intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

22
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu lí thuyết về câu tỉnh lược và câu đặc biệt, luận văn tiến hành thống kê, phân loại câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn của Nam Cao. Đồng thời, nâng cao được năng lực phân tích và khám phá những giá trị nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn Nam Cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯƠNG PHI YẾN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP TRƯƠNG PHI YẾN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ Trước tiên, chúng tôi xin cảm ơn các thầy cô Khoa Khoa học cơ bản nói riêng, các thầy cô Trường Đại học Võ Trường Toản nói chung, đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt bốn năm học tập ở ngôi trường này. Chúng tôi cũng xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về công lao của các thầy cô giảng dạy trong việc truyền đạt kiến thức chuyên ngành để chúng tôi có một nền tảng vững chắc. Kế đến, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp, cảm ơn cô đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ dạy cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ, cán bộ Thư viện TP. Cần Thơ và Trường Đại học Võ Trường Toản đã nhiệt tình cung cấp nguồn tài liệu cần thiết cho chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Trương Phi Yến
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Trương Phi Yến
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT 1.1 . Câu tỉnh lược .................................................................................................. 7 1.1.1. Quan điểm của các tác giả về câu tỉnh lược ................................................. 7 1.1..1 . Quan điểm của Nguyễn Kim Thản ........................................................... 7 1.1..2 . Quan điểm của Trần Ngọc Thêm .............................................................. 9 1.1..3 . Quan điểm của Phan Mậu Cảnh .............................................................. 11 1.1..4 . Quan điểm của Diệp Quang Ban............................................................. 13 1.1.2. Nhận xét ..................................................................................................... 15 1.2. Câu đặc biệt ................................................................................................... 17 1.2.1. Quan điểm của các tác giả về câu đặc biệt ................................................. 17 1.2.1.1. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản ......................................................... 17 1.2.1.2. Quan điểm của các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt ..................................... 18 1.2.1.3. Quan điểm của Cao Xuân Hạo ................................................................ 19 1.2.1.4. Quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp .......................................................... 20 1.2.1.5. Quan điểm của Diệp Quang Ban............................................................. 21 1.2.2. Nhận xét ..................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO 2.1. Vài nét về Nam Cao và truyện ngắn Nam Cao ............................................. 26 2.1.1. Vài nét về Nam Cao ................................................................................... 26 2.1.2. Vài nét về truyện ngắn Nam Cao ............................................................... 27 2.2. Thống kê, phân loại câu tỉnh lược trong truyện ngắn Nam Cao ................... 30 2.2.1. Câu tỉnh lược dựa vào bối cảnh ................................................................. 30
  6. 2.2.2. Câu tỉnh lược dựa vào văn cảnh ................................................................. 33 2.3. Thống kê, phân loại câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao ..................... 36 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÂU TỈNH LƯỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 3.1. Giá trị sử dụng câu tỉnh lược ......................................................................... 39 3.1.1. Giá trị sử dụng câu tỉnh lược dựa vào bối cảnh giao tiếp .......................... 39 3.1.2. Giá trị sử dụng câu tỉnh lược dựa vào văn cảnh ......................................... 44 3.2. Giá trị sử dụng câu đặc biệt........................................................................... 50 3.2.1. Câu đặc biệt xác định, nhận định thời gian ................................................ 50 3.2.2. Câu đặc biệt biểu thị cảm xúc .................................................................... 52 3.2.3. Câu đặc biệt biểu thị sự tồn tại sự vật ........................................................ 55 3.2.4. Câu đặc biệt dùng làm lời gọi .................................................................... 57 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dân gian ta thường nói: “Phong ba bão táp không bằng Ngữ pháp Việt Nam”. Bởi ngữ pháp là một lĩnh vực phức tạp của ngôn ngữ. Khi bắt đầu cắp sách đến trường, chúng tôi đã được làm quen với môn học này theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp tùy theo mỗi cấp học. Nhưng dù tiếp xúc ở mức độ nào thì chúng tôi cũng phải thừa nhận ngữ pháp Việt Nam ta thật phong phú và rất phức tạp. Trong suốt bốn năm gắn bó với giảng đường đại học, với đặc thù của ngành Văn học, chúng tôi đã được tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn ở hai lĩnh vực văn học và ngôn ngữ. Trong khoảng thời gian này, chúng tôi đã có những suy nghĩ mới mẻ và thực sự thấm thía về sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Chỉ đơn thuần là một lối so sánh, một câu nói bỏ lửng, một sự tách câu hay một câu không hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp là cả một nghệ thuật về sự phát ngôn. Có đi sâu vào lĩnh vực ngôn ngữ học, đặc biệt là phần cú pháp thì ta mới thấy được đây quả thật là một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn nhưng cũng có lắm sự rối rắm ẩn chứa bên trong. Điển hình như câu tỉnh lược và câu đặc biệt. Chính vì sự phức tạp của hai loại câu này, chúng tôi đã chọn đề tài “Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình. Bằng tất cả niềm say mê, yêu thích và sự ham hiểu biết của mình, chúng tôi hy vọng qua luận văn này, có thể hiểu được sự vận dụng câu tỉnh lược và câu đặc biệt của Nam Cao trong việc sáng tác văn chương. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Đề tài “Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao” là một đề tài mới. Tuy nhiên, hiện tượng câu tỉnh lược và câu đặc biệt cũng như về tác giả và tác phẩm của Nam Cao thì đã có nhiều tài liệu nghiên cứu. Vấn đề câu trong tiếng Việt nói chung, câu tỉnh lược và câu đặc biệt nói riêng đã trở thành đề tài quen thuộc của nhiều nhà ngôn ngữ học. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Có thể nói rằng, hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Việt đều đề cập đến. Trước Cách mạng tháng Tám, ngữ pháp tiếng Việt nói chung, cú pháp tiếng Việt nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hoàn thiện vì chịu nhiều ảnh hưởng của ngữ pháp tiếng Pháp. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 1 SVTH: Trương Phi Yến
  8. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao Nhưng từ những năm 60 trở đi, bình diện cú pháp được đặc biệt quan tâm. Các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đều ít nhiều đề cập đến câu tỉnh lược, câu đặc biệt. Về câu tỉnh lược, nhiều công trình nghiên cứu ngữ pháp đề cập đến như: Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt (Nguyễn Kim Thản), Giáo trình tiếng Việt (tập 2) (Trịnh Mạnh - Nguyễn Huy Đàn), Ngữ pháp tiếng Việt (Uỷ ban KHXH Việt Nam)… Trong công trình Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Nguyễn Kim Thản cho rằng câu tỉnh lược “Là một loại câu mà người ta có thể dựa vào hoàn cảnh mà khôi phục lại bộ mặt hoàn cảnh của nó, khác với câu một thành phần” [23; tr.231]. Tác giả Nguyễn Kim Thản dành riêng một phần nói về trường hợp rút gọn câu, tác giả quan niệm câu rút gọn (hay câu tỉnh lược) là “Những câu có thể dựa vào hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ mà bớt đi một hay cả hai thành phần chủ yếu của câu” [23; tr.610]. Tác giả Trịnh Mạnh - Nguyễn Huy Đàn cũng quan niệm trong Giáo trình tiếng Việt (tập hai) như sau: “Căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp chủ yếu là căn cứ vào cụm C-V; người ta có thể chia câu làm 3 loại: “Câu bình thường, câu rút gọn và câu đặc biệt” [19; tr.56]. Theo ông: “Câu bình thường là câu có đủ thành phần chính; câu rút gọn là câu ẩn bớt thành phần; câu đặc biệt là câu không xác định được thành phần. Câu bình thường có câu đơn và câu ghép” [19; tr.57]. Trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm xem tất cả những phát ngôn không hoàn chỉnh về cấu trúc là ngữ trực thuộc. Những phát ngôn tỉnh lược nòng cốt (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) được gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược. Ông cho rằng: “Phép tỉnh lược mạnh thuộc phạm vi của hiện tượng tỉnh lược liên kết. Có thể định nghĩa như sau: Phép tỉnh lược mạnh là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành phần nòng cốt, dựa vào sự có mặt của chúng trong chủ ngôn. Ngữ trực thuộc bằng phép tỉnh lược gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược” [24; tr.220]. Trong bài viết Về khái niệm “Tỉnh lược”, tác giả Phan Văn Tình cho rằng, tỉnh lược là “Hiện tượng bỏ bớt các thành phần trong phạm vi cú pháp và rộng hơn, là ngôn bản (văn bản). Chính ở đây, các yếu tố ngữ nghĩa và ngữ dụng đã chi phối GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 2 SVTH: Trương Phi Yến
  9. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao phép tỉnh lược” [26; tr.57]. Tác giả Phan Văn Tình đề cập đến vấn đề ngữ cảnh, khái niệm tỉnh lược cũng như các trường hợp tỉnh lược trong văn bản. Trong bài viết Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt, tác giả Phan Mậu Cảnh cho rằng: “Phát ngôn tỉnh lược là một loại phát ngôn đơn phần, có đủ căn cứ để chuyển thành phát ngôn song phần, có sự phụ thuộc hoặc liên đới nhất định trong ngữ cảnh” [4; tr.17]. Ông quan tâm hơn đến loại phát ngôn tỉnh lược chủ ngữ ở hai trường hợp: chủ ngữ ở ngoài văn cảnh và trong văn cảnh. Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban cho rằng: “Tỉnh lược được hiểu là một bộ phận nào đó của câu lẽ ra phải có mặt trong câu, nhưng vì lí do nào đó nó được rút bỏ đi mà vẫn không làm ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa của câu đang xét” [3; tr.278]. Tác giả đã chia câu tỉnh lược thành: tỉnh lược chủ ngữ, tỉnh lược vị tố và tỉnh lược bổ tố. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định sự tồn tại của câu tỉnh lược trong ngữ pháp Việt Nam.Tuy nhiên, khái niệm, thuật ngữ định danh cho câu tỉnh lược vẫn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả. Về câu đặc biệt, nhiều công trình bàn về vấn đề phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp ít nhiều đều đề cập đến loại câu này. Chúng ta có thể kể đến một số tác giả như: các tác giả của Ngữ pháp tiếng Việt (1983), Nguyễn Văn Hào, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Văn Hiệp,… Các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng: “Câu đơn đặc biệt là loại câu bao gồm nòng cốt đơn đặc biệt, tức nòng cốt một thành phần” [29; tr.187]. Công trình này bước đầu đã khái quát được một số trường hợp sử dụng câu đơn đặc biệt. Trong Tiếng Việt, tác giả Nguyễn Văn Hào (chủ biên) cũng chỉ mới đưa ra khái niệm về câu đặc biệt “Là câu đơn chỉ do một đơn vị ngữ pháp, một ngữ hay một liên hợp từ, ngữ tạo thành” [10; tr.297]. Theo tác giả, nó phụ thuộc vào bối cảnh giao tiếp và mục đích thông báo nếu tách rời sẽ mất tư cách câu. Tác giả Diệp Quang Ban trình bày trong Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2) khá chi tiết về đặc điểm, các loại kiểu câu và các trường hợp sử dụng câu đơn đặc biệt. Theo ông, câu đơn đặc biệt “Là một kiến trúc kín tự thân chứa một trung tâm cú pháp chính, không đòi hỏi phải thêm một trung tâm cú pháp chính nào khác, hơn nữa, trong đó không cần và không thể xác định đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ” [2; tr.153]. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 3 SVTH: Trương Phi Yến
  10. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao Ông cho rằng có hai loại câu đặc biệt: câu đơn đặc biệt danh từ và câu đơn đặc biệt vị từ, trong đó câu đặc biệt danh từ và vị từ có tác dụng dùng làm câu cảm thán. Nhìn chung, vấn đề câu đặc biệt, tuy được các nhà Việt ngữ học rất quan tâm, có nhiều công trình đề cập nhưng cho đến nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến chưa thống nhất, khi đi vào thực tế của việc xác định, phân tích câu. Về tác giả Nam Cao, ông là một tác giả lớn trên văn đàn. Tác phẩm của Nam Cao không chỉ để lại dấu ấn trong lòng người đọc mà còn là nguồn tư liệu phong phú để các thế hệ sau tìm tòi, nghiên cứu. Vì thế, đã có không ít nhà nghiên cứu khảo sát về con người cũng như sự nghiệp sáng tác của ông như: Nguyễn Văn Hạnh, Hà Minh Đức, Vũ Tuấn Anh, Trần Ngọc Hưởng, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Nguyễn,… Trong quyển Tác giả trong nhà trường - Nam Cao có trích một bài viết Nam Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của Trần Đăng Suyền, tác giả này khẳng định Nam Cao “Là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo” [20; tr.31]. Trong quyển Luận đề văn chương Nam Cao - Một đời người một đời văn, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Bằng những tác phẩm của mình, Nam Cao có phần đóng góp quan trọng bậc nhất vào sự phát triển ngôn ngữ văn xuôi dân tộc (…) Ngôn ngữ của ông phong phú, đầy sức sống. Nam Cao sử dụng có chọn lọc một cách thích hợp tiếng địa phương, tiếng nghề nghiệp, cả tiếng “lóng” nữa trong tác phẩm của mình. Vì thế, một mặt, ngôn ngữ của Nam Cao có tính chuẫn mực của ngôn ngữ văn học dân tộc; mặt khác, lại không rơi vào tình trạng “sách vở”, trau chuốt, do đó mà không nghèo nàn, thiếu sức sống như thứ ngôn ngữ mà ta có thể bắt gặp trong tác phẩm của một số nhà văn Tự lực văn đoàn. So với nhà văn cùng thời, ngôn ngữ của Nam Cao, đến bây giờ nhìn lại là ngôn ngữ ít cũ đi nhất.” [9; tr. 41]. Trong quyển Nam Cao - Đời văn và tác phẩm, tác giả Hà Minh Đức ít nhiều có đề cập đến những thành công của ông trên bình diện ngôn từ. Theo ông, “Nam Cao có lối viết cô đúc, ngắn gọn mà giàu sức gợi cảm (…) Hơi văn chắc, khỏe và GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 4 SVTH: Trương Phi Yến
  11. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao giàu sức sống, vẫn có sự chọn lọc kỹ càng và gợi cảm về ngôn từ” [8; tr.284]. “Văn Nam Cao thường có cấu trúc câu gọn, đanh và khỏe. Nhiều lúc hơi văn gấp, dồn dập trong những tâm trạng mâu thuẫn của nhân vật” [8; tr.246]. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa đi sâu vào hiện tượng câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao. Do đó, luận văn này chỉ là sự thể nghiệm, tìm tòi ban đầu dựa trên một số tài liệu sẵn có, nhằm tìm hiểu sâu hơn về hai loại câu này trong truyện ngắn của Nam Cao. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tìm hiểu lí thuyết về câu tỉnh lược và câu đặc biệt, luận văn tiến hành thống kê, phân loại câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn của Nam Cao. Trên cơ sở đó, chúng tôi bước đầu thử vận dụng lý thuyết về câu tỉnh lược và câu đặc biệt vào việc tìm hiểu giá trị sử dụng của chúng trong truyện ngắn Nam Cao. Qua đó, chúng tôi sẽ được củng cố, tích lũy thêm những kiến thức về ngữ pháp nói chung và về câu tỉnh lược, câu đặc biệt nói riêng. Đặc biệt là sự vận dụng linh hoạt các loại câu nhằm để tạo hiệu quả biểu đạt trong tác phẩm. Mặt khác, chúng tôi năng cao được năng lực phân tích và khám phá những giá trị nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn Nam Cao. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài này chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu câu tỉnh lược và câu đặc biệt (ở phạm trù câu đơn) trong truyện ngắn Nam Cao. Luận văn đặt trọng tâm vào ba yêu cầu cơ bản: một là hệ thống một số vấn đề lý thuyết về câu tỉnh lược và câu đặc biệt từ một số công trình ngữ pháp học, hai là khảo sát các dạng thức câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong tác phẩm Nam Cao và ba là giá trị sử dụng câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn của Nam Cao. Tài liệu tham khảo là các công trình về ngữ pháp tiếng Việt, về phong cách học liên quan đến câu đặc biệt và câu tỉnh lược, một số tài liệu về tác giả, tác phẩm Nam Cao. Trong điều kiện cho phép, luận văn khảo sát tổng cộng 37 truyện ngắn của Nam Cao in trong Truyện ngắn Nam Cao - Tuyển tập những truyện ngắn hay nhất của NXB Văn Học, 2012. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với tinh thần học hỏi, chúng tôi thu thập tài liệu và kế thừa những thành tựu trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Để hoàn thành tốt luận văn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 5 SVTH: Trương Phi Yến
  12. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao này, trước hết chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm lược thuật một số vấn đề về lý thuyết câu tỉnh lược và câu đặc biệt. Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để thống kê, phân loại các câu tỉnh lược và câu đặc biệt được sử dụng trong từng tác phẩm cụ thể. Từ đó, chúng tôi dùng phương pháp phân tích để phân tích một số trường hợp tiêu biểu làm nổi bật cách sử dụng câu tỉnh lược, câu đặc biệt nhằm tăng hiệu quả biểu đạt trong tác phẩm của Nam Cao. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 6 SVTH: Trương Phi Yến
  13. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ CÂU TỈNH LƢỢC VÀ CÂU ĐẶC BIỆT 1.1 . CÂU TỈNH LƢỢC 1.1.1. Quan điểm của một số tác giả về câu tỉnh lƣợc Trong giao tiếp, việc tỉnh lược các thành phần câu trong những điều kiện cho phép là hiện tượng thường gặp và hầu như ngôn ngữ nào cũng có. Biện pháp này diễn ra ở mọi đơn vị ngôn ngữ, nhất là trong nội bộ của câu và giữa các câu. Đặc biệt nhất là tỉnh lược thành phần nòng cốt. Các nhà ngôn ngữ có những kiến giải khác nhau về hiện tượng tỉnh lược này. 1.1.1.1. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản Trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, tác giả cho rằng câu tiếng Việt có hai loại: câu đơn giản và câu phức hợp. Đến lượt câu đơn giản, Nguyễn Kim Thản chia thành hai loại: câu có thể chia thành phần (câu song phần và câu đơn phần) và câu không thể chia thành phần (câu danh xưng). Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến trường hợp câu rút gọn. Theo tác giả, câu rút gọn (hoặc câu tỉnh lược) là “những câu có thể dựa vào hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ mà bớt đi một hay cả hai thành phần chủ yếu của câu” [23; tr.610]. Tác giả nêu ra các dạng thức của câu rút gọn là: 1) Loại rút gọn thường gặp nhất là loại câu rút chủ ngữ: + Trong đối thoại thân mật, khi nói về ngôi thứ nhất hay khi hỏi đối phương (ngôi thứ hai) Ví dụ: Chưa về à? + Khi mình nói với mình hoặc dùng những động từ chỉ sự cầu khẩn để nói lên yêu cầu của mình. Ví dụ: Mời chị vào công an với tôi. (Nguyễn Đình Thi) + Khi nói về hiện tượng thiên nhiên (rút chủ ngữ trời): Ví dụ: Mưa. (Nguyễn Công Hoan) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 7 SVTH: Trương Phi Yến
  14. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao + Khi ra lệnh: Ví dụ: Im! Khỏe lên! (Nguyễn Công Hoan) + Khi đánh mắng: Ví dụ: Cứng cổ này! Khó bảo này! (Nguyễn Công Hoan) + Khi câu nọ hàm tiếp với câu kia: Ví dụ: Anh cứ hát! Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. (Nguyễn Công Hoan) 2) Loại câu rút gọn vị ngữ: Mô hình: S // Loại câu này được sử dụng ít hơn. Đó là một trong những lý do bộ phận vị ngữ quan trọng hơn cả. + Vị ngữ có thể bị rút gọn khi người ta trả lời câu hỏi, trong đó bộ phận chủ ngữ là đại từ nghi vấn: ai…gì,…nào. Ví dụ: - Ai viết đây? - Tôi. + Khi có ý so sánh và đoạn câu hay câu thứ hai là câu phủ định thì có thể bớt vị ngữ. Ví dụ: • Anh ấy đói còn tôi thì không. • Họ chẳng có một tí gì. Đồ đạc không. Hòm xiểng không. (Nam Cao) 3) Loại câu rút gọn chủ - vị: Hai thành phần chủ yếu của câu có thể rút gọn. + Khi người ta trả lời trong đó đại từ nghi vấn làm thành phần thứ yếu của câu (trạng ngữ) hay từ tố (bổ tố, định tố). Ví dụ: - Thế học những gì? GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 8 SVTH: Trương Phi Yến
  15. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao - Các mac. (Hồ Chủ tịch) + Khi câu đối thoại hàm tiếp với câu trên cũng có thể rút gọn cả hai thành phần chủ yếu: Ví dụ: - …đã có cách khác? - Cách gì kia? (Học Phi) Theo tác giả, câu rút gọn (tỉnh lược) phân biệt với câu đơn phần (vốn chỉ có vị ngữ và không có chủ ngữ) và câu danh xưng (chỉ có thể từ nói lên sự vật và không thể nào gọi đó là thành phần gì cả). 1.1.1.2. Quan điểm của Trần Ngọc Thêm Trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Phép tỉnh lược mạnh thuộc phạm vi của hiện tượng tỉnh lược liên kết. Có thể định nghĩa như sau: Phép tỉnh lược mạnh là phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện ở sự lược bỏ trong kết ngôn những yếu tố làm thành phần nòng cốt, dựa vào sự có mặt của chúng trong chủ ngôn. Ngữ trực thuộc bằng phép tỉnh lược gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược” [24; tr.220]. Theo ông, khi xét những kiểu tỉnh lược đơn khi lược tố chỉ gồm một thành phần nòng cốt, có thể có những hiện tượng tỉnh lược sau: 1) Tỉnh lược trạng ngữ (Ø = Tr) Sự vắng mặt của trạng ngữ chỉ mang chức năng liên kết tỉnh lược mạnh ở các ngữ trực thuộc xây dựng theo nòng cốt tồn tại, vì chỉ có ở kiểu này, trạng ngữ mới làm thành phần nòng cốt. Ví dụ: Chỉ có những chỗ không ai ngờ mới có đò ngang sang sông. Ø Có lối tắt vòng sau lưng phủ Hoài ra đầu ô. Và Ø có hàng quán. (Quê nhà – Tô Hoài) Ngữ trực thuộc có liên kết tỉnh lược kiểu này có thể gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược trạng ngữ. 2) Tỉnh lược chủ ngữ (Ø = C) Sự vắng mặt của chủ ngữ chỉ có chức năng liên kết tỉnh lược mạnh trong các ngữ trực thuộc xây dựng theo nòng cốt đặc trưng và nòng cốt quan hệ. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 9 SVTH: Trương Phi Yến
  16. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao Ví dụ: • Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi Ø được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Báo cáo chính trị tại Đại hội II, 2-1951 – Hồ Chí Minh) • Ông có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có cả trang trại ở quê nhà. Vậy thì chính là một người giàu đứt đi rồi. (Sao lại thế này – Nam Cao) Những ngữ trực thuộc có liên kết kiểu đang xét có thể gọi là ngữ trực thuộc tỉnh lược chủ ngữ. 3) Tỉnh lược vị ngữ (Ø = V) Trong phân đoạn cấu trúc thì vị ngữ thuộc phần thuyết; còn trong phân đoạn thông báo thì trong phần lớn trường hợp, nó cũng thuộc phần thông báo, là cái mới của phát ngôn. Chính vì vậy mà kiểu tỉnh lược vị ngữ rất ít gặp: Trong khi kiểu tỉnh lược chủ ngữ chiếm tới 62% thì kiểu tỉnh lược vị ngữ chỉ chiếm có 3%, còn lại là các kiểu tỉnh lược khác. Cả bốn kiểu cấu trúc nòng cốt đều chứa vị ngữ, do vậy hiện tượng tỉnh lược vị ngữ có thể xảy ra ở bốn kiểu nòng cốt. Tuy nhiên, trên thực tế nó chỉ phổ biến ở các ngữ trực thuộc xây dựng theo nòng cốt đặc trưng. Trong trường hợp này, thành phần nòng cốt còn lại là chủ ngữ. Ngoài ra, còn có thể có những thành phần phụ khác nếu chúng thuộc phần thông báo. Khi đó, giữa chủ ngữ với các thành phần phụ này thường có dấu phẩy (hoặc dấu ngang nối), đây là một hình thức đánh dấu vị ngữ tỉnh lược. Ví dụ: Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của nhà hát lớn, sân khấu, người xem. Tôi, đến vợ con. (Ở rừng – Nam Cao) Nếu các thành phần phụ cũng thuộc phần nêu thì chúng có thể tỉnh lược cùng với vị ngữ. Khi đó, chủ ngữ sẽ là thành phần duy nhất còn lại trong ngữ trực thuộc. Trong trường hợp này, thường có những yếu tố phụ đi kèm và đứng ở vị trí đầu. Yếu tố đó có thể là từ nối. Ví dụ: GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 10 SVTH: Trương Phi Yến
  17. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người Ø. (Thằng ăn cắp – Nguyễn Công Hoan) Hoặc có thể là phó từ xác định (phổ biến nhất là cả chỉ sự bổ xung). Ví dụ: Nghĩa về đến cửa. Cả bà Xuất với Ngát và Đề Cụt Ø. (Quê nhà – Tô Hoài) (Tất nhiên là ngược lại không đúng: không phải mọi ngữ trực thuộc bắt đầu bằng cả đều thuộc loại này) Hiện tượng tỉnh lược vị ngữ ở các ngữ trực thuộc xây dựng theo nòng cốt quan hệ và nòng cốt tồn tại cũng có thể gặp, nhưng không nhiều. Ví dụ: Trên dãy ghế hạng nhất, có chừng hai ba chục người. Hạng nhì Ø đông hơn. Hạng ba Ø đông hơn nữa. (Đào kép mới – Nguyễn Công Hoan) Đối với nòng cốt qua lại, việc tỉnh lược vị ngữ lại càng ít gặp. Ở kiểu tỉnh lược vị ngữ này, lược tố luôn luôn đồng chức năng với chủ tố. Các ngữ trực thuộc liên kết bằng phép tỉnh lược mạnh kiểu đang xét gọi là ngữ trực thuộc vị ngữ. 1.1.1.3. Quan điểm của Phan Mậu Cảnh Trong Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt, tác giả Phan Mậu Cảnh cho rằng “phát ngôn tỉnh lược là một loại phát ngôn đơn phần, có đủ căn cứ để chuyển thành phát ngôn song phần, có sự phụ thuộc hoặc liên đới nhất định trong ngữ cảnh” [4; tr.17]. Căn cứ vào lược tố (thành phần tỉnh lược) và ngữ cảnh xuất hiện của phát ngôn để phân chia kiểu phát ngôn tỉnh lược. Kết quả tổng hợp các kiểu phát ngôn tỉnh lược được tác giả thể hiện qua bảng tổng kết sau: [4; tr.18] CẤU TẠO- HOÀN CẢNH NGỮ KIỂU PHÁT NGÔN TỈNH LƯỢC VỊ TRÍ SỬ DỤNG CẢNH CHUNG Chủ ngữ xác Chỉ có vị ngữ. Trong các Bối định trong bối Đứng trước, loại phát ngôn: cảnh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 11 SVTH: Trương Phi Yến
  18. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao cảnh. hoặc sau phát đối đáp, hỏi hội Ví dụ: ngôn khác. đáp, cầu khiến, thoại. • Chết rồi à? ứng xử. • Hết thở rồi!! Chủ ngữ hiểu Chỉ có vị ngữ. Trong các Bối ngầm trong Đứng trước, loại phát ngôn cảnh bối cảnh. sau phát ngôn nói về thời tiết, hiện Ví dụ: khác hoặc gắn giờ giấc, đối hữu • Khuya quá rồi! với bối cảnh. tượng trực tiếp, (trực • Bụi quá! cảm giác… tiếp). PHÁT PHÁT Chủ ngữ phiếm Chỉ có vị ngữ. Trong các Bối NGÔN NGÔN định. Đứng biệt phát ngôn miêu cảnh TỈNH KHUYẾT Ví dụ: lập, gắn tả, suy nghĩ, chung. LƯỢC CHỦ • Nghĩ người ta với hoàn chỉ thị, CHỦ NGỮ cũng buồn cười. cảnh chung. hướng dẫn, NGỮ • Đừng phá của phương châm, công! cổ động… PHÁT NGÔN Chỉ có vị ngữ. Sau các phát Văn ẨN CHỦ Sau phát ngôn ngôn có cùng cảnh NGỮ cơ sở. chủ ngữ. (văn Ví dụ: bản). Thanh sắt giữ chặt chân họ. Làm sao mà chạy đi cho được. PHÁT NGÔN TỈNH LƯỢC VỊ NGỮ Chỉ có chủ Sau các phát Bối Ví dụ: ngữ. ngôn có cùng cảnh - Con gì to thế kia? Sau phát ngôn vị ngữ . hoặc - Con sư tử! cơ sở hoặc Trả lời cho văn bối cảnh hiện câu hỏi: cảnh. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 12 SVTH: Trương Phi Yến
  19. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao hữu. Ai?, cái gì?, con gì?. PHÁT NGÔN TỈNH LƯỢC CHỦ NGỮ- Chỉ có thành Trong hội Bối VỊ NGỮ phần phụ đại thoại. cảnh/ Ví dụ: diện. Trong văn văn - Chị vẫn đảng ủy chứ? Sau phát ngôn bản. cảnh. - Vẫn cơ sở (hoặc bối cảnh hiện hữu). 1.2.1.4. Quan điểm của Diệp Quang Ban Trong Ngữ pháp tiếng Việt (2005), Diệp Quang Ban cho rằng câu tỉnh lược có các loại sau: 1) Câu tỉnh lược chủ ngữ: Câu tỉnh lược chủ ngữ là câu đơn hai thành phần, chủ ngữ trong câu vắng mặt và không được nhắc đến trong hoàn cảnh từ ngữ xung quanh câu ấy, những kiểu câu này vẫn có ít nhiều tính tự lập.Trong câu tiếng Việt thường gặp một số câu tỉnh lược chủ ngữ sau đây: + Câu tỉnh lược chủ ngữ là câu cầu khiến: là “câu mà chủ ngữ trong đó bao giờ cũng là người tiếp nhận câu nói. Sắc thái cầu khiến biểu lộ rõ hơn khi trong câu không dùng yếu tố làm chủ ngữ” [3; tr.280-281]. Ví dụ: Bác chờ cho một lát ạ! (Kính trọng) + Câu tỉnh lược chứa các từ chỉ khả năng, chỉ sự cần thiết: có thể, cần, nên, phải… Ví dụ: Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa, văn nghệ của dân tộc ta và của thế giới. (Phạm Văn Đồng) + Câu tỉnh lược chủ ngữ là khẩu hiệu, hành động có thể là lời kêu gọi, là phương châm hành động. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 13 SVTH: Trương Phi Yến
  20. Câu tỉnh lược và câu đặc biệt trong truyện ngắn Nam Cao Ví dụ: Thi đua dạy tốt, học tốt. (Khẩu hiệu hành động) + Câu tỉnh lược chủ ngữ là tục ngữ hay các câu nói về những chân lý phổ biến, tập tục phổ biến: thường hoặc có tính chất nhân xưng chung, hoặc có tính nhân xưng bất định. Ví dụ: Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây. (Tục ngữ) + Câu tỉnh lược chủ ngữ là lời cầu chúc, cầu mong, lời chào, là lời chính người nói dùng bộc lộ thái độ của mình với người nghe. Ví dụ: • Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do. (Hồ Chí Minh) • Chúc các đồng chí thu nhiều thành tích trong công tác văn hóa và luôn phấn khởi, vui vẻ. (Phạm Văn Đồng) + Câu tỉnh lược chủ ngữ dùng làm câu mở đầu và chuyển ý. Ví dụ: Xin kể với các đồng chí một chuyện nữa. (Phạm Văn Đồng) + Câu tỉnh lược chủ ngữ dùng khi nói một mình: khi mình tự nói với mình về bản thân hay về ai, về cái gì đó. Ví dụ: Thế là đi cả rồi. + Câu tỉnh lược chủ ngữ chứa động từ cảm nhận: thấy, nghe dùng để tạo nhân xưng chung, tính phổ biến đối với mọi người. Ví dụ: Bước vào khỏi cổng thôn Đoài, đã thấy nhà ông Nghị Quế. (Ngô Tất Tố) + Câu tỉnh lược dùng trong liệt kê. Ví dụ: GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp 14 SVTH: Trương Phi Yến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2