intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Bảo hiểm hàng không và triển vọng tại Việt Nam

Chia sẻ: Dfddgf Dfddgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

222
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Bảo hiểm hàng không và triển vọng tại Việt Nam nhằm trình bày khái niệm chung về Bảo hiểm hàng không, đặc điểm của bảo hiểm hàng không. Hàng không Việt Nam từ 1989 về trước, hoạt động bảo hiểm Hàng không từ 1989 về trước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Bảo hiểm hàng không và triển vọng tại Việt Nam

  1. = 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG C H U Y Ê N N G À N H KINH TẾ Đ ố i NGOẠI oa ga £o K H O A L U Ậ N T Ố T N G H I Ệ P (Đềtàit BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : N G U Y Ê N THỊ P H Ư Ơ N G LINH Lớp :ANH 9 -KTNT Khóa : K41 T Ữ~VĨIN"Ị G ỉ á o v i ê n hướng dẫn : ThS. NGUYỘN LỆ HẰNG twv»s ĐA' MÓC HSỊ.'A1 T H U O N ứ H À NỘI, T H Á N G 11/2006
  2. LỜI CẢM Ơ N Đ ể hoàn thành bài khoa luận này, ngoài những nỗ lực của bàn thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ cô giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trong trường, gia đình, bạn bè và những người quan tâm. Trước hết, em x i n gệi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Nguyễn Lệ Hằng, người đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn em làm đề tài tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các thầy có trong khoa K i n h Tế Ngoại Thương và các thầy cô khác trong trường Đ ạ i học Ngoại Thương đã dạy dỗ em trong suốt 4 năm học qua. Em x i n cảm ơn tất cả những người đã giúp em có được tài liệu và những lời khuyên bổ ích. Cuối cùng, em x i n bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoành thành khóa luận. Do hoàn thành khoa luận trong thời gian ngắn và gặp một số khó khăn về nguồn tài liệu, cũng như nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn giới hạn, chắc chắn khóa luận không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô cũng như những nhận xét, đánh giá của gia đình, bạn bè và những người quan tâm. — T " E m xin chân thành cảm ơn.
  3. MỤC LỤC LỜI M Ở Đ Ẩ U Ì C H Ư Ơ N G li NHỮNG VẤN Đ Ể L Ý LUẬN VẾ BẢO HIỂM NÓI CHUNG V À BẢO HIỂM H À N G K H Ô N G NÓI RIÊNG 3 ì NHŨNG VẤN Đ Ề C ơ BẢN VỀ BẢO HIỂM 3 1. Khái niệm chung về bảo hiểm 3 2. Phân loại bảo hiểm , 5 3. Đ ặ c điểm và nguyên tắc của bảo hiểm 7 4.Vai trò của bảo hiểm đỒi vói đòi sỒng xã hội 9 li BẢO HIỂM H À N G K H Ô N G TRONG NEN KINH TẾ THỊ TRUỒNG 13 1. Khái niệm chung về Bảo hiểm hàng không 13 2 Đ ặ c điểm của bảo hiểm hàng không 14 3. VỊ trí của Bảo hiểm hàng không 18 4. Các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực Hàng Không Dân Dụng 20 4.1 Bảo hiểm thân máy bay 20 4.2 Bảo hiểm trách nhiệm của hãng hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách 21 4.3 Bảo hiếm trách nhiệm dân sự của các hãng hàng không đối với người thứ ba 21 4.4 Bảo hiểm trách nhiệm dãn sự của chủ săn bay và người điều hành sân bay 22 4.5. Bảo hiểm mất khả năng sử dụng 22 4.6. Bảo hiếm tai nạn cá nhân 23 4.7. Bào hiểm rủi ro chiến tranh 23 4.8. Bảo hiềm rủi ro bắt cóc và chiếm đoạt 23 C H Ư Ơ N G l i : THỰC TRẠNG HOẠT Đ Ộ N G BẢO HIỂM H À N G K H Ô N G VIỆT NAM 25 ì. HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Ở V Ệ T NAM TRONG THỜI GIAN QUA 25
  4. n. HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG TỪ 1989 VỀ TRUỔC 29 1. Hàng không Việt Nam từ 1989 về trước 29 2. Hoạt động bảo hiểm Hàng không từ 1989 về trước 30 2.1. Môi trường pháp lý 30 2.2. Công tác bảo hiềm hàng không 32 2.3. Công tác bồi thường 35 2.4. Việc phòng ngừa và hạn chế tổn thất 38 2.5. Những tồn tại trong cơ chế hoạt động bảo hiểm hàng không năm 1989 về trước 40 m. HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG T Ừ N Ă M 1989 ĐẾN NAY 43 1. Hàng không Việt Nam từ 1989 đến nay 43 2. Hoạt động bảo hiểm Hàng không từ 1989 đến nay 46 2. l.Môi trường pháp lý 46 2.2. Công tác khai thác bảo hiềm hàng không 48 2.3 Về công tác bồi thường 54 2. 4 Về công tác đề phòng hạn chế tổn thất 59 2. 5 Những tồn tại trong cơ chế hoạt động bảo hiềm hàng không từ 1989 đến nay 60 CHƯƠNG n i : TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM 62 ì DựBÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.. 62 . li. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CỦA MỘT số NUỚC TRÊN THẾ GIỚI 66 Ì Bảo hiểm Hàng không Thái Lan 66 2.Bào hiểm Hàng không Pháp 67 IU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG ở VIỆT NAM 68 1. Thành lập công ty bảo hiểm hàng không 69 2 Hoàn thiện và đổi mới hoạt động bảo hiểm hàng không 73 2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ vê lĩnh vực bảo hiểm hàng không 73
  5. 2.2 Quan hệ trực tiếp với thị trường bảo hiềm hàng không quốc tế. 75 2.3 Sử dụng các môi giới tái bảo hiểm có tiếm năng vốn lớn và có uy tín 75 2.4 Thường xuyên nắm bắt các thông tin nói chung v thị trường ề BHHK thế giới, các thông tin v đối tượng tham gia bảo hiếm v sắp ề à tham gia bảo hiềm 76 2.5. Tạo điêu kiện đề các nhà đầu tư hiểu rõ vê Việt Nam 77 2.6 Hoàn thiện thủ lục khiếu nại bài thường 78 2.7 Thường xuyên chú trọng công tác đề phòng, hạn chế tộn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm 79 rv NHŨNG ĐIỀU KIỆN Đ Ể PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM H À N G K H Ô N G VIỆT NAM 7 9 Ì Những điều kiện khách quan 79 1.1 Những điều kiện v kinh tế ề 79 l .2 Điều kiện v pháp lý ề 80 Ì .3 Điêu kiện chính sách tài chính 81 2. Những điều kiện chủ quan 83 2.1 Điều kiện v công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản ề lý, cán bộ chuyên môn, chuyên gia v tĩnh vực bảo hiểm hàng ề không 83 2.2 Đảm bảo cơ sở vật chất kĩ thuật, đưa nhanh công nghệ tiên tiến v kinh doanh BHHK ào 84 2.4 Sự phối hợp với các ngành liên quan 84 2.5 Về công tác thông tin, quảng cáo 85 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
  6. LỜI MỞ ĐẦU ì Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như vũ bão, xu hướng toàn cầu hoa và hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra m ố i liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối vói nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Hơn nữa vận tải hàng không còn là chiếc cầu nối giữa các nền văn hoa của các dân tộc, là phương tiện chính trong du lịch quốc tế, là mờt xích quan trọng trong quá trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế. Đ ể khôi phục, phát triển kinh tế và mờ rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới, vận tải hàng không là chiếc cầu nối nhanh nhất, thuận tiện nhất và được xem như một chất xúc tác cho hoạt động kinh tế diễn ra nhanh hơn. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nén lánh tế, nhu cầu giao lưu bằng đường hàng không cũng không ngừng tăng lên. Trên thực tế ngành hàng không dân dụng đã tự khẳng đinh mình là một ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại nhất, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Hàng không là một ngành có khối lượng vốn đầu tư lớn tới hàng trăm tỷ USD. Xác suất r ủ i ro trong hoạt động hàng không là rất nhỏ, tuy nhiên mỗi k h i xảy ra lại mang tính chất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt dộng kinh doanh của ngành. Do đó, việc bảo hiểm cho hoạt động hàng không là một việc không thể thiếu được, vì bảo hiểm theo nguyên tờc lấy số đông bù số ít. Vì thế, gờn liền vói sự ra đời và phát triển của ngành hàng không dân dụng là ngành bảo hiểm hàng không, một ngành có sứ mệnh góp phần tạo ra sự an toàn, duy trì sự hoạt động bình thường và liên tục của vận tải hàng không, phát triển các m ố i quan hệ, giao lưu giữa Ì
  7. các quốc gia, tăng cường m ố i quan hệ hợp tác hữu nghị trong x u hướng toàn cầu hoa. Sản phẩm của bảo hiểm hàng không cũng như sản phẩm bảo hiểm nói chung có đặc điểm cơ bản là sản phẩm vô hình, chất lượng của sản phẩm không thể đánh giá ngay k h i mua sản phẩm m à chỉ có thể đánh giá được sau k h i "tiêu dùng". Vì vậy điều này đã gây không í khó khăn cho t công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như việc quản lý hoứt động bảo hiểm hàng không. n M ụ c đích nghiên cứu M ụ c đích nghiên cứu của bài luận văn này là trình bày những lý luận cơ bản về bảo hiểm hàng không, phân tích thực tiễn tứi Việt Nam và từ đó đưa triển vọng cũng như đề ra một số giải pháp phát triển loứi hình bảo hiểm này tứi Việt Nam. in Đ ố i tượng và p h ứ m v i nghiên cứu Đ ố i tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố cấu thành trong hoứt động bảo hiểm hàng không. Phứm v i nghiên cứu là các công ty bảo hiểm ở Việt Nam và Tổng công ty hàng không Việt Nam. I V B ố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm và bảo hiểm hàng không Chương 2: Thực trứng hoứt động bảo hiểm hàng không ở Việt Nam Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển bảo hiểm hàng không tứi Việt Nam 2
  8. C H Ư Ơ N G ì: NHỮNG V A N Đ Ể L Ý L U Ậ N V Ề BẢO HIỂM NÓI CHUNG V À BẢO HIỂM H À N G K H Ô N G NÓI RIÊNG ì NHỮNG VẤN ĐỂ Cơ BẢN VẾ BẢO HIỂM 1. Khái niệm chung về bảo hiểm Trong m ọ i thời đại, trong sản xuất và đời sống, con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và nhân tố tâm lý, xã hội khác nhau. Ngay cả hiện nay k h i lực lượng sản xuất đã phát triển, con người vẫn chưa hiểu biết đầy đủ nhừng quy luật phát triển của thiên nhiên, chưa hòa đồng được vào thiên nhiên và chưa đủ khả năng để ngăn ngừa và loại trừ nhừng tác hại do thiên nhiên gây ra như: bão lụt, động đất, hỏa hoạn, núi lửa, sóng thẩn, bệnh dịch, sâu bọ...Do vậy để đề phòng nhừng tổn thất có thể xảy ra bất ngờ, cần có các quỹ dự trừ tập trung bằng tiền đóng góp của các doanh nghiệp, của m ọ i người dân muốn tự lo xa cho mình. Đây là một biện pháp kinh tế trong đó con người dành một phần sản phẩm trong kết quả lao động của mình để lập quỹ đù lớn, quỹ đó được gọi là quỹ d ự trừ Bảo hiểm. Tuy bảo hiểm ra đời từ lâu, song cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm. "Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trừ bằng tiền do nhừng người có cùng khả nâng gặp một r ủ i ro nào dó đóng góp tạo nên"[10] Định nghĩa này chỉ mới đề cập đến phương pháp lập quỹ dự trừ bảo hiểm m à chưa rõ phương thức sử dụng nó. " Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bổi thường (theo quy luật thống kê) cho phép tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra r ủ i ro trong phạm v i bảo hiểm vói điều kiên người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hay cho nguôi t h ứ b a " [ l ] . Định nghĩa này có nghĩa là người tham gia chuyển giao r ủ i ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp thêm khoản phí bảo hiểm để hình thành quỹ d ự trừ. K h i người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trừ trợ cấp hay bồi 3
  9. thường thiệt hại thuộc phạm v i bảo hiểm cho người tham gia. Phạm v i bảo hiểm là những r ủ i ro m à người tham gia bảo hiểm đăng kí với người bảo hiểm, đây là định nghĩa mang tính chung nhất của bảo hiểm. Song lại có những định nghĩa chỉ rõ đặc trưngriêngcủa một loại bảo hiểm. Chẳng hạn, bảo hiểm xã h ộ i là sự đảm bảo đời sống vỹt chất cho nguôi lao dộng và gia đình của họ k h i có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hay mất khả năng lao động thông qua nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của nhà nước[10]. Định nghĩa này chi rõ mục đích của bảo hiểm xã hội là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ thông qua sử dụng quỹ lao động từ người tham gia (người sử dụng lao động và người lao động) và sự tài trợ của nhà nước để cấp cho người lao động bị giảm sức lao động (do ốm đau, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp) hay mất sức lao động (hết tuổi lao động). Tuy có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng có thể thấy rằng mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho nguôi tham gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, r ủ i ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đồng đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối vói số tiên như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số í người tham gia bảo t hiểm không may gặp r ủ i ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm. Điều đó cũng có ý nghĩa, phân phối trong bảo hiểm không mang tính b ồ i hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhưng không tổn thất thì không được phân phối (trừ bảo hiểm nhân thọ, hưu trí). 4
  10. Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc "số đông bù số ít". Nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trữ bảo hiểm cũng như quá trình phân phối, quá trình phân tán r ủ i ro. Hoạt đông bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đẫt nước. Bảo hiểm vói nguyên tắc "số đông bù số ít" cũng thể hiện tính xã hội, tính nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của m ỗ i thành viên. 2. P h â n loại bảo hiểm Trong xã hội với các chế độ chính trị khác nhau vẫn luôn tồn tại khái niệm bảo hiểm và hai hoạt động bảo hiểm dễ bị hiểu nhầm đó là bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm xã hội: là một trong các chính sách thuộc lĩnh vực bảo đảm xã hội ở mức t ố i thiểu. Đ ố i tượng được bảo hiểm là những người làm công ăn lương. Phạm v i bảo hiểm xã hội chỉ có giới hạn trong phạm v i từng quốc gia. Quỹ bảo hiểm xã h ộ i chủ yếu huy động sự đóng góp của người lao động (có tính chẫt bắt buộc), người sử dụng sức lao động và có thể một phần do trợ cẫp của ngân sách Chính Phủ. Quỹ này được sử dụng để trợ cẫp cho người lao động k h i họ tạm thời hay vĩnh viễn mẫt sức lao động. Mục đích của quỹ bảo hiểm xã hội không phải vì l ợ i nhuận m à vì phúc lợi, quyền lợi của người lao động, của cả cộng đồng. Bảo hiểm xã h ộ i thường do nhà nước trực tiếp tiến hành theo quy chế chung thống nhẫt qua các đạo luật. Bảo hiểm thương mại: là dịch vụ tài chính xuẫt phát từ nhu cẩu cần được bảo vệ ngoài sự đảm bảo chung của xã hội đối vói các đối tượng bảo hiểm. Đ ố i tượng bảo hiểm thương mại ngoài con người còn bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm. Quỹ bảo hiểm này được lập nên từ sự đóng góp phí bảo hiểm của các cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã h ộ i có nhu cầu được bảo hiểm. Nguồn đóng góp đó được sử dụng để chi b ồ i thường cho các cá nhân, đơn vị tham gia bảo hiểm gặp r ủ i ro: như tính mạng và tài sản bị thiên tai, tai nạn bẫt ngờ gây ra thiệt hại. Ngoài ra chúng còn được dùng 5
  11. để chi cho quản lý của doanh nghiệp, kinh doanh bảo hiểm, lập quỹ dự trữ và thực hiện nghĩa vụ đóng góp với ngân sách Nhà nước. N h ư vậy nếu so sánh giữa hai loại hình bảo hiểm, thì chúng đều nhằm mục đích là giúp ổn định kinh tế, đảm bảo đời sống, khửc phục khó khăn do hậu quả, rủi ro xảy ra; người tham gia bảo hiểm đều có trách nhiệm dóng góp phí bảo hiểm. Nói một cách khác là hai loại hình bảo hiểm có cùng phương thức hình thành và sử dụng quỹ. Song chúng đều có những điểm khác nhau, như về đối tượng phục vụ, nguồn trích lập quỹ, tiêu chuẩn lợi nhuận (đối với bảo hiểm xã h ộ i hoạt động không mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận). Phạm v i hoạt động của bảo hiểm thương mại thường rộng hơn, không chỉ dừng lại ờ địa giói một quốc gia m à nó thường vượt ra ngoài một quốc gia dưới hình thức tái bảo hiểm. Bảo hiểm thương mại có nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đ ể phân loại các hình thức bảo hiểm có thể dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc phân loại phổ biến nhất là theo đối tượng và phương thức hoạt động của bảo hiểm. Dựa vào đối tượng của bảo hiểm thì bảo hiểm được chia thành bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Bảo hiềm tài sản: lại được phân loại tùy theo đối tượng mục tiêu của bảo hiểm. Thuộc loại bảo hiểm này có: bảo hiểm hàng hóa; bảo hiểm các phương tiện vận tải đường biển, dường sông, đường bộ và đường hàng không; bảo hiểm hỏa hoạn; bảo hiểm m ù a màng, nông nghiệp trong trường hợp l ũ lụt, hạn hán sâu bệnh; bảo hiểm vật nuôi v.v... Bảo hiểm này là quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối, phí bảo hiểm loại này được hạch toán vào giá thành như nhũng chi phí sản xuất. Bảo hiểm con người: là loại bảo hiểm m à dối tượng là bảo hiểm sinh mạng, sức khỏe và khả năng lao động của con người. Căn cứ vào tính chất khác nhau của việc trả tiền bảo hiểm dối với bảo hiểm con người có thể chia thành bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tai nạn con người. Bảo hiểm nhân thọ thì việc trả tiền cho người tham gia bảo hiểm nhất thiết diễn ra, còn đối với 6
  12. bảo hiểm tai nạn con người thì chỉ trả tiền cho người tham gia bảo hiểm k h i bị thiệt hại. Loại bảo hiểm này là quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự. là các nghiệp vụ bảo hiểm m à đối tượng là phần nghĩa vụ hay trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện, nhà máy, công trình xây dựng, khai thác. Bảo hiểm trách nhiệm mang tính trừu tượng. Người bảo hiểm chỉ bảo hiểm phần nghĩa vụ hay trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm chứ không phải phần nghĩa vụ hay trách nhiệm hình sự và chính thiệt hại của người tham gia bảo hiểm. Dựa vào phương thức bảo hiểm thì bảo hiểm được chia thành hai loại: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bởt buộc. Hai hình thức bảo hiểm này áp dụng đối vối tất cả các đối tượng là con người và tài sản. Bảo hiểm tự nguyện: là hình thức bảo hiểm được tiến hành theo ý nguyện của người tham gia bảo hiểm được chi phối bởi hợp đồng bảo hiểm trên nguyên tởc thỏa thuận. Bảo hiểm bắt buộc: là hình thức bảo hiểm được pháp luật nhà nước quy định bởt buộc đối vói cá nhân bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Đặc trưng của bảo hiểm bởt buộc là hoạt động bảo hiểm được thiết lập theo nguyên tởc trách nhiệm tự động, loại trừ khả năng lựa chọn của người tham gia bảo hiểm. N ó gởn liền vói việc tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đối tượng bảo hiểm có liên quan đến l ợ i ích và an toàn chung của xã hội. Vì rủi ro xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm bởt buộc không chỉ là thiệt hại của cá nhân người được bảo hiểm m à còn gây ra thiệt hại chung cho toàn xã hội,. Hình thức bảo hiểm bởt buộc có nhiều thuận l ợ i cho các nhà doanh nghiệp bảo hiểm trong công tác triển khai nghiệp vụ. 3. Đặc điểm và nguyên tác của bảo hiểm K h i xảy ra sự cố bảo hiểm bất ngờ, đối tượng bảo hiểm bị tổn thất được bảo hiểm bồi thưởng. Điều này tạo ra tiền đề khách quan cho tính 7
  13. thương mại của bảo hiểm, nghĩa là khi không xảy ra r ủ i ro bảo hiểm thì không phải bồi thường từ đó tạo ra thu nhập cho người kinh doanh bảo hiểm. - Tiêu chuẩn bồi thường của bảo hiểm là không biết trước được về thòi gian, không gian và quy mô. Việc bồi thường chỉ xác định được một cách tương đối chính xác k h i r ủ i ro thục tế xảy ra. Ở đây hoàn toàn khác vói tính bổi thường của tín dụng ta có thể biết trước được và tính trước được tùy theo hình thức tín dụng. Điều này tạo ra lượng vốn nhàn r ỗ i trong nguồn vốn bảo hiểm tại những thòi gian nhất định cho phép người bảo hiểm có thể sử dụng khoản vốn đó tham gia vào thị trường tài chính để kiếm lời. - Việc bồi thường tổn thất thục tế cho người tham gia bảo hiểm thường rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so với số tiền phí bảo hiểm đã đóng góp. Đặc điểm này cho thấy để đảm bảo và ổn định nguồn tài chính cho việc bù đắp tổn thất trong hoạt động bảo hiểm thường phải áp dụng quy luật số lớn tức là phí bảo hiểm đóng góp của nhiều nguôi để giúp đỡ bù đắp cho một số í người bị tổn thất (số đông bù số ít). Trong thục tế, đối với những t đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn, để giảm bớt trách nhiệm tài chính đối với rủi ro bảo hiểm tổn thất phải thục hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm. Mặt khác, để giảm bớt chi bồi thường phải tăng cường các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất bảo hiểm. Hay k h i nguồn vốn bảo hiểm chưa sử dụng đến để bù đắp được sử dụng đầu tư phát triển kinh tế để sinh lòi làm tăng khả năng nguồn tài chính cho việc bồi thưởng và tăng lợi nhuận. - Quá trình phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm gắn bó chặt chẽ với chức năng quản trị về mặt tài chính đối với mục đích tạo lập quỹ và sử dụng quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm k h i gặp rủi ro cũng như quyền lợi của người kinh doanh bảo hiểm đạt được doanh lợi cao nhất. Từ sụ phân tích đặc điểm của quỹ bảo hiểm có thể rút một số nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thương mại như sau: Một là, người tham gia bảo hiểm phải tụ giác đóng phí bảo hiểm đầy đủ, kịp thời. Doanh nghiệp được sử dụng vốn nhàn r ỗ i để đầu tư phát triển 8
  14. kinh tế theo nguyên tắc bảo toàn vốn, nhằm phát triển khả năng thanh toán bồi thường và có điều kiện giảm phí bảo hiểm. Hai là, các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh, tức là hoạt động kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm phải thu được l ợ i nhuận, phải lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh. Ba là, hoạt động cỗa doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân theo pháp luật cỗa nhà nước quy định cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. M ộ t k h i hoạt động cỗa bảo hiểm tuân thỗ nguyên tắc trên thì bảo hiểm sẽ phát huy vai trò cỗa nó. Đ ó là giải quyết bổi thường kịp thời và chính xác nhằm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống cỗa người tham gia bảo hiểm, hỗ trợ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế tổn thất có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho phát triển kinh tế, xã hội cỗa đất nước. Cuối cùng là có thể sử dụng nguồn tài chính nhàn r ỗ i tham gia thị trường tài chính để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm sinh l ờ i . Trong các nước kinh tế thị trường phát triển, bảo hiểm là nguồn đầu tư quan trọng cỗa thị trường chứng khoán và thường là người chiếm giữ tài sản lớn cỗa xã hội sau các ngân hàng thương mại. Ớ Việt Nam, vai trò đầu tư vốn nhàn r ỗ i cỗa các doanh nghiệp vào thị trường tài chính là rất quan trọng vì thị trường tài chính đang trong quá trình hình thành và phát triển. 4.Vai trò cỗa bảo hiểm đối với đòi sống xã hội Ngày nay, k h i các m ố i quan hệ kinh tế, chính trị, xã h ộ i liên quan vói nhau một cách khăng khít và phức tạp thì bảo hiểm thực sự là chất keo dính các m ố i quan hệ đó một cách ổn định và bền chặt. cả trên phạm v i toàn cầu, bảo hiểm cũng góp phần liên kết các quốc gia, các châu lục thành một khối bền vững nhằm phòng chống, ngăn chặn cho nhân loại trước muôn vàn thảm họa, hiểm nguy. X ã hội càng văn minh hiện đại thì người ta càng cần một cuộc sống được đảm bảo và an toàn trước những tai nạn, r ỗ i ro luôn luôn rình rập chung quanh. 9
  15. Trong nền kinh tế quốc dân của m ỗ i nước, bảo hiểm giữ một vai trò rất quan trọng, các nhà doanh nghiệp thường sử dụng một biện pháp hữu hiệu để đảm bảo sự ổn đởnh tài chính của mình là chuyển rủi ro cho công ty bảo hiểm, các công ty bảo hiểm đưa số tiền thu được của những người được bảo hiểm vào đầu tư và nó trở thành một trong những động lực mạnh nhất của nền kinh tế. Bảo hiểm là một bộ phận của tài chính quốc gia. Nhiệm vụ là ổn đởnh sản xuất và đời sống cho các đối tượng tham gia bảo hiểm m ỗ i k h i có tai nạn, đồng thời nhà bảo hiểm là người trợ cấp dởch vụ có trách nhiệm tổ chức và quản lý h ộ i tương hỗ của người được bảo hiểm . Quỹ bảo hiểm là một loại quỹ dự trữ bắt buộc được thiết lập dưới hình thức bằng tiền từ sự đóng góp của số đông người tham gia bảo hiểm nhằm thỏa mãn những nhu cầu dược xác đởnh trước về mặt tài chính k h i có những thiên tai và tai nạn bất ngờ, giúp cho ổn đởnh phát triển sản xuất và đời sống, khắc phục sự mất còn đối với kinh tế-xã hội. Hoạt động bảo hiểm là hình thức phân phối lại một phần thu nhập quốc dân cho mục đích củng cố ổn đởnh kinh tế cùa sản xuất xã hội, bảo đảm l ợ i ích vật chất cho từng cá nhân thòng qua thu phí bảo hiểm, b ồ i thường và góp phần đề ra những biện pháp phòng ngừa thiệt hại. Hoạt động bảo hiểm còn có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp vốn dài hạn và trung hạn cho thở trường tài chính, thở trường vốn kinh doanh qua việc vốn tạm thời nhàn r ỗ i chưa phải thanh toán b ồ i thường làm tăng khả năng bảo toàn và phát triển, nới rộng vốn dự trữ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn đưa ra các mức phí có sức cạnh tranh và tăng mức trách nhiệm đối vói người tham gia bảo hiểm, chất lượng kinh doanh và phục vụ được nâng cao, thúc đẩy hoạt động càng phát triển. Có thể nói không có lĩnh vực nào của đời sống kinh tế lại không có bảo hiểm. Bảo hiểm đã trở thành tấm lá chắn trong hoạt động kinh tế xã hội, tạo ra môi trường ổn đởnh cho m ọ i cá nhân trước những diễn biến bất thường của cuộc sống, nó được thể hiện ở những nội dung sau: 10
  16. Một là, bảo hiểm giúp h ồ i phục sản xuất, kinh doanh; ổn định cuộc sống. Việc giải quyết bồi thường của còng ty bảo hiểm thường là cao hơn so vói thiệt hại thực tế của người tham gia bảo hiểm. Đ ể đạt được yêu cầu đó, các công ty bảo hiểm phải tiến hành công tác giám định để xác đinh rõ mỏc độ thiệt hại, từ đó định ra các mỏc bổi thường cho người bị thiệt hại. Đ ồ n g thời, khẳng định thiệt hại có xảy ra hay không, do nguyên nhân nào. Việc bảo hiểm thỏa đáng cho người bị thiệt hại là yếu tố quan trọng nhất cho họ ổn định cuộc sống phục hổi sản xuất-kinh doanh, tái hòa nhập vói đời sống kinh tế - xã hội. Bảo hiểm giúp cho việc vô hiệu hóa ảnh hưởng xấu khi xảy ra rủi ro, do đó phạm vi người được bảo hiểm ngày một mở rộng. Các công ty bảo hiểm (người bảo hiểm ), sử dụng phần lớn số tiền thu được để b ồ i thường cho người tham gia bảo hiểm, thường số tiền bồi thường chiếm khoảng 60- 8 0 % doanh thu phí bảo hiểm. Hai là, góp phần tăng tích lũy và tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước. Nguồn tăng tích l ũ y chủ yếu của hoạt động bảo hiểm từ các nguồn : thuế; số phí bảo hiểm thu được m à công ty bảo hiểm chưa dùng đến có thể được cho vay, đầu tư m ỏ rộng sản x u ấ t ; hoặc bằng nghiêp vụ bảo hiểm có thể giải quyết tình trạng ỏ đọng và lãng phí vốn của những người tham gia bảo hiểm, họ không phải dự trữ vốn để tự bảo hiểm m à có thể sử dụng vốn này đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, nhờ có hoạt động bảo hiểm, ngân sách đỡ phải gánh chịu những tổn thất rất lớn hàng năm do thiên tai, tai nạn gãy nên. Thông qua việc bảo hiểm đối ngoại và nghiệp vụ tái bảo hiểm, các công ty bảo hiểm có thể thu được số lượng ngoại tệ rất lớn. Kết quả của hoạt động bảo hiểm một phần được đánh giá dựa vào chênh lệch giữa thu và chi, chỉ số chênh lệch càng lớn (thu nhiề u, chi ít) chỏng tỏ công tác bảo hiểm đã làm tốt công tác tuyên truyền, cũng như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp vào ngân sách nhà nước một số loại thuế. li
  17. Ba là, bảo hiểm là nguồn cung cấp vốn. Bảo hiểm có khả năng tập trung được nguồn vốn rất lớn thông qua vốn đầu tư ban đầu của các công ty. Nguồn thu chủ yếu thứ hai của bảo hiểm là thu từ người tham gia bảo hiểm dưới dạng phí bảo hiểm. Việc bảo hiểm làm chức năng trung gian tài chính có những cái lợi như: vốn đầu tư dược huy động từ trong nước do đó không làm ảnh hưắng cán cân thanh toán, điều này rất quan trọng đối với các nước có nhu cầu thu hút được nhiề tiền từ người tiêu dùng vói mức lãi suất thấp u hay đang mắc nợ cao và mặt l ợ i nữa là việc lập vốn của ngành bảo hiểm khác với của ngành ngân hàng không phục vụ vào nhu cầu tiết kiệm cũng như kha năng gặp r ủ i ro của từng cá nhân. Tuy nhiên, mức vốn được hình thành qua bảo hiểm vẫn chưa cụ thể vì chưa biết được mức độ r ủ i ro cũng như mức thu theo các nhu câu bảo hiểm. Bốn là, đề phòng và hạn chí tổn thất. Mục đích chính cùa bảo hiểm không phải là kinh doanh m à là bồi thường thiệt hại nhưng bồi thường chưa thể hiện được tính tích cực của bảo hiểm. Xét trên quy m ô toàn xã hội, bồi thường chỉ là biện pháp cuối cùng. K h i xảy ra tổn thắt thì tài sản chung bị thiệt hại gây lãng phí lớn. Hoạt động bảo hiểm mang tính kinh doanh cho nên muốn có hiệu quả cao, các công ty bảo hiểm phải theo dõi, thống kê tình hình tai nạn, tổn thất. Trên cơ sỏ đó để đềra các biện pháp nhằm đề phòng và hạn chế rủi ro, thông báo cho người được bảo hiểm về các r ủ i ro tiềm tàng và xác suất xảy ra r ủ i ro, bồi thường những chi phí hợp lý cho người tham gia để họ đề phòng và hạn chế tổn thất, dềra các quy định chặt chẽ để tăng cường trách nhiệm của những bên có liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Bằng cách này, bảo hiểm giúp được cho công tác phòng ngừa tổn thất, làm tăng thêm các tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo chất lượng bảo hiểm. N h ư vậy quyề l ợ i bảo hiểm đã ràng buộc trách nhiệm của các bên n hữu quan đối với đối tượng bảo hiểm và thông qua đó hoạt động bảo hiểm đã góp phẩn tích cực vào việc đề phòng và hạn chế tổn thất. Bảo hiểm làm lành mạnh môi trường tài chính tín dụng trong nền kinh tế, hạn chế r ủ i ro 12
  18. vốn túi dụng ngân hàng đầu tư cho các thành phần kinh tế. Ở các nước trên thế giới, hoạt động của ngân hàng phát triển cũng đồng thời vói sự phát triển của hoạt động bảo hiểm. Bảo hiểm còn góp phẩn thực hiện chính sách giữ vững độc lọp tự chủ, nâng cao uy túi của một nước trong các hoạt động kinh tế, chính trị góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. V a i trò của bảo hiểm là rất lớn đối vói m ọ i hoạt động kinh tế-xã hội và cuộc sống của m ỗ i người. Tham gia bảo hiểm là biện pháp tự vệ an toàn cho tổ chức, đơn vị và cá nhân mình trước những tai họa bất thường của khách quan. n BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG TRONG NẾN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm chung về Bảo hiểm hàng không Bảo hiểm hàng không là bảo hiểm những r ủ i ro tổn thất xảy ra đối với phương tiện vọn chuyển bằng đường hàng không (máy bay, hành khách, hành lý, hàng hóa đi trên phương tiện đó và phần trách nhiệm dân sự của chủ hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa hoặc người thứ ba. Xét về phương diện hàng không, thì bảo hiểm là những khoản đảm bảo tài chính lẽn đến hàng trăm USD. Bảo hiểm là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của bất kì hãng hàng không nào mặc dù khoản chi phí tổn thất toàn bộ (nếu có xảy ra)- thường ở mức trung bình dưới 2 % so với tổng ngân sách của các hãng hàng không- là tương đối nhỏ. Thọt sự đây là khoản chi phí phụ thêm m à hầu như í được đề cọp đến trong các bản báo cáo tài t chính chi tiết của các hãng hàng không. Dĩ nhiên là ngành hàng không- cũng như các ngành khác trong thành phần kinh tế - cũng luôn chịu áp lực về tài chính. Tuy nhiên khoản chi phí cho bảo hiểm thán máy bay và trách nhiệm đối với một chiếc máy bay chỉ là một khoản nhỏ so với các l ợ i nhuọn m à chính khách hàng mang lại cho hãng hàng không. Các thuọt ngữ: - M á y bay: là thiết bị bay hoạt động cho mục đích dân dụng hoặc quân sự được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác dụng tương hỗ vói không khí. 13
  19. - Hành khách: là người được chuyên chở bằng máy bay do cơ quan vận chuyển thỏa thuận. - Hành lý: là đồ vật của hành khách mang theo chuyến bay, hành lý được chia ra 2 loại: - hành lý kí gửi - hành lý xách tay - Hàng hóa: là vật phẩm được chuyên chở bằng máy bay theo vận đơn Hàng Không - Người thứ ba: là người đi trên mặt đất bị tai nạn do máy bay gây ra - Người chuyên chở: Công ty hàng không thuộc Tảng cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam đứng ra tả chức vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa... 2 Đặc điểm của bảo hiểm hàng không Trong vận tải hàng không, số vụ tai nạn xảy ra tuy í hơn so v ố i t đường biển nhưng mức độ thiệt hại lại rất nghiêm trọng, việc bồi thường tai nạn rất lớn (chẳng hạn: 13,6 tỷ USD năm 2005). M ộ t nghiên cứu về nguyên nhân của 2147 vụ tai nạn máy bay từ 1950 đến 2004 cho kết quả như sau: 3 7 % do l ỗ i phi công, 3 3 % không xác định được nguyên nhân, 1 3 % đo máy móc, 7 % do thời tiết, 5 % do â m m ư u quân sự; khủng bố cướp máy bay, 4 % do các yếu tố con người khác như do l ỗ i của kiểm soát viên không lưu, do nhiên liệu không đúng chất lượng, chất hàng hoa không đúng quy cách, bảo dưỡng kĩ thuật tồi, Ì % do nguyên nhân khác 4%1% 33% Nguồn: Wikipedia 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2