kháng vancomycin.<br />
Kết luận: Vi sinh vật thường gây nhiễm khuẩn trên bệnh nhân là Staphylococcus aureus, vi khuẩn này đề<br />
kháng mạnh với nhiều kháng sinh và đã xuất hiện chủng Staphylococcus aureus kháng vancomycin. Ngoài ra,<br />
cũng phát hiện các cầu khuẩn Gram dương khác có tính kháng thuốc cao, đặc biệt, Enterococcus faecalis và E.<br />
faecium kháng vancomycin và teicoplanin là những kháng sinh thế hệ mới.<br />
Từ khóa: Staphylococcus aureus, Enterococcus faecium, vancomycin resistance<br />
ABSTRACT<br />
THE CHARACTERIZATION OF ANTIBIOTIC RESISTANCE IN GRAM POSITIVE COCCI ISOLATED<br />
FROM HUMAN CLINICAL SPECIMENS IN CHO RAY HOSPITAL FROM JANUARY 2013 TO<br />
DECEMBER 2014<br />
Tran Thi Thanh Nga, Mai Nguyen Thu Hong, Luc Thi Van Bich, Nguyen Van Khoi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 401 - 408<br />
<br />
Background: Gram - positive cocci are the dangerous bacteria, causing severe diseases as peritonitis,<br />
meningitis, endocarditis, septicemiae and leading a substantial burden of disease for patients in terms of morbidity<br />
and mortality.<br />
Objective: To observe the antibiotic resistance in Gram - positive cocci isolated from human clinical<br />
specimens in Cho Ray hospital from January, 2013 to December, 2014.<br />
Method: Cross - sectional descriptive study on the antibiotic resistance of Gram - positive cocci isolated from<br />
human clinical specimens in Cho Ray hospital from January, 2013 to December, 2014.<br />
Results: Of 4797 specimens from January 2013 to December 2014, Staphylococcus aureus was the major<br />
species detected 60.20%. In addition, Enterococci and Staphylococcus non coagulase strains were also isolated in<br />
these specimens. The bacteria in this study had a high level resistance to antimicrobial agents as aminoglycoside,<br />
<br />
<br />
* Bệnh viện Chợ Rẫy ** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch *** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Mai Nguyệt Thu Hồng ĐT: 0909753294 Email: mnth59@yahoo.com<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 401<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
second generation cephalosporin, quinolone, macrolide. In particularly, Methicillin - resistant S. aureus (MRSA)<br />
strains emerged and the vancomycin resistance feature was detected. For E. faecium, we found a high rate of<br />
antibiotic resistance with 10.57% to teicoplanin and 34.15% to vancomycin.<br />
Conclusion: In this study, the important bacterium causing infectious diseases was Staphylococcus aureus.<br />
Out of Staphylococcus aureus, most of the rest had a high level resistance to antimicrobial agents. In particularly,<br />
the resistance to new antimicrobial agents of bacteria was detected as vancomycin resistance phenotype of<br />
Staphylococcus aureus and the emerging of vancomycin and teicoplanin resistance profile of Enterococcus faecalis<br />
and E. faecium also were noted in high rates.<br />
Key words: Staphylococcus aureus, Enterococcus faecium, vancomycin resistance<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Thu thập mẫu<br />
Cầu khuẩn gram dương gồm những tác Tất cả bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram<br />
nhân vi sinh nguy hiểm, gây nhiều bệnh lý dương như Staphylococcus spp., Streptococcus spp.,<br />
nặng như S. aureus gây viêm màng não, viêm Enterococcus spp là những cầu khuẩn phổ biến<br />
nội tâm mạc, viêm màng tim, viêm cơ tim; và các cầu khuẩn Gram dương khác được chọn<br />
Staphylococcus non coagulase gây nhiễm khuẩn vào mẫu nghiên cứu. Các vi khuẩn này phân<br />
trên người thay van tim, thẩm phân phúc mạc, lập từ bệnh phẩm đàm, máu, mủ, nước tiểu,<br />
viêm mủ nội nhãn, nhiễm khuẩn huyết; dịch vết thương, các loại dịch của cơ thể.<br />
Enterococcus spp. gây nhiễm trùng tiểu bệnh Nuôi cấy - phân lập vi khuẩn<br />
viện, nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc, Trên các môi trường thioglycolate,<br />
viêm vùng chậu. Ngoài vai trò gây bệnh lý nguy thạch máu.<br />
hiểm, những tác nhân này còn đề kháng rất<br />
Định danh vi khuẩn<br />
nhiều kháng sinh thế hệ mới, vì vậy, việc khảo<br />
Xác định tính chất của vi khuẩn bằng kỹ<br />
sát tính kháng thuốc của cầu khuẩn gram<br />
duong là điều rất cần thiết, nhằm góp phần thuật nhuộm gram, định danh bằng trắc<br />
giúp các nhà lâm sàng có định hướng sử dụng nghiệm sinh hóa, Crystal, Vitek 2 compact.<br />
kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm trùng(16,2). Kháng sinh đồ<br />
Mục tiêu Thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ bằng<br />
phương pháp khuếch tán (kỹ thuật Kirby –<br />
Khảo sát tính kháng thuốc của các cầu<br />
Bauer), MIC theo hướng dẫn của CLSI 2012.<br />
khuẩn gram dương phân lập từ mẫu bệnh<br />
phẩm từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014 tại Phân tích số liệu<br />
bệnh viện Chợ Rẫy. Sử dụng phần mềm Excel 2010 để xử lý<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU số liệu.<br />
KẾT QUẢ<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang trên bệnh phẩm nhiễm cầu Phân bố vi sinh vật gây nhiễm:<br />
khuẩn gram dương tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 60,20%% (2888/4797) mẫu nhiễm<br />
01/2013-12/2014. Staphylococcus aureus, 16,22% (778/4797) mẫu<br />
Kỹ thuật nhiễm Enterococcus faecalis, 14,59% (700/4797)<br />
mẫu nhiễm Coagulase-negative Staphylococcus,<br />
Kỹ thuật chẩn đoán<br />
5,13% (246/4797) mẫu nhiễm Enterococcus<br />
Thu thập mẫu - nuôi cấy - phân lập – định<br />
faecium, 3,36% (161/4797) mẫu nhiễm<br />
danh vi khuẩn – kháng sinh đồ(16,2,13,14).<br />
Staphylococcus haemolyticus, 0,08 % (4/4797)<br />
<br />
<br />
<br />
402 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
mẫu nhiễm Staphylococcus hominis, 0,06% Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn<br />
(3/4797) mẫu nhiễm Staphylococcus gây nhiễm<br />
saprophyticus, 0,31% (15/4797) mẫu nhiễm Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn<br />
Staphylococcus epidermidis, và 0,04% (2/4797) Staphylococcus aureus (2888 chủng): trên 70% S.<br />
mẫu nhiễm Staphylococcus hyicus. aureus đề kháng cefoxitin (Cephalosporin thế hệ 2),<br />
Bảng 1. Phân bố vi sinh vật gây nhiễm (n=4797) gentamicin (Aminoglycoside), azithromycin,<br />
Tỷ lệ nhiễm (%) - erythromycin (Macrolide), clindamycin<br />
TT Vi sinh vật gây nhiễm n<br />
KTC 95%<br />
1 S. aureus 2888 60,20% (58,82-61,59)<br />
(Lincosamide).<br />
2 Enterococcus faecalis 778 16,22% (15,18-17,26) 65,69% S. aureus đề kháng ciprofloxacin<br />
Coagulase-negative<br />
3<br />
staphylococcus<br />
700 14,59% (13,59-15,59) (Quinolone thế hệ 2), S. aureus rất ít đế kháng với<br />
4 Enterococcus facium 246 5,13% (4,50-5,75) doxycycline và fosfomycin (12,95% và 4,16%).<br />
Staphylococcus Đối với nhóm glycopeptide thì có 0,14% vi<br />
5 161 3,36% (2,85-3,87)<br />
haemolyticus<br />
6 Staphylococcus hominis 4 0,08% (0,00-0,17) khuẩn kháng teicoplanin và chưa phát hiện vi<br />
7<br />
Staphylococcus<br />
3 0,06% (0,01-0,13)<br />
khuẩn kháng vancomycin.<br />
saprophyticus<br />
Staphylococcus<br />
8 15 0,31% (0,15-0,47)<br />
epidermidis<br />
9 Staphylococcus hyicus 2 0,04% (0,02-0,10)<br />
Bảng 2. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus (n=2888)<br />
TT Nhóm kháng sinh Kháng sinh n Tỷ lệ đề kháng (%) - KTC 95%<br />
1 Aminoglycoside Amikacin 609 21,09% (19,60-22,58)<br />
2 Aminoglycoside Gentamicin 1930 66,83% (65,11-68,55)<br />
3 Quinolone 2 Ciprofloxacin 1897 65,69% (63,95-67,42)<br />
4 Sulfamide - trimethoprim Trimethoprim /sulfamide 414 14,34% (13,06-15,61)<br />
5 Isoxalyl Penicillin Oxacillin 2223 76,97% (75,44-78,51)<br />
6 Cephalosporin 2 Cefoxitin 2238 77,49% (75,97-79,02)<br />
7 Glycopeptide Teicoplanin 4 0,14% (0,00-0,27)<br />
8 Glycopeptide Vancomycin 0 0,00% (0,00-0,00)<br />
9 Fosfomycine Fosfomycin 120 4,16% (3,43-4,88)<br />
10 Lincosamide Clindamycin 1999 69,22% (67,53-70,90)<br />
11 Macrolide Azithromycin 2431 84,18% (82,84-85,51)<br />
12 Doxycycline Doxycycline 374 12,95% (11,73-14,17)<br />
13 Macrolide Erythromycin 2409 83,41% (82,06-84,77)<br />
Tính đề kháng kháng sinh của Coagulase- (Quinolone thế hệ 2). Coagulase-negative<br />
negative Staphylococcus (700 chủng): trên 70% Staphylococcus ít đế kháng với doxycycline và<br />
Coagulase-negative Staphylococcus (tụ cầu fosfomycin (20,86% và 18,86%). Đối với nhóm<br />
coagulase âm) đề kháng oxacillin, cefoxitin glycopeptide thì có 0,14% vi khuẩn kháng<br />
(Cephalosporin thế hệ 2), azithromycin, vancomycin và chưa phát hiện vi khuẩn kháng<br />
erythromycin (Macrolide), trên 50% đề kháng teicoplanin.<br />
gentamicin (Aminoglycoside), ciprofloxacin<br />
Bảng 3. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Coagulase-negative Staphylococcus (n=700)<br />
TT Nhóm kháng sinh Kháng sinh n Tỷ lệ đề kháng (%) - KTC 95%<br />
1 Aminoglycoside Amikacin 87 12,43% (9,98-14,87)<br />
2 Aminoglycoside Gentamicin 399 57,00% (53,33-60,67)<br />
3 Quinolone 2 Ciprofloxacin 360 51,43% (47,73-55,13)<br />
4 Sulfamide - trimethoprim Trimethoprim /sulfamide 383 54,71% (51,03-58,40)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 403<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
TT Nhóm kháng sinh Kháng sinh n Tỷ lệ đề kháng (%) - KTC 95%<br />
5 Isoxalyl Penicillin Oxacillin 612 87,43% (84,97-89,88)<br />
6 Cephalosporin 2 Cefoxitin 555 79,29% (76,28-82,29)<br />
7 Glycopeptide Teicoplanin 0 0,00% (0,00-0,00)<br />
8 Glycopeptide Vancomycin 1 0,14% (0,00-0,42)<br />
9 Fosfomycine Fosfomycin 132 18,86% (15,96-21,75)<br />
10 Lincosamide Clindamycin 316 45,14% (41,46-48,83)<br />
11 Macrolide Azithromycin 581 83,00% (80,22-85,78)<br />
12 Doxyxycline Doxycycline 146 20,86% (17,85-23,87)<br />
13 Macrolide Erythromycin 583 83,29% (80,52-86,05)<br />
Tính đề kháng kháng sinh của thế hệ 2), doxycycline và fosfomycin đề<br />
Enterococcus faecalis (778 chủng): trên 70% kháng từ 15-30%. Đối với nhóm glycopeptide<br />
Enterococcus faecalis đề kháng azithromycin thì 0,64% vi khuẩn kháng teicoplanin và 1,8%<br />
(Macrolide). Các kháng sinh gentamicin vi khuẩn kháng vancomycin.<br />
(Aminoglycoside), levofloxacin (Quinolone<br />
Bảng 4. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterococcus faecalis (n=778)<br />
TT Nhóm kháng sinh Kháng sinh n Tỷ lệ đề kháng (%) - KTC 95%<br />
1 -lactamase inhibitors Ampicillin /sulbactam 116 14,91% (12,41-17,41)<br />
2 Aminoglycoside Gentamicin 198 25,45% (22,39-28,51)<br />
3 Quinolone 2 Levofloxacin 245 31,49% (28,23-34,75)<br />
4 β - lactam Penicillin 203 26,09% (23,01-29,18)<br />
5 Glycopeptide Teicoplanin 5 0,64% (0,08-1,20)<br />
6 Glycopeptide Vancomycin 14 1,80% (0,87-2,73)<br />
7 Fosfomycin Fosfomycin 71 9,13% (7,10-11,15)<br />
8 Macrolide Azithromycin 655 84,19% (81,63-86,75)<br />
9 Doxyxycline Doxycycline 193 24,81% (21,77-27,84)<br />
Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn thế hệ 2), azithromycin (Macrolide). Trên 70%<br />
Enterococcus facium (246 chủng): trên 90% chủng kháng fosfomycin. 10,57% kháng<br />
Enterococcus facium đề kháng teicoplanin và 34,15% kháng vancomycin.<br />
Ampicillin/sulbactam, levofloxacine (Quinolone<br />
Bảng 5. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterococcus facium (n=246)<br />
TT Nhóm kháng sinh Kháng sinh n Tỷ lệ đề kháng (%) - KTC 95%<br />
1 -lactamase inhibitors Ampicillin / sulbactam 232 94,31% (91,41-97,20)<br />
2 Amikacine Gentamicin 208 84,55% (80,04-89,07)<br />
3 Quinolone 2 Levofloxacin 232 94,31% (91,41-97,20)<br />
4 b- lactam Penicillin 223 90,65% (87,01-94,29)<br />
5 Glycopeptide Teicoplanin 26 10,57% (6,73-14,41)<br />
6 Glycopeptide Vancomycin 84 34,15% (28,22-40,07)<br />
7 Fosfomycine Fosfomycin 153 62,20% (56,14-68,25)<br />
8 Macrolide Azithromycin 241 97,97% (96,20-99,73)<br />
9 Doxyxycline Doxycycline 113 45,93% (39,71-52,16)<br />
Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ciprofloxacine (Quinolone thế hệ 2), cefoxitin<br />
Staphylococcus haemolyticus (161 chủng): (cephalosporin thế hệ 2), erythromycine,<br />
trên 70% Staphylococcus haemolyticus đề azithromycin (Macrolide). Chưa phát hiện<br />
kháng gentamicin (Aminoglycoside), chủng kháng vancomycin và teicoplanin.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
404 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 6. Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus haemolyticus (n=161)<br />
TT Nhóm kháng sinh Kháng sinh n Tỷ lệ đề kháng (%) - KTC 95%<br />
1 Aminoglycoside Amikacin 30 18,63% (12,62-24,65)<br />
2 Aminoglycoside Gentamicin 94 58,39% (50,77-66,00)<br />
3 Quinolone 2 Ciprofloxacin 102 63,35% (55,91-70,80)<br />
4 Sulfamide - trimethoprim Trimethoprim /sulfamide 51 31,68% (24,49-38,86)<br />
5 Isoxalyl Penicillin Oxacillin 137 85,09% (79,59-90,59)<br />
6 Cephalosporin 2 Cefoxitin 129 80,12% (73,96-86,29)<br />
7 Glycopeptide Teicoplanin 0 0,00% (0.00-0.00)<br />
8 Glycopeptide Vancomycin 0 0,00% (0,00-0,00)<br />
9 Fosfomycine Fosfomycin 37 22,98% (16,48-29,48)<br />
10 Lincosamide Clindamycin 77 47,83% (40,11-55,54)<br />
11 Macrolide Azithromycin 130 80,75% (74,65-86,84)<br />
12 Doxyxycline Doxycycline 23 14,29% (8,88-19,69)<br />
13 Macrolide Erythromycin 128 79,50% (73,27-85,74)<br />
<br />
BÀN LUẬN (Lincosamide). 65.69% S.aureus đề kháng<br />
ciprofloxacin (Quinolone thế hệ 2), S. aureus rất ít<br />
Phân bố vi sinh vật gây nhiễm đế kháng với doxycycline và fosfomycin<br />
Trong số các cầu khuẩn gram dương thì (12,95% và 4,16%). Đối với nhóm glycopeptide<br />
Staphylococcus aureus là vi sinh vật gây nhiễm phổ thì có 0,14% vi khuẩn kháng teicoplanin và chưa<br />
biến nhất chiếm tỷ lệ 60.20%, các vi khuẩn còn lại phát hiện vi khuẩn kháng vancomycin.<br />
phân bố với tỷ lệ thấp hơn: Enterococcus faecalis Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br />
16,22%, Coagulase-negative Staphylococcus 14,59% Trần Thị Thanh Nga(17, 19) (2011, 2012) tại bệnh<br />
và Enterococcus faecium 5,13 %. viện Chợ Rẫy từ 2009-2010 là trong số các S.<br />
Vi sinh vật thường gặp trong nghiên cứu aureus phát hiện được thì trên 60% là chủng<br />
này phù hợp với nhận xét của Lê Thị Anh MRSA; nghiên cứu của Hồ Thị Kim Thoa(8) năm<br />
Thư(13) (2012), Trần Thị Thanh Nga(17, 19, 18) (2011, 2012 trên 144 vi khuẩn S. aureus thì vi khuẩn đã<br />
2012) tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy Coagulase- kháng với hầu hết các kháng sinh ngoại trừ<br />
negative staphylococci là vi khuẩn thường gặp vancomycin. Kết quả này cũng phù hợp với cơ<br />
trên 170 bệnh nhân nhiễm khuẩn có thở máy và chế xuất hiện gen đề kháng kháng sinh của S.<br />
1,537 vi khuẩn phân lập từ bệnh nhân. Hidron I. aureus theo Franklin D. Lowy(15) (2003), Rasheed<br />
Alicia(7) (2008) quan sát 28,502 bệnh nhân nhiễm J. Kamile(11) (2003) và vai trò của plasmid trong<br />
khuẩn bệnh viện (463 báo cáo được gửi đến CDC – cơ chế đề kháng kháng sinh theo Daini O. A.,<br />
Atlanta) cho thấy 10 tác nhân thường gây nhiễm Akano S. A(6) (2009).<br />
khuẩn là Coagulase-negative staphylococci, S. Nghiên cứu về tính đề kháng kháng sinh<br />
aureus, Enterococcus spp., Candida spp., E. coli, P. của vancomycin tại bệnh viện Chợ Rẫy, Trần<br />
aeruginosa, K. pneumoniae, Enterobacter spp., A. Thị Thanh Nga đã nhận thấy trong 50 chủng vi<br />
baumannii, và K. oxytoca. khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin) từ<br />
Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, thu nhận<br />
gây nhiễm mẫu đàm và mẫu dịch rửa phế quản và thực<br />
hiện kỹ thuật E-test với vancomycin và<br />
Tính đề kháng kháng sinh vi khuẩn<br />
teicoplanin thì kết quả như sau:<br />
Staphylococcus aureus: (2888 chủng): trên 70% S.<br />
aureus đề kháng cefoxitin (Cephalosporin thế hệ 2), MIC vancomycin: 1,5 mg/l (30%), 1 mg/l<br />
gentamicin (Aminoglycoside), azithromycin, (30%), 0,75mg/l (40%); MIC teicoplanin: 1mg/l<br />
erythromycin (Macrolide), clindamycin (12%), 0,75mg/l (30%), 0,5mg/l (34%), 0,05 (4%).<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 405<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
Kết quả này cho thấy khả năng đề kháng thì 0,64% vi khuẩn kháng teicoplanin và 1,8%<br />
vancomycin và teicoplanin của MRSA là đáng vi khuẩn kháng vancomycin.<br />
báo động. Tác giả Lynette M. Johnston and và Lee-<br />
Kết quả này cũng phù hợp với báo cáo của Ann Jaykus(10) (2004) cũng nhận thấy sự xuất<br />
Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2016 là 25% chủng hiện tính đa kháng thuốc của các chủng vi<br />
Staphylococcus aureus đã kháng methicilline ở khuẩn thuộc nhóm Enterococcus, đặc biệt E.<br />
khu vực Đông Nam Á và 60% chủng đề kháng faecalis và E. faecium.<br />
methicilline ở vùng Tây Thái Bình Dương(21) Guido Werner(20) (2013) nhận thấy<br />
(2016). Enterococci (E. faecalis and E. faecium) là nhóm vi<br />
Tính đề kháng kháng sinh của Coagulase- khuẩn gây nhiễm khá phổ biến vào hàng thứ 3<br />
negative Staphylococcus (700 chủng): trên 70% tại bệnh viện. Sự xuất hiện chủng kháng<br />
Coagulase-negative Staphylococcus đề kháng penicilin/ampicillin, aminoglycosides và<br />
oxacillin, cefoxitin (Cephalosporin thế hệ 2), glycopeptides là vấn đề lâm sàng khá nghiêm<br />
azithromycin, erythromycin (Macrolide), trên trọng. Hai tác nhân trên vì thuộc hệ vi khuẩn<br />
50% đề kháng gentamicin (Aminoglycoside), thường trú đường ruột ở người và động vật nên<br />
ciprofloxacin (Quinolone thế hệ 2). S. aureus ít đế có thể tác động đến sinh thái học của nhiễm<br />
kháng với doxycycline và fosfomycin (20,86% và khuẩn và kháng thuốc. Điều này giải thích cho<br />
18,86%). Đối với nhóm glycopeptide thì có sự bắt đầu xuất hiện chủng đề kháng<br />
0,14% vi khuẩn kháng vancomycin và chưa teicoplanin và vancomycin.<br />
phát hiện vi khuẩn kháng teicoplanin. Cesar A. Arias & Barbara E. Murray(1) (2012)<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của cho rằng vi khuẩn đề kháng với nhóm<br />
Rasheed J. Kamile & Fred C. Tenover(11) (2003) glycopeptide là do giảm ái lực với kháng sinh<br />
tìm thấy gen mecA ở Staphylococci kháng vancomycin vì con đường tổng hợp<br />
oxacillin và gen van A, vanB, vanC, vanD, vanE, peptidoglycan đã bị thay đổi.<br />
vanG ở một số chủng kháng vancomycin. Sự xuất hiện vi khuẩn kháng vancomycin<br />
Kết quả này cũng giống với nhận xét của E. đã được Trung Tâm Phòng chống dịch bệnh<br />
cercenado(5) (1996) về sự bùng phát của chủng Hoa Kỳ cảnh báo và đã có những khuyến cáo<br />
Staphylococcus- non coagulase đề kháng với phù hợp trong lâm sàng, xét nghiệm, quản lý và<br />
teicoplanin và vancomycin. huấn luyện nhân viên y tế (4).<br />
Joseph F John, Alexander M Harvin(9) (2007) Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn<br />
đã lưu ý đến sự xuất hiện dần dần các chủng Enterococcus facium (246 chủng): trên 90%<br />
Coagulase-negative Staphylococcus đề kháng các Enterococcus facium đề kháng<br />
kháng sinh thế hệ mới của nhóm Ampicillin/sulbactam, levofloxacine (Quinolone<br />
fluoroquinolone và glycopeptide. Điều này thế hệ 2), azithromycin (Macrolide). Trên 70%<br />
cũng phù hợp với sự xuất hiện 0,2% chủng chủng kháng fosfomycin, doxycycline. 10,57%<br />
kháng teicoplanin trong nghiên cứu này. kháng teicoplanin và 34,15% kháng<br />
Tính đề kháng kháng sinh của vancomycin.<br />
Enterococcus faecalis (778 chủng): trên 70% Kết quả này phù hợp với nhận xét của tác giả<br />
Enterococcus faecalis đề kháng azithromycin Cesar A. Arias & Barbara E. Murray(1) 2012 về cơ<br />
(Macrolide). Các kháng sinh gentamicin chế đề kháng của nhóm glycopeptide là do vi<br />
(Aminoglycoside), levofloxacin (Quinolone khuẩn giảm ái lực với kháng sinh vancomycine<br />
thế hệ 2), doxycycline và fosfomycin đề vì con đường tổng hợp peptidoglycan đã bị<br />
kháng từ 15-30%. Đối với nhóm glycopeptide thay đổi.<br />
<br />
<br />
406 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Lynette M. Johnston và Lee-Ann Jaykus(10) ĐỀ NGHỊ<br />
(2004) nhận thấy việc kháng vancomycine có<br />
Cầu khuẩn Gram dương là nhóm vi khuẩn<br />
thể liên quan đến yếu tố môi trường và thực<br />
gây bệnh khá phổ biến và tính kháng kháng<br />
phẩm. Điều này đã giải thích được phần nào tỷ<br />
sinh của các vi khuẩn này ngày càng nguy hiểm<br />
lệ kháng thuốc khá cao của chủng vi khuẩn này<br />
vì đã có nhiều chủng vi khuẩn kháng với kháng<br />
trong nghiên cứu.<br />
sinh thế hệ mới. Vì vậy, cần thực hiện đúng các<br />
Kristich CJ, Rice LB, Arias CA.(12) (2014) nguyên tắc chẩn đoán vi khuẩn, phát hiện tính<br />
nhận thấy khả năng đề kháng nội tại của kháng thuốc cũng như tuân thủ nghiêm ngặt<br />
Enterococci (E. faecalis and E. faecium) với các phác đồ điều trị kháng sinh trên lâm sàng để<br />
clindamycin và sự lan truyền chủng đề kháng có thể hạn chế phần nào khả năng kháng thuốc<br />
vancomycin và teicoplanin. Nhận xét này giải của vi khuẩn.<br />
thích được tỷ lệ đề kháng teicoplanin là 11,7%<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
và vancomycin là 31-35% mà nghiên cứu này đã<br />
1. Arias CA, Murray BE. (2012), The rise of the Enterococcus:<br />
thực hiện trên các chủng Enterococcus facium. beyond vancomycin resistance. Nature Reviews<br />
Tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Microbiology 10, pp:. 266-278.<br />
2. Bannerman TL. (2003), Staphylococcus, Micrococcus and<br />
Staphylococcus haemolyticus (161 chủng): trên other catalase positive cocci that grow aerobically. In: Murray<br />
70% Staphylococcus haemolyticus đề kháng R. Patrick, Baron Jo Ellen, Jorgensen H. Jame, Pealler A.<br />
Michael, Yolken H. Robert. Clinical microbiology Vol 1, 8th<br />
gentamicin (Aminoglycoside), ciprofloxacine edition, Chapter 28, pp: 384-404.<br />
(Quinolone thế hệ 2), cefoxitin (cephalosporin thế hệ 3. Cavanagh JP, Hjerde E, Holden MT, Kahlke T, Klingenberg<br />
2), erythromycine, azithromycin (Macrolide). C, Flægstad T, Parkhill J, Bentley SD, Sollid JU. (2014),<br />
Whole-genome sequencing reveals clonal expansion of<br />
Chưa phát hiện chủng kháng vancomycine và multiresistant Staphylococcus haemolyticus in European<br />
teicoplanin. hospital. J Antimicrob Chemother, pp: 1-8.<br />
4. Centers for Disease Control and Prevention (CDC), Atlanta,<br />
Kết quả này phù hợp với nhận xét của Georgia. (1995), Recommendations for Preventing the Spread<br />
Jorunn Pauline Cavanagh(3) khi khảo sát 126 of Vancomycin Resistance. Morbdity and mortality reprt<br />
weekly, September 22, Vol. 44, No. RR-12.<br />
chủng A. haemolyticus thì thấy có hiện tượng đa<br />
5. Cercenado E, García-Leoni ME, Díaz MD, Sánchez-Carrillo<br />
kháng thuốc và xuất hiện dòng vi khuẩn tái tổ C, Catalán P, De Quirós JC, and Bouza E (1996), Emergence<br />
hợp gen đề kháng kháng sinh. of Teicoplanin-Resistant Coagulase-Negative Staphylococci.<br />
Journal of clinical Microbiology, Vol. 34, No. 7, pp: 1765–1768.<br />
KẾT LUẬN 6. Daini OA, Akano SA. (2009), Plasmid-mediated antibiotic<br />
resistance in Staphylococcus aureus from patients and non<br />
Kết quả khảo sát 4797 mẫu bệnh phẩm patients. Scientific Research and Essay Vol. 4 (4), pp: 346-350.<br />
nhiễm khuẩn từ 01/2013 đến 12/2014 cho thấy ISSN 1992-2248 © 2009 Academic Journals.<br />
7. Hidron AI, Edwards JR, Patel J, Horan TC, Sievert DM,<br />
vi khuẩn được phát hiện chủ yếu là Pollock DA, Fridkin SK; National Healthcare Safety Network<br />
Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng – coagulase Team; Participating National Healthcare Safety Network<br />
Facilities. (2008), Antimicrobial Resistant Pathogens<br />
dương tính) 60.20%. Ngoài ra, còn có<br />
Associated With Healthcare Associated Infections: Annual<br />
Enterococci và Staphylococcus non coagulase (tụ Summary of Data Reported to the National Healthcare Safety<br />
cầu coagulase âm tính. Vi khuẩn đề kháng Network at the Centers for Disease Control and Prevention,<br />
2006–2007. Infection Control and Hospital Epidemiol... Vol.<br />
mạnh với kháng sinh aminoglycoside, 29, No. 11, November 2008, NHSN Annual Update.<br />
cephalosporin thế hệ 2, quinolone, macrolide 8. Hồ Thị Kim Thoa, Trần Thị Ngọc Anh. (2012), Tình hình sử<br />
dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh 6 tháng đầu năm<br />
và đáng chú ý hơn cả là sự xuất hiện chủng tụ<br />
2009 tại bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. HCM. Tạp Chí Y Học<br />
cầu kháng vancomycin. Riêng đối với E. Thực Hành – Bộ Y Tế, No: 831, pp: 85-92.<br />
faecium, có đến 10,57% chủng kháng 9. John JF, Harvin AM. (2007), History and evolution of<br />
antibiotic resistance in coagulase-negative staphylococci:<br />
teicoplanin và 34,15% kháng vancomycin. Susceptibility profiles of new anti-staphylococcal agents.<br />
Ther Clin Risk Manag. 3(6), pp: 1143–1152.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 407<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
10. Johnston LM, Jaykus LA. (2004), Antimicrobial Resistance of 17. Trần T. Thanh Nga (2011), Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng<br />
Enterococcus Species Isolated from Produce. Appl. Environ. sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008-2009. Tạp chí Y học TP.<br />
Microbiol., Vol. 70, No. 5, pp: 3133-3137. Hồ Chí Minh. Tập 15. Phụ bản số 4, pp: 545-549.<br />
11. Kamile RJ, resistance genes in Bacteria. In: Murray R. Patrick, 18. Trần T. Thanh Nga. (2011), Tình hình nhiễm khuẩn huyết và<br />
Baron Jo Ellen, Jorgensen H. Jame, TC Fred. (2003), Detection đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010. Hội<br />
and characterization of antimicrobial Pealler A. Michael, nghị Khoa Học Kỹ Thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy 23-09-2011.<br />
Yolken H. Robert. Clinical microbiology Vol 1, 8th edition, 19. Trần T. Thanh Nga. (2012), Các tác nhân gây nhiễm khuẩn<br />
pp: 1196-1217. đường tiết niệu thường gặp và đề kháng kháng sinh tại bệnh<br />
12. Kristich CJ, Rice LB, Arias CA. (2014), Enterococci: From viện Chợ Rẫy năm 2010-2011. Tạp Chí Y Học Thực Hành –<br />
Commensals to Leading Causes of Drug Resistant Infection Bộ Y Tế, No: 831, pp: 33-36.<br />
(Internet). Boston: Massachusetts Eye and Ear Infirmary; Feb, 20. Werner G, Coque TM, Franz CM, Grohmann E, Hegstad K,<br />
2, 2014. Jensen L, van Schaik W, Weaver K. (2013), Antibiotic<br />
13. Lê Thị Anh Thư, Phạm Hồng Trường, Trần T. Thanh Nga, resistant enterococci - Tales of a drug resistance gene<br />
Nguyễn Trường Sơn. (2012), Tình hình viêm phổi liên quan trafficker. International Journal of Medical Microbiology.<br />
thở máy tại khoa Hồi Sức Tích Cực, bệnh viện Chơ Rẫy. Tạp Volume 303, Issues 6–7, pp: 360–379.<br />
Chí Y Học Thực Hành – Bộ Y Tế, No: 831, pp: 5-8. 21. World Health Organization. (2016), WHO’s first global<br />
14. Lê Thị Anh Thư, Trần T. Thanh Nga. (2012), Báo cáo sử dụng report on antibiotic resistance reveals serious, worldwide<br />
kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam threat to public health 2016. New WHO report provides the<br />
năm 2008-2009. Báo cáo của Bộ Y tế - Việt Nam phối hợp với most comprehensive picture of antibiotic resistance to date,<br />
Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP Việt with data from 114 countries.<br />
Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford.<br />
15. Lowy FD. (2003), Antimicrobial resistance: the example of<br />
Staphylococcus aureus. J. Clin Invest. 111 (9):pp: 1265–1273. Ngày nhận bài báo: 15/03/2016<br />
16. Ruoff KL, Whiley RA, Beighton D (2003), Streptococci. In:<br />
Murray R. Patrick, Baron Jo Ellen, Jorgensen H. Jame, Pealler<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/04/2016<br />
A. Michael, Yolken H. Robert. Clinical microbiology Vol 1, Ngày bài báo được đăng: 15/04/2016<br />
8th edition, Chapter 29, pp: 405-433.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
408 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016<br />