Khóa luận tốt nghiệp: Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kì hình thức nào khác. Người thực hiện khóa luận Trần Lâm Thúy Vy i
- LỜI CÁM ƠN Dưới đây là những lời cám ơn chân thành dành cho những người đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận. Em xin cám ơn TS. Võ Thị Tường Vy đã nhận lời hướng dẫn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi và đồng hành cùng em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Cô đã chỉ dẫn cho em rất nhiều, giúp em trưởng thành hơn về cả kiến thức lẫn tính cách trong thời gian qua. Cám ơn Cô đã tạo cho em cảm giác thoải mái, động viên em những lúc em gặp khó khăn. Em xin cám ơn Quý thầy cô tại Khoa Tâm lý học đã giảng dạy cho em trong suốt 4 năm Đại học. Trong 4 năm học tại khoa, em đã nhận được rất nhiều kiến thức và tình cảm từ các Thầy Cô. Đây là những điều quý giá mà em sẽ luôn ghi nhớ. Xin gửi lời cám ơn đến các anh chị, các bạn, các em trong khoa đã luôn động viên, giúp đỡ em, chỉ dẫn và chia sẻ kinh nghiệm cho em. Những lúc trò chuyện cùng mọi người giúp em có thêm năng lượng và niềm vui để em cố gắng vượt qua những lúc khóa luận gặp khó khăn. Em xin cám ơn Ban giám đốc Bệnh viện Tâm thần, các bác sĩ Khoa Nội trú và các anh chị điều dưỡng đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khảo sát tại bệnh viện. Em xin gửi lời cám ơn đến các thân nhân bệnh nhân và bệnh nhân đã đồng Con xin cám ơn ba mẹ, gia đình đã luôn bên cạnh để con an tâm học tập. ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ...............................................................i MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................5 CÁCH ỨNG PHÓ CỦA THÂN NHÂN VỚI BỆNH LOẠN THẦN MÃN TÍNH ........5 CỦA NGƯỜI THÂN ......................................................................................................5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................5 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước ......................................................................5 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước .....................................................................13 1.2. Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân............17 1.2.1. Khái niệm cách ứng phó và phân loại cách ứng phó .......................................17 1.2.1.1. Khái niệm cách ứng phó ............................................................................17 1.2.1.2. Phân biệt cách ứng phó, hành vi ứng phó, chiến lược ứng phó và phong cách ứng phó ...........................................................................................................21 1.2.2. Phân loại cách ứng phó ....................................................................................22 1.2.3. Bệnh loạn thần và đặc điểm của bệnh nhân loạn thần .....................................30 1.2.3.1. Bệnh loạn thần ...........................................................................................30 1.2.3.2. Đặc điểm của bệnh nhân loạn thần mãn tính ............................................36 1.2.4. Đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính .......................38 1.2.5. Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân .....42 1.2.6. Tiêu chí đánh giá cách ứng phó ......................................................................44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁCH ỨNG PHÓ CỦA THÂN NHÂN VỚI BỆNH LOẠN THẦN MÃN TÍNH CỦA NGƯỜI THÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TPHCM ..48 2.1. Tổ chức nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu .......................................................48 2.1.1. Tổ chức nghiên cứu ..........................................................................................48 2.1.2. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu ...............................................................52 2.1.3. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................54 2.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................55 2.2.1. Mức độ nhận thức của TNBN về loạn thần .....................................................55 2.2.2. Các cách ứng phó của TNBNLTMT ................................................................58 iii
- 2.2.3. Mối liên hệ giữa cách ứng phó và các yếu tố có liên quan ..............................68 2.2.4. Phân tích trường hợp ........................................................................................78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................84 1. Kết luận ..................................................................................................................84 2. Kiến nghị ................................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................86 PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................90 iv
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNBN Thân nhân bệnh nhân v
- DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng biểu: Bảng 2.2.1. Mức độ nhận thức của TNBN về loạn thần Bảng 2.2.2. Mức độ nhận thức của thân nhân về loạn thần Bảng 2.2.3. Tỉ lệ phần trăm các cách ứng phó tập trung vào nhận thức Bảng 2.2.4. Tỉ lệ phần trăm các cách ứng phó tập trung vào hành vi Bảng 2.2.5. Tỉ lệ phần trăm các cách ứng phó tập trung vào cảm xúc Bảng 2.2.6. Sự khác biệt trong chọn lựa các cách ứng phó ở hai nhóm TNBN có nhận thức trung bình và nhận thức cao về loạn thần Bảng 2.2.7. Sự khác biệt trong việc sử dụng các cách ứng phó giữa thân nhân nam và thân nhân nữ Bảng 2.2.8. Sự khác biệt trong việc sử dụng các cách ứng phó giữa thân nhân cao tuổi và thân nhân trẻ tuổi Bảng 2.2.9. Sự khác biệt trong việc sử dụng các cách ứng phó ở các nhóm thân nhân có trình độ học vấn khác nhau Bảng 2.2.10. Sự khác biệt trong việc lựa chọn các cách ứng phó ở nhóm thân nhân chăm sóc chính và chăm sóc phụ Bảng 2.2.11. Sự khác biệt trong việc chọn lựa các cách ứng phó ở các nhóm thân nhân có tình trạng công việc khác nhau Bảng 2.2.12. Sự khác biệt trong việc lựa chọn cách ứng phó ở thân nhân cư trú ở TPHCM và nơi khác Bảng 2.2.13. Tỉ lệ phần trăm mức độ khó khăn của thân nhân Bảng 2.2.14. Tỉ lệ phần trăm mức độ khó khăn nhiều thân nhân gặp nhất ở mỗi item Bảng 2.2.15. Sự khác biệt trong việc lựa chọn các cách ứng phó ở các nhóm thân nhân có mức độ khó khăn khác nhau
- Bảng 2.2.16. Mối tương quan giữa ba cách ứng phó tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ và hành vi Biểu đồ: Biểu đồ 2.2.1. Mức độ nhận thức về bệnh loạn thần của thân nhân Biểu đồ 2.2.2. Tỉ lệ phần trăm các cách ứng phó thân nhân sử dụng vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Loạn thần là bệnh tâm thần nặng, nó không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến cả người thân của bệnh nhân. Thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính chịu áp lực từ nhiều phía, chẳng hạn như việc chăm sóc bệnh nhân loạn thần, tài chính, xã hội,… Không chỉ có vậy, cách chăm sóc bệnh nhân của thân nhân là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Vai trò của thân nhân trong tiến trình điều trị bệnh loạn thần là vô cùng quan trọng. Hiện tại ở Việt Nam, đã có một số khảo sát về những khó khăn của thân nhân bệnh nhân tâm thần. Theo khảo sát “Phản ứng tâm lý của 158 cha mẹ khi con bị rối loạn tâm thần” mới đây của bác sĩ Lê Thị Hồng Nhung, Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý y học, Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy kết quả phần lớn thân nhân đều có những phản ứng tiêu cực khi nhận tin người thân của mình mắc bệnh loạn thần như phủ nhận hay có những đau khổ kéo dài. Thêm vào đó, trong gia đình có bệnh nhân loạn thần thường xuất hiện tình trạng các thành viên còn lại cũng mắc phải những căn bệnh tâm lý như trầm cảm, loạn thần. Thực tế các bệnh viện tại Việt Nam nói chung luôn trong tình trạng quá tải, trong khi đó đội ngũ chuyên gia tâm lý còn rất mỏng, không đủ sức để trấn an, trợ giúp tinh thần cho thân nhân người bệnh. Thậm chí, họ rất khó khăn khi được gặp bác sĩ hỏi thăm về diễn tiến bệnh của người nhà. Thân nhân không hiểu rõ được bệnh tình của người thân dẫn đến lo âu và ảnh hưởng đến cách thân nhân chăm sóc bệnh nhân. Bên cạnh đó, Việt Nam ở giai đoạn đang phát triển, xã hội vẫn còn kỳ thị với bệnh tâm thần, đây có thể được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến thân nhân bệnh nhân. Trong khi ở các nước, khi bệnh nhân nhập viện dù bệnh nhẹ, bệnh viện cũng sẽ tổ chức một ê kíp để tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình người bệnh nhằm “lên dây cót tinh thần”, tránh bị sốc nếu người bệnh khó vượt qua bệnh tật. Từ thực tế cho thấy thân nhân bệnh nhân loạn thần chịu rất nhiều áp lực và chính những áp lực này sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân nên việc tìm hiểu cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần của người thân là rất cần thiết. Sau 1
- khảo sát, đề tài có thể tiếp tục phát triển để hỗ trợ về mặt tâm lý cho thân nhân bệnh nhân loạn thần để cả bệnh nhân và thân nhân đều được chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất, cùng nhau phục hồi và phát triển. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xây dựng cơ sở lí luận về cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân. 3.2. Tìm hiểu thực trạng về cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Khách thể: Thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính điều trị tại bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh. + Thực hiện bảng khảo sát trên 30 thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. + Phỏng vấn 6 thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Những thân nhân của bệnh nhân loạn thần mãn tính có mức độ nhận thức cao thường có xu hướng sử dụng cách ứng phó tập trung vào nhận thức hoặc hành vi hơn là vào cảm xúc. - Thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính sử dụng cách ứng phó tập trung vào hành vi nhiều hơn so với cách ứng phó tập trung vào nhận thức hay cảm xúc. 6. Phạm vi nghiên cứu 2
- 6.1. Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần của người thân đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh chứ không nghiên cứu cách ứng phó của người được nhờ/thuê chăm sóc bệnh nhân. 6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số thân nhân có người thân bị bệnh loạn thần mãn tính đang điều trị tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận - Quan điểm hệ thống – cấu trúc Tìm hiểu ứng phó trong mối tương quan với đặc điểm tâm lý của người có người thân mắc bệnh loạn thần. Nghiên cứu cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. Quan điểm này được vận dụng như là phương hướng nhằm nhất quán toàn bộ quá trình xây dựng khung lý thuyết, cơ sở lý luận của việc nghiên cứu cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính. - Quan điểm thực tiễn Phải dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân loạn thần để có thể đề xuất một số biện pháp hình thành cách ứng phó tích cực cho họ. Các biện pháp được đề xuất như một giải pháp nhằm giúp thân nhân điềm tĩnh hơn và có chiến lược khi chăm sóc bệnh nhân loạn thần. 7.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Để xây dựng hệ thống khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài, tác giả sử dụng nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát lý thuyết về hệ thống khái niệm ứng phó, đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính, cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
- + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Trên cơ sở lý thuyết về hệ thống khái niệm ứng phó, đặc điểm tâm lý của thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính, cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân, tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm khảo sát thực trạng cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân, từ đó thu được thông tin để có thể phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định nguyên nhân của vấn đề và tiến hành đề xuất giải pháp. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm phương pháp nghiên cứu (Dự kiến thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 30 khách thể là thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính tại bệnh viện và phòng khám ở Thành phố Hồ Chí Minh). + Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin thu được từ điều tra bằng bảng hỏi. Dự kiến phỏng vấn 6 thân nhân bệnh nhân loạn thần mãn tính điều trị tại bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh. + Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phép toán thống kê xử lý các số liệu thu thập được từ các cuộc điều tra bằng bảng hỏi để rút ra được những kết luận khoa học, chuẩn sát, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. + Phương pháp phân tích trường hợp Kết hợp với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phân tích số liệu, đề tài phân tích một trường hợp để làm rõ cho thực trạng thu được. 4
- CHƯƠNG 1 CÁCH ỨNG PHÓ CỦA THÂN NHÂN VỚI BỆNH LOẠN THẦN MÃN TÍNH CỦA NGƯỜI THÂN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, ứng phó được nghiên cứu một cách sâu rộng và khá phổ biến. Khái niệm này ban đầu bắt nguồn từ trường phái Phân tâm học, lúc này ứng phó được xem như cơ chế phòng vệ, cách con người vô thức phản ứng lại với các tình huống có vấn đề. Sau này, khái niệm ứng phó được phát triển và nghiên cứu trên tầng bậc ý thức với các khái niệm như ứng phó, cách ứng phó, chiến lược ứng phó, kỹ năng ứng phó,…Riêng cách ứng phó với bệnh loạn thần mãn tính của người thân được các tác giả trên thế giới rất quan tâm và có nhiều nghiên cứu giá trị. Dưới đây, tác giả sẽ trình bày một số nghiên cứu về cách ứng phó với bệnh loạn thần mãn tính. Có thể nói Lazarus và Folkman là hai tác giả có đóng góp lớn trong quá trình xây dựng hệ thống khái niệm cũng như ứng dụng ứng phó vào thực tế. Mô hình ứng phó của Lazarus và Folkman (1984) có ảnh hưởng rất lớn đến khái niệm ứng phó với bệnh mãn tính. Mô hình này thấy rằng cách ứng phó của bệnh nhân được xác định thông qua cả mức độ nhận thức về nguy hiểm của bệnh và những nguồn lực có sẵn có thể giúp họ ứng phó với hoàn cảnh. Ứng phó trong mô hình này được chia thành chiến lược ứng phó, trong đó được chia thành hai nhóm lớn là ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó tập trung vào vấn đề. Chức năng của ứng phó tập trung vào vấn đề là chủ động thay thế hoàn cảnh gây stress vì thế ứng phó có phát huy hiệu quả hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh gây stress. Còn ứng phó tập trung vào cảm xúc hướng đến điều chỉnh phản ứng cảm xúc của bệnh nhân đối với tác nhân gây stress. Một vài chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc cho thấy những lợi ích tích cực đối với bệnh. Định nghĩa lại bệnh theo hướng tươi sáng hơn, chấp nhận nó và sử dụng những nguồn lực xã hội là những chiến lược được xem là thích nghi với bệnh mãn tính. Những chiến lược ứng phó bằng cảm xúc khác như thoát khỏi tình huống bằng cách từ bỏ hoặc né tránh nghĩ về bệnh sẽ làm gia tăng đau khổ và khuyết tật (Carver, 1993; Dunkel-Schetter, 1992; Felton, 1984). Những chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề được xem là khả năng thích nghi tốt hơn, nhưng lại thường xuyên thất bại trong việc chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kết 5
- quả với bệnh mãn tính. Tuy nhiên, tìm kiếm thông tin về bệnh và lên kế hoạch có vẻ là hai chiến lược được xem là mang lại kết quả tích cực nhất (Felton, 1984). Những chiến lược này được xem là hiệu quả nhất khi nhân tố gây stress được bệnh nhân đánh giá là có thể kiểm soát được (Folkman, 1993). Những chiến lược ứng phó tập trung vào hành động không mang lại hiệu quả tích cực đối với bệnh mãn tính có thể là do sự trật khớp giữa hoàn cảnh khó thay đổi hoặc kiểm soát và cách sử dụng những chiến lược này của cá nhân. Trong một số trường hợp, những chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc có thể hữu hiệu hơn. Một số can thiệp cũng được phát triển giúp bệnh nhân sử dụng chiến lược ứng phó hiệu quả đối với mỗi tình huống nhất định. Một số can thiệp có vẻ có thể làm giảm mức độ đau khổ liên quan đến việc điều chỉnh bệnh mãn tính (Chesney, 2003) [27]. Năm 2012, tác giả Christina Mackay, Kenneth I. Pakenham nghiên cứu về sự điều chỉnh của stress và mô hình ứng phó để chăm sóc người trưởng thành mắc bệnh tâm thần. Tác giả tìm hiểu lợi ích của stress và mô hình ứng phó để xác định các yếu tố có liên quan đến sự điều chỉnh thích nghi với việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Mối quan hệ giữa những dấu hiệu báo trước của stress, ứng phó và kết quả kéo theo khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần được kiểm chứng. Cụ thể là có cả những điều chỉnh chăm sóc tiêu cực gây ra sự đau khổ và những điều chỉnh tích cực tạo nên ảnh hưởng tích cực, gia tăng mức độ hài lòng cuộc sống ở cá nhân và một số lợi ích khác được tìm thấy. Nghiên cứu được thực hiện trên 114 thân nhân. Thân nhân được yêu cầu trả lời các câu hỏi có liên quan đến những dấu hiệu báo trước của stress, bao gồm biến số của bối cảnh (người chăm sóc, bối cảnh đặc trưng của người được chăm sóc và người chăm sóc), nguồn lực ứng phó (sự lạc quan, sự trợ giúp xã hội, chất lượng mối quan hệ người chăm sóc và người được chăm sóc), sự lượng giá (mức độ nguy hiểm, sự kiểm soát, thử thách) và chiến lược ứng phó (tập trung vào vấn đề, né tránh, chấp nhận, tập trung vào những mặt có ý nghĩa tích cực). Kết quả cho thấy rằng sau khi kiểm soát các biến số bối cảnh có liên quan (gánh nặng, tần suất chăm sóc, những triệu chứng không tiên lượng trước được của bệnh nhân tâm thần), sự điều chỉnh thích nghi tốt hơn xuất hiện khi mức độ lạc quan cao và nhận được nhiều sự hỗ trợ xã hội, mối quan hệ giữa người chăm sóc và bệnh nhân tâm thần có chất lượng tốt, đánh giá yếu tố nguy cơ ở mức độ thấp và đánh giá cao các thử thách cũng như không áp dụng các cách ứng phó né tránh. Những phát hiện mới giúp phát huy lợi ích của stress và lý thuyết ứng phó trong việc xác định yếu tố nguy cơ 6
- và có tính bảo vệ liên quan đến sự thích nghi với việc chăm sóc cho người trưởng thành mắc bệnh tâm thần [8]. Như vậy, trong nghiên cứu này stress không mang ý nghĩa tiêu cực mà mang ý nghĩa tích cực. Stress khi chăm sóc bệnh nhân loạn thần nếu được điều chỉnh phù hợp có thể tạo nên nguồn lực cho thân nhân, tạo điều kiện cho họ chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. Năm 2012, tác giả Sharon CH Tan có nghiên cứu về gánh nặng và chiến lược ứng phó được trải nghiệm bởi người chăm sóc bệnh nhân loạn thần trong cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích cung cấp chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên nghiệp với nhiều thông tin về tác nhân gây stress cho người chăm sóc bệnh nhân loạn thần và yêu cầu những nguồn hỗ trợ, ủng hộ hiệu quả hơn từ cộng đồng. Tác giả sử dụng thang đo gánh nặng (The Burden Assessment Scale) để đo gánh nặng trong việc chăm sóc người bệnh loạn thần cho 150 người chăm sóc cho những bệnh nhân hiện đã xuất viện và sống cùng cộng đồng. Thang đo giải quyết khủng hoảng của gia đình (The Family Crisis-Oriented Personal Scales) cũng được sử dụng để kiểm tra chiến lược ứng phó của người chăm sóc. Kết quả cho thấy 31,1% người chăm sóc cảm thấy đau khổ và 33,3% có những dầu hiệu của buồn rầu. Chỉ có 14,7% người chăm sóc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên viên chăm sóc sức khỏe và 49,3% người chăm sóc cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu nhiều hơn về bệnh loạn thần. Và chỉ có 24,7% người chăm sóc nói rằng nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ xã hội [24]. Ta có thể thấy thân nhân bệnh nhân chịu nhiều gánh nặng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Trong các tình huống khó khăn, số lượng người tìm kiếm sự giúp đỡ và có trải nghiệm tích cực có số lượng rất ít. Năm 2012, tác giả Kerri Coomber nghiên cứu về chiến lược ứng phó và sự hỗ trợ xã hội được xem như yếu tố dự đoán và trung gian đối với những gánh nặng và đau khổ về mặt tâm lý mà thân nhân của bệnh nhân rối loạn ăn uống. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu việc chăm sóc những người có hội chứng rối loạn ăn uống có mối liên hệ như thế nào với mức độ cao các gánh nặng và đau khổ về mặt tâm lý. Nghiên cứu tìm hiểu xem những yếu tố dự đoán của cả gánh nặng và đau khổ về mặt tâm lý của thân nhân khi chăm sóc người thân có chứng rối loạn ăn uống. Thêm vào đó, vai trò trung gian của chiến lược ứng phó và sự hỗ trợ xã hội cũng sẽ được xem xét. Trong nghiên cứu, 56 thân nhân bệnh nhân tự hoàn thành các bảng hỏi liên quan đến gánh nặng, đau khổ về mặt tâm lý, nhu cầu, sự thể hiện cảm xúc, chiến lược ứng phó và sự hỗ trợ xã hội. Kết quả cho thấy chiến lược ứng phó thích nghi không tốt 7
- như một chỉ báo về cả gánh nặng và đau khổ về mặt tâm lý mà thân nhân bệnh nhân phải chịu. Hơn nữa, ứng phó thích nghi không tốt là yếu tố trung gian duy trì gánh nặng của thân nhân. Tuy nhiên, sự hỗ trợ xã hội, yếu tố trung gian hay gánh nặng của thân nhân bệnh nhân không mang giá trị dự đoán đáng kể. Cuối cùng, tác giả đề xuất can thiệp cần tập trung vào dạy cho thân nhân bệnh nhân chiến lược ứng phó phù hợp [17]. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc chọn cách ứng phó phù hợp, nếu chọn cách ứng phó không phù hợp nó sẽ làm cho tình hình của bệnh nhân và thân nhân thêm nghiên trọng. Ngược lại nếu thân nhân có cách ứng phó phù hợp thì họ sẽ giảm được những gánh nặng và cảm xúc đau khổ khi chăm sóc bệnh nhân, đồng thời bệnh nhân cũng được chăm sóc tốt hơn bởi thân nhân có mức độ gánh nặng, đau khổ thấp. Năm 2013, tác giả Natasha Kate và cộng sự nghiên cứu về mối quan hệ giữa gánh nặng của người chăm sóc với chiến lược ứng phó, sự hỗ trợ xã hội, bệnh tâm lý và chất lượng cuộc sống của thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt. Tác giả sử dụng công cụ là bảng hỏi lượng giá phát triển Hindi (Hindi Involvement Evaluation Questionaire - IEQ). Không chỉ nghiên cứu mối quan hệ của các yếu tố trên, nghiên cứu còn tìm hiểu mối quan hệ giữa gánh nặng của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt với những biến số về mặt nhân khẩu học và lâm sàng như biến số của tâm bệnh học và mức độ thực hiện được thế năng tâm thần của bệnh nhân. Nghiên cứu được thực hiện trên 100 bệnh nhân tâm thần phân liệt và người chăm sóc được thuê thông qua chọn mẫu ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy trong bốn thành tố của bảng hỏi (thành tố căng thẳng, thành tố lo lắng cấp độ I, thành tố lo lắng cấp độ II và thành tố giám sát), chỉ số tương quan cao nhất liên quan đến thành tố căng thẳng. Thành tố căng thẳng có liên quan dương tính với người chăm sóc đang trong tình trạng độc thân, thời gian dành để chăm sóc người bệnh mỗi ngày và sử dụng chiến lược ứng phó như né tránh, thông đồng và sự ép buộc. Thêm vào đó, thành tố căng thẳng liên quan đến chất lượng cuộc sống và liên quan đến những bệnh tâm lý cao hơn. Thành tố lo lắng cấp độ I của bảng hỏi liên quan đến tần số thăm viếng, sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề cao hơn và sức khỏe thể chất kém. Thành tố lo lắng cấp độ II của bảng hỏi có mối liên quan nhiều với mức độ cao các triệu chứng dương tính, chức năng của người bệnh ở mức độ thấp, người chăm sóc trẻ tuổi, người chăm sóc chưa kết hôn và sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề cao hơn, tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội như những chiến lược ứng phó. Thành tố giám sát của bảng hỏi liên quan khá lớn đến thu nhập thấp, 8
- người chăm sóc chưa lập gia đình, xét từ địa phương và không phải gia đình hạt nhân. Thành tố giám sát liên quan tới tình trạng sức khỏe kém. Kết quả cho thấy những gánh nặng của người chăm sóc, đặc biệt là sự căng thẳng liên quan đến cách sử dụng các chiến lược ứng phó thích nghi chưa hiệu quả, chất lượng cuộc sống thấp và mức độ bệnh tâm lý cao ở người chăm sóc. Từ nghiên cứu này, ta có thể thấy việc chịu quá nhiều gánh nặng làm cho thân nhân bệnh nhân sử dụng các chiến lược ứng phó không hiệu quả. Trong nghiên cứu về mối quan hệ của chất lượng cuộc sống với ứng phó và gánh nặng của thân nhân cấp 1 của bệnh nhân tâm thần phân liệt, Natasha Kate và cộng sự khảo sát về mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống với ứng phó và gánh nặng mà thân nhân bệnh nhân phải chịu. Kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống của thân nhân bệnh nhân chịu ảnh hưởng bởi những kĩ năng ứng phó được sử dụng để giải quyết tình trạng stress gia tăng do bệnh tình của bệnh nhân [18]. Năm 2013, S. M. Cotton và cộng sự nghiên cứu về chiến lược ứng phó của thân nhân bệnh nhân trẻ tuổi ở giai đoạn đầu của loạn thần. Tác giả cho rằng thân nhân của người trẻ tuổi ở giai đoạn loạn thần đầu tiên chịu nhiều áp lực. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng chiến lược được thân nhân sử dụng để ứng phó với gánh nặng của việc chăm sóc người thân bị bệnh loạn thần. Kết quả cho thấy chiến lược ứng phó né tránh có liên quan đến những đau khổ, sự khốn quẩn và gia tăng gánh nặng của thân nhân. Trong khi đó, can thiệp được xem là có hiệu quả là sử dụng cách giải quyết thích hợp và sự tái đánh giá tích cực sẽ thúc đẩy ứng phó của thân nhân và giảm thiểu những đau khổ mà họ đang có [10]. Ở nghiên cứu này, tác giả cho ta thấy kĩ năng ứng phó của thân nhân bệnh nhân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Năm 2013, tác giả Shyhrete và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tương quan giữa hình dung về bệnh và cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt. Việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể gây ra đau khổ và việc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị của bệnh nhân. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu sự liên quan giữa sự hình dung của thân nhân về bệnh tâm thần phân liệt và cách ứng phó của họ. Nghiên cứu về mối tương quan được thực hiện trên 92 thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt. Khách thể hoàn thành 3 bảng hỏi được dịch và chuẩn hóa tại Pháp: (a) bảng hỏi về nhân khẩu học, (b) bảng hỏi về nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt và (c) bảng hỏi về ứng phó của gia đình. Kết quả cho thấy sự hình dung về bệnh có liên quan không đáng kể với cách ứng phó. Tuy nhiên, nghiên 9
- cứu phát hiện ra một điểm đặc biệt, đó là sự biểu hiện cảm xúc có liên quan đến cách ứng phó tập trung vào cảm xúc thể hiện ở sự ép buộc, sự né tránh và sự cam chịu. Khách thể chủ yếu sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề và sử dụng nguồn lực xã hội nhiều hơn là sử dụng cách ứng phó tập trung vào cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy ứng phó tập trung vào cảm xúc có sự liên quan ở mức độ trung bình với (1) hậu quả tiêu cực mà thân nhân gánh chịu (r = 0.35, p = 0.002), (2) cảm giác tội lỗi (r = 0.34, p = 0.001) , (3) cảm giác rằng bệnh tâm thần không phù hợp (r = 0.31, p = 0.005) và (4) toàn bộ điểm số của thang đo mô tả cảm xúc (r = 0.41, p = 0.000). Ứng phó tập trung vào vấn đề có sự liên quan ở mức độ trung bình với (1) nhận thức về hậu quả tiêu cực mà thân nhân gánh chịu (r = 0.31, p = 0.006) và (2) cảm giác kiểm soát (r = 0.31, p = 0.006). Ứng phó bằng cách sử dụng nguồn lực xã hội có mối liên hệ âm tính với điểm số của thang đo mô tả cảm xúc (r = -0.39, p = 0.000). Tác giả kết luận rằng cách ứng phó tập trung vào vấn đề và cách ứng phó tập trung vào nguồn lực xã hội được đánh giá là hiệu quả hơn, có tác dụng làm tăng khả năng ứng phó với bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự hình dung về bệnh thúc đẩy việc chọn cách ứng phó. Tiếp cận cách ứng phó phát huy hiệu quả trong việc đặt những mục tiêu xa hơn và khả thi hơn trong việc can thiệp. Thêm vào đó, nghiên cứu tập trung vào đo lường sự can thiệp dựa trên sự nhận thức về bệnh. Từ đó ngăn chặn việc sử dụng các cách ứng phó không phù hợp. Việc xác định tình trạng sử dụng cách ứng phó trong cộng đồng thân nhân là rất cần thiết vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cung cấp sự chăm sóc và hỗ trợ phù hợp [25]. Trong nghiên cứu những yếu tố dự đoán gánh nặng của thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt: Một nghiên cứu từ những bệnh nhân được chăm sóc lần thứ ba trong bệnh viện tại Ấn Độ, tác giả Aarti Jagannathan cho rằng thân nhân bệnh nhân trải nghiệm những gánh nặng nặng nề khi phải chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân liệt. Nghiên cứu thực hiện trên những yếu tố tiên đoán về gánh nặng mà thân nhân bệnh nhân tâm thần phân liệt ở Ấn Độ đang gặp phải. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu những yếu tố dự đoán gánh nặng mà thân nhân bệnh nhân trải qua ở lần nhập viện đầu tiên của bệnh nhân tại Ấn Độ. Nghiên cứu được thực hiện trên 137 bệnh nhân tâm thần phân liệt nhập viện ở miền Nam Ấn Độ. Tác giả sử dụng thời khóa biểu tiếp cận gánh nặng (Burden Assessment Schedule) để phỏng vấn. Nghiên cứu tiếp cận cách ứng phó, hiểu biết về tâm thần phân liệt, nhận được sự hỗ trợ từ xã hội của thân 10
- nhân và sự đa dạng của bệnh, tâm bệnh học, rối loạn chức năng được trải nghiệm bởi bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy suốt quá trình bệnh, mức độ tâm bệnh và sự rối loạn chức năng có liên quan trực tiếp với toàn bộ mức độ gánh nặng; sự nhận trợ giúp từ xã hội tỉ lệ nghịch với toàn bộ mức độ của gánh nặng. Bên cạnh đó, có sự liên quan chặt chẽ giữa tâm bệnh và rối loạn chức năng (p
- Ở hai nghiên cứu trên, ta thấy được cách ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội được đánh giá là hiệu quả, giúp thân nhân bệnh nhân giảm bớt gánh nặng và phát huy các kĩ năng ứng phó khác. Không chỉ ở hai nghiên cứu này, mà ở một số nghiên cứu trên, cách ứng phó tìm kiếm chỗ dựa xã hội đều được đánh giá là hiệu quả. Có thể nói sự hỗ trợ từ xã hội là một nguồn lực lớn đối với thân nhân đang chăm sóc bệnh nhân loạn thần. Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, năm 2012, tác giả Bauer và các cộng sự cho rằng bên cạnh các gánh nặng, chúng ta cần xem xét cả những phần thưởng tiềm năng của gia đình và chiến lược ứng phó để xác định cách hỗ trợ gia đình một cách hiệu quả trong việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Vì thế, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn với 60 thân nhân bệnh nhân loạn thần và phân tích, cho ra một phân tích tóm tắt. Cuộc phỏng vấn tập trung vào những mặt tích cực và tiêu cực của việc cung cấp sự chăm sóc và trên cả những chiến lược ứng phó; tiếp theo đó họ sẽ thực hiện bảng hỏi Freiburg về ứng phó với bệnh. Thân nhân bệnh nhân đã gọi tên 787 gánh nặng mà cá nhân có và 413 phần thưởng mà cá nhân nhận lại được khi chăm sóc bệnh nhân loạn thần. Sau khi phân tích các nhân tố, sự trưởng thành trong tính cách được xác định là nhân tố chủ yếu của phần thưởng. Những yếu tố tác động để các nhân tố hoạt động mạnh nhất là sự tăng lên ở lòng tự tin, sức mạnh bên trong, sự trưởng thành và trải nghiệm cuộc sống. Việc phân tích hồi quy tuyến tính xác định yếu tố dự đoán cho những gánh nặng của thân nhân. Để giảm những gánh nặng một cách hiệu quả, tác giả cho rằng cần có sự hiểu biết về gánh nặng cốt lỗi của họ. Tuy nhiên, để có gốc nhín tích cực hơn, chúng ta cũng cần tập trung nhiều hơn vào những phần thưởng tiềm năng của việc chăm sóc [4]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã cho ta thêm một góc nhìn khác về cách ứng phó của thân nhân bệnh nhân. Thân nhân bệnh nhân thấy rằng ứng phó với bệnh không chỉ mang lại cho họ chỉ những trải nghiệm tiêu cực mà còn có cả trải nghiệm tích cực. Tình huống phải chăm sóc người thân mắc bệnh loạn thần ở đây được xem là cơ hội để thân nhân gia tăng sự chín chắn, vững vàng và tự tin trong cuộc sống của thân nhân. Tóm lại, qua các nghiên cứu trên, ta có thể thấy cách thân nhân ứng phó với bệnh loạn thần mãn tính của người thân chịu sự tác động của nhiều yếu tố, từ yếu tố môi trường, nhân khẩu học đến quan điểm của thân nhân về bệnh loạn thần,…Một điều đặc biệt nổi bật lên qua hàng loạt nghiên cứu đó là thân nhân bệnh nhân chịu nhiều gánh nặng nặng nề. Điều này tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của 12
- thân nhân cũng như chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Nếu thân nhân chọn được cách ứng phó phù hợp thì gánh gánh nặng sẽ giảm xuống và chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng quá nhiều. Đặc biệt qua nhiều nghiên cứu và phân tích dữ liệu, cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tìm kiếm nguồn lực xã hội được cho là hiệu quả hơn những cách ứng phó khác. Bên cạnh những trải nghiệm tiêu cực, thân nhân bệnh nhân còn có những trải nghiệm tích cực trong quá trình chăm sóc người thân của mình. Họ xem việc chăm sóc bệnh nhân loạn thần là cơ hội để trưởng thành và phát triển. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, cách ứng phó cũng bắt đầu được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên, nghiên cứu về cách ứng phó của thân nhân với bệnh loạn thần mãn tính của người thân chưa được quan tâm nghiên cứu sâu rộng. Khách thể của các nghiên cứu phần lớn là học sinh – thanh niên, ngoài ra còn có khách thể là giáo viên mầm non. Dưới đây là một số nghiên cứu đã được thực hiện: Từ năm 2004 đến 2017, Phan Thị Mai Hương có nhiều nghiên cứu về cách ứng phó của trẻ vị thành niên. Điển hình là nghiên cứu “cách ứng phó trong những hoàn cảnh khó khăn của trẻ vị thành niên hiện nay”. Đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp kiến thức cho các đối tượng quan tâm về cách ứng phó của trẻ vị thành niên trong những tình huống khó khăn, những nhân tố góp phần hình thành các cách ứng phó nhất định (những lý luận về hành vi ứng phó trong tâm lý học; thực trạng về các cách ứng phó của trẻ vị thành niên ở nước ta hiện nay trong những hoàn cảnh khó khăn; tìm hiểu mối liên quan của cách ứng phó trong những hoàn cảnh khó khăn với các nhân tố xã hội và nhân cách); đề xuất những ý kiến về chương trình giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên từ phương dịên tâm lý học [35]. Năm 2012, Nguyễn Thị Nhung có nghiên cứu về áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Nhung cho rằng có ba kiểu ứng phó ở trẻ vị thành niên: ứng phó mang sắc thái tình cảm, ứng phó trong suy nghĩ và ứng phó bằng hành động. Trong đó, cách ứng phó được các em sử dụng nhiều nhất để ứng phó với áp lực tâm lý là cách ứng phó thay đổi, điều chỉnh cảm xúc (ĐTB = 1.72), tiếp đến là cách ứng phó tập trung vào thay đổi, điều chỉnh hành vi (ĐTB = 1.85) và cuối cùng là cách ứng phó tập trung vào thay đổi, điều chỉnh suy nghĩ (ĐTB =2.46). Trong đề tài, tác giả tập trung tìm hiểu mức độ áp lực tâm lý của trẻ em lao động sớm và cách ứng phó của các em với chúng. Sau đó tiến hành thực nghiệm 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Pha chế dung dịch dinh dưỡng để trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh tĩnh
99 p | 318 | 109
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học một số bài thuộc chương “từ trường” Vật lý 11 THPT nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực, tự chủ của học sinh
71 p | 346 | 89
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đường thẳng và đường tròn trong Hình học tọa độ lớp 10
125 p | 339 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản
102 p | 516 | 58
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản lý nhà nước: Cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số tại UBND xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
80 p | 28 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 94 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng Proxy Server cho hệ thống mạng LAN bằng giải pháp mã nguồn mở
59 p | 32 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Những nguyên lý nhiệt động lực học và các ứng dụng trong các môi trường
52 p | 59 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu về hiệu ứng compton
37 p | 47 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Khảo sát tình hình sử dụng Oxaliplatin trong bệnh ung thư đại tràng tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai
60 p | 40 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Cách ứng xử của chi phí và ứng dụng trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí – Sản lượng – Lợi nhuận của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải
92 p | 91 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Ứng dụng lượng giác cầu trong tính toán xác định vị trí của các thiên thể và giải bài tập thiên văn
47 p | 40 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Điều chế một số dẫn xuất của αlpha-mangostin bằng phản ứng oxy hóa baeyer-villiger
36 p | 24 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn gà Broiler (cp707) nuôi tại trại Phạm Trọng Vinh, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ , tỉnh Thái Nguyên
55 p | 49 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Tổng hợp dẫn xuất 4h-piran dùng xúc tác K2Co3 tẩm trên chất mang rắn montmorillonite k-10
86 p | 66 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y đa khoa: Thực trạng stress và cách ứng phó với stress trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tại khoa khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế bệnh viện E năm 2023
82 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa du lịch: Ứng dụng thể loại câu đố trong hoạt động hướng dẫn du lịch
9 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn