intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: So sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: So sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được thực hiện với mong muốn tìm ra sự độc đáo, mới mẻ trong cách sử dụng so sánh tu từ trong thơ ông. Trong các câu thơ, các bài thơ và các tập thơ tiêu biểu của Xuân Diệu. Để từ đó hiểu thêm về một tâm hồn thơ khao khát yêu và khao khát giao cảm với cuộc đời, cũng như một tâm hồn thơ luôn tìm tòi và cống hiến cho nghệ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: So sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió

  1. 1234579   671  6
  2.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ XUÂN DIỆU QUA HAI TẬP: THƠ THƠ VÀ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VÕ THỊ LẪY Hậu Giang- Năm 2014
  3. 1234579   671  6
  4.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ XUÂN DIỆU QUA HAI TẬP: THƠ THƠ VÀ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. BÙI THỊ TÂM VÕ THỊ LẪY MSSV: 1056010061 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3 Hậu Giang- Năm 2014
  5. LỜI CẢM ƠN F ----F G---- Là sinh viên ngành Cử nhân Văn học của trường Đại học Võ Trường Toản, được làm luận văn tốt nghiệp đó là niềm vinh dự lớn lao đối với tôi. Luận văn đó là cơ hội để tôi thể hiện những kiến thức, kỹ năng đã học được trong suốt quá trình học tập, cũng như thử thách để tôi vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường. Luận văn cũng là hành trang quý báu khi tôi ra trường và vững bước ở tương lai. Để hoàn thành luận văn, cùng với những nỗ lực của bản thân, người viết nhận được sự động viên, giúp đỡ của rất nhiều người. Đầu tiên tôi vô cùng biết ơn Cha Mẹ - Người đã sinh thành dưỡng dục cho tôi sức mạnh, cũng như là nguồn động viên, ủng hộ rất lớn cho tôi cả về vật chất lẫn tinh thần. Người viết xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ths. Bùi Thị Tâm- Cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn người viết trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô giáo trong Khoa khoa học cơ bản đã cung cấp cho người viết những kiến thức quý báo trong quá trình h tập. ọc Bên cạnh đó tôi cũng gửi lời cám ơn đến các bạn, những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này. Người viết xin chân thành cảm ơn! Hậu Giang, ngày……tháng…… năm 2014 Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Võ Thị Lẫy
  6. LỜI CAM ĐOAN F ----F G---- Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ h tên) ọ Võ Thị Lẫy
  7. MỤC LỤC Mục lục MỞ ĐẦU 1. Lý do ch đề tài .............................................................................................. 1 ọn 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SO SÁNH VÀ SO SÁNH TU TỪ .............................. 8 1.1.1 So sánh tu từ ................................................................................................... 8 1.1.2 So sánh luận lí ................................................................................................ 9 1.1.3 Sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí ........................................ 9 1.2 MỘT SỐ QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ SO SÁNH TU TỪ CỦA CÁC NHÀ NGÔN NGỮ ............................................................................... 10 1.2.1 Quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Nở.......................................................... 11 1.2.2 Quan niệm của tác giả Hữu Đạt ...................................................................... 12 1.2.3 Quan niệm của tác giả Cù Đình Tú ................................................................. 14 1.2.4. Quan niệm của tác giả Đinh Trọng Lạc ........................................................ 15 1.3 CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH TU TỪ ............................................................. 17 1.3.1 Hình thức so sánh tu từ A như (dường như, giống như…)B .......................... 17 1.3.2 Hình thức so sánh tu từ A là B (B là hình ảnh) .............................................. 18
  8. 1.3.3 Hình thức so sánh tu từ A bao nhiêu B bấy nhiêu ......................................... 18 1.3.4 Hình thức so sánh tu từ không có từ so sánh ................................................. 18 1.3.5 Hình thức so sánh tu từ A hơn, bằng, kém,.. B ............................................. 19 1.3.6 Hình thức so sánh tu từ với từ so sánh khác ................................................. 20 1.4 CÁC CHỨC NĂNG CỦA SO SÁNH TU TỪ .................................................. 20 1.4.1 Chức năng nhận thức ..................................................................................... 20 1.4.2 Chức năng biểu cảm ..................................................................................... 21 Chương 2. CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ THƠ VÀ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ 2.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM ........................................................ 23 2.1.1 Vài nét về tác giả ............................................................................................. 23 2.1.2 Vài nét về tác phẩm ......................................................................................... 24 2.2 CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG HAI TẬP THƠ THƠ VÀ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU ...................... 25 2.2.1 Hình thức so sánh tu từ A (như, dường như, như là, tưởng như…)B ............ 26 2.2.2 Hình thức so sánh tu từ A là B ........................................................................ 30 2.2.3 Hình thức so sánh tu từ A- B .......................................................................... 32 2.2.4 Hình thức so sánh tu từ A bằng, hơn, … B ..................................................... 33 2.3 HÌNH ẢNH SO SÁNH TRONG HAI TẬP THƠ THƠ VÀ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ CỦA XUÂN DIỆU ................................ 34 2.3.1 Nhóm hình ảnh tự nhiên ................................................................................. 34 2.3.2 Nhóm hình ảnh là con người ........................................................................... 37 2.3.3 Nhóm hình ảnh là thực vật .............................................................................. 39 2.3.4 Nhóm hình ảnh là vật thể nhân tạo ................................................................. 41
  9. 2.3.5 Nhóm hình ảnh là động vật ............................................................................. 42 2.3.6 Nhóm hình ảnh là các vật thể khác ................................................................. 43 Chương 3. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH TU TỪ TRONG HAI TẬP THƠ THƠ VÀ GỬI HƯƠNG CHO GIÓ 3.1 SỬ DỤNG HÌNH ẢNH SO SÁNH TU TỪ ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH YÊU CUỘC SỐNG VÀ THIÊN NHÊN ....................................................................................... 45 3.1.1 Thể hiện tình yêu cuộc sống............................................................................ 45 3.1.2 Thể hiện tình yêu thiên nhiên .......................................................................... 51 3.2 SO SÁNH THỂ HIỆN NỖI BUỒN .................................................................. 55 3.2.1 So sánh thể hiện nỗi buồn trước cô đơn ......................................................... 56 3.2.2 So sánh thể hiện nỗi buồn trước thời cuộc ...................................................... 61 3.3 SO SÁNH TU TỪ THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA ..................................... 64 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 68 Tài liệu tham khảo Phần phụ lục
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xuân Diệu là nhà thơ lớn, nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp thơ của ông, ông đã để lại nhiều tác phẩm tuyệt vời trước và sau Cách mạng tháng Tám như: Yêu, Vội Vàng, Chiều, Lời kĩ nữ, Đàn, Tương tư,…. Tất cả những tác phẩm điều mang tâm hồn thơ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống, tình yêu say đắm. Tuy nhiên, nói đến giá trị thơ của Xuân Diệu phải nhắc đến cái tôi được cảm nhận ở tấm lòng, tài năng của ông. Thơ trước Cách mạng tháng Tám đáng kể nhất là hai tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió, mang hồn thơ lãng mạn, thiết tha và sâu lắng. Với Thơ thơ và Gửi hương cho gió mặc dù đã ra đời cách đây khoảng 76 năm nhưng vẫn không thay đổi giá trị của nó về tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống. Bài thơ Vội vàng đã nói lên giá trị sử dụng cảm xúc, cảm giác rất đổi đời thường vào trong thơ của Xuân Diệu: Ta muốn ôm, tôi muốn buộc gió, ta muốn riết mây, ta muốn thâu, ta muốn cắn, hôn, … tình yêu tuổi trẻ được tác giả cảm nhận rất mạnh mẽ, say đắm, khát khao tình yêu cuộc sống: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Vội Vàng)
  11. Các nhà phê bình đã đánh giá rất cao về nghệ thuật và giá trị nội dung trong thơ của ông. Để làm nên giá trị trong hai tập thơ, Xuân Diệu thể hiện tài năng sử dụng giá trị sáng tạo từ mới, hình ảnh thơ, dùng từ, biện pháp nghệ thuật trong thơ. Đặc biệt phải nói đến cách nhìn nhận tài năng của ông trong so sánh tu từ qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió: Thư thì mỏng như suốt đời mộng ảo; Tình thì buồn như tất cả chia ly. Giấy phong kỹ mang thầm trong túi áo; Mãi trăm lần viết lại mới đưa đi (Tình thứ nhất) Chính những điều đó đã làm cho thơ ông hay và có giá trị hơn. Khi ông chứng tỏ tài năng của mình không chịu dừng bước với những khuôn mẫu sẵn có và với nội dung tư tưởng mới, điều đó càng tạo ra những bước tiến đột biến, đặc sắc trong thơ. Là một sinh viên học ngành Ngữ văn, bản thân tôi rất thích thơ Xuân Diệu từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi luôn khao khát được một lần tìm hiểu, đi sâu vào nghiên cứu thơ ông. Tôi yêu thơ ông bởi thơ ông đem đến tình yêu cuộc sống, giá trị cuộc sống, tình yêu trong sáng, hồn nhiên: Em đáp lại: “Nói gì đau đớn vậy! Vừa gặp anh, em cũng đã mến rồi. Em phải đâu là ngọn nước trôi xuôi; Chưa hi vọng, sao anh liền thất vọng? (Hẹn hò) Chính vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài So sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ hiểu rõ hơn về thơ Xuân Diệu cả về nội dung cũng như hình thức thơ của ông. Tôi hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé
  12. của mình trong việc nghiên cứu vấn đề về so sánh tu từ trong thơ và để góp thêm một ý ki n về việc đánh giá tài năng của nhà thơ Xuân Diệu. ế 2. Lịch sử vấn đề Có thể thấy rằng, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu từ lâu đã trở thành đề tài của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Chỉ riêng về thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu cũng đã làm hao tốn biết bao công sức, giấy mực của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Tuy nhiên trong giới hạn đề tài, người viết chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu, với những ý ki n tiêu biểu nói về so sánh tu từ trong thơ ế Xuân Diệu. Từ những ý ki n này, người viết có thể nhận thấy đề tài của người viết ế mang tính kế thừa hoặc hoàn toàn mới mẻ. - Về góc độ tác giả: Khi nói về phong trào thơ Mới, không ai lại không nhớ đến Xuân Diệu. Người ta nhớ đến ông bởi ông được xem là người dẫn đầu trong phong trào thơ Mới trước Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt, Xuân Diệu cũng đã rất thành công trên con đường nghệ thuật. Vì vậy, thơ ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Cho nên, khi nghiên cứu về Xuân Diệu cũng như tác phẩm thơ của ông, các nhà phê bình đã đưa ra rất nhiều ý ki n hay và độc đáo. ế Trong “Thi nhân Việt Nam”, tác giả Hoài Thanh- Hoài Chân đã viết: “Bởi Xuân Diệu đã gửi trong thơ của người lẫn với một chút hương xưa của đất nước, bao nhiêu nỗi niềm riêng của thanh niên bây giờ- Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới- nên chỉ những người lòng còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã năm năm mà những tiếng khen chê vẫn chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”. [19; tr.108] Qua ý ki n trên, tác giả Hoài Thanh đã đánh giá về vấn đề tài năng và sự đổi ế mới trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Chính từ những vấn đề này đã dẫn đến “Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”.[19; tr.108] Trong công trình “Thơ Xuân Diệu- những lời bình”, của tác giả Mã Giang Lân với bài viết “Xuân Diệu”, nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét về nội dung trong
  13. những tác phẩm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám như sau: “Nhưng thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt được cái tinh thần cố hữu của nòi giống. Vả chăng tinh thần một nòi giống có cần gì phải bất di bất dich. Sao lại bắt ngày mai phải giống hệt hôm qua? Nêu ra một mớ tính tình, tư tưởng, tục lệ, rồi bảo: người Việt Nam phải như thế, là một điều tối vô lí. Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở nước non này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quý t, mu tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của ốn mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”. [11; tr.25] Tên tuổi nhà thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám gắn liền với hai tập thơ Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Vì vậy, cũng có rất nhiều ý ki n của các nhà phê ế bình nhận xét về hai tập thơ này như sau: Trong “Khảo luận văn chương”, tác giả Hà Minh Đức cho rằng: “Với Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Xuân Diệu đã thực hiện sự đưa thơ mới lên ngôi trên thi đàn với khuôn mặt trẻ trung, tươi thắm và hấp dẫn chưa từng có. Thơ thơ và Gửi hương cho gió hai thi phẩm mang dấu ấn của một tài năng sáng tạo thơ nhưng cũng lại chứa đựng nhiều phẩm chất riêng. Thơ thơ là niềm vui ánh sáng, nụ cười của tuổi trẻ yêu đời, khát khao hạnh phúc. Và Gửi hương cho gió với giọng điệu trầm sâu hơn và đã thấm hương vị đời xót xa, cay đắng trong những năm tháng đất nước có nhiều chuyển động để thay đổi. Bút pháp nghệ thuật đều mới mẻ, sáng tạo hấp dẫn. Nhưng điều quan trọng là Xuân Diệu đã đem đến trong thơ sức sống mới, cách cảm nghĩ mới của một tâm hồn chan chứa lòng yêu đời”.[5; tr.345-346] Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”, tác giả Phong Lê khẳng định rằng: “Xuân Diệu có nét lớn xuyên suốt cả thời kì sáng tạo; đó là tiếng nói sôi nổi tha thiết một cách bộc trực, trẻ trung, một năng lực cảm thụ tinh tế, dồi dào. Nếu Huy Cận đôn hậu và sâu sắc, chú ý khai thác ch lọc và tổng hợp những vấn đề dân tộc, lịch sử, ọn nhân loại với những suy nghĩ về thế kỉ, vũ trụ, tạo nên một mạch triết lý trong thơ, thì Xuân Diệu bộc lộ phong cách sáng tạo khác. Anh quan sát tỉ mỉ những đổi thay trong cuộc sống xung quanh, anh muốn chiếm lĩnh thực tại rộng lớn, thơ anh giàu chất liệu hiện thực”. [12; tr.18]. “Một nét đặc sắc nữa trong phong cách thơ Xuân Diệu là giàu hương vị cuộc đời gây tác động mạnh bằng cảm giác”. [12; tr.19]
  14. Trong “Nét độc đáo trong thơ Xuân Diệu”, Lữ Huy Nguyên tuyển chọn. Ông đã trích bài viết về nhà thơ Xuân Diệu của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong bài viết này Phạm Tiến Duật đã khẳng định: “Trong ngôn ngữ của anh, khi cởi mở, khi cay nghiệt, lúc tỉnh táo, lúc mê say, luôn luôn đập một trái tim trung thực, luôn luôn hồi hộp một nỗi niềm khám phá. Tất cả sự lớn lao của Xuân Diệu bắt đầu từ cái lẽ giản dị sâu sắc ấy”. [15; tr.135] Qua nhận xét của các nhà phê bình trên, người viết nhận thấy các ý ki n tập ế trung vào sự sáng tạo từ mới và nét đặc sắc trong việc dùng từ của nhà thơ Xuân Diệu trong thơ. - Về góc độ ngôn ngữ: Trong giáo trình “Giáo trình Phong cách học Tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Văn Nở đã cho rằng: “So sánh (comparison, analogy), còn được gọi là tỉ dụ, biện pháp tu từ dùng sự đối chiếu hai chiều hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”. [16; tr.132] Trong công trình “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc nhận xét: “So sánh (còn gọi: so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”. [9; tr.154] Trong quyển “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt”, tác giả Cù Đình Tú đã khẳng định: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng”. [21; tr.175] Qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trên, người viết nhận thấy so sánh tu từ đã được nhắc đến nhiều nhưng chỉ ở dạng lí thuyết và chưa có ý kiến nào nghiêng về các biện pháp so sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu. Đây là vấn đề đang còn bỏ ngỏ và cũng là những cơ sở khoa học để người viết có được điểm nhìn, điểm đứng để từ đó có thể sử dụng lí thuyết này vận dụng trong văn chương. Chính vì
  15. vậy, người viết nhận thấy đề tài So sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió của người viết là đề tài mới mẻ. Với đề tài này người viết đi sâu vào tìm hiểu các biện pháp so sánh tu từ trong thơ của ông, vấn đề này được nhìn nhận và đánh giá trên phương diện nghệ thuật. Từ đó, góp phần tìm ra giá trị nổi bật trong việc sử dụng so sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. 3. Mục đích nghiên cứu So sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật dễ sử dụng cho nên hầu như được các nhà văn, nhà thơ sử dụng trong các sáng tác của mình. Xuất phát từ thực trạng nghiên cứu thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, tính hấp dẫn của đề tài, người viết đến với đề tài này với mong muốn tìm ra sự độc đáo, mới mẻ trong cách sử dụng so sánh tu từ trong thơ ông. Trong các câu thơ, các bài thơ và các tập thơ tiêu biểu của Xuân Diệu. Để từ đó hiểu thêm về một tâm hồn thơ khao khát yêu và khao khát giao cảm với cuộc đời, cũng như một tâm hồn thơ luôn tìm tòi và cống hiến cho nghệ thuật. Bên cạnh đó, khi khảo sát về đề tài So sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, người viết có dịp tiếp xúc nhiều hơn với thơ ông trước Cách mạng tháng Tám. Từ đó có cái nhìn toàn diện, đầy đủ những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Mặt khác, khi nghiên cứu đề tài này, người viết được vận dụng kiến thức đã học của mình vào vấn đề cụ thể. Từ đó người viết có thể kiểm tra và đánh giá được năng lực của chính bản thân mình. Đây cũng là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của người viết, người viết hi vọng đây không chỉ là luận văn tốt nghiệp mà còn là sự đóng góp nhỏ bé của bản thân trong việc nhìn nhận và đánh giá về nhà thơ Xuân Diệu. Điều quan trọng trên hết là qua việc thực hiện đề tài này, người viết sẽ được trang bị thêm tri thức trong học tập và nghiên cứu khoa học sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu
  16. Khi nghiên cứu So sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, người viết xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài này ở những vấn đề sau đây: - Về nội dung nghiên cứu: Người viết đi sâu vào nghiên cứu những câu thơ có chứa so sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Từ những câu thơ này, người viết phân loại theo các dạng so sánh cụ thể. Từ những số liệu đã có người viết đưa ra những nhận định cũng như những đánh giá, những phân tích, những lí giải về nét độc đáo cũng như cái hay khi sử dụng các biện pháp này của nhà thơ Xuân Diệu. - Về đối tượng khảo sát: Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió in năm 2001, Nhà xuất bản Văn học của nhà thơ Xuân Diệu. Người viết sử dụng cả hai tập thơ này để làm tư liệu khảo sát cho mình. Người viết cho rằng, người viết chọn hai tập thơ của nhà xuất bản trên là bởi lẽ ở hai tập thơ này tập trung tương đối đầy đủ các bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Giúp cho người viết có được tư liệu để khảo sát chính xác, có cái nhìn toàn diện và có thể làm nổi bật giá trị nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài biện pháp So sánh tu từ trong thơ Xuân Diệu qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió, người viết đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp: Người viết sử dụng phương pháp này để tập hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài. Giúp cho người viết có được cái nhìn toàn diện để thấy được vấn đề mình đang nghiên cứu, từ đó có sự tiếp thu kế thừa và phát huy. - Phương pháp hệ thống, thống kê và phân loại: Đây là phương pháp giúp người viết nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khoa học, chính xác và có thể hệ thống các từ chỉ so sánh tu từ, thống kê được mức độ sử dụng nhiều hoặc ít. Từ đó có sự lí giải một cách khoa học về nguyên nhân và mục đích của tác giả khi sử dụng so sánh tu từ trong thơ.
  17. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Để thấy được sự khác biệt trong cách dùng biện pháp so sánh tu từ cũng như cách dùng hình ảnh trong so sánh tu từ giữa hai tập thơ (một số bài thơ khác), đồng thời đối chiếu với một số các nhà thơ cùng thời với Xuân Diệu như: Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên,….. khi so sánh. Người viết thấy được nét riêng, độc đáo trong việc sử dụng so sánh tu từ của nhà thơ. Từ đó, người viết đúc kết được phong cách nghệ thuật riêng của nhà thơ Xuân Diệu. - Phương pháp phân tích miêu tả: Phương pháp này người viết đánh giá, phân tích nét hay trong việc sử dụng so sánh tu từ. Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu, người viết đã sử dụng tất cả các phương pháp trên một cách tổng hợp, một cách hợp lí, hệ thống và lôgích.
  18. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SO SÁNH TU TỪ 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SO SÁNH VÀ SO SÁNH TU TỪ Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường sử dụng hay bắt gặp những cách nói so sánh như: Xấu như ma, người này đẹp hơn người kia, đẹp như tiên,.. So sánh là một dạng thức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, bởi vì không có cách gì làm cho người nghe hiểu nhanh điều mình nói bằng một sự so sánh cụ thể. Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Vì vậy, so sánh giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật. Từ những cách nói so sánh đó, ta chia so sánh ra làm hai loại: So sánh tu từ và so sánh luận lí. 1.1.1 So sánh tu từ So sánh tu từ là cách đối chiếu công khai hai hay nhiều đối tượng khác loại của thực tế khách quan. Trong đó, các đối tượng này không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong, để diễn tả một cách hình ảnh lối tri giác mới mẻ về đối tượng, tạo ra cảm xúc thẩm mĩ trong cảm nhận của người đọc, người nghe. Trong “Giáo trình Phong cách học Tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Văn Nở đã định nghĩa: “So sánh (comparison, analogy), còn được gọi là tỉ dụ, biện pháp tu từ dùng sự đối chiếu hai chiều hay nhiều đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đồng nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe”. [16; tr.132]. Trong quyển “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt”,tác giả Đinh Trọng Lạc cho rằng: “So sánh (còn gọi: so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng”. [9; tr.154].
  19. Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) “Công cha” khác phạm trù với núi “Thái Sơn” cũng như “nghĩa mẹ không đồng nhất với “nước trong nguồn” nhưng lại mang một giá trị đặc biệt. Công cha, nghĩa mẹ trong sự so sánh này được ví như trời bể. Ví dụ: Tiền tài như phấn thổ Nhân nghĩa tựa thiên kim. (Ca dao) Cách so sánh này làm nổi bật lên tính cách của con người coi trọng nhân nghĩa, không ham danh lợi. Bởi vì so với “nhân nghĩa” thì tiền tài trở nên vô giá trị (như phấn thổ), còn ngược lại “nhân nghĩa” lại đáng giá ngàn vàng (tựa thiên kim). 1.1.2 So sánh luận lí So sánh luận lí là cách đối chiếu giữa hai hay nhiều đối tượng cùng loại của thực tế khách quan, nhằm mục đích xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng (hay nhiều đối tượng). Trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”, tác giả Cù Đình Tú nhận định: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng”. [21; tr.175]. Trong quyển “Phong cách học tiếng Việt hiện đại”, Hữu Đạt quan niệm: “So sánh tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật, hiện tượng này giải thích cho sự thuộc tính hay tình trạng của sự vật khác”.[4; tr.336]. Ví dụ: - Đen như than Khi nhắc đến “than” thì ngay lập tức người nghe sẽ biết được thuộc tính của “than” vốn là “đen” và lấy “than” để làm đối tượng so sánh nói lên mức độ đen của cái được so sánh. Và hễ khi thấy “đen” là ta nghĩ ngay đến đối tượng so sánh
  20. “than”. Qua đó, cũng thể hiện được thái độ chê của người nói hướng đến cái được đem ra so sánh. - Lan đẹp hơn Huệ Khi người nói đưa ra câu so sánh trên thì ta biết ngay người nói lấy đối tượng là “Huệ” để làm đối tượng so sánh. Đồng thời ta cũng biết được nét đẹp của “Huệ” như thế nào, để từ đó có cái nhìn và sự so sánh tổng thể xem “Lan” đẹp hơn “Huệ” ở điểm nào. Cuối cùng là đưa ra kết luận xem người nói có nói đúng hay không. 1.1.3 Sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí So sánh là công cụ giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về những phương diện nào đó của sự vật, hiện tượng. Cả hai phép so sánh tu từ và so sánh luận lí đều mang trong nó chức năng nhận thức. Từ những phân tích trên, ta thấy được sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh luận lí có mấy điểm khác nhau như sau: Về cơ sở so sánh và mục đích so sánh. Sự khác nhau giữa so sánh tu So sánh tu từ So sánh luận lí từ và so sánh luận lí So sánh dựa trên cơ sở sự khác So sánh dựa trên cơ sở đồng Về cơ sở so loại, khác chất giữa các sự vật loại, đồng chất giữa các sự sánh: hiện tượng đem ra so sánh vật hiện tượng được đem ra so sánh. Về mục đích So sánh tu từ nhằm miêu tả, So sánh luận lí thì nhằm chỉ so sánh: đánh giá đối tượng được so ra sự hơn kém hoặc giống sánh một cách hình ảnh sinh nhau, hoặc khác nhau đơn động tạo ra giá trị nghệ thuật thuần giữa các đối tượng cao trong sử dụng ngôn ngữ. nhằm nhấn mạnh điều muốn nói mà không đòi hỏi cao về cách dùng từ, cách thể hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0