Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tại tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
lượt xem 66
download
Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tại tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam nhằm khái quát chung về nghiệp vụ tái bảo hiểm, vai trò của hoạt động tái bảo hiểm trong nền kinh tế, tìm hiểu tình hình thị trường tái bảo hiểm Việt Nam và thực tiễn hoạt động tái bảo hiểm tại tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh một số nghiệp vụ tái bảo hiểm. Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của Vinare.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tại tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
- ` TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -----------***---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Châu Lớp : Anh 6 Khoá : 42B - KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hƣơng HÀ NỘI - 11/ 2007
- MỤC LỤC Lêi më ®Çu ............................................................................................... 1 Ch-¬ng I: Kh¸i qu¸t chung vÒ nghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm ..... 4 I. Kh¸i niÖm vµ b¶n chÊt cña ho¹t ®éng t¸i b¶o hiÓm ....................... 4 1. Kh¸i niÖm............................................................................................ 4 2. B¶n chÊt cña ho¹t ®éng t¸i b¶o hiÓm ................................................ 4 Ii. Vai trß cña ho¹t ®éng t¸i b¶o hiÓm trong nÒn kinh tÕ.............. 11 1. T¨ng c-êng kh¶ n¨ng nhËn b¶o hiÓm ............................................... 6 2. Lo¹i bá nh÷ng rñi ro nguy c¬ cao ...................................................... 6 3. C©n b»ng c¸c lo¹i h×nh nghiÖp vô ...................................................... 7 4. T¹o ra c«ng cô ®Ó tiÕn hµnh trao ®æi lÉn nhau ................................. 8 5. Gãp phÇn æn ®Þnh tû lÖ båi th-êng .................................................... 8 6. Gi¶m bít sù c¨ng th¼ng vÒ tµi chÝnh do sù ph¸t triÓn nhanh cña c¸c c«ng ty b¶o hiÓm ...................................................................................... 8 iii. kh¸i qu¸t chung vÒ ho¹t ®éng t¸i b¶o hiÓm………………………. 15 1. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña ho¹t ®éng t¸i b¶o hiÓm ................. 9 1.1 Giai ®o¹n ®Çu ph¸t triÓn cña t¸i b¶o hiÓm ................................. 14 1.2 Giai ®o¹n tõ gi÷a thÕ kû XIX ®Õn gi÷a thÕ kû XX .......................... 10 1.3. Giai ®o¹n tõ sau ChiÕn tranh thÕ giíi thø II ®Õn n¨m 1990 ....... 15 1.4. Giai ®o¹n tõ n¨m 1990 ®Õn nay ................................................. 12 2. Hîp ®ång t¸i b¶o hiÓm – Thñ tôc t¸i b¶o hiÓm ............................... 18 2.1. Hîp ®ång t¸i b¶o hiÓm ............................................................ 18 2.2. Thñ tôc t¸i b¶o hiÓm ................................................................. 20 3. Møc gi÷ l¹i ........................................................................................ 23 4. PhÝ gi÷ l¹i .......................................................................................... 23 5. Qu¶n lý hîp ®ång ............................................................................. 24 Iv. c¸c h×nh thøc vµ ph-¬ng ph¸p t¸i b¶o hiÓm ................................. 25 1. C¸c h×nh thøc kinh doanh t¸i b¶o hiÓm [3] .................................... 25
- 1.1. T¸i b¶o hiÓm tuú ý lùa chän (Facultative) ................................. 25 1.2. T¸i b¶o hiÓm b¾t buéc ............................................................... 27 1.3. T¸i b¶o hiÓm kÕt hîp tuú ý lùa chän- b¾t buéc .......................... 28 2. C¸c ph-¬ng ph¸p t¸i b¶o hiÓm ........................................................ 29 2.1 T¸i b¶o hiÓm sè thµnh. ...................................................... 29 2.2 T¸i b¶o hiÓm møc d«i ........................................................ 31 2.3 T¸i b¶o hiÓm v-ît møc båi th-êng .................................... 34 2.4. T¸i b¶o hiÓm v-ît qu¸ tû lÖ båi th-êng. ............................ 37 2.5 T¸i b¶o hiÓm kÕt hîp. ........................................................ 37 2.5.1 KÕt hîp t¸i b¶o hiÓm sè thµnh vµ møc d«i. .................. 37 2.5.2 KÕt hîp gi÷a t¸i b¶o hiÓm sè thµnh vµ v-ît møc båi th-êng. ................................................................................. 38 2.5.3 KÕt hîp gi÷a t¸i b¶o hiÓm møc d«i vµ v-ît møc båi th-êng. ................................................................................. 38 Ch-¬ng II: Ho¹t ®éng t¸i b¶o hiÓm t¹i Tæng c«ng ty T¸i b¶o hiÓm Quèc gia ViÖt Nam ............................................... 35 I. Giíi thiÖu chung vÒ Tæng c«ng ty t¸i b¶o hiÓm quèc gia ViÖt Nam ........................................................................................................................................ 35 1. LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn ..................................................... 36 2. C¬ cÊu tæ chøc, chøc n¨ng, quyÒn h¹n vµ nhiÖm vô ....................... 38 2.1 S¬ ®å bé m¸y tæ chøc tæng c«ng ty cæ phÇn t¸i b¶o hiÓm quèc gia ViÖt Nam .................................................................. 38 2.2 Chøc n¨ng, quyÒn h¹n vµ nghÜa vô .................................... 39 II. T×nh h×nh thÞ tr-êng t¸i b¶o hiÓm ViÖt Nam vµ thùc tiÔn t¹i VINARE ......................................................................................................................... 41 1. T×nh h×nh thÞ tr-êng b¶o hiÓm vµ t¸i b¶o hiÓm ViÖt Nam ............. 41 1.1. Vµi nÐt vÒ t×nh h×nh thÞ tr-êng b¶o hiÓm vµ t¸i b¶o hiÓm ViÖt Nam................................................................................. 41 1.2 Nh÷ng cam kÕt më cöa thÞ tr-êng b¶o hiÓm ViÖt Nam t¹i WTO vµ HiÖp ®Þnh th-¬ng m¹i ViÖt – Mü ................................ 44
- 1.2.1 Nh÷ng cam kÕt më cöa thÞ tr-êng ViÖt Nam t¹i WTO [6] ............................................................................................ 44 1.2.2 C¸c cam kÕt cña ViÖt Nam t¹i HiÖp ®Þnh Th-¬ng m¹i ViÖt – Mü. ........................................................................... 48 2. Quy tr×nh nghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm t¹i VINARE .............................. 49 2.1 Quy tr×nh nhËn t¸i b¶o hiÓm............................................. 49 2.2 Quy tr×nh nh-îng t¸i b¶o hiÓm .......................................... 50 3. T×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh t¸i b¶o hiÓm................................ 51 3.1 Giai ®o¹n tr-íc 1995. ....................................................... 51 3.2 Giai ®o¹n sau 1995 ®Õn nay. ............................................. 55 Trong giai ®o¹n nµy, VINARE ®· ®¹t ®-îc nh÷ng kÕt qu¶ quan träng: ...................................................................................... 55 II. §¸nh gi¸ chung vÒ t×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh mét sè nghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm. ....................................................................................... 59 1. KÕt qu¶ ho¹t ®éng. ........................................................................... 59 1.1. NghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm hµng kh«ng. ................................ 60 1.2. NghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm x©y dùng – l¾p ®Æt...................... 61 1.3. NghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm háa ho¹n vµ c¸c rñi ro ®Æc biÖt. . 62 1.4. NghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm th©n tµu. ..................................... 64 1.5. NghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm P&I. ............................................ 65 1.6. NghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm hµng hãa. .................................... 67 1.7. NghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm dÇu khÝ. ....................................... 68 1.8. T×nh h×nh chung vÒ doanh thu phÝ nhËn, phÝ nh-îng t¸i b¶o hiÓm 2006. ............................................................................... 69 2. Nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong viÖc triÓn khai nghiÖp vô t¸i b¶o hiÓm t¹i VinaRe ............................................................................. 71 2.1. ThuËn lîi .......................................................................... 71 2.1.1 ThuËn lîi tõ thÞ tr-êng b¶o hiÓm ................................. 71 2.1.2 ThuËn lîi tõ phÝa c«ng ty. ............................................ 72 2.2. Khã kh¨n .......................................................................... 72 2.2.1 Kh¶ n¨ng nhËn t¸i b¶o hiÓm cßn h¹n chÕ. ................... 73
- 2.2.2. Rñi ro lín trong qu¸ tr×nh thu xÕp t¸i b¶o hiÓm. ......... 73 2.2.3. HÖ thèng th«ng tin cßn yÕu kÐm. ................................ 73 2.2.4. Phô thuéc lín vµo qui ®Þnh t¸i b¶o hiÓm b¾t buéc....... 74 3. Nguyªn nh©n ..................................................................................... 74 3.1 Nguån vèn cßn h¹n chÕ ..................................................... 74 3.2 Nguån nh©n lùc cßn thiÕu ................................................. 75 3.3. T×nh h×nh c¹nh tranh khèc liÖt trªn thÞ tr-êng b¶o hiÓm ViÖt Nam. ....................................................................................... 76 Ch-¬ng III. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m ®Èy m¹nh ho¹t ®éng kinh doanh t¸i b¶o hiÓm cña Vinare ........................ 77 I.VÞ thÕ vµ môc tiªu cña Tæng c«ng ty Vinare trong ngµnh b¶o hiÓm ViÖt Nam .......................................................................................................... 77 1. VÞ thÕ ................................................................................................. 77 2. Môc tiªu cña VINARE trong nh÷ng n¨m tíi. ................................. 78 II.Gi¶i ph¸p thùc hiÖn ®èi víi tæng c«ng ty cæ phÇn t¸i b¶o hiÓm quèc gia ViÖt Nam ................................................................................................. 79 1. Hoµn thiÖn c¸c s¶n phÈm b¶o hiÓm. ................................................ 79 2. Ph¸t triÓn dÞch vô kh¸ch hµng vµ chÝnh s¸ch kh¸ch hµng ............. 80 3. Thùc hiÖn chÝnh s¸ch më réng thÞ tr-êng nhËn t¸i b¶o hiÓm ........ 81 4. TiÕp tôc t¨ng thªm nguån vèn kinh doanh. .................................... 82 5. Ph¸t triÓn nguån nh©n lùc................................................................ 83 6. N©ng cÊp vµ hiªn ®¹i ho¸ hÖ thèng th«ng tin. ................................. 84 7. §æi míi qu¶n lý, qu¶n trÞ doanh nghiÖp ......................................... 86 8. X©y dùng th-¬ng hiÖu VINARE ...................................................... 86 9. Thµnh lËp quü ®Çu t-, quü tÝn th¸c vµ c«ng ty qu¶n lý vèn ®Çu t- 86 IV. KiÕn nghÞ ®èi víi Nhµ N-íc.......................................................................... 87 1. Hoµn thiÖn hÖ thèng v¨n b¶n ph¸p lý vÒ kinh doanh b¶o hiÓm vµ t¸i b¶o hiÓm phï hîp víi tiÕn tr×nh héi nhËp ..................................... 88 2. §Èy m¹nh c¶i c¸ch c¬ chÕ qu¶n lý. .................................................. 89
- 3. T¨ng c-êng ho¹t ®éng kiÓm tra gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña thÞ tr-êng b¶o hiÓm. ................................................................................. 90 4. Tæ chøc, s¾p xÕp l¹i c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm trong n-íc ......... 91 V. kiÕn nghÞ §èi víi céng ®ång doanh nghiÖp b¶o hiÓm trong n-íc .. 92 1. Thùc hiÖn c¹nh tranh lµnh m¹nh .................................................... 92 2. §æi míi trong c¸ch nh×n nhËn cña c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm trong n-íc ....................................................................................................... 94 KÕt luËn ............................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VINARE : Tổng Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm TTBH : Thị trường bảo hiểm VN : Việt Nam TBH : Tái bảo hiểm NBH : Người bảo hiểm NTG : Người tham gia
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Vinare Bảng 2: Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2006 Bảng 3: Các bước thực hiện qui trình nhận tái bảo hiểm tại Vinare Bảng 4: Các bước thực hiện qui trình nhượng tái bảo hiểm tại Vinare Bảng 5: Danh sách một số công ty BH, TBH nước ngoài có quan hệ kinh doanh với Vinare. Bảng 6: Biểu đồ phí giữ lại của Vinare năm 2005, 2006 Bảng 7: Tình hình tổn thất hàng không Bảng 8: Tình hình tổn thất xây dựng Bảng 9: Doanh thu phí nhận, phí nhượng TBH năm 2006 Bảng10: Tình hình nguồn lao động của Vinare năm 2006
- LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ, tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này đạt khoảng 8%/năm. Nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao theo đà phát triển của nền kinh tế xã hội. Với dân số trên 84 triệu người, một số loại hình bảo hiểm trước đây không qui định bắt buộc, nay Nhà nước đã ban hành qui định một số đối tượngbắt buộc phải mua bảo hiểm như bảo hiểm tài sản các công trình xây dựng có nguồn vốn Nhà nước,… đã và sẽ làm tăng nhu cầu mua bảo hiểm trong thời gian tới. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã và đang trở nên thực sự sôi động. Các công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm ngày càng đa dạng, độc quyền về kinh doanh Bảo hiểm trước đây đã bị xoá bỏ. Đặc biệt có sự tham gia của nhiều công ty Bảo hiểm lớn của nước ngoài đã làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển hơn và cạnh tranh cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn tồn tại một thực trạng đáng buồn đó là khối lượng dịch vụ các doanh nghiệp chuyển ra bên ngoài vẫn còn rất lớn. Tỷ lệ trung bình giữa phí nhượng tái ra nước ngoài/ Doanh thu phí bảo hiểm gốc của toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong những năm qua là trên 30%. Trong khi đó, phần phí nhận tái từ nước ngoài về thị trường bảo hiểm Việt Nam lại rất khiêm tốn- chưa bằng 3% so với tổng nhượng tái ra nước ngoài, chưa bằng 1% so với tổng phí bảo hiểm gốc. Ngoài ra Việt Nam đang thúc đẩy các quá trình hội nhập quốc tế và khu vực nên ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam – công ty chuyên tái bảo hiểm duy nhất tại Việt Nam, với vai trò điều tiết, thu hút lượng dịch vụ nhận tái bảo hiểm trong và ngoài nước, tăng năng lực cạnh tranh, hạn chế dịch vụ chuyển ra nước ngoài, sẽ tạo ra tính kết dính chặt chẽ giữa các doanh nghiệp bảo 1
- hiểm, tạo đà cho thị trường bảo hiểm Việt Nam vững bước hội nhập và phát triển. Trước những yêu cầu bức xúc trên của thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam, với sự giúp đỡ của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại Thương, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện khoá luận "Đẩy mạnh hoạt động tái bảo hiểm tại Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam". Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương: Chương I. Khái quát chung về nghiệp vụ tái bảo hiểm. Chương II: Hoạt động tái bảo hiểm tại Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tại Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam. Trong khoá luận này có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tổng hợp: phân tích, diễn giải, quy nạp nghiên cứu tài liệu và thực tế thị trường. Nền tảng là dựa trên phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Với thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên khoá luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của thầy, cô và các bạn cùng những người quan tâm đến khoá luận này. Hy vọng những nghiên cứu đánh giá về kết quả phân tích và kiến nghị của tôi có khả năng vận dụng vào thực tế để góp phần từng bước đẩy mạnh hoạt động tái bảo hiểm của Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình giúp đỡ tôi từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2007 Sinh viên 2
- Nguyễn Thị Châu 3
- CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM I. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM 1. Khái niệm Theo Điều 3, khoản 2, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam ban hành năm 2000, có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 04 năm 2001, “kinh doanh tái bảo hiểm” là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm nhận bảo hiểm. Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm: - Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp táI bảo hiểm khác. - Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. 2. Bản chất của hoạt động tái bảo hiểm Mặc dù ra đời từ rất lâu trên thế giới nhưng bản chất thực tế của tái bảo hiểm không phải ai cũng hiểu rõ. Tái bảo hiểm về cơ bản là một dịch vụ giá trị gia tăng ( nó làm tăng thêm khả năng tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc )Ban đầu, tái bảo hiểm đã được sử dụng như một công cụ quản lý rủi ro bảo vệ công ty bảo hiểm gốc khỏi những tổn thất lớn không lường trước bằng việc nhà nhận tái bảo hiểm nhận những rủi ro đó từ nhiều công ty bảo hiểm gốc và giảm bớt sự đột biến bất thường trên nguyên tắc “số đông bù số ít ”. Chính vì vậy có thể hiểu về bản chất tái bảo hiểm là sự“bảo hiểm cho những rủi ro đã được bảo hiểm”. 4
- Tuy nhiên cho đến nay, ở những thị trường trưởng thành hơn như thị trường Anh, Đức và nhất là thị trường Bắc Mỹ, tái bảo hiểm có xu hướng trở thành hàng hoá và đang dần theo cơ cấu tái tài chính vì các công ty bảo hiểm trên thị trường này đã phát triển tới một quy mô cho phép họ có các mức giữ lại lớn, bên cạnh đó các tái bảo hiểm cạnh tranh với nhau để giành dịch vụ do đó các công ty bảo hiểm gốc ít chú ý đến những dịch vụ có giá trị gia tăng mà chú ý đến giá cả cho nên giá cả trở thành động lực chủ yếu quyết định việc lựa chọn nhà tái bảo hiểm. TBH có thể thực hiện trực tiếp từ công ty bảo hiểm gốc sang nhà TBH hoặc có thể TBH gián tiếp từ nhà TBH này sanh nhà TBH khác hoặc qua môi giới TBH. Trong TBH, nhà TBH có thể là công ty nhượng hoặc công ty nhận tái, được xuất phát từ người bảo hiểm và có thể chỉ tái cho một nhà TBH hoặc nhiều hơn. Hiện nay, một số người còn nhầm lẫn giữa tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm vì vậy, tôi xin nói sơ qua về sự khác nhau cơ bản giữa hai phương thức này. Trước hết, ta phải hiểu đồng bảo hiểm là gì? Đồng bảo hiểm là hình thức cộng đồng chịu trách nhiệm của nhiều công ty bảo hiểm trước một đối tượng bảo hiểm nhất định. - So sánh TBH và Đồng Bảo Hiểm: + Giống nhau: trong cả hai hình thức rủi ro của người tham gia đều được chuyển giao cho nhà bảo hiểm và đều thông qua hợp đồng bảo hiểm. + Khác nhau: TBH xuất phát từ người bảo hiểm, đồng bảo hiểm xuất phát từ người tham gia bảo hiểm. 5
- TBH có thể chỉ tái cho một người bằng một hợp đồng, trong khi đồng bảo hiểm phải có ít nhất hai công ty trở lên tham gia bằng ít nhất hai hợp đồng. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong TBH người tham gia chỉ phải đòi trực tiếp từ công ty bảo hiểm gốc. Còn trong đồng bảo hiểm người tham gia phải đòi ở tất cả các công ty cùng tham gia bảo hiểm rủi ro của mình. Sự khác nhau giữa hai hình thức này có thể nhìn thấy rõ trong hình vẽ 1 sau đây: Nhà Nhà Nhà Nhà TBH A TBH B TBH C TBH D TBH A TBH B TBH C TBH A NBH NTG Công ty Công ty Công ty Công ty bảo hiểm A bảo hiểm B bảo hiểm C bảo hiểm D A hieemrA II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ 1. Tăng cƣờng khả năng nhận bảo hiểm 6
- Có thể nói, nếu không có tái bảo hiểm các công ty bảo hiểm gốc sẽ phải duy trì một số vốn rất lớn, nếu không Công ty sẽ không có khả năng nhận một số lượng lớn các rủi ro có giá trị cao. Như vậy nhờ có tái bảo hiểm các Công ty có khả năng tăng cường nhận bảo hiểm mà không phải lo lắng về tiềm năng vốn dự trữ của mình. 2. Loại bỏ những rủi ro nguy cơ cao Trong thực tế giá trị của một rủi ro mà một Công ty bảo hiểm có thể nhận là từ vài ngàn đến vài triệu USD. Cụ thể như trong bảo hiểm kỹ thuật, giá trị một công trình xây lắp có thể lên tới hàng trăm triệu USD, thậm chí nhỏ như một nồi hơi cũng có giá trị khoảng 50 triệu USD. Vì vậy một nhà bảo hiểm thận trọng thường cố gắng duy trì một cơ cấu rủi ro thuần nhất bằng cách chuyển tái bảo hiểm nhằm giảm bới những rủi ro nguy cơ cao trong phần giữ lại của mình. Tái bảo hiểm cho những thảm hoạ lớn là một nhu cầu tất yếu của Công ty bảo hiểm nhằm tự bảo vệ mình. Những tổn thất do những thảm hoạ rủi ro thiên nhiên như gió, bão, mưa đá, động đất, núi lửa hay các vụ hoả hoạn lớn và các vụ nổ công nghiệp thường là rất lớn và ảnh hưởng đến nhiều nghiệp vụ cùng một lúc. Như vậy sự bảo vệ của các Công ty tái bảo hiểm là điều không thể thiếu trong những trường hợp như thế này. 3. Cân bằng các loại hình nghiệp vụ Một công ty bảo hiểm không nên để tồn tại một cơ cấu không cân đối giữa các loại hình nghiệp vụ khác nhau. Có những tình huống có thể thuận lợi cho nhóm rủi ro này nhưng lại không thuận lợi cho nhóm rủi ro khác. Ví dụ như rủi ro do hoả hoạn và rủi ro do lũ lụt. Bên cạnh đó, sự thay đổi của hoàn cảnh có thể dẫn đến tình trạng những rủi ro có mức độ an toàn cao cũng có thể vấp phải những tổn thất lớn trong một vài năm. Do vậy để đảm bảo mức 7
- độ ổn định tương đối trong kết quả hoạt động hàng năm, một Công ty bảo hiểm không nên để lệ thuộc quá nhiều vào một loại hình nghiệp vụ. Và như vậy, những trách nhiệm được đánh giá là vượt quá khả năng sẽ được nhượng tái bảo hiểm để cân bằng cơ cấu các nghiệp vụ. 4. Tạo ra công cụ để tiến hành trao đổi lẫn nhau Trong điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, việc kết quả kinh doanh của các Công ty bảo hiểm không giống nhau là điều tất yếu. Bên cạnh việc chuyển đi những rủi ro được đánh giá là xấu, các Công ty bảo hiểm gốc còn mở rộng nguyên tắc phân tán rủi ro bằng cách trao đổi một phần những rủi ro tốt vượt quá mức giữ lại của mình cho các Công ty khác trên cơ sở có đi có lại. Cách làm này sẽ cho phép các Công ty được hưởng mức phí giữ lại cao hơn bao gồm những rủi ro có mức phân tán rộng hơn và có thể bao gồm cả những rủi ro tốt từ các Công ty khác. Hơn thế nữa đây còn là cách để các Công ty bảo hiểm có được những mối quan hệ tốt không chỉ với các Công ty trong nước mà còn cả với các Công ty bảo hiểm nước ngoài. 5. Góp phần ổn định tỷ lệ bồi thƣờng Một tổn thất lớn do thiên tai gây ra có thể làm suy yếu khả năng tài chính của một Công ty bảo hiểm. Vì vậy, nếu Công ty bảo hiểm có một kế hoạch tái bảo hiểm nhằm hạn chế chi phí bồi thường trong phạm vi có thể chấp nhận được thì Công ty đó đã có thể chủ động trong việc ổn định tỷ lệ bồi thường. Và như vậy, trong trường hợp này, tái bảo hiểm đã giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh doanh của các Công ty bảo hiểm gốc cụ thể là ổn định tỷ lệ giữa tổng số tiền phải chi bồi thường và tổng doanh thu phí cùng trong một năm. 6. Giảm bớt sự căng thẳng về tài chính do sự phát triển nhanh của các công ty bảo hiểm Các cơ quan quản lý về bảo hiểm thường yêu cầu các Công ty bảo hiểm phải thành lập quỹ dự phòng phí để đề phòng các khiếu nại phát sinh từ 8
- những rủi ro chưa hết hạn vào thời điểm kết thúc năm tài chính của Công ty. Do đó, khi Công ty phát triển nhanh thì doanh thu từ phí cũng tăng theo, Công ty sẽ phải để dành ra một phần dự trữ lớn hoặc có thể phải tăng vốn để đáp ứng những nhu cầu trên. Bằng cách chuyển một phần phí sang các Công ty khác thông qua tái bảo hiểm, Công ty có thể điều hoà sự gia tăng của doanh thu phí bảo hiểm và do đó giảm bớt những sức ép về mặt tài chính. III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM 1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động tái bảo hiểm Thực tế cho thấy, cũng như các ngành nghề khác, bảo hiểm và tái bảo hiểm ra đời luôn gắn liền trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm có thể chia thành 4 giai đoạn sau: 1.1 Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu, Italia là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời và phát triển của tái bảo hiểm. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái BH được ký kết vào năm 1370 tại thành phố Genes. Đó là hợp đồng tái bảo hiểm hàng hải, liên quan tới chuyến hành trình bằng đường biển từ Cadiz (Tây Ban Nha) đến Sluys (Hà Lan). Sau này, với sự phát triển rộng rãi của những quan hệ thương mại giữa các thành phố của Italia cũng như các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh, dịch vụ tái bảo hiểm cũng phát triển theo. Tuy nhiên, sau khi có sự xuất hiện của những vụ lạm dụng có tính chất con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất của tái bảo hiểm đã dẫn đến việc ra đời của đạo luật cấm các hoạt động tái bảo hiểm hàng hải ở nước Anh. Trong một thời gian dài (1746-1864), đạo luật 9
- này vô hình chung đã tạo điều kiện cho tổ chức LLOYD’S phát huy ảnh hưởng của mình bằng đồng bảo hiểm. Sau năm1864, nó trở thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất trên thế giới. Thời gian này cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của các nghiệp vụ tái bảo hiểm khác như tái bảo hiểm cháy, với hình thức tái bảo hiểm duy nhất được áp dụng trong thời kỳ này là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng biệt. 1.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX Trong giai đoạn này, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất làm nền kinh tế của các nước TBCN đã có những bước tiến nhảy vọt, quan hệ giao lưu hàng hoá giữa các nước ngày càng được mở rộng . Đây chính là điều kiện thuận lợi cho thị trường tái bảo hiểm trưởng thành và phát triển .Tuy nhiên các công ty bảo hiểm vừa hoạt động bảo hiểm gốc vừa hoạt động tái bảo hiểm tạo ra những hạn chế nhất định, đặt ra yêu cầu cần phải có công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Năm 1843, công ty tái bảo hiểm nội bộ đầu tiên ra đời là Weceler Re (Đức). Tuy nhiên, nó chỉ là công ty con của một công ty bảo hiểm địa phương, chủ yếu nhận các phần dôi của công ty mẹ. Năm 1852, công ty tái bảo hiểm độc lập đầu tiên được thành lập mang tên Cologe Re. Sau đó là sự ra đời hàng loạt của các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp có tên tuổi như: - Swiss Re - công ty tái bảo hiểm đầu tiên của Thuỵ Sỹ, thành lập năm 1863; - London Gurantee Reinsurance Co.Ltd (Luân Đôn) – 1869; - Munich Re (Đức), thành lập năm 1880. Ở Anh, công ty tái bảo hiểm đầu tiên là The Reinsurance Company Ltd, thành lập năm 1867 và vào thời gian đó, trên thế giới mới chỉ tồn tại 10 công ty tái bảo hiểm. Tuy nhiên, công ty này đã đóng cửa vì phá sản vào năm 10
- 1871. Một số công ty tái bảo hiểm khác đã được thành lập nhưng không tồn tại được lâu. Năm 1907, công ty tái bảo hiểm Vương quốc Anh thành lập, mang tên Mercantile & General Reinsurance. Một năm sau, năm 1908, công ty tái bảo hiểm Bristish & European ra đời. Ở Mỹ, công ty tái bảo hiểm đầu tiên được thành lập năm 1912 với tên The First Reinsurance Company of Hartford khi mà các công ty tái bảo hiểm hoạt động tại Mỹ một số năm trước đó. Vào những năm 1920, người ta cũng chứng kiến sự ra đời của các tập đoàn tái bảo hiểm địa phương như Uruguay, Chile, Banco del estado… Ban đầu, những công ty này không tìm kiếm dịch vụ ngoài những dịch vụ của địa phương bị bắy buộc nhượng cho họ. Cùng với sự phát triển của thị trường tái trong giai đoạn này, nhiều hình thức và phương pháp tái bảo hiểm được xây dựng như tái số thành, mức dôi... Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ II đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng .Trên thực tế hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm bị ngưng trệ thậm chí một số nứơc các nhà cầm quyền còn trưng dụng cả quỹ bảo hiểm để phục vụ chiến tranh gây ra tổn thất lớn cho các nhà bảo hiểm đặc biệt là các công ty ở những nước Châu Âu. 1.3. Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1990 Sau chiến tranh thế giới thứ II năm 1945 cục diện thế giới thay đổi, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển, phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa thắng lợi, các nước tư bản rơi vào khủng hoảng làm cho nền kinh tế nói chung và ngành bảo hiểm-tái bảo hiểm nói riêng có nhiều thay đổi: 11
- - Các nước TBCN đang trong quá trình phục hồi, đồng thời với nhiều công ty tái bảo hiểm mới được thành lập tạo nên thị trường tái bảo hiểm cạnh tranh dưới nhiều hình thức. -Hệ thống các nước XHCN ra đời thực hiện độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm và tái bảo hiểm, hạn chế với các nước TBCN .Tuy nhiên các nghiệp vụ nhận tái chỉ mang tính chất đối ngoại là bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu và bảo hiểm thân tàu thuỷ. - Năm 1970-1980 các tập đoàn tái bảo hiểm vùng ra đời, như: Tập đoàn tái bảo hiểm Châu Phi, Tập đoàn tái bảo hiểm Châu á, tập đoàn tái bảo hiểm Asean. Các tập đoàn này vận hành dựa trên cơ sở nhượng bắt buộc hay tự nguyện với nhau giữa các thành viên. 1.4. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay Năm 1990 sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN tạo tiền đề cho thị trường tái bảo hiểm quốc tế được mở rộng và phát triển .Mối quan hệ giữa các nước ngày càng được củng cố đánh dấu giai đoạn phát triển cao của thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm .Tuy nhiên những năm đầu của thế kỷ XX thị trường tái bảo hiểm quốc tế phải đối mặt lớn với thảm hoạ và rủi ro do thiên nhiên và con người gây ra. Năm 2001, Với thảm họa khủng bố giáng xuống nước Mỹ ngày 11/9, các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm phải gánh chịu những khoản tổn thất nặng nề chưa từng có với tổng tổn thất được bảo hiểm lên tới 40, 2 tỷ USD. Dẫn tới sự phá sản tụt hạng của một số công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới (Hannover Reinsurance từ AA+ xuống AA, Swiss Reinsurance từ AAA xuống AA+). Và đến nay với hàng loạt tổn thất do thiên tai gây ra đặc biệt là tổn thất nặng nề do sóng thần vào thời điểm cuối năm 2004 tại các nước Nam A làm cho tình hình thị trường tái bảo hiêm quốc tế trở lên phức tạp. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng Nhật Bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này
121 p | 907 | 169
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim
113 p | 621 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành của công ty TNHH du lịch Bình Minh Việt Nam
89 p | 404 | 72
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả, nông sản (Vegetexco)
100 p | 270 | 66
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vận dụng marketing quốc tế trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
179 p | 328 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
97 p | 324 | 36
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động khai thác mặt hàng văn hóa phẩm ở tổng Công ty Sách Việt Nam trong 2 năm 2010 - 2011
9 p | 200 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thông qua marketing địa phương
105 p | 119 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Hạ Long
56 p | 65 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
56 p | 83 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới
84 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010
96 p | 157 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
81 p | 135 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ở huyện Thuỷ Nguyên giai đoạn 2011 - 2015
75 p | 77 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng điện tử của Công ty Cổ phần Giải pháp trực tuyến Thành Tín
68 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Quốc tế Bắc Việt Nam
74 p | 17 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện Krông Năng tỉnh Đăk Lăk
88 p | 116 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn