Khi xây dựng các mô hình chống rủi ro, yếu tố con người bị bỏ quên
lượt xem 8
download
Dường như sự xáo trộn kinh tế ngày nay là một bản cáo trạng ngầm trong các lĩnh vực bí ẩn của các mánh khóe tài chính đó là một sự pha trộn của toán học, thống kê và và thuật toán máy tính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khi xây dựng các mô hình chống rủi ro, yếu tố con người bị bỏ quên
- Khi xây dựng các mô hình chống rủi ro, yếu tố con người đã bị bỏ quên –phần2 Dường như sự xáo trộn kinh tế ngày nay là một bản cáo trạng ngầm trong các lĩnh vực bí ẩn của các mánh khóe tài chính đó là một sự pha trộn của toán học, thống kê và và thuật toán máy tính. Họ đã xem xét nhiều bản báo cáo nghiên cứu được công bố bởi các nhà phân tích và các nhà kinh tế của Wall Street, và hỏi tại
- sao các chuyên gia Wall Street thất bại trong việc dự đoán làn sóng tịch thu tài sản thế chấp của các khoản vay dưới chuẩn trong năm 2007 và 2008. Các nhà kinh tế của Fed kết luận rằng các mô hình rủi ro được sữ dụng bởi các nhà phân tích Wall Street đã dự đoán đúng sự rớt giá từ 10 đến 20 % của bất động sản sẽ đẩy các loại chứng khoán cầm cố vào tình trạng hiểm nghèo. Nhưng cũng chính các nhà phân tích cho rằng khả năng đó là rất khó xảy ra. Sự thất bại của các chuyên gia phân tích phố Wall trong việc thể hiện làm thế nào các mô hình có thể chính xác đến vài con số thập phân, song lại hoàn toàn phá sản. Theo bài báo đó, các nhà phân tích đã bám níu lấy lời cầu nguyện lạc quan một cách ngoan cường rằng giá nhà danh nghĩa ở Mỹ đã không giảm trong nhiều thập kỷ mặc dầu giá nhà đã rớt trên toàn quốc để điều chỉnh cho lạm phát trong năm 1970, và có
- nhiều khu vực có giá nhà bị rớt với quy mô lớn trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, sự hình thành bong bóng nhà đất đã diễn ra khá là suôn sẻ. Cho đến năm 2003, giá nhà đã tăng cùng với số lao động được tuyển dụng, thu nhập, và các mô hình di trú, nhưng sau đó nó xuất phát từ các yếu tố kinh tế cơ bản. Paul S. Willen, một nhà kinh tế của Fed ở Boston đã nhận định các mô hình của Wall Street bao hàm quá nhiều ý tưởng viễn vông về giá nhà. Nhưng ông ta cho biết thêm là thật sự rất khó dự đoán xu hướng giá của tài sản. Ông nhận xét: “ Giá cả của tài sản, ví dụ như nhà cửa hay cổ phiếu, phản ánh không chỉ là niềm tin của bạn vào tương lai, mà bạn còn đánh cược vào niềm tin của những người khác. Đó là thang bậc của niềm tin là những yếu tố hành vi thì nó trở nên quá sức đối với các mô hình”
- Thật sự là sự không chắc chắn về các yếu tố hành vi cùng với sự phức tạp không ngừng của thị trường tài chính đã giải thích sự phá sản của quản trị rủi ro. Các mô hình định lượng có nguồn gốc từ học thuật và thường là các môn khoa học tự nhiên. Trong nghiên cứu học thuật, trọng tâm là các vấn đề có thể giải quyết, chứng minh và công bố- chứ không phải là các thách thức khó khăn hỗn độn. Trong khoa học, các mô hình xuất phát từ các dòng phân tử ở thể lỏng hay khí, điều mà thích nghi với các quy luật vật lý rõ ràng, chặt chẽ. Không phải xuất thân từ ngành tài chính, Emanuel Derman là một nhà vật lý đã trở thành giám đốc tài chính ở Goldman Sachs, là một nhà phân tích tài chính định lượng và là tác giả của vài mô hình tài chính và cuốn sách “Cuộc đời của tôi như là một nhà phân tích tài chính định lượng- sự phản chiếu của vật lý và tài chính” (Willey, 2004).
- Trong một bài báo sẽ được xuất bản vào năm tới trong một tạp chí chuyên ngành, Derman đã viết rằng: “Làm lộn xộn cái mô hình này trong thế giới ngày nay là đi theo một thảm họa tương lai đã được định bởi niềm tin con người tuân theo các quy luật toán học” Tuy thế, trong một cuộc phòng vấn, Derman- vị giáo sư tại đại học Columbia- cho rằng đổ lỗi cho các mô hình vì các khuyết điểm của nó dường như là không chính xác. Ông nói: “Các mô hình là một công cụ của niềm đam mê hơn là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng” Còn Richard Lindsey, giám đốc của Callcott Group-một tập đoàn tư vấn định lượng, lại tin là trong lúc thị trường bùng nổ các thị trường mới có khuynh hướng đi nhanh hơn con người và các hệ thống kỹ thuật hỗ trợ nó.
- Các hệ thống hỗ trợ đó bao gồm các mô hình giá và rủi ro, sự tinh thông của các bộ phận đầu não và sự am hiểu quản trị về các công cụ tài chính. Đó là những gì đang xảy ra trong các thị trường chứng khoán cầm cố và tín dụng phái sinh. Lindsey nghĩ là các mô hình tốt hơn được áp dụng một cách khôn ngoan hơn có lẻ sẽ giúp tình hình tốt hơn và có được sự thống nhất chung của quản trị cấp cao. Ông lưu ý các thị trường chứng khoán cầm cố đã phát triển một cách nhanh chóng và sinh ra nhiều lợi nhuận trong một thập kỷ vừa qua. Ông Lindsey, cựu kinh tế trưởng của Ủy ban chứng khoán và đối hoái nói: “Nếu bạn đang tạo ra lợi nhuận cao, thì tôi đảm bảo với bạn là ở đó có rủi ro cao dù thậm chí là bạn không thấy nó”. Trong số các nhà phân tích tài chính định lượng, một vài người đã nhận ra được cơn bão đang hình thành. Ông Lo, giám đốc của phòng thí nghiệm kỹ thuật tài chính trực thuộc học viện kỹ thuật
- Massachusett (MIT), là đồng tác giả của bài báo được giới thiệu tại hội nghị của Văn phòng nghiên cứu kinh tế quốc gia vào tháng 10 năm 2004. Bài báo nghiên cứu đó đã cảnh báo sự gia tăng rủi ro hệ thống trong các thị trường tài chính và đặc biệt quan tâm đến thanh khoản tiềm năng, đòn bẩy tài chính, và rủi ro các bên đối ứng từ các quỹ đầu cơ. Trong hai năm tiếp sau đó, Lo cũng đã có những bài thuyết trình trước các quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ở New York và Washington, trước khi có bài thuyết trình trước Ngân hàng Trung Ương châu Âu ở Brussels. Ông cho biết bài nghiên cứu được các nhà kinh tế và viện sĩ đón nhận nồng nhiệt. Ông cũng đã kêu gọi: “Về khía cạnh công nghiệp, nó đang bị gạt bỏ”. Ông cho hay những câu trả lời gạt bỏ một cách thẳng thừng chẳng có gì là đáng ngạc nhiên bởi vì Wall Street đang chạy theo
- lợi nhuận trong một giai đoạn thuận lợi. Con đường tới một sự thận trọng hợp lý bao gồm không chỉ là mô hình rủi ro tốt hơn, mà còn có nhiều quy tắc hơn. Cũng giống như những người khác, Lo đề cử điều kiện vốn cao hơn cho các ngân hàng và quyền sữ dụng các ngân hàng đối hoái cho các giao dịch các loại chứng khoán mới mẽ lạ lẫm, để từ đó giá cả và các rủi ro có thể thấy được rõ ràng hơn. Bất cứ quỹ đầu cơ nào có tài sản trên 1 tỷ USD nên bị bắt buộc báo cáo các tài sản đang nắm giữ của họ cho cơ quan chức năng. Các quy tắc tài chính nên được xem tương tự như các điều khoản phòng ngừa hỏa hoạn trong luật xây dựng. Khả năng các tòa nhà bị cháy là rất ít, nhưng luật pháp bắt buộc phải trang bị hệ thống tưới nước chữa cháy trên trần nhà, hệ thống chữa cháy và các dụng cụ thoát khỏi hỏa hoạn.
- “Chúng ta học bài học theo cách khắc nghiệt rằng những hậu quả có thể là rất bi thảm; thậm chí nếu điều đó, theo thống kê, là không có thực.”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng
4 p | 505 | 212
-
Xây Dựng Chiến Lược Quảng Cáo - P3
9 p | 264 | 85
-
Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế Slogan, Nhạc hiệu và Tính cách thương hiệu
6 p | 152 | 31
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 6 - ThS. Thái Kim Phụng
54 p | 169 | 23
-
Chiến lược thương hiệu tập đoàn (1)
12 p | 107 | 16
-
Kinh nghiệm đứng lên từ thất bại
3 p | 115 | 14
-
Nhà tù của marketing
9 p | 106 | 11
-
Bài giảng Quản trị chất lượng: Chương 5 - PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc
15 p | 84 | 10
-
Xác lập hình ảnh thương hiệu của bạn bằng cách nào?
7 p | 96 | 8
-
Xác lập hình ảnh thương hiệu của bạn như thế nào?
9 p | 88 | 8
-
Bài giảng Khoa học quản lý ứng dụng: Chương 3 - ThS. Huỳnh Đỗ Bảo Châu
13 p | 94 | 8
-
Chọn TV Plasma nào khi phòng quá sáng
4 p | 69 | 6
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 5 - Đỗ Văn Thắng
23 p | 35 | 6
-
Khi xây dựng các mô hình chống rủi ro, yếu tố con người đã bị bỏ quên
7 p | 78 | 6
-
Giữ hình ảnh doanh nghiệp trên internet
5 p | 101 | 3
-
Mô tả công việc Phó phòng nhân sự
2 p | 172 | 3
-
Xây dựng thương hiệu bằng những Cảm nhận qua các giác quan
4 p | 79 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn