intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

397
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập nêu tổng quan về dịch vụ logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba. Tình hình kinh doanh vụ logistics của công ty Vietfracht. Chiến lược phát triển kinh doanh trong quá trình hội nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -----------***----------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU VIETFRACHT TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP Họ và tên sinh viên : Đỗ Thị Ngọc Trang Lớp : Anh 4 Khoá : K43A – KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Sĩ Lâm Hà Nội – 2008
  2. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 Để hoàn thành bài khoá luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Sĩ Lâm đã tận tình giúp đỡ em từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành bài khoá luận. Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Nguyễn Giang Tiến - Phó Tổng giám đốc Công ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận này.
  3. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1 CH-¬NG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA ................................................................... 3 I. TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS........................................................................... 3 1. Kh¸i niÖm logistics .......................................................................................... 3 2. Ph©n lo¹i hÖ thèng logistics ........................................................................... 5 2.1. Theo h×nh thøc tæ chøc ho¹t ®éng logistics ............................................... 5 2.2. Theo toµn bé qu¸ tr×nh logistics ............................................................... 6 2.3. Theo ®èi t-îng hµng hãa ........................................................................... 6 3. Vai trß cña logistics......................................................................................... 6 3.1 §èi víi nÒn kinh tÕ ..................................................................................... 6 3.2 §èi víi c¸c doanh nghiÖp .......................................................................... 8 4. C¸c yÕu tè c¬ b¶n cña logistics....................................................................... 9 4.1. YÕu tè vËn t¶i............................................................................................. 9 4.2. YÕu tè marketing ..................................................................................... 10 4.3 YÕu tè ph©n phèi ...................................................................................... 10 4.4. YÕu tè qu¶n trÞ ......................................................................................... 11 II. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS...................................................... 12 1. Kh¸i niÖm dÞch vô logistics ........................................................................... 12 2. Ph©n lo¹i dÞch vô logistics ............................................................................ 14 3. Vai trß cña dÞch vô logistics ......................................................................... 15 4. DÞch vô logistics lµ sù ph¸t triÓn tÊt yÕu cña dÞch vô vËn t¶i giao nhËn .... 18 III. TỔNG QUAN VỀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA - 3PL ...................................................................................................................... 20 1. Kh¸i niÖm nhµ cung cÊp dÞch vô logistics ................................................... 20 2. Nhµ cung cÊp dÞch vô logistics bªn thø 3 - 3PL .......................................... 22 2.1. Kh¸i niÖm vÒ nhµ cung cÊp dÞch vô logistics bªn thø 3 - 3PL ................ 22
  4. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 2.2. Ph©n lo¹i c¸c nhµ 3PL ............................................................................ 24 3. Vai trß cña nhµ cung cÊp dÞch vô logistics bªn thø 3 -3PL ........................ 26 CH¦¥NG II : TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY VIETFRACHT..................................................................................... 28 I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM ........ 28 1. CÇu dÞch vô logistics trªn thÞ tr-êng ViÖt Nam ........................................... 28 2. Cung dÞch vô logistics trªn thÞ tr-êng ViÖt Nam ......................................... 30 II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU VIETFRACHT 33 1. Tæng quan chung vÒ Vietfracht.................................................................... 33 1.1. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn ......................................................... 33 1.2. Thµnh viªn ban ®iÒu hµnh, héi ®ång qu¶n trÞ, ban kiÓm so¸t ................ 35 2. C¬ cÊu tæ chøc cña Vietfracht ...................................................................... 35 3. §Æc ®iÓm s¶n xuÊt kinh doanh cña Vietfracht ............................................ 39 3.1. C¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng kinh doanh chÝnh.............................................. 39 3.2. T×nh h×nh kinh doanh cña C«ng ty .......................................................... 42 III. TÌNH HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTISCS CỦA VIETFRACHT TRONG THỜI GIAN QUA .................................................................................. 46 1. KÕ ho¹ch kinh doanh dÞch vô logistics cña Vietfracht thêi gian qua ....... 46 2. T×nh h×nh kinh doanh dÞch vô logistics cña Vietfracht nh÷ng n¨m gÇn ®©y48 3. §¸nh gi¸ kinh doanh dÞch vô logistics cña Vietfracht trong thêi gian qua.55 3.1. Nh÷ng -u ®iÓm cña dÞch vô logistics cña Vietfracht ............................. 55 3.2. Nh÷ng nh-îc ®iÓm cña dÞch vô logistics cña Vietfracht........................ 58 CH¦¥NG III: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA VIETFRACHT TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP .......... 66 I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIETFRACHT TRÊN THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM ..................................................................... 66 1. Th¸ch thøc .................................................................................................... 66 2. C¬ héi ............................................................................................................ 72
  5. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 II. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CHO VIETFRACHT ĐẾN NĂM 2020 TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP .................................................................................................................... 78 1. §Þnh h-íng ph¸t triÓn dÞch vô logistics ®Õn n¨m 2020 .............................. 78 2. Ph©n tÝch m«i tr-êng kinh doanh ................................................................ 78 2.1. M«i tr-êng vÜ m« ..................................................................................... 78 2.2. M«i tr-êng vi m« ..................................................................................... 82 3. X¸c ®Þnh c¸c yÕu tè vÒ ®iÓm m¹nh, ®iÓm yÕu, c¬ héi vµ th¸ch thøc, x©y dùng ma trËn SWOT cña Vietfracht trong viÖc kinh doanh dÞch vô logistics ………………………………………………………………………………...84 4. ChiÕn l-îc ph¸t triÓn kinh doanh dÞch vô logistics cho Vietfracht ®Õn n¨m 2020 ................................................................................................................... 87 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ................................................................... 89 1. §Çu t- n©ng cÊp, x©y dùng míi c¬ së h¹ tÇng. ........................................... 89 2. §µo t¹o nguån nh©n lùc chuyªn nghiÖp, thu hót nh©n tµi ........................ 90 3. T¨ng c-êng ho¹t ®éng marketing ................................................................ 92 4. øng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong ho¹t ®éng logistics ........................... 95 5. Liªn kÕt chiÕn l-îc víi c¸c doanh nghiÖp trong n-íc vµ n-íc ngoµi ........ 97 6. Gi¶i ph¸p huy ®éng vèn................................................................................ 98 KÕT LUËN .............................................................................................................. 99 Tµi liÖu tham kh¶o......................................................................................94
  6. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá đi liền với việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể tồn tại, cạnh tranh trên thị trường thế giới, trên bình diện vĩ mô đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải đưa ra được chiến lược phát triển tổng thể hay cho một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Trên bình diện vi mô, việc xây dựng các chiến lược kinh doanh cũng là một điều hết sức cần thiết và quan trọng cho các doanh nghiệp. Việc đưa ra các chiến lược đúng đắn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển và ngược lại, nếu chiến lược sai lầm sẽ làm cho doanh nghiệp lâm vào tình thế khó khăn, có thể sẽ dẫn đến phá sản. Logistics hiện là một lĩnh vực khá phát triển ở các nước phát triển điển hình là ở các nước Tây Âu, Mỹ, Singapore, Đài Loan,… Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay lĩnh vực logistics vẫn còn khá mới mẻ. Nhiều công ty hiện vẫn còn rất bỡ ngỡ với hoạt động này, thiếu kinh nghiệm trong phương pháp tổ chức cũng như trong nghiệp vụ. Việc cung ứng dịch vụ logistics trong các công ty Việt Nam vẫn mang tính nhỏ lẻ, chưa bài bản, và chưa công ty nào có chiến lược phát triển dịch vụ logistics một cách rõ ràng, cụ thể. Vietfracht hiện là một nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam có uy tín nhưng Vietfracht cũng không tránh khỏi thực tế trên. Vì vậy, để Vietfracht thực sự là một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngiệp trên thị trường Việt Nam và có thể tham gia vào thị trường logistics toàn cầu, thì Vietfracht cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển dịch vụ logistics thật bài bản trong dài hạn. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với Vietfracht nhất là trong xu thế hiện nay - xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Chiến lƣợc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Đỗ Thị Ngọc Trang 1 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  7. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics và đưa ra một số biện pháp để thực hiện chiến lược phù hợp và hiệu quả cho Vietfracht. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics và chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics tại Vietfracht.  Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ logistics tại Vietfracht những năm gần đây, sau đó xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics và đưa ra các biện pháp để thực hiện chiến lược đó cho Vietfracht chủ yếu trên thị trường Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, diễn giải, thống kê, phỏng vấn chuyên gia,... để nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài. 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Khoá luận được chia thành 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về dịch vụ logistics và nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba. Chương II: Tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của công ty Vietfracht. Chương III: Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics của công ty CP vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập. Sau đây là toàn bộ nội dung khoá luận tốt nghiệp của em. Đỗ Thị Ngọc Trang 2 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  8. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS BÊN THỨ BA I. Tổng quan về logistics 1. Khái niệm logistics Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả các ngôn ngữ khác. Bởi nó bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một đơn ngữ nào có thể truyền tải hết ý nghĩa của nó. Khi xét về mặt lịch sử, thuật ngữ “logistics” là một thuật ngữ đã có từ lâu, thuật ngữ này lần đầu tiên được dùng trong quân đội mang nghĩa là “hậu cần” hoặc “tiếp vận”. Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về logistics hay hệ thống logistics. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều nghiên cứu về logistics trong các giai đoạn phát triển đó, dưới các góc nhìn khác nhau, hiện nay có khá nhiều khái niệm về logistics: Theo “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995”: Logistics là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics - the organization of supplies and services for any complex operation). Theo Hội đồng quản lý Logistics (The Council of Logistics Management CLM in the USA), Logistics được định nghĩa là “quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả và tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và việc lưu trữ nguyên liệu thô, hàng trong kho đang sử dụng, hàng Đỗ Thị Ngọc Trang 3 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  9. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 thành phẩm và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ cho tới nơi tiêu thụ nhằm mục đích thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng". Trong cuốn “An Intergrated Approach to Logistics Management” của Viện kĩ thuật công nghệ Florida - Mỹ, thì Logistics là việc quản lý sự vận động và lưu trữ của nguyên vật liệu vào trong doanh nghiệp, của hàng hoá trong lúc sản xuất tại doanh nghiệp và hàng thành phẩm đi ra khỏi doanh nghiệp. Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (theo Logistics and Supply Chain Management, tác giả Ma Shuo, tài liệu giảng dạy của World Maritime University, 1999). Theo quan điểm “5 right” thì : Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Qua các khái niệm trên, chúng ta thấy dù có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng nội dung đều cho thấy rằng Logistics là quá trình tối ƣu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ƣu hoá việc lƣu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào nguyên thủy cho đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của ngƣời tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Logistics không chỉ bị hạn chế trong vận hành sản xuất, logistics liên quan đến mọi tổ chức bao gồm chính phủ, bệnh viện, trường học, cửa hàng bán lẻ, ngân hàng, và các cơ quan cung cấp dịch vụ tài chính khác. Việc quản trị logistics sẽ thiết lập một khung làm việc cho các hoạt động logistics trong suốt quá trình lập kế hoạch, thực hiện và quản lý. Đầu ra của hệ thống logistics chính là lợi thế cạnh tranh, các lợi ích về thời gian, địa điểm, các Đỗ Thị Ngọc Trang 4 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  10. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 chuyển động hiệu quả về hướng khách hàng, và đầu ra của logistics cung cấp dịch vụ logistics hỗn hợp, trở thành một tài sản độc quyền của công ty. 2. Phân loại hệ thống logistics 2.1. Theo hình thức tổ chức hoạt động logistics  Logistics bên thứ nhất (1PL - Frist Party Logistics): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân.  Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ của logistics (vận tải, kho bãi, thanh toán,.. ) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa có tích hợp hoạt động logistics.  Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics, do đó 3PL tích hợp các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin, trong dây chuyền cung ứng.  Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics): là người tích hợp (Integrator), chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải, 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.  Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): 5PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các Đỗ Thị Ngọc Trang 5 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  11. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. 2.2. Theo toàn bộ quá trình logistics  Logistics đầu vào (Inbound Logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn,..) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất.  Logistics đầu ra (Outbound Logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.  Logistics ngược (Reverse Logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 2.3. Theo đối tượng hàng hóa  Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG Logistics) là quá trình logistics cho ngành tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như quần áo, giầy dép, thực phẩm.  Logistics ngành ôtô (Automotive Logistics): là quá trình logistics phục vụ ngành ô tô.  Logistics ngành hóa chất (Chemical Logistics): là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm,...  Logistics hàng điện tử (Electronic Logistics).  Logistics ngành dầu khí (Petroleum Logistics). 3. Vai trò của logistics 3.1. Đối với nền kinh tế Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Ở góc độ tổng thể, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối Đỗ Thị Ngọc Trang 6 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  12. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 hàng hóa. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Vì vậy nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng. Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp cho thỏa mãn nhu cầu của mỗi người. Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế. Thị trường các doanh nghiệp hướng tới không còn nằm trong phạm vi biên giới các quốc gia mà đã lan rộng ra khắp toàn cầu. Vì thế, logistics càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dịch vụ. Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế. Theo nghiên cứu của Limao và Venables (2001) cho thấy sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếp giáp biển và 60% đối với các nước không tiếp giáp biển. Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia còn được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biển tốt,.. sẽ thu hút được đầu tư từ các công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng Đỗ Thị Ngọc Trang 7 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  13. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics. 3.2. Đối với các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ,.. logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, môi trường kinh doanh, tốt nhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển. Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất. Logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc kí hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics. Đứng ở góc độ này, logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung. Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp. Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/dịch Đỗ Thị Ngọc Trang 8 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  14. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời gian và địa điểm quy định. 4. Các yếu tố cơ bản của logistics Hệ thống cung ứng, phân phối vật chất hay còn gọi là “logistics” là nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên vật liệu và thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Nói cách khác, logistics là nghệ thuật quản lý dòng lưu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá kể từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng. Từ quan niệm về logistics như trên cho thấy, logistics bao gồm rất nhiều yếu tố, các yếu tố này tạo thành chuỗi cung ứng (supply chain). Sau đây là những yếu tố cơ bản của logistics. 4.1. Yếu tố vận tải Trong các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì vận tải giao nhận là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải giao nhận thường chiếm hơn 1/3 tổng chi phí logistics. Muốn giảm chi phí của logistics phải giảm chi phí khâu giao nhận vận tải từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ khác nhau trên thị trường. Muốn vậy phải đảm bảo thời gian giao hàng, phải đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời, đúng lúc. Từ đó giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm (inventory costs) để giảm chi phí logistics nói chung. Trong sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp khó có thể tự mình thoả mãn nhu cầu về vận tải giao nhận. Nhu cầu này trên thực tế phổ biến do người vận tải giao nhận đáp ứng. Người cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận hoạt động hoàn toàn độc lập đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu vào doanh nghiệp hay thành phẩm ra khỏi doanh nghiệp. Chính vì vậy họ cũng độc lập trong việc thu lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chuyên cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp được gọi là nhà trung gian chuyên nghiệp. Đỗ Thị Ngọc Trang 9 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  15. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 Một kênh logistics có thể được tạo bởi một số nhà trung gian chuyên nghiệp như người giao nhận (Freight Forwarder), người kinh doanh vận tải công cộng không có tàu (Non Vessel Operating Common Carrier - NVOCC), các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Companies - EMCs), các công ty thương mại xuất khẩu (Export Trading Companies - ETCs) hay người đóng gói hàng xuất khẩu hoặc môi giới hải quan… Sự thành bại của mỗi nhà trung gian chuyên nghiệp được quyết định bởi sự thành bại của toàn bộ kênh logistics. 4.2. Yếu tố marketing Giống như yếu tố vận tải, yếu tố marketing cũng là một yếu tố cơ bản của logistics. Theo như phần khái niệm đã trình bày, có thể thấy điều quan trọng trong khái niệm về logistics là tất cả các hoạt động cuối cùng đều tập trung vào khách hàng. Vì vậy trong logistics, điểm được nhấn mạnh nằm ở dịch vụ hiệu quả dành cho khách hàng. Phương thức kinh doanh hướng tới thị trường đã tạo nên những thử thách mới đối với các nhà quản lý, đòi hỏi các nhà quản lý phải biết đâu là thị trường của doanh nghiệp, tạo ra tư duy về dịch vụ khách hàng hiệu quả, giúp việc đưa đúng sản phẩm tới đúng nơi cần thiết vào thời điểm thích hợp với mức giá phải chăng, thiết lập nhu cầu phải có kênh phân phối để tối đa hoá lượng hàng bán ra với mức giá hợp lý cũng như sự hỗ trợ đối với sản phẩm sau khi chuyển giao quyền sở hữu. Từ đây có thể thấy vai trò của marketing trong chuỗi dây chuyền logistics. Lúc đầu logistics chỉ được coi là yếu tố “địa điểm - place” - đảm bảo hàng đến đúng địa điểm kịp thời trong điều kiện tốt nhưng thực tế hiện nay logistics còn có liên hệ mật thiết với 3P còn lại của marketing-mix. 4.3. Yếu tố phân phối Phân phối là một khái niệm phản ánh sự di chuyển hàng hoá của một doanh nghiệp (người sản xuất, người kinh doanh hay bất kỳ một người có hàng hoá nào khác). Nó bao gồm sự di chuyển của hàng hoá giữa các phương Đỗ Thị Ngọc Trang 10 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  16. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 tiện khác nhau qua biên giới của một hay nhiều nước, qua nhiều địa điểm khác nhau. Trong đó sự phối hợp các hoạt động và các chức năng khác nhau được nhấn mạnh nhằm mục đích loại bỏ các gián đoạn trong hành trình liên tục của hàng hoá từ giai đoạn sản xuất đến khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics sẽ phối hợp toàn bộ quá trình cung ứng, sản xuất, phân phối thành một dòng chảy nhịp nhàng. Trước đây các kênh phân phối thường đề cao vai trò của vị trí nhà xưởng, nơi sản xuất hay kho hàng… Một doanh nghiệp nên chọn vị trí nơi gần nguồn nguyên liệu hoặc nơi có đường giao thông thuận lợi, xuyên suốt. Ngược lại, khả năng sẵn sàng vận chuyển nguyên liệu tới doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có thể lựa chọn thay thế và xây dựng nhà xưởng, kho hàng gần nên vấn đề thời gian trong hệ thống logistics đã bị bỏ qua, xao nhãng. Để có thể tối ưu hoá dòng lưu chuyển hàng hoá, không nên tập trung ở vị trí hay địa điểm, mà kênh phân phối phải biết liên kết chặt chẽ giữa địa điểm với thời gian. Cách tiếp cận này đã đưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về logistics trong sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, các yếu tố trong toàn bộ quá trình trung chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá qua các kênh. 4.4. Yếu tố quản trị Trong hệ thống logistics, quản trị có vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động logistics nếu không có yếu tố kiểm tra, giám sát sẽ không đạt được mục đích đặt ra. Vấn đề quản trị trong logistics được thể hiện qua hoạt động của nhà quản trị logistics, họ là những người vừa có chuyên môn sâu, vừa có sự hiểu biết rộng. Xét về khía cạnh chuyên môn, nhà quản trị logistics phải hiểu biết về các loại hình vận tải, cước phí vận tải, tình hình kho bãi, vấn đề lưu kho lưu bãi, tình hình cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, quá trình tiến độ sản xuất sản phẩm đưa vào lưu thông, phân phối, các kênh phân phối và thị trường,... Xét về khía cạnh hiểu biết rộng, nhà quản trị phải nắm rõ quan hệ giữa tất cả các chức năng của logistics, đồng thời phải liên kết, phối hợp Đỗ Thị Ngọc Trang 11 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  17. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 hài hoà hoạt động của logistics với các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp cũng như với các doanh nghiệp khác và khách hàng. Điều quan trọng nhất là nhà quản trị logistics phải biết tới toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, phải bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, thị trường tiềm năng… Có thể nói mỗi quyết định của nhà quản trị logistics có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp, từ vấn đề chi phí đến lợi nhuận, từ nhà cung cấp đến khách hàng. Quản trị logistics là tâm điểm của mọi hoạt động logistics, mục tiêu của quản trị logistics là thiết lập nên các nguồn lực logistics trọn gói một cách hài hoà và thống nhất. Ngoài bốn yếu tố chính là vận tải, marketing, phân phối và quản trị vừa nêu trên, logistics còn bao gồm các yếu tố khác như yếu tố kho bãi và nhà xưởng, yếu tố phụ tùng thay thế và sửa chữa, tài liệu kỹ thuật, thiết bị kiểm tra và hỗ trợ, nhân lực và đào tạo nhân lực. Tất cả các yếu tố này đều là các hoạt động hay các nguồn lực đầu vào cho hệ thống logistics. Các yếu tố này khi được liên kết trong một thể thống nhất và hài hoà thì sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra thành công. Còn nếu tách biệt độc lập các yếu tố thì sẽ dễ dàng khiến cho chuỗi logistics không đạt được sự tối ưu hoá như mong muốn. Như vậy nhà quản trị logistics phải nhận thức và thấy rõ những mối quan hệ ràng buộc này và hoạt động sao cho những tác động thực tế cũng như tiềm năng của mỗi yếu tố logistics trong chuỗi logistics không bị phủ nhận lẫn nhau. II. Tổng quan về dịch vụ logistics 1. Khái niệm dịch vụ logistics Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” không được định nghĩa, xem xét nhiều đến trong các văn bản tài liệu nước ngoài. Theo định nghĩa trong cuốn “The Management of Business Logistics” thì “dịch vụ logistics là một mô hình được xác định theo chuẩn quy định từ trước do các nhà vận tải cung cấp, mời gọi sử dụng và tính tiền cước giao nhận hàng Đỗ Thị Ngọc Trang 12 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  18. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 hóa”. Có thể hiểu một cách tổng quát về dịch vụ logistics là việc thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan tới nơi hình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng. Ở luật Thương mại Việt Nam 2005 khái niệm về logisitcs không được đề cập đến, mà chỉ đề cập đến dịch vụ logistics. Theo Điều 233 - Luật Thương mại Việt Nam 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Định nghĩa trên của Luật Thương mại 2005 có nội dung khá rộng và chưa nêu được đặc trưng cơ bản của dịch vụ logistics, hay nói cách khác nội hàm của khái niệm chưa được làm rõ. Việc đưa ra nhiều thành phần “nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,...” có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và gây ra việc khó áp dụng trong thực tế nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa. Trên thực tế, trước khi Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics thì các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài đã cung cấp toàn bộ các công việc mà Luật Thương mại 2005 nêu tại Điều 233. Do đó, khái niệm dịch vụ logistics xuất hiện và được sử dụng như hiện nay nhằm chỉ cho các doanh nghiệp nào có khả năng kết hợp lại là một đầu mối đứng ra cung cấp một chuỗi các dịch vụ liên hoàn nói trên. Xuất phát từ thực tế này, khái niệm dịch vụ logistics cần có những đặc trưng cơ bản về tính liên hoàn và công việc cơ bản. Dịch vụ logistics phải gắn với việc vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên nếu chỉ có vận chuyển hàng hoá mà đã được gọi là dịch vụ logistics thì chưa đủ. Phải làm rõ hơn nữa các công việc cơ bản của dịch vụ logistics. Đỗ Thị Ngọc Trang 13 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  19. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 Nếu xét trong giao nhận vận tải, dịch vụ logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá, như: làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hoá đi các địa điểm khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn luôn sẵn sàng ở trạng thái nếu có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (Inventory level). Chính vì vậy khi nói tới logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống các dịch vụ (Logistics system chain). Với hệ thống chuỗi dịch vụ này người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics service provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá cũng như chi phí tương tự ở đầu ra bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ qua hệ thống logistics nêu trên. 2. Phân loại dịch vụ logistics Theo Điều 4 của “Nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics” thì dịch vụ logistics có những loại sau:  Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: - Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container. - Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị. - Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa. - Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, Đỗ Thị Ngọc Trang 14 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
  20. Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương 2008 hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.  Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: - Dịch vụ vận tải hàng hải. - Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa. - Dịch vụ vận tải hàng không. - Dịch vụ vận tải đường sắt. - Dịch vụ vận tải đường bộ. - Dịch vụ vận tải đường ống.  Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: - Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật. - Dịch vụ bưu chính. - Dịch vụ thương mại bán buôn. - Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng. - Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. 3. Vai trò của dịch vụ logistics Trong xã hội mục đích của sản xuất là để phục vụ tiêu dùng. Nhưng ở thời đại hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Khoảng cách về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng xa dần và mở rộng dịch vụ logistics có tác dụng rất lớn với sản xuất, phân phối vật chất của xã hội. Vì vậy, vai trò của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế cũng như với doanh nghiệp là rất lớn.  Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cƣờng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Đỗ Thị Ngọc Trang 15 Anh 4 – K43A - KT&KDQT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2