intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

34
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh qua hai mặt thấu cảm cảm xúc và thấu cảm nhận thức. Từ đó bước đầu đề xuất giải pháp phát triển biểu hiện thấu cảm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC NGUYỄN HẢI UYÊN BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC NGUYỄN HẢI UYÊN BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GVHD: THS. PHAN MINH PHƯƠNG THÙY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2019
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................................2 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ...................................................................................2 5. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................................2 6. Giới hạn đề tài ...................................................................................................................2 7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .....................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu thấu cảm.......................................................................................5 1.1.1. Trên thế giới..........................................................................................................5 1.1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................................6 1.2. Lý luận về thấu cảm ....................................................................................................7 1.2.1. Khái niệm thấu cảm ..............................................................................................7 1.2.2. Vai trò của thấu cảm .............................................................................................9 1.2.3. Các biểu hiện thấu cảm .......................................................................................10 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện thấu cảm ...................................................11 1.3. Lý luận về biểu hiện thấu cảm của sinh viên ............................................................12 1.3.1. Thanh niên sinh viên và một số đặc điểm của thanh niên sinh viên ..................12 1.3.2. Lý luận về biểu hiện thấu cảm của sinh viên ......................................................18 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................................22 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN THẤU CẢM ..............................23 2.1. Thể thức nghiên cứu .....................................................................................................23 2.1.1. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................................23 2.1.2. Công cụ nghiên cứu................................................................................................23 2.2. Kết quả nghiên cứu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................30 2.2.1. Mức độ biểu hiện thấu cảm nói chung của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................30
  4. 2.2.2. Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua từng mặt .............................................................................................32 2.2.4. So sánh biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo các tham số nghiên cứu ......................................................................55 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................................62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................63 1. Kết luận ............................................................................................................................63 1.1. Về lý luận ...............................................................................................................63 1.2. Về thực tiễn ............................................................................................................63 2. Kiến nghị .........................................................................................................................64 2.1. Đối với sinh viên .......................................................................................................64 2.2. Đối với Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.....................................................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................66 PHỤ LỤC 1: CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA ....................................................................70 PHỤ LỤC 2: MỘT VÀI SỐ LIỆU THỐNG KÊ ................................................................78 PHỤ LỤC 3: CÁC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ...................................................................87
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 ĐHSP Đại học Sư phạm 2 ĐTB ĐTB 3 NXB Nhà xuất bản 4 SV Sinh viên 5 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Phân chia các mức độ cảm xúc theo mô hình bánh xe cảm 21 xúc của Plutchik 2 Bảng 2.1 Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu biểu hiện thấu cảm 23 3 Bảng 2.2 Phân bố các câu hỏi theo từng mặt biểu hiện thấu cảm ở SV 25 4 Bảng 2.3 Bảng quy đổi số ngày hoạt động tình nguyện 26 5 Bảng 2.4 Ý nghĩa các giá trị trung bình câu hỏi kiểm chứng độ tin cậy 27 6 Bảng 2.5 Quy đổi tổng điểm thành mức độ biểu hiện thấu cảm ở SV 28 7 Bảng 2.6 Phân chia mức độ biểu hiện thấu cảm của SV 29 8 Bảng 2.7 Mức độ biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP TPHCM 31 thông qua nhóm câu hỏi tự đánh giá và câu hỏi tình huống 9 Bảng 2.8 Một số biểu hiện thấu cảm cảm xúc cụ thể của SV trường 33 ĐHSP TPHCM thông qua tự đánh giá 10 Bảng 2.9 Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 1 của SV trường ĐHSP 34 TP.HCM thông qua tự đánh giá 11 Bảng 2.10 Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 2 của SV trường ĐHSP 35 TP.HCM thông qua tự đánh giá 12 Bảng 2.11 Nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc 3 của SV trường ĐHSP 37 TP.HCM thông qua tự đánh giá 13 Bảng 2.12 Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM 39 thông qua tình huống 1 14 Bảng 2.13 Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM 40 thông qua tình huống 2 15 Bảng 2.14 Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM 41 thông qua tình huống 3 16 Bảng 2.15 Biểu hiện thấu cảm cảm xúc của SV trường ĐHSP TP.HCM 42 thông qua tình huống 4 17 Bảng 2.16 Một số biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP 44 TP.HCM thông qua tự đánh giá 18 Bảng 2.17 Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 1 của SV trường ĐHSP 45 TP.HCM thông qua tự đánh giá 19 Bảng 2.18 Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 2 của SV trường ĐHSP 46 TP.HCM thông qua tự đánh giá 20 Bảng 2.19 Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 3 của SV trường ĐHSP 47 TP.HCM thông qua tự đánh giá 21 Bảng 2.20 Nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 4 của SV trường ĐHSP 48 TP.HCM thông qua tự đánh giá 22 Bảng 2.21 Biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP 50 TP.HCM thông qua tình huống 1
  7. 23 Bảng 2.22 Biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP 52 TP.HCM thông qua tình huống 2 24 Bảng 2.23 Biểu hiện thấu cảm nhận thức của SV trường ĐHSP 53 TP.HCM thông qua tình huống 3 25 Bảng 2.24 Tương quan giữa hai mặt của biểu hiện thấu cảm 54 26 Bảng 2.25 Kết quả so sánh biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP 55 TP.HCM theo giới tính 27 Bảng 2.26 Kết quả so sánh biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP 57 TP.HCM theo năm học 28 Bảng 2.27 Kết quả so sánh biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP 58 TP.HCM theo khối ngành 29 Bảng 2.28 Kết quả so sánh biểu hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP 59 TP.HCM theo hệ 30 Bảng 2.29 Tương quan giữa số ngày hoạt động tình nguyện và biểu 60 hiện thấu cảm của SV trường ĐHSP TP.HCM
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 2.1 Phân bố điểm số biểu hiện thấu cảm trên toàn mẫu 30 2 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ phần trăm từng mức độ biểu hiện thấu cảm cảm xúc 32 của SV trường ĐHSP TPHCM 3 Biểu đồ 2.3 Điểm trung bình các nhóm biểu hiện thấu cảm cảm xúc của 38 SV trường ĐHSP TPHCM 4 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ phần trăm từng mức độ biểu hiện thấu cảm nhận thức 43 của SV trường ĐHSP TPHCM 5 Biểu đồ 2.5 Điểm trung bình các nhóm biểu hiện thấu cảm nhận thức 49 của SV trường ĐHSP TPHCM 6 Biểu đồ 2.6 So sánh điểm số giữa 2 mặt biểu hiệu thấu cảm của SV 55 trường ĐHSP TP.HCM
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Các Mác). Mỗi con người luôn là một thành viên của một cộng đồng, một xã hội cụ thể, tồn tại trong không gian và thời gian nhất định. Giữa những mối quan hệ đó, con người không chỉ có sự trao đổi thông tin mà còn có sự tương tác về mặt cảm xúc. Các nhà khoa học ngày nay đã dần khẳng định vai trò quan trọng của việc nhận biết và thấu hiểu cảm xúc với người khác, trong đời sống của mỗi người. Triết gia Roman Krznaric ở thời điểm lập ra Bảo tàng thấu cảm (Empathy Museum) đã khẳng định: “Sự thấu cảm có một quyền lực đáng ngạc nhiên để cải cách xã hội. Chúng ta cần mang sự thấu cảm ra khỏi tâm lý học để áp dụng vào không chỉ những quan hệ thông thường trong đời sống mà còn vào cả văn hóa” (dẫn theo Thế Thịnh, 2018, tr.1). Đặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, khi trí thông minh (IQ) không còn chiếm vị trí độc tôn trong sự thành bại của mỗi người, việc nghiên cứu các vấn đề về cảm xúc nói chung và sự thấu hiểu cảm xúc giữa các chủ thể nói riêng trở thành đề tài cấp thiết của khoa học. Cũng trong bối cảnh đổi mới đó, các phương tiện thông tin đại chúng không ngừng báo động về thực trạng “vô cảm” của xã hội, đặc biệt là người trẻ trong độ tuổi thanh niên sinh viên. Theo tác giả Nguyễn Hồi Loan, khi xã hội phát triển, bắt đầu nâng dần mức sống, năng lực và sự hiểu biết, con người không còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, lệ thuộc vào các yếu tố khác. Khi con người dần dần thoát ra khỏi sự chi phối và níu kéo của cộng đồng, độc lập sống được, lúc đó, các mối quan hệ đã lỏng dần từ phạm vi làng xã, cộng đồng cho đến phạm vi gia đình. Xã hội càng phát triển thì mức độ lãnh cảm, thờ ơ với sự kiện và cảm xúc của người khác càng gia tăng, nhất là ở thanh niên, những người nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu lối sống xa rời này (dẫn theo Phương Liên, 2013, tr.2). Với thực trạng đó, khả năng thấu cảm của những người trẻ trở thành một vấn đề nhức nhối cần được tháo gỡ. Chính từ những lý do trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Trong các nghiên cứu này, vấn đề thấu cảm được tiếp cận như một trong các mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc, cùng với một số yếu tố khác, chứ chưa được tiếp cận như một hiện tượng tâm lý riêng biệt. Trên quan điểm khả năng thấu cảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cá nhân và xã hội, người nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm mô tả cụ thể những biểu hiện của thấu cảm ở độ tuổi thanh niên 1
  10. sinh viên, làm nền tảng cho việc tìm kiếm những giải pháp phát triển khả năng này cho sinh viên trong môi trường đại học, cao đẳng. Trên cơ sở đó, đề tài “Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh qua hai mặt thấu cảm cảm xúc và thấu cảm nhận thức. Từ đó bước đầu đề xuất giải pháp phát triển biểu hiện thấu cảm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu lý luận - Tìm hiểu lịch sử các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về thấu cảm; - Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: thấu cảm, biểu hiện thấu cảm, biểu hiện thấu cảm của sinh viên. 3.2. Nghiên cứu thực tiễn Khảo sát thực trạng biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh qua đó đề xuất giải pháp phát triển biểu hiện thấu cảm ở sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có mức độ biểu hiện thấu cảm trên trung bình; - Có sự khác biệt về mức độ và biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh xét theo giới tính, khối ngành và năm học. 6. Giới hạn đề tài 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 2
  11. Nghiên cứu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua 2 nhóm biểu hiện chính: thấu cảm cảm xúc và thấu cảm nhận thức. 6.2. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu - 338 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (khách thể khảo sát bằng bảng hỏi); - 6 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (khách thể phỏng vấn); - 5 đội trưởng các đội hình tình nguyện thuộc trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (khách thể phỏng vấn). 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, gồm các nội dung: + Khái niệm và các vấn đề lý luận liên quan đến biểu hiện thấu cảm; + Các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến biểu hiện thấu cảm. - Cách tiến hành: Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu văn bản, tài liệu đã có về vấn đề “thấu cảm”, “biểu hiện thấu cảm”, “sinh viên”. Sau đó loại đi các dữ liệu không phù hợp hoặc không đáng tin cậy. Cuối cùng sử dụng các thao tác tư duy logic rút ra các kết luận khoa học cần thiết. 3
  12. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Khảo sát thực trạng biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc tự đánh giá của sinh viên cũng như các tình huống đánh giá khách quan. - Cách tiến hành: Xây dựng bảng hỏi thử, khảo sát thử nghiệm sau đó điều chỉnh thành bảng hỏi chính thức khảo sát sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về một số thông tin cá nhân của khách thể cùng với các biểu hiện thấu cảm của khách thể. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Tìm hiểu biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua tự đánh giá của sinh viên và đánh giá khách quan của đội trưởng các đội hình tình nguyện, xin ý kiến đánh giá về một số giải pháp được đề xuất nhằm phát triển mức độ biểu hiện thấu cảm ở sinh viên. - Cách tiến hành: Thu thập thông tin trực tiếp và sử dụng thông tin phỏng vấn làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu từ bảng hỏi gồm 3-4 câu hỏi mở soạn sẵn dành cho sinh viên, đội trưởng các đội hình tình nguyện tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Mục đích: Định lượng các kết quả nghiên cứu liên quan đến biểu hiện thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. - Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích các số liệu thu thập được từ bảng hỏi, bảng đánh giá và sử dụng những công cụ quy chiếu cho việc đo lường các biểu hiện và mức độ thấu cảm của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung xử lý bao gồm các thống kê mô tả (tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm, hệ số tương quan Pearson, kết quả kiểm nghiệm Anova và kiểm nghiệm T- test). 4
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Lịch sử nghiên cứu thấu cảm 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, “thấu cảm” là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và tiến hành các nghiên cứu có liên quan. Qua việc nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, người nghiên cứu nhận thấy các nhà khoa học đã tiếp cận khái niệm thấu cảm theo 2 hướng chính. Một số nhà khoa học có quan điểm xem thấu cảm là một phản ứng cảm xúc (ví dụ là lòng trắc ẩn) đối với một phản ứng cảm xúc khác của người khác (ví dụ nỗi buồn) (Preston, 2002). Rankin, Kramer và Miller cho rằng phản ứng này không phụ thuộc vào sự hiểu biết về lý do tại sao một người nào đó đau khổ, mặc dù nó có thể tạo điều kiện cho việc thấu hiểu và chia sẻ (Rankin, Kramer, Miller, 2005). Nhiều tác giả theo quan điểm này còn tập trung phân biệt thấu cảm với các trạng thái cảm xúc có biểu hiện gần giống như sự lây lan cảm xúc hoặc sự đồng cảm (Wispé, 1987; Omdahl, 1995). Cách tiếp cận này đặt chủ thể ở vai trò bị động, nghĩa là bị rơi vào một trạng thái nào đó do ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Ngược lại, một số nhà khoa học khác như Lawrence, Shaw, Baker, Baron-Cohen, David lại tiếp cận thấu cảm như một thành phần của nhận thức xã hội, nghĩa là sự hiểu biết hoặc khả năng có thể hình dung ra cảm xúc của người khác (Lawrence, Shaw, Baker, Baron-Cohen, David, 2004). Cách tiếp cận này cho thấy tính tích cực khi đặt chủ thể trong vai trò chủ động tìm hiểu và chia sẻ với cảm xúc của người khác. Không dừng lại ở các nền tảng lý luận, trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo ra công cụ đo lường sự thấu cảm. Do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu diễn ra ở nội tâm và khó quan sát được bởi người khác nên hầu hết các công cụ đều là thang đo tự đánh giá. Năm 1969, Hogan xây dựng thang đo thấu cảm (Empathy Scale) – được xem là một trong những công cụ đầu tiên đo lường sự thấu cảm – gồm 4 khía cạnh: sự tự tin xã hội, sự nhạy cảm, sự nhạy cảm và sự không tuân theo lề thói (Hogan, 1969). Tuy nhiên nhiều nhà khoa học gần đây cho rằng thang đo này phù hợp hơn cho việc đo lường các kỹ năng xã hội thay vì biểu hiện thấu cảm. Năm 1972, Mehrabian và Epstein xây dựng hoàn chỉnh bộ câu hỏi về thấu cảm (Questionnaire Measure of Emotional Empathy – QMEE), gồm 7 nhóm biểu hiện phản ánh sự thấu cảm về tình cảm hay cảm 5
  14. xúc (Mehrabian, Epstein, 1972). Năm 2004, Baron-Cohen và Wheelwright công bố kết quả nghiên cứu về khả năng thấu cảm của người người mắc hội chứng Asperger hoặc Tự kỷ chức năng cao, trong đó hai tác giả đã xây dựng thang đo chỉ số thấu cảm (Empathy Quotient – EQ). Tuy nhiên các tác giả cũng xác nhận thang đo này có thể áp dụng để đo lường sự thấu cảm ở những người bình thường (không mắc phải hai hội chứng kể trên) (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004). Với thực tế có nhiều hướng tiếp cận và công cụ đo lường khác nhau để tìm hiểu về thấu cảm, nhóm tác giả Nathan Spreng, Margaret McKinnon, Raymond Mar và Brian Levine đã tạo ra bảng hỏi thấu cảm Toronto (Toronto Empathy Questionnaire – TEQ), kế thừa những điểm chung của các nghiên cứu trước đó về thấu cảm (Nathan Spreng, Margaret McKinnon, Raymond Mar, Brian Levine, 2009). Cùng tư tưởng chọn lọc và kết hợp những điểm chung, Darrick Jolliffe và David P. Farrington đã xây dựng Thang đo thấu cảm cơ bản (The Basic Empathy Scale – BES) để đo lường mức độ thấu cảm cũng như tìm hiểu tương quan giữa thấu cảm và một số yếu tố khác về sinh lý, tâm lý (Darrick Jolliffe, David P. Farrington, 2006). Ngoài ra có thể kể đến một số thang đo tự đánh giá khác tập trung vào một số đối tượng nhất định như: Thang đo sự đồng cảm về văn hóa dân tộc (Wang, 2003), Thang đo sự đồng cảm của bác sĩ (Hojat, 2001), Thang đo sự đồng cảm của điều dưỡng (Reynold, 2000), và Thang đo sự đồng cảm của thanh thiếu niên Nhật Bản (Hashimot, Shiomi, 2002) (dẫn theo Nathan Spreng, Margaret McKinnon, Raymond Mar, Brian Levine, 2009). Có thể nhận thấy thấu cảm và những vấn đề có liên quan đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm tìm hiểu từ nửa sau thế kỷ 20. Tuy còn nhiều tranh cãi và chưa có sự thống nhất giữa các quan điểm nhưng lĩnh vực này cũng đã có được một nền tảng lý luận tương đối cùng nhiều công cụ với đa dạng về hướng tiếp cận lẫn đối tượng tìm hiểu. 1.1.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác cũng là một đề tài nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm. Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Ngọc Châu tìm hiểu về kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên đã có những số liệu đáng báo động. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 khách thể nghiên cứu có xu hướng chỉ quan tâm đến cái tôi cá nhân trong các mối quan hệ, bỏ qua cảm xúc, suy nghĩ hay sự đánh giá của người khác (Võ Thị Ngọc Châu, 2002, tr.71). 6
  15. Đề tài “Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại TP.HCM” của tác giả Ngô Thị Thạch Thảo nhấn mạnh vai trò của khả năng cảm nhận cũng như thể hiện cảm xúc trong đời sống. Đồng thời, đề tài cũng tạo dựng nền tảng lý luận vững chắc để khẳng định giá trị của việc giáo dục về cảm xúc, giáo dục về cảm nhận, thể hiện cảm xúc ngay từ giai đoạn mầm non (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013) Tác giả Kiều Thị Thanh Trà trong đề tài nghiên cứu “Trí tuệ xã hội của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM” đã tìm hiểu về mức độ thấu cảm, xét trong cấu trúc trí tuệ xã hội của sinh viên. Kết quả thống kê cho thấy sinh viên trường ĐHSP TP.HCM biểu hiện thấu cảm ở mức khá (ĐTB 53,7) và biểu hiện cao nhất ở việc tôn trọng sở thích, quan điểm của người khác (Kiều Thị Thanh Trà, 2013, tr.89-92) Nhìn chung tại Việt Nam đã có một số tác giả quan tâm đến các vấn đề về cảm xúc, cảm nhận cảm xúc, thể hiện cảm xúc trong các mối quan hệ. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu và tìm hiểu sâu về thấu cảm, ở mặt lý luận lẫn thực tiễn. 1.2. Lý luận về thấu cảm 1.2.1. Khái niệm thấu cảm Theo các nhà ngôn ngữ học, thuật ngữ “thấu cảm” (empathy) xuất phát từ từ nguyên là “empatheia”, trong tiếng Hy Lạp (em + pathos) có nghĩa là “nhập vào-cái gì gợi ra cảm xúc ở người khác; đầu thế kỷ 20 đi vào tiếng Anh thành “empathy”, tiếng Đức: Einfühlung. (Hoàng Hưng, 2017). Từ điển tiếng Việt của tác giả Lưu Văn Hy định nghĩa “thấu cảm là có sự đồng cảm, hiểu nhau” (Lưu Văn Hy, 2009, tr.1012). Trong tiếng Anh, “thấu cảm” có nghĩa tương tự với danh từ “empathy”, nghĩa là chia sẻ với cảm xúc hay trải nghiệm của một ai đó bằng cách hình dung bản thân mình trong vị trị của họ (David Matsumoto, 2009). Thuật ngữ “empathy” chỉ việc thấu hiểu hành vi của người khác trên cơ sở hành vi và trải nghiệm của chính bản thân chủ thể (denotes the understanding of the behavior of another on the basis of one’s own experience and behavior) (Julius Gould – William L. Kolb, 1964, tr.235) Dưới góc độ tâm lý học, tương ứng với mỗi hướng tiếp cận khác nhau đối với thấu cảm, các tác giả có nhiều cách định nghĩa cho khái niệm này. 7
  16. - Quan điểm xem thấu cảm là kết quả của sự ảnh hưởng cảm xúc Hai tác giả Eisenberg và Miller cho rằng thấu cảm là khi cảm giác của người quan sát khớp với cảm giác của người được quan sát, ví dụ như ai đó cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy nỗi sợ của người khác (Eisenberg – Miller, 1987). Nhìn nhận thấu cảm ở một cấp độ khác, theo tác giả Stotland, thấu cảm là sự đáp lại trạng thái cảm xúc của người khác, có thể không hoàn toàn giống mà chỉ dừng lại ở mức độ phù hợp với cảm xúc đã quan sát được, ví dụ như xuất hiện sự thương cảm khi nhìn thấy nỗi buồn của ai đó (Stotland, 1969). Đối với tác giả Batson, thấu cảm là sự quan tâm hay lòng trắc ẩn đối với một nỗi đau khổ của người khác (Batson, 1991). - Quan điểm xem thấu cảm là khả năng nhận thức cảm xúc Năm 2006, Karl Albrecht đề xuất mô hình trí tuệ xã hội S.P.A.C.E., trong đó “thấu cảm” chính là một trong năm thành tố của mô hình này, được tác giả định nghĩa là “khả năng kết nối, cảm thông với những người xung quanh dựa trên sự thấu hiểu và chia sẻ quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, … của họ” (Karl Albrecht, 2006). Tương tự, Peter Salovey và John D. Mayer cũng xem “thấu cảm” là một trong 5 thành tố của mô hình trí tuệ cảm xúc, được xác định là khả năng đồng cảm, đánh giá đúng, thúc đẩy và truyền cảm hứng, khuyến khích và an ủi người khác (Phan Trọng Ngọ, 2001, tr.176). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thấu cảm là “hình dung hoàn cảnh sống của người khác mà có khi họ còn xa lạ với ta (dẫn theo Ngô Thị Thạch Thảo, 2013, tr.18). Theo Đặng Hoàng Giang, “thấu cảm là nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, để hiểu suy nghĩ và cảm được cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét” (Đặng Hoàng Giang, 2017, tr.275). Theo tác giả Đào Thị Duy Duyên, “thấu cảm với người khác tức là cảm nhận như thể chúng ta là chính người đó, đặt mình vào vị trí của họ”. Thấu cảm chính là bước vào thế giới của người khác về mặt quan điểm, nhận thức, tình cảm, cố gắng hiểu để nhìn như cách họ nhìn, tuy nhiên làm điều đó với ý thức mình vẫn là mình chứ không phải mình là người khác (Đào Thị Duy Duyên, 2007, tr.25). Trong Tâm lý học tham vấn, thấu cảm được mô tả như là một khả năng của nhà tham vấn để bước vào thế giới của thân chủ (Carl Rogers, 1980). Nhà tham vấn không 8
  17. xúc động, mà là hiểu và cảm nhận về sự kiện xảy ra với thân chủ, bằng góc nhìn của thân chủ. (Capuzzi & Gross, 1999). - Quan điểm xem thấu cảm vừa là kết quả của sự ảnh hưởng cảm xúc, vừa là năng lực nhận thức cảm xúc Nhận thấy không thể tách rời nhận thức và cảm xúc khi nghiên cứu về một hiện tượng tâm lý, hai tác giả Baron – Cohen và Wheelwright đã đưa ra khái niệm thấu cảm có sự kết hợp của cả hai quan điểm này: Thấu cảm là phản ứng của cá nhân đến từ việc quan sát được hoặc hiểu được trạng thái tinh thần của người khác. (Baron – Cohen, Wheelwright, 2004) Đồng quan điểm này, Cohen và Strayer đã định nghĩa thấu cảm là đồng cảm, chia sẻ và hiểu cảm xúc của người khác, nhưng chủ thể trong một trạng thái cảm xúc không đồng nhất với đối tượng được quan sát (Cohen, Strayer, 1996). Quan điểm này cho phép kết hợp hai mặt trong cấu trúc thấu cảm gồm thấu cảm cảm tính (affective empathy) và thấu cảm nhận thức (cognitive empathy). Sự kết hợp này cũng được nhiều nhà khoa học khác đồng tình (Hoffman, 1987; Marshall, Hudson, Jones, Fernandez, 1995) (dẫn theo Darrick Jolliffe, David P. Farrington, 2006). Trong đề tài này, người nghiên cứu lựa chọn tiếp cận thấu cảm là sự kết hợp của ảnh hưởng cảm xúc cùng với năng lực nhận thức cảm xúc. Thuật ngữ “thấu cảm” được xác lập: Thấu cảm là sự chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc với những người xung quanh. 1.2.2. Vai trò của thấu cảm Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam qua các nghiên cứu của mình đã cho thấy tầm quan trọng của khả năng thấu cảm đối với mối quan hệ và sự phát triển của con người. Sự thấu cảm giúp cho bản thân chủ thể cảm thông chia sẻ với đối tượng mà họ tương tác. Từ đó giúp họ thiết lập mối quan hệ một cách dễ dàng hơn (Huỳnh Văn Sơn, 2011, tr.26). Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thấu cảm giúp chúng ta chấp nhận người kia dù họ rất khác với chúng ta. Điều này giúp chúng ta cải thiện các mối tương tác xã hội. Đồng thời, thấu cảm còn giúp chúng ta có thái độ phù hợp với những người cần sự giúp đỡ, chăm sóc (dẫn theo Ngô Thị Thạch Thảo, 2013, tr.18). Thomas Hatch và Howard Gardner cho rằng thành tố quyết định sự thành công trong quan hệ cá nhân gồm: năng lực tổ chức nhóm – năng lực hợp tác và lãnh đạo; năng lực thiết lập quan hệ cá nhân – năng lực đồng cảm và giao tiếp; năng lực phân tích xã hội 9
  18. – nhận ra tình cảm, động cơ và cảm xúc của người khác. Theo Howard Garner: “Trung tâm trí tuệ về quan hệ giữa con người là năng lực nắm được tâm trạng, tính khí, động cơ, ham muốn của người khác và phản ứng lại thích hợp. Trong cuộc sống không một hình thức trí tuệ nào quan trọng hơn điều đó” (Phan Trọng Ngọ, 2001). Việc hiểu cảm xúc của người khác được tác giả Ngô Thị Thạch Thảo nhận định là một năng lực xã hội. Do cảm xúc có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả công việc và các mối quan hệ, nên việc nhận diện được cảm xúc của những người xung quanh cùng với nguyên nhân nảy sinh là yếu tố quyết định để có cách ứng xử hợp lý trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống (Ngô Thị Thạch Thảo, 2013, tr.27). Những nhận định trên cho thấy thấu cảm là một năng lực quan trọng. Thấu cảm cho phép mỗi cá nhân hiểu được những ý định của người khác, dự đoán hành vi của họ, và trải nghiệm một cảm xúc được kích hoạt bởi cảm xúc của họ. Đây cũng là một trong những điều kiện để con người tương tác hiệu quả trong xã hội, đồng thời cũng là chất keo kết nối các tập thể, giúp mỗi cá nhân có thể đến gần hơn với người khác và hạn chế làm tổn thương những người xung quanh. 1.2.3. Các biểu hiện thấu cảm Khả năng thấu cảm thể hiện qua việc xác định được vị trí của mình và đối phương trong các tương tác xã hội, đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu quan điểm, cảm xúc và động cơ hành vi của họ (Kiều Thị Thanh Trà, 2013, tr.48, 49). Sự thấu cảm thể hiện ở việc người đó nhận thức được tình cảm, nhu cầu và các mối quan tâm của người khác. Khả năng thấu cảm thể hiện qua việc đọc suy nghĩ qua giao tiếp, nhạy cảm trong giao tiếp, khả năng sẵn sàng cảm nhận cảm xúc của người khác. (Huỳnh Văn Sơn, 2011). Trong các phiên tham vấn trị liệu, nhà tham vấn biểu hiện sự thấu cảm của mình với thân chủ bằng cách: không ngắt lời thân chủ, không gạt bỏ niềm tin của thân chủ, không phán xét và không đưa ra quá nhiều lời nhận định chung (Joaquin Selva, 2017). Trong đề tài này, người nghiên cứu xác định các biểu hiện thấu cảm dựa trên việc phân tích từng yếu tố được nêu ra trong Thang đo thấu cảm cơ bản (The Basic Empathy Scale – BES) của Darrick Jolliffe và David P. Farrington (Darrick Jolliffe và David P. Farrington, 2006). Thang đo đã được tác giả chỉ rõ các biểu hiện thấu cảm được xác định dựa trên 4 trong 6 cảm xúc cơ bản của con người (sợ hãi, buồn bã, tức giận, vui vẻ - không gồm cảm xúc ngạc nhiên và ghê tởm), và phân chúng vào 2 mặt biểu hiện chính: 10
  19. - Mặt biểu hiện thấu cảm cảm xúc (affective empathy), gồm các nhóm biểu hiện: + Nhóm biểu hiện 1: Có sự thay đổi tâm trạng, cuốn theo cảm xúc hay những hành vi bộc lộ cảm xúc của người khác: xúc động khi thấy người khác khóc, vui vẻ khi thấy mọi người sôi nổi, sợ hãi khi người bên cạnh e sợ, bối rối khi thấy người khác tức giận; + Nhóm biểu hiện 2: Băn khoăn, quan tâm đến những cảm nhận của người khác; + Nhóm biểu hiện 3: Hình thành tâm trạng thông qua các yếu tố tác động (sợ hãi khi xem phim kinh dị, đau buồn khi nghe một câu chuyện bi kịch, …) - Mặt biểu hiện thấu cảm nhận thức (cognitive empathy), gồm các nhóm biểu hiện: + Nhóm biểu hiện 1: Nhận biết được cảm xúc của người khác (nhận ra người khác vui, buồn, tức giận hay sợ hãi); + Nhóm biểu hiện 2: Nhận biết được mức độ cảm xúc của người khác, phân biệt được các cảm xúc có cùng tính chất nhưng khác cường độ; + Nhóm biểu hiện 3: Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của người khác; + Nhóm biểu hiện 4: Tôn trọng cảm xúc, quan điểm, sở thích của người khác. Tuy có sự phân chia thành 2 mặt nhưng trong thực tế, các biểu hiện này sẽ xuất hiện đan xen, bổ sung và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Không tồn tại cá thể nào chỉ có thể chịu ảnh hưởng mà không hề nhận thức được cảm xúc của người khác và ngược lại. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện thấu cảm Mỗi hiện tượng tâm lý người đều chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan (yếu tố sinh học, hoạt động - giao tiếp) và những yếu tố khách quan (giáo dục, gia đình, xã hội). Thấu cảm cũng là một hiện tượng tâm lý ở và sự hình thành phát triển cũng như các biểu hiện thấu cảm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Tuy nhiên, trong đề tài này, người nghiên cứu chỉ tập trung đề cập và phân tích, tìm hiểu tương quan giữa các yếu tố chủ quan với biểu hiện thấu cảm của cá nhân. Yếu tố giới tính có sự ảnh hưởng đến biểu hiện thấu cảm của con người. Kết quả nghiên cứu mức độ thấu cảm của 363 thanh thiếu niên (194 nam và 169 nữ) của hai tác giả Darrick Jolliffe và David P. Farrington cho kết quả nữ giới có số điểm thấu cảm chung cao hơn nam giới, đồng thời nữ giới cũng chiếm ưu thế ở cả hai mặt thấu cảm cảm tính lẫn thấu cảm nhận thức (Darrick Jolliffe và David P. Farrington, 2006). Nghiên cứu của Baron Cohen và Wheelwright sử dụng công cụ đo lường là thang đo chỉ số thấu cảm 11
  20. (Empathy Quotient) cũng cho ra kết quả tương tự, điểm số thấu cảm chung của nữ giới cao hơn nam giới. (Baron Cohen, Wheelwright, 2004). Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố làm cho việc thấu cảm trở nên khả thi và dễ dàng trong đó kinh nghiệm của cá nhân, khả năng kiềm chế cảm xúc và không để chúng làm méo mó cách nhìn của chúng ta về người khác là những yếu tố quan trọng (Đào Thị Duy Duyên, 2007, tr.25). Sinh viên có nhiều trải nghiệm với đời sống thực tế, cọ xát và tiếp xúc với nhiều đối tượng và chứng kiến nhiều sự kiện thăng trầm sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm nhận và chia sẻ với cảm xúc của người khác. Một trong những yếu tố mang tính quyết định cho các hiện tượng tâm lý mà thấu cảm cũng không ngoại lệ, chính là tính tích cực của cá nhân. Mức độ tham gia hoạt động giao tiếp khác nhau cũng thì cũng dẫn đến những khác biệt trong phản ánh tâm lý. Người nhiều kinh nghiệm giao tiếp, hợp tác với những người xung quanh nhận thức và cảm nhận về người khác chính xác hơn người ít kinh nghiệm giao tiếp xã hội (Ngô Công Hoàn – Trương Thị Khánh Hà, 2015, tr.119; Huỳnh Văn Sơn – Lê Thị Hân, 2016, tr.25). 1.3. Lý luận về biểu hiện thấu cảm của sinh viên 1.3.1. Thanh niên sinh viên và một số đặc điểm của thanh niên sinh viên 1.3.1.1. Khái niệm sinh viên Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latin là “Studens” - có nghĩa là người học tập, nghiên cứu, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với “student” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong tiếng Pháp và “Cmgenm” trong tiếng Nga để chỉ những người theo học ở bậc đại học, cao đẳng. Thuật ngữ SV xuất hiện đã lâu và chính thức được sử dụng vào thời kì phát triển các trung tâm giáo dục đại học và các trường đại học tổng hợp trên thế giới như Đại học Oxford (Anh) năm 1168; Đại học Pari (Pháp) năm 1200; Đại học Praha (Cộng hoà Séc) năm 1348… Độ tuổi của SV hiện tại được quy định từ 18 đến 24 tuổi, trùng hợp với giai đoạn thứ hai của tuổi thanh niên (từ 18 đến 25 tuổi). Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị bổ sung cho đội ngũ trí thức hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội (Nguyễn Thạc – Phạm Thành Nghị, 2015, tr.52, 53). Theo Hoàng Phê (2014), SV là người học ở bậc Đại Học (Hoàng Phê, 2014). Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học. Quá 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2