intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:103

161
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương nhằm mục đích đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao Đẳng Hải Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương

  1. Khóa Luận Tốt Nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ly do chon đ ́ ̣ ề tài Trong thời đại ngày nay sự  phồn vinh của mỗi quốc gia phụ  thuộc   lớn vào khả  năng học tập cua m ̉ ỗi cá nhân trong cộng đồng. Con người   được giáo dục và tự  giáo dục được coi là nhân tố  quan trọng nhất, vừa là  động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Điều này lại càng được  khẳng định khi chúng ta bước vào một kỷ nguyên mới ­ kỷ nguyên của nền  văn minh trí tuệ, của khoa học kỹ  thuật và công nghệ  được xây dựng trên  nền tảng của tri thức.Vì vậy ngay từ bây giờ cần quan tâm đến chất lượng  ̣ ̀ ọc, đăc biệt là chất lượng học tập của học sinh ­ sinh viên,  để mỗi   day va h cá nhân có thể  thường xuyên rèn luyện và học tập suốt đời. Như  vậy mới  có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trước những đòi hỏi mang tính khách quan của xã hội, Đảng và Nhà  nước ta luôn coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, coi đó là điều kiện tiên  quyết để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ  thể  tại nghi quyết Đại Hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “   Đổi mới cơ bản cách dạy, cách học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và   sáng tạo của học sinh sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học   vấn”. Tích cực, chủ động tạo ra ý chí và năng lực  “ Học liên tục, học suốt   đời”  nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu   biết, nâng cao trình độ  học vấn, chuyên môn nghiệp vụ  để  cải thiện chất  lượng cuộc sống, tìm việc làm và thích nghi với sự biến động không ngừng  của xã hội. Để  thực hiện nhiệm vụ  đó, trong quá trình dạy học các môn học  ở  nhà trường, bên cạnh việc đổi mới nội dung, vận dụng các phương pháp  dạy học mới thì cần bồi dưỡng cho học sinh và sinh viên các kỹ  năng học  1 SVTH: Đỗ Thị Lan
  2. Khóa Luận Tốt Nghiệp tập, mỗi suinh viên cần tự xây dưng kế hoạch học tập cho mình, tìm được  phương pháp học tập phù hợp để đạt được chất lượng học tập tôt nhất. Trong nhà trường sư  phạm, Giáo dục học là môn khoa học quan  trọng, giúp sinh viên biết nhiệm vụ của người giáo viên, rèn luyện cho họ  những kỹ  năng sư  phạm, hình thành đạo đức và tình cảm nghề  nghiệp.  Song việc giảng dạy trong nhà trường sư  phạm còn nhiều bất cập như  “  Nặng về lý thuyết nhẹ về thực hành, nặng về kiến thức nhẹ về kỹ năng”.  Qua thực tiễn thực tập và giảng dạy môn Giáo dục học  ở  trường   Cao đẳng Hải Dương cho thấy: sinh viên chưa có động lực trong học tập,   tỏ  ra thờ   ơ, không quan tâm đọc sách, không chịu tìm tòi kiến thức, chưa  thực sự  quan tâm đến công tác dạy học và giáo dục sau này, đặc biệt với  môn Giáo dục học, sinh viên chưa nhận thấy được ý nghĩa, vai trò của môn   học nên việc học của sinh viên còn mang nặng hình thức chiếu lệ. Tình   trạng học thụ động, học đối phó vẫn là hình thức khá phổ biến ở sinh viên,   họ chưa có phương pháp và kỹ năng học tập ở bậc Cao đẳng, Đại học. Vì  vậy kết quả học tập của sinh viên còn thấp. Vấn đề này đã được các giảng viên cua nha tr ̉ ̀ ường quan tâm, nghiên  cứu, đã đề  cập tới trong nhiều kỳ  họp. Ngay bản thân một số  sinh viên  cũng rất quan tâm và mong muốn có kết quả  học tập tốt hơn để  nâng cao  hơn nữa chất lượng học tập môn Giáo dục học. Nhiều biện pháp đã được   đưa ra nhưng mức độ  chuyển biến vẫn không đáng kể. Chính điều đó đã  ảnh hưởng không nhỏ  đến chất lượng học tập, dạy học và đào tạo của  truờng. Vì vậy xây dựng biện pháp tối  ưu nhằm nâng cao biện pháp cho  chất lượng học tập môn Giáo dục học là rất cần thiết.  Xuất phát từ những lý do trên đã đinh h ̣ ướng cho chúng tôi chọn đề  tài nghiên cứu là:  “Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo   2 SVTH: Đỗ Thị Lan
  3. Khóa Luận Tốt Nghiệp dục học của sinh viên Cao Đẳng Hải Dương”  với mong muốn đề  ra  những biện pháp hữu hiệu giúp sinh viên nâng cao chất lượng học tập môn  Giáo dục học trong quá trình học tập ở trường Cao đẳng sư phạm. 2. Mục đích nghiên cứu       Đề  xuất các biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục  học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao   Đẳng Hải Dương. 3. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học ở Cao đẳng Hải Dương. 4. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh   viên Cao đẳng Hải Dương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu  ̣ ̣ 5.1 Nhiêm vu 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng học tập. ̣ ̣ 5.2 Nhiêm vu 2: ̉  Tim hiêu th ̀ ực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh   viên Cao Đẳng Hải Dương. ̣ ̣ 5.3 Nhiêm vu 3: Đề  xuất môt sô bi ̣ ́ ện pháp nhăm nâng cao ch ̀ ất lượng học tập môn  Giáo dục học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương. 6. Phương pháp nghiên cứu  Để giải quyết các nhiệm vụ trên đề tài chọn phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận. 3 SVTH: Đỗ Thị Lan
  4. Khóa Luận Tốt Nghiệp ́ ương phap nghiên c        Băng cac ph ̀ ́ ưu ly thuyêt nh ́ ́ ́ ư: phân tich va tông h ́ ̀ ̉ ợp   ́ ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ́ ̣ ly thuyêt; phân loai hê thông hoa ly thuyêt; thông qua viêc nghiên cứu tai liêu ̀ ̣   ́ ̃ ̣ ược từ cac nguôn khac nhau nhăm tim hiêu môt sô vân ly thuyêt đa thu thâp đ ́ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ̉ ̣ ́ ́  ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ượng; chât l đê ly thuyêt vê: hoat đông hoc tâp; muc tiêu môn hoc; chât l ̀ ́ ́ ̀ ́ ượng   ̣ ̣ ̉ ̀ ơ sở cho viêc nghiên c hoc tâp đê lam c ̣ ưu ly luân cho đê tai. ́ ́ ̣ ̀ ̀ 6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 6.2.1 Phương phap điêu tra trong giao duc ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ̣ ̉ ̣ ̣ ̉ ̉ Cân phai chu y: ngoai viêc xem xet kêt qua hoc tâp qua bang điêm, qua ̀ ́ ́ ́ ́   ̉ phiêu điêu tra, đê đo th ́ ̀ ực trang chât l ̣ ́ ượng hoc tâp môn Giao duc hoc cua ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̉   sinh viên Cao Đẳng Hai D ̉ ương môt cach khách quan v ̣ ́ ơi đô chinh xac cao  ́ ̣ ́ ́ ở  nhưng m ̃ ưc đô khac nhau, chung tôi xem xet th ́ ̣ ́ ́ ́ ực trạng chât l ́ ượng hoc tâp ̣ ̣   ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ́ ̉ môn Giao duc hoc tim ra môt sô yêu tô anh h ́ ưởng đên chât l ́ ́ ượng hoc tâp ̣ ̣   ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ượng hoc tâp môn Giáo duc hoc va tim ra môt sô biên phap nâng cao chât l ̀ ̀ ́ ̣ ̣   ́ ̣ ̣ môn Giao duc hoc. Dự  giờ, theo dõi diễn biến quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ  lên  lớp, trong các kỳ  kiểm tra, thi hết môn nhằm thu thập những thông tin về  chất lượng học tập bộ môn Giáo dục học của sinh viên. 6.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi         Tiến hành xây dựng 2 phiếu hỏi dành cho đối tượng là sinh viên và  ̉ giang viên nh ằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và  đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.     6.2.3 Phương pháp phỏng vấn         Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số  giảng viên và sinh viên  của Cao đẳng Hải Dương để  làm rõ hơn những kết quả  thu được qua   phiếu hỏi, đồng thời bổ  sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho   việc nghiên cứu đề tài.  4 SVTH: Đỗ Thị Lan
  5. Khóa Luận Tốt Nghiệp     6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm         Nghiên cứu kết quả học tập, vở bài tập, các bài kiểm tra của sinh viên  để đánh giá chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên.     6.2.5 Phương pháp chuyên gia        Tiến hành xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia chuyên ngành Giáo  dục học.     6.2.6 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ        Phương pháp thống kê toán học: được sử dụng để tính toán, sử dụng,   xử lý, phân tích số liệu thu đuợc trong quá trình nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu  ­ Vì điều kiện khách quan và chủ quan còn nhiều hạn chế nên đề  tài   chỉ tập trung nghiên cứu và sử  dụng các số liệu thu được từ  việc khảo sát  và phân tích thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên   hệ chính quy chuyên ngành sư phạm của trường Cao đẳng Hải Dương. ̀ ̣ ­ Vê nôi dung: Chung tôi th ́ ực hiên đê tai theo ba nhiêm vu đa nêu trên. ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ̃ ­ Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Tiến hành xác định tên đề  tài nghiên cứu,  Từ   ngày   20/12/2010   đến  tham khảo các luận văn, tài liệu có liên  28/12/2010 quan. 29/12/2010 đến 10/01/2011 Xây dựng đề cương chi tiết và hoàn thiện. 11/01/2011 Bảo vệ đề cương 12/01/2011 đến 15/02/2011 Xây dựng phiếu hỏi và tiến hành khảo sát 16/02/2011 đến 2/03/2011 Phân tích, đánh giá thực trạng. 3/03/2011 đến 15/03/2011 Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp. 16/03/2011 đến 30/04/2011 Viết báo cáo cho toàn khóa luận. 8. Cấu trúc luận văn. 5 SVTH: Đỗ Thị Lan
  6. Khóa Luận Tốt Nghiệp Luận văn gồm có 3 phần:  Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng chất lượng học tập môn Giáo dục học của sinh viên  Cao đẳng Hải Dương. Chương 3: Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo dục   học của sinh viên Cao đẳng Hải Dương. 6 SVTH: Đỗ Thị Lan
  7. Khóa Luận Tốt Nghiệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề nâng cao chất lượng học tập. Học tập không chỉ có ý nghĩa quyết định tới cuộc sống mỗi chúng ta,   con cái chúng ta mà nó còn ảnh hưởng tới thực tại, tương lai của đất nước.   Chúng ta ngày càng phải suy nghĩ sâu sắc hơn về  điều này khi bước vào   thế kỷ mới, mà Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Nhật bản – đất nước trở  thành “nền kinh tế  thần kỳ” nhờ  vào chính sách giáo dục đúng đắn từ  những năm 1960. Thế  mà khi bước vào thế  kỷ  21 họ  cũng phải “ giật  mình” xem lại vấn đề giáo dục – học tập của đất nước mình. Trước những   băn khoăn lo lắng không phải là nhỏ  khi người Nhật bản đã nhận ra rằng  chất lượng trí tuệ  của lớp trẻ cần được điều chỉnh, nâng cao hơn nữa bởi   đó là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế  nước Nhật trở nên mất dần   khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong một vài năm trở lại đây.   Đó là một vài dấu hiệu của cuộc cách mạng trong việc dạy và học  ở  thế  kỷ 21, cuộc cách mạng trong học tập  ở thế kỷ mới này đã giúp người học  thay đổi cách nghĩ, cách sống, cách học, cách hoạt động của bản thân. Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là một trong những vấn đề  bức xúc của tất cả  các cấp học, bậc học trong mọi thời đại và của mọi  nền giáo dục. Trong lịch sử  phát triển của nền giáo dục nói chung và giáo   dục học nói riêng đã có không ít nhà giáo dục nghiên cứu tìm tòi và xây   dựng các chương trình, biện pháp, cách thức học tập và giảng dạy phù hợp  với mục đích giáo dục nhằm đưa đến một nền giáo dục có chất lượng cao,   phát triển đồng đều ở tất cả các môn học. 7 SVTH: Đỗ Thị Lan
  8. Khóa Luận Tốt Nghiệp Chính vì vậy mà vấn đề  làm thế  nào để  nâng cao chất lượng dạy  học cho học sinh đã được nhiều tác giả, nhiều nhà giáo dục trong và ngoài  nước quan tâm nghiên cứu. Những quan điểm, những công trình này đã đi  vào khá nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề  và cũng đạt được những   thành công nhất định. Trong đề  tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ  xin điểm  qua một số công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới về vấn  đề này. 1.1.1. Các tác giả nước ngoài. Ngay từ  thời cổ  đại hay trong xã hội chiếm hữu nô lệ  khi mà nền  giáo dục vừa mới được hình thành thì người ta đã chú ý đến việc nâng cao   hiệu quả giáo dục. Các nhà giáo dục tiêu biểu nổi bật trong thời lỳ này đã  đề  xuất những tư  tưởng giáo dục, dạy học nhằm nâng cao hiệu quả  chất   lượng học tập cho người học, làm cho nền giáo dục ngày càng phát triển,  đó là các nhà giáo dục như: Đêmôcrit (460 – 370 TCN) với tư  tưởng giáo   dục về sự thích ứng giữa giáo dục với tự nhiên; hay như Xôcrat (469 – 390   TCN) với phương pháp giảng dạy mới mà người ta thường gọi là phương  pháp “Xocrat” phương pháp “đỡ đẻ”: đó là Aristote (384 – 322 TCN)… Cùng với sự  phát triển của xã hội, giáo dục đã không ngừng được  cải tiến, đổi mới về  cả  nội dung, hình thức và phương pháp. Đã có nhiều  hơn nữa những tư tưởng đổi mới trong giảng dạy và học tập góp phàn tạo   nên những bước ngoặt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập.  Nếu như  ở phương Tây vấn đề  học cái gì? Học như  thế nào? Người giáo  viên phải dạy ra sao để  người học nắm bắt được tri thức một cách nhanh   chóng được đặt ra cho các nhà giáo dục lớn như:   Rabơle, Môngtennhơ,  J.A Coomenxki, J.J Rutxơ;  Macarencô, Usinxki…Thì   ở  phương   Đông  người ta cũng rất chú ý đến việc nâng cao chất lượng dạy học.  Ở phương   8 SVTH: Đỗ Thị Lan
  9. Khóa Luận Tốt Nghiệp Đông cũng có rất nhiều nhà giáo dục tiêu biểu, nhưng có một nhà giáo dục   vĩ đại nhất tiêu biểu nhất mà chúng ta không thể  không nhắc đến đó là  Khổng Tử  (551 – 479). Khổng Tử  đã khẳng định rằng: để  nâng cao chất  lượng học tập cho học sinh trong quá trình dạy học người giáo viên phải   quan tâm đến một số  phương pháp dạy học như: phương pháp thân giáo,  phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn; phương pháp dạy học phù  hợp với đối tượng. Và cũng theo ông: trong học tập người học muốn nắm   được tri thức nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của mình thì họ  cần  phải có phẩm chất sau: nhẫn nại với việc học; khiêm tốn cầu thị; tích cực  chủ   động trong học  tập;   sáng  tạo trong học  tập;  học  tập phải  thường   xuyên ôn luyện củng cố; học phải kết hợp với suy nghĩ. Ngày nay đứng trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 với biết bao nhiêu   biến động to lớn của thời đại, không ai trong chúng ta lại không khẳng định  được vai trò to lớn mà giáo dục đem lại. Và cũng chính vì thế  mà câu hỏi  làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học được quan tâm hơn   bao giờ hết. Đã có hàng nghìn các công trình lớn, nhỏ khác nhau nghiên cứu  về  vấn đề: Làm thế  nào để  nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất  lượng học tập nói riêng ở mọi khía cạnh khác nhau. ­ Có tác giả thì đi sâu vào nghiên cứu việc nâng cao chất lượng học   tập ở các môn học khác nhau như công trình của: +  A. Z Retcô  trong luận án thạc sĩ bảo vệ  năm 1950 với đề  tài:  “Nâng cao chất lượng học tập môn lịch sử lớp 6 và lớp 7”. +  A. T Richart  với đề  tài nghiên cứu “Việc nâng cao chất lượng  học tập môn Toán trong nhà trường Phổ thông” vào năm 1971. ­ Một số  công trình khác lại đi nghiên cứu cách thức, biện pháp để  nâng cao hơn nữa chất lượng học tập như: 9 SVTH: Đỗ Thị Lan
  10. Khóa Luận Tốt Nghiệp + Rubakin với tác phẩm: “Tự học như thế nào” năm 1997. + Hay như công trình nghiên cứu đã được chuyển tải thành tác phẩm  giáo dục nổi tiếng hiện nay “ The learning Revolution” – Cuộc cách mạng  trong học tập đã được dịch ra bằng 11 thứ  tiếng trên thế  giới và là cuốn  sách bán chạy nhất năm 1999 của hai tác giả: Jeannette Vos  ở  Mỹ, bà đã  nhận được học vị Tiến sĩ Giáo dục học nhờ kết quả nghiên cứu hơn 7 năm  liền phương pháp học tập nhanh; tác giả  thứ  hai của cuốn sách là ông  Gorden Dryden người Niu Dilân là một phát thanh viên, một chuyên gia giỏi  về truyền thông đa phương tiện… Tóm lại, trong mọi thời kỳ  lịch sử  khác nhau,  ở  mỗi nền giáo dục  của các quốc gia khác nhau cũng đều mong muốn giáo dục phát triển, đều  mong muốn chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao hơn nữa. Vấn  đề làm thế nào nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy vẫn luôn và mãi   mãi là “mảnh đất” nghiên cứu không bao giờ cạn mà hễ  chúng ta càng tìm  hiểu, càng đào xới nó lên chúng ta càng thấy nó phát triển ngày một sâu  rộng hơn ở tất cả các lĩnh vực khác nhau, trong mọi thời đại và ở mỗi quốc  gia. 1.1.2. Các tác giả trong nước Vấn đề  sự  nâng cao chất lượng học tập không chỉ  được các tác giả  nước ngoài nghiên cứu mà  ở  trong nước  nó cũng là đề  tài được  nhiều   người quan tâm nghiên cứu. Có tác giả  nghiên cứu kỹ  về  việc nâng cao  chất lượng học tập ở các cấp hoc và ở những môn học khác nhau như: ­ Năm 1970: Tác giả  Quốc Chấn – Giảng viên trường ĐHSP Huế  có  đề tài: “Nâng cao chất lượng giờ học ở nhà cho học sinh THCS”. ­ Năm 1980:  Luận văn Thạc sĩ  của  Nguyễn Thị  Nhân  với  đề  tài:  “Nâng cao chất lượng môn Văn học lớp 7”. 10 SVTH: Đỗ Thị Lan
  11. Khóa Luận Tốt Nghiệp Một số  khác lại đi vào phân tích một số  nguyên nhân  ảnh hưởng đến  chất lượng học tập cũng như  giảng dạy để  trên cơ  sở  đó đề  ra các biện   pháp nâng cao chất lượng học tập. ­ Từ năm 1970: Tổ Tâm lý học của Viện khoa học giáo dục do Tiến  sĩ Hà Vĩ chủ  trì đã nghiên cứu vấn đề   ảnh hưởng của các tác động tâm lý  đến việc hình thành và lĩnh hộ khái niệm. Các tác giả này đã tìm ra cơ chế,   qui luật của sự  hình thành khái niệm. Bằng phương pháp chủ  yếu là cấu  trúc lại giờ  học, biến đổi phương pháp giáo dục theo tinh thần từ  hoạt  động vật chất dẫn tới hoạt động tinh thần để  lĩnh hội khái niệm giúp quá   trình học tập môn học được tốt hơn. ­ Năm 1976 đến năm 1978: Cùng với nhóm nghiên cứu của Trường  Đại Học Sư Phạm Hà Nội tác giả Đàm Ngọc Chương đã tiến hành nghiên  cứu đề tài: “Hướng dẫn sinh viên ôn tập hệ thống tri thức cơ bản toàn  bộ chương trình giáo dục bằng sơ đồ Logic”. ­ Năm 1980: Luận văn Thạc sĩ sinh học của Nguyễn Thị Thanh Vân  với đề  tài: “Dạy học sinh phương pháp học tập bộ  môn Sinh vật lớp  9”. Trong những năm gần đây cán bộ và sinh viên khoa Tâm lý giáo dục  cũng đã trình bày vấn đề này qua rất nhiều các đề tài nghiên cứu như: ­ Năm 1991: Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Huệ giảng viên khoa Tâm lý  giáo dục có bài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng giảng dạy Tâm lý học”  . Báo Nghiên cứu giáo dục năm 1991, số 3. ­ Năm 1999: Tác giả Bùi Quang Huy luận văn tiến sĩ với đề tài “Tổ  chức thảo luận nhóm trong quá trình dạy học môn Giáo dục học cho  sinh viên Cao đẳng sư phạm Lai Châu”. 11 SVTH: Đỗ Thị Lan
  12. Khóa Luận Tốt Nghiệp ­ Năm 2001:  Trần Văn Khanh  nghiên cứu đề  tài  “Một số  biện  pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học  phổ thông ở Thành Phố Hải Phòng”. Và còn rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề nâng cao  chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy và học tập nói  riêng một cách khá sâu rộng như: thực trạng chất lượng giảng dạy và học  tập; các yếu tố   ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng; các biện pháp  nâng cao chất lượng…Các công trình nghiên cứu biện pháp nâng cao chất  lượng học tập được xem xét  ở  nhiều môn học khác nhau,  ở  các cấp học  khác nhau như: môn Toán, Lý, Sinh học, Anh văn… ở cấp I, cấp II, cấp III   và ở các trường Đại học, Cao đẳng…Song cho đến hiện nay chúng tôi chưa  thấy một công trình nào nghiên cứu về các biện pháp nâng cao chất lượng   học tập môn Giáo dục học của sinh viên. Bởi vậy, trong đề  tài này chúng  tôi đi sâu tìm hiểu một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Giáo  dục học. 1.2. Học là hoạt động trung tâm trong quá trình dạy học. 1.2.1. Học là hoạt động tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh Quá trình dạy học bao gồm quá trình dạy và quá trình học. Dạy là  hoạt động lãnh đạo, tổ  chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học  sinh. Học do sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển đó nên nó là hoạt động nhận  thức đặc biệt. Học là hoạt động nhận thức. Như  chúng ta đã biết nhận thực là sự  phản ánh thế  giới khách quan vào não người, sự  phản ánh này không phải  là sự  phản ánh đơn thuần như  phản ánh vật lý, hay các phản ánh chiếu  12 SVTH: Đỗ Thị Lan
  13. Khóa Luận Tốt Nghiệp gương những hiện tượng sự vật và quá trình nhận thức vào ý thức của con   người. Mà đó là sự  phản ánh tâm lý của con người bắt đầu từ  cảm giác  đến tư  duy, tưởng tượng. Sự  học tập của học sinh cũng là quá trình như  vậy, Sự phản ánh đó là sự  phản ánh đi trước, có tính chất cải tạo mà mức  độ  cao nhất của tính chất cải tạo đó là sự  sáng tạo. Đó có thể  là sự  phản   ánh giống hệt của những đối tượng trong hiện thực và cũng có thể tạo nên   những hình ảnh mới của những sự vật, hiện tượng, quá trình đang tồn tại  trong hiện thực. Vì vậy bất kỳ một sự nhận thức nào, trong đó có sự học là   một quá trình tích cực, thể hiện ở chỗ:         ­ Sự phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực diễn ra trong quá trình  hoạt động đó không phải thụ  động như  chiếc gương mà bao giờ  cũng lại   khúc xạ qua lăng kính chủ quan của mỗi người như thông qua tri thức, kinh  nghiệm nhu cầu, hứng thú…của chủ thể nhận thức. Sự phản ánh đó được   thể hiện trong tiến trình hoạt động phân tích – tổng hợp, trải qua hoạt động  tư duy phức tạp dựa trên những thao tác tư duy loogic.          ­ Sự phản ánh đó đòi hỏi sự lựa chọn. Trong vô số những sự vật, hiện   tượng của hiện thực khách quan chủ thể nhận thức phải tích cực lựa chọn   những cái trở thành đối tượng phản ánh của họ. Học là hoạt động nhận thức nhưng là hoạt động nhận thức đặc biệt.  Tính đặc biệt trong quá trình nhận thức của học sinh thể hiện như thế nào?   Quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học được sự  lãnh  đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với những điều kiện sư phạm nhất   định nên nó có tính chất đặc biệt.  Tính chất đặc biệt đó được thể  hiện ở  chỗ:       ­ Quá trình nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò   mẫm, thử và sai như quá trình nhận thức chung của loài người, mà diễn ra   13 SVTH: Đỗ Thị Lan
  14. Khóa Luận Tốt Nghiệp theo con đường được khám phá, được những nhà xây dựng nội dung dạy  học và người giáo viên gia công vào.   ­ Quá trình nhận thức của học sinh không phải là quá trình tìm ra cái   mới cho nhân loại mà chỉ là sự tái tạo những tri thức của loài người đã tạo  ra, nên họ  nhận thức cái mới rút ra từ  kho tàng tri thức chung của loài  người đối với bản thân họ còn là mới mẻ. ­ Trong một thời gian tương đối ngắn, người học sinh có thể lĩnh hội  khối tri thức rất lớn một cách thuận lợi. Chính vì vậy mà trong quá trình  học tập của học sinh phải tiến hành củng cố, tập vận dụng, kiểm tra, đánh  giá, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản thân. Trong quá trình nhận thức của học sinh phải quan tâm phát triển năng  lực nhận thức và tiến hành giáo dục cho họ. Trong quá trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó trong quá  trình nhận thức của học sinh để  tránh sự  đồng nhất quá trình nhận thức   chung của loài người với quá trình nhận thức của học sinh. Song, không vì  quá coi trọng tính đặc biệt đó mà thiếu quan tâm đến việc tổ chức cho học   sinh dần dần tìm hiểu và tập tham gia các hoạt động tìm tòi khoa học một  cách vừa sức, nâng cao dần để  chuẩn bị  cho họ  tự  khai thác tri thức, tham   gia nghiên cứu khoa học trong tương lai. Học như là một hoạt động nó bao gồm những thành phần sau: Thành phần động cơ: bao gồm trong đó nhu cầu, hứng thú, động cơ,  nghĩa là tất cả  cái gì đảm bảo thu hút học sinh vào quá trình học tập tích   cực và duy trì tính tích cực đó trong tất cả những giai đoạn nhận thức học   tập. 14 SVTH: Đỗ Thị Lan
  15. Khóa Luận Tốt Nghiệp Thành phần định hướng: Bao gồm trong đó việc học sinh ý thức  được những mục đích hoạt động nhận thức, học tập, lập kế  hoạch dự  đoán được hoạt động đó. Thành phần nội dung – thao tác: Bao gồm hai bộ phận thành phần:  hệ  thống tri thức chủ  đạo (sự  kiện, khả  năng, định luật…) và cách học   (công cụ tiếp nhận và chế biến thông tin). Thành phần năng lượng: bao gồm sự chú ý tạo điều kiện tập trung  hành động trí tuệ  và thực hành xung quanh mục đích chủ  yếu của hoạt   động và ý chí nhằm đảm bảo mức độ  cao tính tích cực nhận thức có chủ  đích. Thành phần đánh giá: là thành phần mà nội dung của nó là học sinh   tiếp nhận có hệ  thống những thông tin về  tiến trình hoạt động nhận thức   của mình trên cơ sở tự kiểm tra, tự đánh giá. Tất cả những thành phần này trong quá trình học tập sinh động luôn   tồn tại trong một thể thống nhất. Làm không tốt, không coi trọng một trong  các thành phần nêu trên của hoạt động học tập sẽ  làm quá trình học tập  không đạt hiệu quả. Từ những điểm trình bày trên đó thực chất của học là hoạt động tích cực,   tự lực nhận thức. 1.2.2 .Tính tích cực, tự lực nhận thức và mối liên hệ giữa chúng. 1.2.2.1. Tính tích cực nhận thức Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách  thể thông qua sự  huy động  ở  mức độ  cao các chức năng tâm lý nhằm giải  quyết những vấn đề  học tập – nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động,  vừa là phương tiện vừa là điều kiện để đạt được mục đích vừa là kết quả  của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân. 15 SVTH: Đỗ Thị Lan
  16. Khóa Luận Tốt Nghiệp Tính tích cực nhận thức – học tập vận dụng đối với học sinh đòi hỏi   phải có nhân tố: (1) tính lựa chọn thái độ đối với đối tượng nhận thức; (2)   đề ra cho mình mục đích. Nhiệm vụ cần giải quyết sau khi đã lựa chọn đối   tượng, cải tạo đối tượng cho hoạt động sau này nhằm giải quyết vấn đề:  Hoạt động mà thiếu những nhân tố  đó thì nó chỉ  là sự  thể  hiện trạng thái  hoạt động nhận định của con người không nói lên tính tích cực nhận thức.  Chẳng hạn, người học sinh trong quá trình học tập có thể làm theo yêu cầu  của giáo viên, họ cũng đọc sách ghi chép lời giáo viên giảng nhưng nếu họ  không có tính tích cực trong nhận thức thì họ  không nhận biết được gì cả,  vì họ  không thể  hiện thái độ  cải tạo đối với điều đó, họ  không có ý định  suy ngẫm mối liên hệ  điều thấy được, nghe được với những điều họ  đã   biết và tìm ra những dấu hiệu mới sau này. Hiện tượng tính tích cực và   trạng thái hoạt động về  bề  ngoài có thể  giống nhau, nhưng khác nhau về  bản chất. Tùy theo việc huy động chủ yếu những chức năng tâm lý nào và mức  độ  huy động những chức năng tâm lý đó thì người ta phân ra ba loại tính   tích cực: ­ Tính tích cực tái hiện, bắt chước: Tính tích cực chủ yếu dựa vào trí   nhớ và tư duy tái hiện. ­ Tính tích cực tìm tòi: Đó là tính tích cực được đặc trưng bởi sự bình  phẩm, phê phán, tìm tòi tích cực về mặt nhận thức, óc sáng kiến, lòng khát   khao hiểu biết, hứng thú học tập. Tính tích cực đó không bị  hạn chế  bởi  những yêu cầu của giáo viên. ­ Tính tích cực sáng tạo: Là mức độ  cao nhất của tính tích cực. Nó   đặc trưng bằng sự  khẳng định con đường, cách suy luận riêng của mình   không giống với con đường mà mọi người đã thừa nhận. 16 SVTH: Đỗ Thị Lan
  17. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1.2.2.2. Tính tự lực nhận thức Tính tự  lực nhận thức là hạt nhân của tính tự  lập, tính độc lập trong   nhận thức. Tìm hiểu theo nghĩa rộng, tính tự  lực nhận thức là sự  sẵn sàng về  mặt tâm lý cho sự tự học. Sự chuẩn bị về mắt tâm lý cho sự tự học thường   được biểu hiện ở việc: ­ Người học ý thức được nhu cầu học tập của mình, ý thức được yêu  cầu của xã hội, của tập thể  hoặc nhiệm vụ do người khác đề  ra với việc   học tập của mình. ­ Người học ý thức được mục đích học tập là gì và thực hiện được  mục đích đó sẽ làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. ­ Người học luôn suy nghĩ kỹ và đánh giá đúng những điều kiện hoạt  động học tập của mình, tích cực hóa kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy  được có liên quan tới việc giải quyết nhiệm vụ và yêu cầu học tập. ­ Dự  đoán trước những diễn biến của quá trình trí tuệ, cảm xúc,  động cơ, ý chí của mình, đánh giá đúng mối tương quan giữa khả  năng,  nguyện vọng và sự cần thiết phải đạt được kết quả học tập nhất định. ­ Huy động mọi sức lực phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ đòi hỏi. Theo nghĩa hẹp, tính độc lập –tự  lực nhận thức là năng lực nhu cầu học  tập và tính tổ chức học tập cho phép học sinh tự học. Tính tự lực nhận thức có những thành phần cấu trúc sau: ­ Thành phần thứ nhất: Động cơ nhận thức. ­ Thành phần thứ hai: Năng lực học tập. ­ Thành phần thứ ba: Sự tổ chức học tập. ­ Thành phần thứ tư: Mặt hoạt động ý chí. 17 SVTH: Đỗ Thị Lan
  18. Khóa Luận Tốt Nghiệp SƠ ĐỒ CẤU TRÚC TÍNH ĐỘC LẬP NHẬN THỨC Nhu cầu hiểu biết Hứng thú nhận thức Động cơ  nhận  Động cơ có TCXH thức Thế giới quan T Í N H  Tri thức, KN, KX làm cơ sở Năng lực  Đ Ộ học tập Sự PT trí tuệ, PP suy nghĩ C   L KN lập kế hoạch Ậ P  KN tổ chức lao động Tổ chức  PP lao động N Ậ học tập H Tự kiểm tra N   T H Tính mục đích Ứ C Hành  Tính kiên trì hoàn thành  động ý  nhiệm vụ chí Tinh thần khắc phục KK HT  nhiệm vụ Bốn thành phần của tính tự lực nhận thức đó có mối quan hệ ràng buộc,  phụ thuộc và qui định lẫn nhau. Mà thiếu một trong bốn thành phần đó thì   không thể hiện được tính tự lực nhận thức. 18 SVTH: Đỗ Thị Lan
  19. Khóa Luận Tốt Nghiệp 1.2.2.3.  Mối quan hệ giữa tính tích cực và tính tự lực nhận thức. Tính tích cực nhận thức có liên hệ mật thiết với tính tự lực nhận thức. Tính tích cự nhận thức là điều kiện cần thiết của tính tự lực nhận thức   và không thể nào có tính tự lực nhận thức mà thiếu tính tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức cũng chính là kết quả và là sự  thể hiện của sự  nảy sinh và phát triển của tính tự lực nhận thức. Trong tính tự lực nhận thức đã thể hiện tính tích cực nhận thức và đồng  thời thể hiện tính tích cực đó lại có tác dụng hướng cá nhân đến tính tự lực   nhận thức ở mức độ cao hơn. Song không thể đồng nhất hai khái niệm: tính tích cực nhận thức và tính  tự lực nhận thức. 1.2.3. Mối quan hệ  giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong việc  nâng cao chất lượng học tập. ­ Từ quan niệm học là hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng  tạo như đã trình bày trên. Hoạt động dạy của người giáo viên là hoạt động   tổ chức, điều khiển hoạt động tự lực nhận thức của người học sinh nhằm   hình thành cho người học thái độ, năng lực, phương pháp học tập và ý chí   học tập để họ tự khai phá những tri thức khoa học. Ngày nay, người giáo viên trong việc dạy học phải dạy người học  rèn luyện bộ  óc, dạy cho người học phương pháp học tập, phương pháp  suy nghĩ, phương pháp tìm tòi, vận dụng tốt nhất bộ óc của mình. Điều đó   có nghĩa là phải hình thành cho học sinh cách học. ­ Quá trình dạy học là quá trình thống nhất bản chất bao gồm: hoạt   động dạy – giáo viên và hoạt động nhận thức – học tập của học sinh.   Trong hệ  thống đó mỗi chủ  thể  tác động lẫn nhau, mỗi chủ  thể  đều có  chức năng và vai trò riêng của mình. Người học ở đay là chủ thể hoạt động  19 SVTH: Đỗ Thị Lan
  20. Khóa Luận Tốt Nghiệp tự giác, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành khả  năng và thái  độ nhằm đáp ứng được những yêu cầu của xã hôi đã được phản ánh trong   mong muốn và nguyện vọng của người học. Người học phải là chủ  thể  tạo nên sản phẩm giáo dục cho chính mình, chính họ  chứ  không phải ai  khác, là người nhập cuộc vào hoạt động học tập của mình sau khi đã có sự  cân nhắc, chọn lựa cẩn thận. Người học là trung tâm của quá trình dạy  học. Nói như  vậy không có nghĩa là hạ  thấp vai trò của người dạy. Mà  người “giáo viên giữ  vai trò quyết định trong quá trình dạy học và đặc   trưng trong việc định hướng giáo dục…không một hệ  thống giáo dục nào   có thể  vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc trong hệ  thống đó… Người giáo viên không chỉ  là người truyền đạt, thông báo những tri thức   rời rạc, mà còn là người lãnh đạo, tổ  chức, điều khiển hoạt động nhận   thức  – học tập của người học sinh,  người hướng dẫn, người cố  vấn,   người mẫu mực của người học.”   (Raja Roy Singh Nền giáo dục cho thế  kỷ  XXI. Những triển vọng   Châu Á – Thái Bình Dương – UNESCO Hà Nội 1994,  trang 115) Để  đạt được điều đó, người giáo viên phải năng động hơn, do hoạt  động dạy ngày càng đa dạng phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Người giáo   viên nếu thiếu tình cảm nghề  nghiệp, tình cảm đối với học sinh, thiếu tri  thức sâu và mở  rộng, thiếu kỹ  năng sư  phạm thì họ  không thể  hoàn thành   được nhiệm vụ  cao cả  đó. Và trong quá trình này, quá trình dạy của giáo  viên và quá trình học của học sinh liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau. Nếu  thiếu một trong hai quá trình đó thì quá trình dạy học không diễn ra. 1.3. Chất lượng học tập môn Giáo dục học trong trường Đại học, Cao   đẳng. 1.3.1. Khái niệm chất lượng, chất lượng học tập. 20 SVTH: Đỗ Thị Lan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1