Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH VI SINH VẾT MỔ VÙNG BẸN SAU 24 GIỜ<br />
Lê Thị Anh Đào*, Phạm Thúy Trinh*, Nguyễn Thị Thanh Trúc*, Nguyễn Thị Minh Ánh*,<br />
Hồ Thị Trúc Ly*, Nguyễn Thị Thanh Nhàn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là một trong những công tác được chú trọng trong việc làm<br />
giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Có hai quan điểm chăm sóc vết mổ nên bỏ băng hay băng kín vết mổ sau phẫu<br />
thuật. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích xác định chủng và số lượng vi khuẩn quanh vết mổ<br />
sau phẫu thuật 24 giờ và vùng đối diện vết mổ.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được chọn<br />
bao gồm: bệnh nhân có vết mổ vùng bẹn, chân, sau phẫu thuật 24 giờ bao gồm cả phẫu thuật mổ hay phẫu<br />
thuật nội soi.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định và so sánh số lượng, chủng loại vi khuẩn xung quanh vết mổ được băng<br />
kín và vùng da tương ứng ở phía đối bên (không được băng kín) sau mổ khoảng 24 giờ.<br />
Kết quả: Trong thời gian 6 tháng, chúng tôi đã khảo sát 40 người bệnh phù hợp theo tiêu chuẩn chọn bệnh,<br />
kết quả như sau: tỉ lệ nhiễm khuẩn là 0% so với khảo sát trước đây là 3%, sự khác biệt về tỉ lệ vô khuẩn khi cấy<br />
vết mổ (95%) và vùng đối diện (72,5%) không có ý nghĩa thống kê, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn S. aureus ở hai vùng cấy<br />
là như nhau (5%).<br />
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn S. aureus ở vùng mổ và vùng mổ chiếm tỉ lệ như nhau (5%).<br />
Từ khóa: nhiễm trùng vết mổ, mổ mở, mổ nội soi, vi khuẩn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE MICROBIOLOGICAL RESEARCH AROUND THE WOUND 24 HOURS AFTER SURGERY<br />
Le Thi Anh Dao, Pham Thuy Trinh, Nguyen Thi Thanh Truc, Nguyen Thi Minh Anh, Ho Thi Truc Ly,<br />
Nguyen Thi Thanh Nhan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 124 - 127<br />
Background: The wound care after surgery is one of the best thing to reduce the risk of wound infection.<br />
There are two points of wound care: no dressing or dressing incision after surgery. We made this study aims to<br />
discover species and numbers of bacteria around the wound 24 hours after surgery and opposite of the incision.<br />
Materials and Methods: Methodology: Cross-sectional study design. All patients had incision area of<br />
groin, legs, after 24 hours of surgery, including open or laparoscopic surgery.<br />
Objectives: Determining and comparing the number and types of bacteria around the wounds dressed and<br />
the opposite skin (not dressed) for about 24 hours after surgery.<br />
Results: infection rate was 0% compared with the previous survey was 3%, difference of the rate of no<br />
bacteria on incision when grew in a culture medium (95%) and the opposite (72.5%) is not value of statistical,<br />
the percentage of S. aureus infected in both regions are the same (5%).<br />
Conclusion: The percentage of S. aureus infected in both regions are the same (5%).<br />
Keywords: wound infection, open surgery, laparoscopic surgery, bacteria.<br />
<br />
* Khoa Ngọai Tổng Hợp – BV. Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: ĐD. Lê Thị Anh Đào.<br />
ĐT: 0908865900.<br />
<br />
124<br />
<br />
Email: anhdao8822@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
MỞ ĐẦU<br />
Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là một<br />
trong những công tác được chú trọng trong việc<br />
làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Hiện<br />
nay, tại các cơ sở y tế, việc tổ chức thường xuyên<br />
các buổi học cũng như tổ chức các buổi thảo<br />
luận dành cho nhân viên y tế đặc biệt là điều<br />
dưỡng về vấn đề chăm sóc vết thương nhằm<br />
trao đổi kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc<br />
để đạt hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Trên<br />
thực tế, tình trạng vết mổ lâu lành, thấm dịch, và<br />
thậm chí chảy mủ vẫn tồn tại. Như vậy, ngoài<br />
việc trang bị thêm cho nhân viên y tế kiến thức<br />
về điều trị và chăm sóc vết mổ, cải thiện môi<br />
trường bệnh viện, xử lý đúng tất cả trang thiết bị<br />
y tế, liệu việc băng kín vết mổ có thật sự làm<br />
giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của vi khuẩn<br />
quanh vết mổ và là một trong những biện pháp<br />
giúp vết mổ mau lành.<br />
Theo quan điểm băng kín vết mổ: băng vết<br />
mổ nhằm bảo vệ vết mổ chống lại sự xâm nhập<br />
của vi khuẩn, của vật lạ, và tránh được các chấn<br />
thương, va đập. Ngoài ra, gạc đắp lên vết mổ<br />
còn tác dụng thấm hút dịch tiết hoặc tạo nên<br />
một vùng được ép có trọng điểm khi cần thiết.<br />
Do đó nhiều phẫu thuật viên vẫn còn chỉ định<br />
may da thì đầu, băng vô khuẩn vết mổ và thay<br />
băng hằng ngày.<br />
Theo quan điểm không băng kín vết mổ:<br />
không băng kín vết mổ cũng an toàn, điều này<br />
chứng minh một cách gián tiếp về tính an toàn<br />
của môi trường phòng bệnh, có nhiều báo cáo của<br />
nước ngoài và trong nước cho thấy có thể “bỏ<br />
băng sớm” hay “không băng vết mổ ngay sau khi<br />
mổ”. Việc làm này có an toàn hay không? Có bảo<br />
vệ được vết mổ không bị bội nhiễm?<br />
Tại Bệnh viện Đại<br />
Khoa Ngoại Tổng hợp<br />
sát tỉ lệ nhiễm khuẩn<br />
chưa định danh được<br />
<br />
học Y Dược - Cơ sở 1,<br />
đã từng tiến hành khảo<br />
vết mổ tại khoa nhưng<br />
chủng vi khuẩn gây ra<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ cũng như chủng<br />
vi khuẩn nào thường tồn tại quanh vết mổ.<br />
Chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm mục<br />
đích xác định chủng và số lượng vi khuẩn<br />
quanh vết mổ sau phẫu thuật 24 giờ và vùng đối<br />
diện vết mổ.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Xác định và so sánh số lượng, chủng loại vi<br />
khuẩn xung quanh vết mổ được băng kín và<br />
vùng da tương ứng ở phía đối bên (không được<br />
băng kín) sau mổ khoảng 24 giờ.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Xác định số lượng, chủng loại vi khuẩn xung<br />
quanh vết mổ được băng kín.<br />
Xác đinh số lương, chủng loại vi khuẩn ở<br />
vùng da tương ứng ở phía đối bên (không được<br />
băng kín).<br />
So sánh kết quả cấy vùng mổ và vùng đối<br />
diện.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Bệnh nhân có vết mổ vùng bẹn, chân, bẹn<br />
sau phẫu thuật 24 giờ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân thoát vị bẹn, bệnh nhân dãn tĩnh<br />
mạch thừng tinh được mổ mở, mổ nội soi hay<br />
bệnh nhân suy van tĩnh mạch chân một bên.<br />
Được băng bằng gạc thông thường hoặc<br />
Urgosteril.<br />
Có thời gian nằm lưu ≥ 6 giờ trong phòng<br />
bệnh của khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Dược.<br />
Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh thoát vị bẹn được mổ nội soi sau đó<br />
chuyển sang mổ mở.<br />
Có bệnh kèm theo là bệnh tiểu đường,suy<br />
thận, viêm da vùng bẹn.<br />
Thoát vị bẹn 2 bên, dãn tĩnh mạch chân 2<br />
bên.<br />
<br />
125<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 3: Tỉ lệ loại gạc được sử dụng trong nghiên cứu<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong khoảng thời gian từ tháng 04 đến<br />
tháng 10 năm 2010 tại Bệnh viện Đại học Y Dược<br />
TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã khảo sát 40<br />
người theo đúng tiêu chuẩn chọn bệnh, và kết<br />
quả khảo sát như sau:<br />
Bảng 1: Đặc điểm nhóm nghiên cứu.<br />
Đặc điểm<br />
Độ tuổi<br />
50<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
BMI<br />
< 18.5<br />
18.5-23<br />
>23<br />
Chẩn<br />
Dãn tĩnh mạch chân<br />
đoán<br />
Dãn TM thừng tinh<br />
Thoát vị bẹn<br />
Phương<br />
Mổ mở<br />
pháp mổ<br />
Mổ nội soi<br />
<br />
Số ca<br />
10<br />
13<br />
17<br />
32<br />
8<br />
1<br />
33<br />
6<br />
10<br />
8<br />
22<br />
18<br />
22<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
25<br />
32,5<br />
42,5<br />
80<br />
20<br />
2,5<br />
82,5<br />
15<br />
25<br />
20<br />
55<br />
45<br />
55<br />
<br />
Nhận xét: Trong nhóm khảo sát, người bệnh<br />
có độ tuổi > 50 chiếm tỉ lệ cao nhất (42,5%), đa số<br />
là nam giới (80%) có thể do tính chất mặt bệnh<br />
thường gặp nhiều ở nam. Hầu hết người bệnh<br />
có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường<br />
(82,5%). Số lượng người bệnh mổ mở và mổ nội<br />
soi không chênh lệch nhiều (45%, 55%), lượng<br />
bệnh khảo sát chiếm đa số là thoát vị bẹn (55%).<br />
Bảng 2: Tình trạng vết mổ nhóm nghiên cứu sau 24<br />
giờ<br />
Tình trạng vết mổ<br />
<br />
Số ca<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
VM khô, không dẫn lưu<br />
<br />
39<br />
<br />
97,5<br />
<br />
VM khô, sưng đỏ, đau<br />
<br />
1<br />
<br />
2,5<br />
<br />
Tồng số<br />
<br />
40<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Trên 95% người bệnh sau mổ 24h,<br />
vết mổ không có dấu hiệu nhiễm trùng, chỉ 1<br />
trường hợp sau mổ, vết mổ không thấm dịch<br />
nhưng có dấu hiệu sứng đỏ (2,5%).<br />
<br />
126<br />
<br />
Loại gạc<br />
Gạc vô khuẩn<br />
Urgosteril<br />
Tồng số<br />
<br />
Số ca<br />
19<br />
21<br />
40<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
47,5<br />
52,5<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: tỉ lệ sử dụng gạc vô khuẩn và<br />
Urgosteril gần như tương đương.<br />
Bảng 4: Tỉ lệ nơi người bệnh chăm sóc vết mổ sau khi<br />
xuất viện<br />
Nơi chăm sóc<br />
BV khác, TTYT<br />
Tự chăm sóc<br />
Tồng số<br />
<br />
Số ca<br />
25<br />
15<br />
40<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
62,5<br />
37,5<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: 62,5% người bệnh đến chăm sóc<br />
vết mổ tại bệnh viện khác hoặc trung tâm y tế,<br />
37,5% người bệnh tự chăm sóc và theo dõi vết<br />
mổ tại nhà.<br />
Bảng 5: Tỉ lệ tình trạng vết mổ sau xuất viện 30<br />
ngày<br />
Tình trạng vết mổ<br />
Lành tốt<br />
Tồng số<br />
<br />
Số ca<br />
40<br />
40<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
100<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: tỉ lệ người bệnh có vết mổ lành tốt<br />
sau xuất viện 30 ngày là 100%.<br />
Bảng 6: Kết quả cấy định danh vi khuẩn vùng mổ và<br />
vùng đối diện<br />
Kết quả cấy<br />
vùng đối diện<br />
<br />
Kết quả cấy vùng mổ<br />
S. aureus<br />
Vô khuẩn<br />
Số ca/Tỉ lệ % Số ca/Tỉ lệ %<br />
S. aureus<br />
0/0<br />
2/5<br />
Bacilluss spp<br />
0/0<br />
2/5<br />
Micrococcus<br />
0/0<br />
3/7,5<br />
S. coagulase (-)<br />
0/0<br />
4/10<br />
Vô khuẩn<br />
2/5<br />
27/67,5<br />
Tổng số<br />
2/5<br />
38/95<br />
<br />
P<br />
<br />
0,939<br />
<br />
Nhận xét: kết quả cấy vết mổ tỉ lệ vô khuẩn<br />
là 95%, vùng đối diện tỉ lệ vô khuẩn là 72,5%. Sự<br />
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 7: Mối liên quan giữa kết quả cấy vùng mổ và<br />
mặt bệnh<br />
Cấy vùng mổ<br />
Chẩn đoán<br />
Dãn tĩnh mạch chân<br />
Dãn TM thừng tinh<br />
Thoát vị bẹn<br />
Tổng số<br />
<br />
S. aureus<br />
Vô khuẩn<br />
Số ca/Tỉ lệ % Số ca/Tỉ lệ %<br />
1/2,5<br />
9/22,5<br />
0/0<br />
8/20<br />
½,5<br />
21/52,5<br />
2/5<br />
38/95<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Nhận xét: Trong 40 trường hợp khảo sát, có<br />
hai trường hợp vết mổ cấy nhiễm S. aureus (5%),<br />
một trường hợp dãn tĩnh mạch chân, một<br />
trường hợp thoát vị bẹn.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Dựa vào tiêu chuẩn chọn bệnh, chúng tôi đã<br />
khảo sát 40 người bệnh với các chẩn đoán dãn<br />
tĩnh mạch chân, dãn tĩnh mạch thừng tinh,<br />
thoát vị bẹn một bên. Tất cả đều được vệ sinh<br />
trước mổ (cạo lông, tắm trước mổ, không kháng<br />
sinh phòng ngừa) có vết mổ sạch và không đặt<br />
dẫn lưu, người bệnh được mở băng và cấy sau<br />
phẫu thuật 24 giờ, cấy vết mổ và vùng đối diện<br />
được tiến hành cùng lúc. Người bệnh được theo<br />
dõi vết mổ cho đến khi xuất viện và 30 ngày sau<br />
mổ. Tất cả người bệnh đều không đến chăm sóc<br />
vết mổ tại Bệnh viện Đại học Y dược, chủ yếu<br />
chăm sóc tại các bệnh viện gần nhà, trung tâm y<br />
tế hoặc tự chăm sóc do tính chất của vết mổ có<br />
diễn tiến lành tốt và do điều kiện đi lại của<br />
người bệnh nên khi xuất viện nhân viên điều<br />
dưỡng thường hướng dẫn người bệnh đến<br />
chăm sóc vết mổ tại địa phương hoặc tự chăm<br />
sóc. Những trường hợp này, chúng tôi đã đánh<br />
giá tình trạng vết mổ bằng cách phỏng vấn qua<br />
điện thoại.<br />
Trong một khảo sát trước đây của chúng tôi<br />
tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 3%, trong khảo sát<br />
này là 0% mặc dù kết quả cấy vết mổ có sự hiện<br />
diện của vi khuẩn hay không. Kết quả cấy vết<br />
mổ tỉ lệ vô khuẩn là 95%, tỉ lệ nhiễm S. aureus là<br />
5%, vùng đối diện tỉ lệ vô khuẩn là 72,5%, tỉ lệ<br />
nhiễm S. aureus là 5%. Tỉ lệ nhiễm S. aureus trên<br />
vùng được băng kín hay không băng kín chiếm<br />
tỉ lệ như nhau, và sự khác biệt về tỉ lệ vô khuẩn<br />
trên hai vùng cấy không có ý nghĩa về mặt<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thống kê (p = 0,939). Như vậy, sau kết quả khảo<br />
sát này, chúng tôi muốn đưa ra một kiến nghị<br />
nên bỏ băng sớm sau mổ đối với những bệnh<br />
nhân mổ sạch đặc biệt đối với những trường<br />
hợp dãn tĩnh mạch chân, thoát vị bẹn một bên,<br />
dãn tĩnh mạch thừng tinh vì hiệu quả của việc<br />
không băng không thấp hơn việc băng vết mổ<br />
và có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân và cả<br />
người điều dưỡng như: người điều dưỡng sẽ<br />
không mất nhiều thời gian chăm sóc vết mổ và<br />
có thời gian để trao đổi và gần gũi với người<br />
bệnh hơn, hạn chê được việc hao tốn vật tư tiêu<br />
hao làm giảm chi phí cho người bệnh, không<br />
mất nhiều thời gian cho việc xử lý thanh trùng<br />
dụng cụ.<br />
Đây là khảo sát bước đầu giúp chúng tôi<br />
nhận định được việc băng kín vết mổ sau phẫu<br />
thuật có thật sự làm giảm lượng vi khuẩn không<br />
và đưa ra kiến nghị của việc bỏ băng sớm sau<br />
mổ. Chúng tôi sẽ tiến hành một khảo sát khác<br />
chi tiết hơn đế đánh giá hiệu quả của việc bỏ<br />
băng sớm sau phẫu thuật.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỉ lệ nhiễm vi khuẩn S. aureus tại vùng mổ<br />
là 5%, và tại vùng đôi diện cũng chiếm 5%.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Đỗ Nguyễn Phương. Nhận xét bước đầu về vết mổ không<br />
băng và không dùng kháng sinh sau mổ vô trùng tại bệnh viện<br />
huyện Yên Định (Thanh Hóa). Y học thực hành - Năm 1966, số<br />
11, tr. tr.:30-31.<br />
Lê Thị Anh Đào, Phạm Thúy Trinh. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ<br />
tại Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 1.<br />
Tạp chí y học năm 2009, số, tr:<br />
Nguyễn Đức Ninh. Những kết quả bước đầu về "bỏ băng vết<br />
mổ" ở bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ngoại khoa - Năm 1966,<br />
số 2, tr. 10-15.<br />
Võ Đình Chi, Nguyễn Thị Thắng, Lê Thanh Lài. Cải tiến kỹ<br />
thuật để thực hiện không băng và bỏ băng sớm trong các loại<br />
mổ mắt. Y học thực hành - Năm 1967, số 9, tr. tr.:13-16.<br />
<br />
127<br />
<br />