intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên do viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất huyết cấp do chảy máu đường tiêu hóa trên là một bệnh lý đe dọa đến mạng sống, và là một cấp cứu bụng thường gặp trong bệnh viện. Bài viết trình bày khảo sát yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên do viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên do viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022

  1. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 KHẢO SÁT YẾU TỐ NGUY CƠ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI TỪ THÁNG 3/2021 ĐẾN THÁNG 8/2022 BSCK1. Lê Quốc Bàn BSCK1 Nguyễn Thị Kiều Oanh BS Lang Thị Mỹ Chinh I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Xuất huyết cấp do chảy máu đường tiêu hóa trên là một bệnh lý đe dọa đến mạng sống, và là một cấp cứu bụng thường gặp trong bệnh viện. Xuất huyết tiêu hóa trên được định nghĩa là những xuất huyết tiêu hóa trên dây chằng Treitz. Xuất huyết tiêu hóa trên có tần suất khoảng 80 - 150 ca trên 100 000 dân số hàng năm. Tỷ lệ tử vong do xuất huyết tiêu hóa trên vào khoảng 2% đến 15% [7]. Loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm 27-40% trong xuất huyết tiêu hóa trên[4]. Tình trạng chảy máu thường hay xảy ra nặng hơn ở những bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính (lạm dụng rượu hoặc viêm gan mạn), ở những người có rối loạn đông máu do di truyền hoặc ở những người đang sử dụng một số loại thuốc. Các thuốc có liên quan đến xuất huyết tiêu hóa bao gồm thuốc chống đông (heparin, warfarin), chống kết tập tiểu cầu (aspirin và một số thuốc chống viêm không steroid- NSAIDs khác, clopidogrel, thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin-SSRIs) và những thuốc ảnh hưởng đến cơ chế bảo vệ của niêm mạc đường tiêu hoá(NSAIDs)[1]. Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 350.000 trường hợp xuất huyết tiêu hóa nhập viện, tần suất 100/100.000 dân. Theo một số điều tra khác trên thế giới, tần suất xuất huyết tiêu hóa từ khoảng 37 – 172/100.000 dân và tỷ lệ này có thể cao hơn ở các nước đang phát triển. Hiện nay với những hiểu biết khá tường tận bệnh sinh của viêm – loét dạ dày tá tràng và đa dạng của các loại thuốc tốt, đa số đều có thể điều trị đến lành bệnh hoàn toàn, giảm tỷ lệ điều trị ngoại khoa và biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Tại Bệnh viện Vũng Tàu: xuất huyết tiêu hóa (XHTH)là bệnh lý thường gặp tại Khoa Nội đe dọa tính mạng, trong đó xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng chiếm tỷ lệ không nhỏ mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát các yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Khoa Nội từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022. 1 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  2. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: 1. Đại cương: Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là một biến chứng biểu hiện của nhiều hội chứng mang tính chất cấp cứu liên quan tới nhiều chuyên khoa đặc biệt là Nội và Ngoại, vì vậy:  Cần chẩn đoán đúng nguyên nhân chảy máu càng sớm càng tốt.  Hồi sức nội khoa là bước quan trọng đầu tiên  Phương pháp chẩn đoán tương đối an toàn hiện nay được áp dụng là Nội soi cấp cứu đường tiêu hóa trước 24 giờ kể từ lúc bắt đầu có biểu hiện XHTH vì: không làm máu chảy nặng hơn; phần lớn tìm được nguyên nhân chảy máu chính xác để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp; Có thể kết hợp can thiệp điều trị cầm máu qua nội soi. Vậy: định nghĩa XHTH là: hiện tượng chảy máu đổ vào đường ống tiêu hóa sau đó được tống ra ngoài bằng hai phương thức: ói ra máu và đi tiêu ra máu. XHTH được chia làm hai dựa vào giải phẫu học của đường ống tiêu hóa. - XHTH trên: tổn thương chảy máu từ góc Treizt trở lên bao gồm: thực quản, dạ dày và tá tràng. Có hai hình thức biểu hiện ra ngoài: ói ra máu và đi tiêu ra máu. - XHTH dưới: tổn thương chảy máu từ góc Treizt trở xuống bao gồm: toàn bộ ruột non, manh tràng, hồi tràng và đại tràng biểu hiện bằng đi tiêu ra máu. - XHTH khoảng 80% là XHTH trên, còn lại 15- 20% là XHTH dưới. - XHTH ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh do 2 nhóm bệnh: + Viêm loét dạ dày tá tràng ăn vào động mạch. + Tăng áp tĩnh mạch cửa (có kèm suy gan hoặc không suy tế bào gan) làm dãn vỡ tĩnh mạch thực quản. 2. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước: Nghiên cứu “Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc” của Lại Thị Hương và cộng sự nhận thấy: Viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu gặp ở lứa tuổi 31-50 chiếm 46,3%, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 37,8 ± 12,2. Tỷ lệ nam giới chiếm 59,9%, nữ giới chiếm 43,1%. Đối tượng bị viêm dạ dày tá tràng chủ yếu là nông dân (61,7%). Có 41,5% bệnh nhân không có tiền sử viêm loét dạ dày trước đó. Các 2 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  3. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn đau trong viêm loét dạ dày tá tràng: thuốc kháng viêm NSAIDs (14,7%), stress (20,3%), rượu (19,5%). Lý do vào viện chính của bệnh nhân: đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, ỉa phân đen. Tổn thương của bệnh nhân trên nội soi: loét hành tá tràng (45,5%) và viêm vùng hang vị (23,6%) là 2 tổn thương phổ biến. Viêm trợt niêm mạc dạ dày là triệu chứng hay gặp nhất của tổn thương dạ dày (57,7%)[3]. Nghiên cứu “Đánh giá kết quả củ a thuố c ức chế bơm proton đường tinh ma ̣ch trong ̃ điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang” của Nguyễn Thị Hạnh: Tỷ lệ BN có Forrest nguy cơ cao được chỉ định cầm máu qua nội soi và áp dụng điều trị PPIs đường tĩnh mạch là 34,52%. Thời gian nằm viện trung bình là 7,33±1,92. Tại thời điểm 3 – 7 ngày: Tỷ lệ BN xuất viện và điều trị ngoại trú là 97,36% với tiêu chuẩn là tiêu phân vàng và kết quả nội soi là Forrest nguy cơ thấp. Tỷ lệ thành công trong điều trị bằng thuốc PPIs đường tĩnh mạch là 94,87 %[2]. Nghiên cứu: “Yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cấp do viêm- loét dạ dày- tá tràng tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang” của Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự cho thấy: Tuổi, hút thuốc lá; tiền sử viêm-loét DD-TT, tiền sử dùng NSAIDs hoặc corticoid và nhiễm Helicobacter pyroli là các yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nguy cơ XHTH ở bệnh nhân bị viêm loét DD-TT[5]. Nghiên cứu “Các yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên đang hoạt động không do dãn tĩnh mạch” của Ali Akbar Hajiagha Mohammadi nhận thấy: Kết cục lâm sàng không mong muốn ở bệnh nhân chảy máu đường tiêu hóa trên cấp tính không giãn tĩnh mạch có mối liên hệ thống kê đáng kể với thời gian nằm viện, bệnh cơ bản mãn tính, dùng thuốc chống đông máu, truyền hồng cầu, giai đoạn Forrest cao hơn, huyết áp tâm thu thấp, tuổi cao hơn, hemoglobin thấp, số lượng tiểu cầu thấp, INR cao và BUN cao khi bắt đầu chẩn đoán[6]. Nghiên cứu của Cyrla Zantman “Xuất huyết tiêu hóa trên trong một bệnh viện ở Brazil qua nghiên cứu hồi cứu các hồ sơ nội soi” nhận thấy: Hầu hết bệnh nhân đều nam 68,7%, với tuổi trung bình là 54,5 ± 17,5 tuổi. 75,6% bệnh nhân có thể phát hiện ra vị trí chảy máu. Loét dạ dày là nguyên nhân chính gây xuất huyết tiêu hóa trên (35%). Tỷ lệ chảy máu tĩnh mạch (20,45%) cho thấy tỷ lệ cao bệnh gan tiềm ẩn. Điều trị nội soi được thực hiện ở 23,86% bệnh nhân. Cầm máu vĩnh viễn đã đạt được ở 86% bệnh nhân ở lần can thiệp nội soi đầu tiên, và ở 62,5% bệnh nhân sau khi chảy máu lại. Phẫu thuật khẩn cấp hiếm khi cần thiết. Số đơn vị máu trung bình là 1,44 ± 1,99 trên 3 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  4. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 một bệnh nhân. Thời gian nằm viện trung bình là 7,71 ± 12,2 ngày. Tình trạng chảy máu lại được báo cáo ở 9,1% bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong chung là 15,34% có liên quan với bệnh gan trước đó[8]. Nghiên cứu “Dự báo tái chảy máu và tử vong trong bệnh viện ở những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không do dãn tĩnh mạch thực quản” của Daniela Comelia Lazar cho thấy: Trong 1581 bệnh nhân, gồm 523 (33%) nữ và 1058 (67%) nam giới với độ tuổi trung bình là 66 tuổi. Nguyên nhân chính là loét dạ dày tá tràng (73%). Hơn một phần ba số bệnh nhân cần điều trị nội soi. Tỷ lệ chảy lại là 7,72%; phẫu thuật do cầm máu qua nội soi thất bại 3,22% trường hợp; tử vong trong bệnh viện là 8,09% và tỷ lệ tử vong do chảy máu là 2,97%. Chúng tôi nhận thấy điểm số Rockall liên quan đến cả chảy máu và tử vong; bệnh đi kèm như tình trạng hô hấp, xơ gan và nhiễm trùng huyết làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong khi nhập viện (OR là 3,29, 2,91 và 8,03)[9]. Nghiên cứu của Sara Mona Bitar “Các yếu tố nguy cơ tái phát xuất huyết tiêu hóa trên ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng cấp tính ở Syria: Một nghiên cứu thuần tập tiền cứu”, nhận thấy: Tổng số đối tượng được thu nhận là 152, trong đó 57,89% (n = 88) là bệnh nhân nam. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 52,63 ± 16,89; hơn 40% (n = 62) đối tượng đang sử dụng thuốc kháng tiểu cầu, trong khi chỉ có 13,15% (n = 20) sử dụng NSAID và số đơn vị máu trung bình được chuyển là 2,32 ± 1,88, 7,24% (n = 11) bệnh nhân tử vong. Sau 30 ngày điều trị, 6,57% (n = 10) bệnh nhân bị chảy máu tái phát. Triệu chứng phổ biến nhất là đi cầu ra máu 67,95% (n = 103), 53% (n = 81)[11]. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên tại Khoa Nội Bệnh viện Vũng Tàu. Yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên do viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022 2. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả. 3. Đối tượng nghiên cứu: 106 bệnh nhân được chẩn đoán XHTH đã điều trị tại Khoa Nội từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022 4. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Những bệnh nhân được chẩn đoán XHTH, có hồ sơ lưu trữ tại Phòng KHTH. 4 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  5. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 5. Tiêu chuẩn loại trừ: Những hồ sơ ghi chép thiếu các yếu tố theo yêu cầu nghiên cứu. 6. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu này giúp làm tốt hơn công tác điều trị XHTH trong bệnh viện và không vi phạm y đức. IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN: 1. Tuổi: Tuổi trung bình 59 ± 17, thấp nhất 16 tuổi và cao nhất là 94 tuổi Nhóm tuổi: Nhóm tuổi Tần suất Tỷ lệ % 60 53 50 Không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi dưới 60 và trên 60 2. Giới tính: Giới tính Tần suất Tỷ lệ % Nữ 33 28,3 Nam 73 71,7 Nam giới bị XHTH nhiều hơn (71,7%). 3. Tiền sử bệnh nội khoa: Tiền sử Tần suất Tỷ lệ % Viêm dạ dày 70 66 Uống rượu 47 44,3 XHTH 31 29,2 Tăng HA 48 45,2 ĐTĐ II 26 24,5 Suy tim 5 4,7 Bệnh mạch vành 10 9,4 Bệnh thận mãn 10 9,4 Xơ gan 15 14,2 Sử dụng thuốc NSAIDs Aspirin 22 21,6 66% bệnh nhân có tiền căn viêm dạ dày. 4. Lý do nhập viện: Lý do vào viện Tần suất Tỷ lệ % Ói máu 17 16 Tiêu phân đen 60 57 Ói máu + tiêu phân đen 29 27 5 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  6. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Lý do vào viện do tiêu phân đen chiếm 57%. Ói máu chiếm 16%. Vừa ói máu vừa tiêu phân đen chiếm 27%. 5. Dấu hiệu lâm sàng: Dấu hiệu sinh tồn Tần suất Tỷ lệ % Mạch nhanh (>100) 47 44,3 HA tụt ( 100l/ph có 47 ca (44,3%), đặc biệt có 3 ca không bắt được mạch. Tri giác choáng váng, mệt, vã mồ hôi khi nhập viện chỉ có 3 ca (7,5%). 6. Thay đổi chỉ số huyết học: Chỉ số huyết học Tần suất Tỷ lệ % Bình thường 48 45,3 Hct Giảm nhẹ 43 40,6 (%) Giảm nặng 15 14,1 Bình thường 75 70,8 Hb Giảm nhẹ 21 19,8 (g/dl) Giảm nặng 10 9,4 Hct giảm nhẹ chiếm 40,6%, giảm nặng chỉ chiếm 14,1%. Tuy nhiên có 1 ca Hct chỉ 9,5%. Hb bình thường chiếm 70,8%. Chỉ có 9,4% giảm nặng, trong đó có 1 ca Hb 2,7 g/dl. 7. Thay đổi chỉ số đông máu và cầm máu: Chỉ số Tần suất Tỷ lệ % Bình thường 64 60,4 TQ (s) Tăng 42 39,6 Bình thường 76 71,7 TCK (s) Bất thường 30 28,3 Fibrinogen Bình thường 100 94,3 (mg%) Bất thường 6 5,7 Chỉ số TQ có 39,6% là bất thường. Fibrinogen ít thay đổi (94,3%). 8. Chỉ số Ure: 6 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  7. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Ure (mmol/l) Tần số Tỷ lệ % Bình thường 25 5 4,7 Chỉ số Ure huyết bình thường 41,5% và tăng trung bình chiếm 48,1%. Ít có trường hợp tăng nặng (4,7%). 9. Chỉ số creatinin: Creatinin Tần số Tỷ lệ Bình thường 79 74,5 Tăng 27 25,5 74,5% là bình thường 10. Độ lọc Cầu thận ước tính (eGFR): eGFR Tần suất Tỷ lệ % (ml/min/1.73m2) Bình thường >=90 32 30,2 Nhẹ
  8. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 13. Hình ảnh nội soi theo Forest: Forest Tần suất Tỷ lệ % IB 7 6,6 IIB 2 1,9 IIC 2 1,9 III 86 81,1 Dãn TM thực quản 6 5,7 Không soi 3 2,8 Trong 106 ca, có 3 ca không thực hiện được nội soi. Trong các trường hợp được nội soi 81,1% là Forest III. 14. Vị trí tổn thương qua nội soi: Vị trí Tần suất Tỷ lệ % Dạ dày 50 47,1 Tá tràng 24 22,6 Dạ dày – Tá tràng 10 9,4 Khác 22 20,9 Tổng số 106 100 Tổn thương qua nội soi chủ yếu ở dạ dày (47,1%), tổn thương ở tá tràng chiếm 22,6%. 15. Mức độ XHTH: Mức độ Tần suất Tỷ lệ % Nhẹ 31 29 Trung bình 53 50 Nặng 22 21 XHTH mức độ trung bình chiếm 50%. Có 21% XHTH mức độ nặng. 16. Điều trị: Các phương pháp Tần suất Tỷ lệ % Có 104 98,1 Nuôi ăn TM Không 2 1,9 Có 61 57,5 Truyền máu Không 45 42,5 Có 96 90,6 PPI tiêm TM Không 10 9,4 Có 68 64,2 PPI truyền TM Không 38 35,8 8 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  9. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 98,1% nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. 57,5% có truyền máu. 90,6% sử dụng PPI tiêm TM. 64,2% sử dụng PPI truyền TM. 17. Kết quả điều trị: Kết quả Tần suất Tỷ lệ % Ổn định 103 97,2 Tái phát 3 2,8 Tổng số 106 100 97,2% bệnh nhân ổn định sau điều trị. 18. Mối tương quan giữa mức độ xuất huyết và tiền sử bệnh nội khoa: 18.1. Mối tương quan giữa người viêm dạ dày: Mức độ XHTH Viêm dạ dày Tổng cộng Nhẹ Vừa Nặng Không 18 15 8 41 Có 13 38 14 65 Tổng cộng 31 53 22 106 Pearson chi2(2) = 7.3677 Pr = 0,025 Fisher's exact = 0,028 Có mối tương quan giữa tiền căn viêm dạ dày và XHTH, p=0,028 18.2. Mối tương quan sử dụng thuốc NSAIDs, Aspirin và mức độ XHTH: Sử dụng thuốc Mức độ XHTH Tổng cộng NSAIDs, Aspirin Nhẹ Vừa Nặng Không 29 34 19 82 Có 2 19 3 24 Tổng cộng 31 53 22 106 Pearson chi2(2) = 10.9362 Pr = 0,004 Fisher's exact = 0,005 Có mối tương quan giữa người uống thuốc NSAIDs, Aspirin và mức độ XHTH (p=0,005). 9 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  10. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 18.3. Mối tương quan giữa tiền căn xuất huyết tiêu hóa và mức độ XHTH: Mức độ XHTH XHTH Tổng cộng Nhẹ Trung bình Nặng Có 3 17 11 31 Không 28 36 11 75 Tổng cộng 31 53 22 106 Pearson chi2(2) = 10.5213 Pr = 0,005 Fisher's exact = 0,004 Có mối tương quan giữa tiền căn xuất huyết tiêu hóa và mức độ XHTH (p=0,004). Các tiền sử nội khoa khác, chúng tôi không ghi nhận có mối tương quan giữa tiền căn bệnh nội khoa và mức độ XHTH. 18.4. Mối tương quan giữa Hematocrit (Hct) và mức độ xuất huyết: Mức độ Hct XHTH Bình thường Giảm nhẹ Giảm nặng Tổng Nhẹ 30 0 3 31 Trung bình 15 36 2 53 Nặng 3 7 12 22 Tổng 48 43 15 106 Pearson chi2(4) = 81.1767 Pr = 0.000 Fisher's exact = 0.00 Có mối tương quan giữa mức độ giảm Hct và mức độ xuất huyết tiêu hóa. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0.000). 18.5. Tương quan giữa Hemoglobin (Hb) và mức độ XHTH: Mức độ Hb XHTH Bình thường Giảm nhẹ Giảm nặng Tổng Nhẹ 27 1 3 31 Trung bình 34 15 4 53 Nặng 14 5 3 22 Tổng 48 43 15 106 Pearson chi2(4) = 8.5954 Pr = 0.072 Fisher's exact = 0.034 Có mối tương quan giữa mức độ giảm Hb và mức độ xuất huyết tiêu hóa. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0.034). 10 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  11. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 18.6. Tương quan giữa TCK và mức độ XHTH: Mức độ TCK XHTH Bình thường Tăng Tổng Nhẹ 16 15 31 Trung bình 43 10 53 Nặng 17 5 22 Tổng 76 30 106 Pearson chi2(2) = 8.8245 Pr = 0.012 Fisher's exact = 0.017 Có mối tương quan giữa mức độ giảm TCK và mức độ xuất huyết tiêu hóa. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0.017). V. BÀN LUẬN: Qua nghiên cứu 106 trường hợp XHTH do viêm loét DD-TT được nhập viện điều trị tại Khoa Nội từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022 chúng tôi nhận thấy: 1. Tuổi và nhóm tuổi: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 59 ± 17, trong đó tuổi nhỏ nhất là 16 và cao nhất là 94. Nhóm tuổi
  12. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 đến nguy cơ tái xuất huyết và tử vong trong điều trị[6, 11]. Một số yếu tố tiền sử giúp gợi ý cho chúng ta về tình trạng nặng của bệnh như những người đã bị viêm loét dạ dày tá tràng có mối tương quan với mức độ nặng của XHTH, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê với (p=0,028). Kiểm chứng với những bệnh nhân có tiền căn XHTH và mức độ XHTH chúng tôi cũng ghi nhận có mối tương quan có ý nghĩa thống kê (p=0,004). Ở những bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc NSAIDs, Aspirin cũng thấy có mối tương quan với tình trạng XHTH, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,005). Tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang[5], nhưng khác với nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Trang yếu tố rượu bia trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận sự tương quan với mức độ XHTH (p=0,087), tương tự nghiên cứu Cyrla Zaltman[8]. 4. Lý do vào viện: Ngược lại với nghiên cứu của Cyrla Zaltman[8] lý do nhập viện do tiêu ra máu (26,1%), Lâm Thị Kim Chi (34,6%)[1], Huỳnh Hiếu Tâm (44,4%)[4]. Tương tự với nghiên cứu của Sara M Bitar 67,95%[11], số bệnh nhân tiêu ra máu chiếm tỷ lệ rất cao trong nghiên cứu của chúng tôi (84%), số bệnh nhân ói máu chỉ chiếm (16%). Vì những bệnh nhân có triệu chứng đi cầu ra máu trong XHTH thường nhẹ hơn[7] và trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ XHTH nhẹ và trung bình là chủ yếu chiếm 79%. 5. Dấu hiệu lâm sàng: Dấu hiệu lâm sàng mà chúng tôi thường gặp trong nghiên cứu là da niêm nhợt (57,6%), mạch nhanh (44,3%) và nhịp thở nhanh (37,7%), tương tự với các nghiên cứu khác[1, 3, 5]. Các yếu tố này đánh giá tương ứng với tình trạng trạng mất máu của bệnh nhân và trong nghiên cứu của chúng tôi đa số là bệnh nhân mất máu ở mức độ trung bình (50%) và nhẹ (29%). 6. Các yếu tố cận lâm sàng: Tương tự như nghiên cứu của Lâm Thị kim Chi[1], Sara Mona Bitar[11]. Các chỉ số cận lâm sàng Hct bình thường (45,3%), Hb bình thường (70,8%), TQ bình thường (60,4%), TCK bình thường (60,4%), Fibrinogen bình thường (94,3%). Ure bình thường (41,1%), Creatinin bình thường (74,5%), eGFR bình thường (30,2%), Đường huyết bình thường (47,2%). Tuy nhiên có một số yếu tố cận lâm sàng khi thay đổi cần chú ý đến mức độ nặng của XHTH. Mối tương quan giữa thay đổi của Hematocrit với mức độ XHTH có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Sự thay đổi cùa Hemoglobin cũng có mối tương quan (p=0,034). Chúng tôi cũng ghi nhận có mối tương quan giữa TCK và mức độ XHTH, sự tương quan có ý nghĩa thống kê (p=0,017). Ngược với nghiên cứu 12 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  13. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Huỳnh Hiếu Tâm không ghi nhận mối liên hệ giữa cá yếu tố cận lâm sàng và mức độ XHTH[4]. 7. Điện tâm đồ: Điện tâm đồ trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở 100 bệnh nhân, tuy nhiên chủ yếu là nhịp xoang đều (73%), điều này giải thích hợp lý cho tình trạng XHTH nhẹ và trung bình chiếm đa số trong nghiên cứu. 8. Nội soi: Trong 103 trường hợp được nội soi Forest IIC và Forest III của chúng tôi chiếm 83%, tương tự như nghiên cứu Lâm Thị Kim Chi (68%)[1], của Sara Mona Bitar (75,6%)[11]. Và cũng tương tự các tác giả [1, 9, 11], tổn thương qua nội soi của chúng tôi tập trung nhiều ở dạ dày (47,1%), đây là vị trí thường gặp nhất trong các nghiên cứu. 9. Các phương pháp điều trị: Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch là 98,1%; PPI tiêm tĩnh mạch là 90,6%, PPI truyền tĩnh mạch 64,2%. Kế t quả in vivo cho thấy, axit da ̣ dà y đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và tiêu huỷ cục máu đông, điều này đã là m ảnh hưởng trực tiếp đến XHTH tái phát. Do vâ ̣y, con đường cầm máu nội hay ngoại sinh đều chịu ảnh hưởng bở i pH tại chỗ. Khi pH > 6, pepsin bị bất hoạt và không thể đảo ngược. Chính vì vậy, việc nâng cao pH > 6 của dịch dạ dày là mục tiêu điều trị ngăn ngừa XHTH tái phát theo cả 2 cơ chế: Làm ổn định cục máu đông đã hình thành và duy trì cầm máu tại chỗ[2, 7]. Số bệnh nhân truyền máu trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao 57,5% tương đương với nghiên cứu của Lâm Thị Kim Chi (64,9%)[1], Nguyễn Thị Hạnh (69,23%)[2]. Truyền máu nhằm giúp bồi hoàn khối lượng máu mất vừa giúp tác dụng cầm máu của ổ loét. Truyền máu nên được truyền để nhắm mục tiêu hematocrit trên 20%, với hematocrit trên 30% nhắm mục tiêu ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, chẳng hạn như người già và bệnh nhân bệnh mạch vành[7]. 10. Kết quả điều trị: Số bệnh nhân ổn định sau điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi là 97,2% và chỉ có 2,8% tái phát. Tương đương nghiên cứu Lâm Thị Kim Chi 97,3%[1], Nguyễn Thị Hạnh (94,9%)[2]. Bởi vì trong nghiên cứu của chúng tôi 79% số bệnh nhân là XHTH mức độ nhẹ và trung bình. 13 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  14. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 VI. KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu 106 trường hợp XHTH nhập viện điều trị ở Khoa Nội từ tháng 03/2021 đến tháng 8/2022, chúng tôi nhận thấy: Bệnh nhân XHTH chủ yếu là nam giới. Nhóm tuổi bằng và dưới 60 so với nhóm trên 60 không có sự khác biệt. Tiền sử của bệnh nhân nhập viện bao gồm: Viêm loét dạ dày tá tràng, uống rượu, Xuất huyết tiêu hóa, tăng HA, đái tháo đường, suy tim, bệnh mạch vành, bệnh thận mãn, xơ gan, sử dụng thuốc NSAIDs, Aspirin. Lý do vào viện chủ yếu là tiêu phân đen. Dấu hiệu lâm sàng mà chúng tôi thường gặp trong nghiên cứu là da niêm nhợt, mạch nhanh và nhịp thở nhanh. Các chỉ số cận lâm sàng Hct, Hb bình thường, TQ bình thường, TCK, Fibrinogen, Ure, Creatinin, eGFR đa số trong giới hạn bình thường. Trong 103 trường hợp được nội soi Forest IIC và Forest III của chúng tôi chiếm phần lớn, Forest I, IIA, IIB chiếm số lượng rất ít. Vị trí xuất huyết trong nội soi chủ yếu ở dạ dày. Phương pháp điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân chủ yếu được nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch, PPI tiêm tĩnh mạch, PPI truyền tĩnh mạch. Kết quả điều trị đạt kết quả tốt. Hạn chế của đề tài: Nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện ở Khoa Nội, vì vậy một số bệnh nhân nặng ngay từ đầu phải chuyển Hồi sức và từ hồi sức chuyển phẫu thuật hoặc chuyển viện chưa được đưa vào nghiên cứu. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Lâm Thị Kim Chi (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và đánh giá tiên lượng tái xuất huyết và tử vong ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên bằng thang điểm Rockall và Blatchford Luận án Nội trú, Đại học Y khoa Cần Thơ. 14 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
  15. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 2. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Đánh giá kết quả của thuốc ức chế bơm Proton đường tĩnh mạch trong xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang 3. Lại Thị Hương, Tạ Tiến Mạnh, và Trần Văn Biên (2020), Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc 4. Huỳnh Hiếu Tâm (2019), Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi phối hợp với thuốc ức chế bơm Proton liều cao tĩnh mạch ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng Tiến sĩ, Đại học Y khoa Huế, 154. 5. Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Thanh Sơn, và Lâm Thị Huệ Hương (2010), Yếu tố nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cấp do viêm- loét dạ dày- tá tràng tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang Kỷ yếu Hội nghị Khoa học - Bệnh viện An Giang, tr. 71. 6. Ali Akbar Hajiagha Mohammadi, và Mohammad Reza Azizi (2019), Prognostic factors in patients with active non-variceal upper gastrointestinal bleeding, Arab Journal of Gastroenterology, số 20(1), tr. 23-27. 7. Catiele Antunes, và Eddie L. Copelin II (2022), Upper Gastrointestinal Bleeding. 8. Cyrla Zaltman, Heitor Siffert Pereira de Souza, Maria Elizabeth C Castro, và et al (2022), Upper gastrointestinal bleeding in a Brazilian hospital: a retrospective study of endoscopic records, Arq Gastroenterol, số 39(2), tr. 74-80. 9. Daniela Cornelia Lazăr, Sorin Ursoniu, và Adrian Goldiş (2019), Predictors of rebleeding and in-hospital mortality in patients with nonvariceal upper digestive bleeding, World J Clin Cases, số 7(8), tr. 2687-2703. 10. John R Saltzman (2022), Approach to acute upper gastrointestinal bleeding in adults, uptodate.com. 11. Sara Mona Bitar, và Maen Moussa (2022), The risk factors for the recurrent upper gastrointestinal hemorrhage among acute peptic ulcer disease patients in Syria: A prospective cohort study, Ann Med Surg. 15 Tác giả liên lạc: BSCK1 Lê Quốc Bàn và cộng sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2