Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản
lượt xem 26
download
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản khái quát về sự hình thành triển khai chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản. Phân tích chiến lược hoạt động chủ yếu của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản, nêu lên một số đặc trưng nổi bật trong chiến lược hoạt động của Nhật Bản so với một số nước trên thế giới. Đánh giá hiệu quả và những tác động của các chiến lược hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản đối với nền kinh tế Nhật Bản và nền kinh tế khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thu Hằng Lớp : Anh 3 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : ThS Bùi Liên Hà Hà Nội - 11/2009
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ........................................ 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ....................... 4 1.1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNCS)................................................................................................... 4 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ............................ 12 1.2.CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ........................................................................ 16 1.2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY .................................................................... 16 1.2.2. MỘT SỐ CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA.................................................. 17 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA . 21 1.3.1. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH TRONG NƢỚC ............................................................................................................. 21 1.3.1.1 .ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI................ 22 1.3.1.2. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ ..................................................... 22 1.3.1.3. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ....................................... 24 1.3.1.4. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ..................................................... 25 1.3.2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH TRONG KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ ............................................................................. 25 1.3.2.1. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG KHCN ...................................................... 25 1.3.2.2. ĐỐI THOẠI KHU VỰC ....................................................... 26 1.3.2.3. LIÊN KẾT KHU VỰC .......................................................... 26
- CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN ....... 29 2.1. CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN, ĐẶC TRƢNG HÌNH THÀNH VÀ BẢN CHẤT ............................................................... 29 2.1.1. KHÁI LƢỢC VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN ..................................................................... 29 2.1.2. BẢN CHẤT CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN ..................................................................................................... 31 2.2. CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY ............................................................................................... 34 2.2.1. CHIẾN LƢỢC MẠNG LƢỚI HÓA .......................................... 34 2.2.2. CHIẾN LƢỢC ĐA DẠNG HÓA CƠ CẤU SẢN XUẤT KINH DOANH ............................................................................................... 37 2.2.3. CHIẾN LƢỢC PHÂN PHỐI (DISTRIBUTION) ..................... 40 2.2.4. CHIẾN LƢỢC CHUYỂN GIAO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ .................................................................................................. 42 2.2.5. TĂNG CƢỜNG SÁP NHẬP ...................................................... 45 2.2.6. LIÊN MINH CHIẾN LƢỢC ..................................................... 47 2.2.7. ĐỊA PHƢƠNG HÓA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT ........................ 50 2.3. PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN ............................................................................................. 51 2.3.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƢỜNG KINH DOANH TRONG NƢỚC NHẬT BẢN ............................................................................. 51 2.3.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI................ 51 2.3.1.2. ĐỒNG YÊN TĂNG GIÁ VÀ KHÔNG ỔN ĐỊNH, KẾT HỢP VỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA NHẬT BẢN CAO ............................ 52 2.3.1.3. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN .................... 54 2.3.1.4. XUNG ĐỘT THƢƠNG MẠI ................................................ 56 1
- 2.3.1.5. THIẾU CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO (INPUT FACTORS) ........ 57 2.3.2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG KINH DOANH TRONG KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ ............................................................................. 58 2.3.2.1. SỰ GIA TĂNG CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TRONG KHU VỰC .................. 58 2.3.2.2. CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ....................................................................... 62 2.3.2.3. XU THẾ HỢP TÁC, HÒA BÌNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI64CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN ...................................................... 67 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN .... 67 3.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN ĐẾN NỀN KINH TẾ .............................................................................. 68 3.2.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN ........ 68 3.2.1.1. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM ............................................................. 68 3.2.1.2. VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH ........................................................... 70 3.2.1.3. VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ........................................ 73 3.2.1.4. CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ....................................... 73 3.2.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ KHU VỰC .......... 75 3.2.2.1. KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC NƢỚC ASEAN .......................................... 76 3.2.2.2. THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TIÊN TIẾN CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC .......................................................................... 78 3.2.2.3. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU ............................................................................................... 79 3.2.2.4. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG KHÁC ............................................... 81 2
- 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..................................................................... 82 3.3.1. VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CÓ THỂ XẢY RA ........................................ 82 3.3.2. VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ, CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA SAU KHI RÚT KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TNCS NHẬT BẢN ............................................................................................................. 89 KẾT LUẬN ................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (Association of South – East Asia Nations) APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation) CNTB : Chủ nghĩa tư bản DN : Doanh nghiệp DNTV : Doanh nghiệp thành viên DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐTNN : Đầu tư nước ngoài EU : Liên minh Châu Âu (Euroupion Union) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) JETRO : Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Japan External Trade Organization) JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency) JDI : Đầu tư trực tiếp Nhật Bản (Japan Direct Investment) JBIC : Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for International Cooperation) JDB : Ngân Hàng phát triển Nhật Bản (Japan Development Bank) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
- GNP : Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product) KHCN : Khoa học công nghệ KHXH : Khoa học xã hội KTTG : Kinh tế thế giới KCX : Khu chế xuất KCN : Khu công nghiệp LHXN : Liên hiệp xí nghiệp MNE(s) : (Các) công ty đa quốc gia (Multinational Enterprise(s)) MITI : Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế (Ministry of International Trade and Industry) M&A : Sáp nhập và mua lại (Merger and Acquisition) NXB : Nhà xuất bản NIEs : Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (Newly Industrialized Economies) NOI : Đầu tư ra nước ngoài ròng (Net Outward Investment) OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OECF : Quỹ hợp tác hải ngoại Nhật Bản (Overseas Economic Cooperation Fund) OTC : Thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung (Over The Counter) ODA : Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) TCH : Toàn cầu hóa
- TNC : Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation) TNCs :Các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations) TBCN : Tư bản chủ nghĩa UNCTAD : Hội nghị liên hiệp quốc tế về thương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) USD : Đô la Mỹ VĐK : Vốn đăng ký VTH : Vốn thực hiện WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) WB : Ngân hàng thế giới (World Bank) WIR : Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report)
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, các công ty xuyên quốc gia (Transnational corporations – TNCs) ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành chủ thể quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Với nhiều chiến lược hoạt động của mình, TNCs đã trở thành kênh chủ đạo chuyển tải dòng vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp giữa các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới. Thông qua mạng lưới TNCs, các nước công nghiệp phát triển có điều kiện để khai thác những khoản tiền nhàn rỗi trong nước tốt hơn, đưa những công nghệ, những ngành sản xuất không còn phù hợp với cơ cấu kinh tế trong nước ra nước ngoài, nhằm đổi mới công nghệ nền sản xuất trong nước cũng như giải quyết một phần các vấn đề về môi trường, sinh thái. Mặt khác, cũng thông qua chiến lược hoạt động đầu tư của hệ thống mạng lưới TNCs, nhiều nước đang phát triển có cơ hội nhận được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nươc công nghiệp phát triển, đồng thời có cơ hội phát huy lợi thế của mình, hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, tình hình kinh tế và chính trị thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, nổi bật là: sự khủng hoảng và sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế; sự điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển làm cho xung đột về thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản, Bắc Mỹ và Tây Âu cũng trở nên căng thẳng hơn… Những tác động đó đã làm cho TNCs Nhật Bản càng tích cực hơn nữa trong việc thực thi các chiến lược đầu tư quốc tế nhằm tăng cường thế lực và ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. 1
- Chiến lược hoạt động của TNCs nhật Bản đã tác động tích cực nhiều mặt, trước hết là đối với nền kinh tế Nhật Bản. Nó giúp cho Nhật Bản giải quyết được nhiều mất cân đối vĩ mô như: sự thiếu hụt về lao động và tài nguyên – nhiên liệu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước, giảm bớt xung đột thương mại… Đồng thời nó cũng có nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, như: Bổ sung nguồn vốn còn hạn chế, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế… Hiện nay, TNCs Nhật Bản đã đạt được những thành công đáng kể, rất đáng để học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế khó tránh khỏi như: những tác động kém tích cực cho nền kinh tế, khiến cho kết quả quan hệ kinh tế quốc tế đạt được chưa như mong đợi. Vì vậy việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu các chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản là hết sức cần thiết cho nền kinh tế Nhật Bản nói riêng và cho nền kinh tế khu vực nói chung (cụ thể là khu vực các nước ASEAN), nhằm đạt được những kết quả cao hơn nữa. Từ tất cả các lý do trên, em xin chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài này tập trung vào việc làm rõ cơ sở lý luận về sự hình thành triển khai chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản. Phân tích chiến lược hoạt động chủ yếu của TNCs Nhật Bản trong mối quan hệ với chiến lược phát triển nền kinh tế Nhật Bản, nêu lên một số đặc trưng nổi bật trongchiến lược hoạt động của Nhật Bản so với một số nước trên thế giới. Đánh giá hiệu quả và những tác động của các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản đối với nền kinh tế Nhật bản và nền kinh tế khu vực, từ đó đưa ra một số kiến nghị. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là các chiến lược hoạt động kinh doanh đầu tư quốc tế của TNCs Nhật Bản trên phạm vi thế giới và khu 2
- vực, cụ thể là khóa luận chỉ tập trung vào các chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của TNCs Nhật Bản. Phần tác động của các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản, khóa luận tập trung nghiên cứu những tác động đối với bản thân nền kinh tế Nhật Bản và đối với khu vực ASEAN. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là chiến lược hoạt động kinh doanh của TNCs Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2006. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế để sử lý dữ liệu... Đồng thời sử dụng, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nước để làm rõ hoạt động của công ty xuyên quốc gia 5. Nội dung và bố cục khóa luận nhƣ sau: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của công ty xuyên quốc gia Chƣơng II: Thực trạng chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản Chƣơng III: Một số kiến nghị về chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản Do thời gian nghiên cứu, khối lượng tài liệu nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế, mà vấn đề liên quan đến chiến lược hoạt động kinh doanh rất lớn nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong các thầy cô đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện đề tài này tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã giúp em trong quá trình nghiên cứu và đặc biệt cảm ơn cô giáo – ThS. Bùi Liên Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! 3
- CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA 1.1.1. Khái quát chung về công ty xuyên quốc gia (TNCs) a) Khái niệm công ty xuyên quốc gia Các công ty xuyên quốc gia (Transnational corporations-TNCs) xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang độc quyền. Cho đến nay, TNCs trên thế giới tồn tại dưới nhiều hình thức kinh doanh theo kiểu các nhóm công ty xí nghiệp lớn hoạt động trên phạm vi quốc tế. Chúng là những công ty mạnh về tài chính với doanh số hàng năm lên đến hàng chục tỷ USD. Các tập đoàn này có nhiều chi nhánh, gồm các công ty con, cháu, và có thể hoạt động trong một hoặc nhiều lĩnh vực ngành nghề đa dạng. Tùy từng quốc gia và giai đoạn lịch sử mà chúng được gọi bằng những tên khác nhau như: Cartel, Syndicat, Trust, Consortium, Group, Cambinate, Holding company, Concern, Conglomerate. Ở Hàn Quốc người ta gọi là các Chaebol, ở Nhật Bản thường gọi là Zaibatsu hay Keiretsu… Từ đó cho đến nay khái niệm về TNC cũng còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, dưới đây là một số quan điểm chủ yếu: - Quan điểm thứ nhất: TNC là một nhóm (tập đoàn) các công ty, trong đó có một công ty mẹ có quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp các công ty trong nhóm “trong cơ cấu nhóm như vậy, các công ty con có thể trở thành Holding company trong tập đoàn, có thể tự thực hiện các hoạt động, hoặc thông thường hơn nó chỉ hoạt động như là phương tiện sở hữu cổ phần trong tập đoàn các công ty, trong đó tập đoàn cũng như toàn bộ hoạt động đều có tính quốc 4
- tịch (Nationality) vì nhiều mục đích khác nhau (như kiểm tra, giám sát của Chính phủ) và để đánh thuế theo những hoạt động mà chúng chịu trách nhiệm”. - Quan điểm thứ hai: TNC là một thực thể kinh tế thực hiện sự liên kết kinh tế giữa các thành viên là các DN có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi ích được gọi bằng các tên khác nhau như: Hiệp hội, LHXN, Tổng công ty theo mô hình tập đoàn, tập đoàn kinh doanh, tập đoàn kinh tế Nhà nước hoạt động vượt biên giới của một quốc gia…1 Về mặt thuật ngữ, người ta còn phân định các dạng thức kinh doanh quốc tế thành: công ty quốc tế, công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia. Theo quan điểm này thì công ty quốc tế (International Enterprise/Firm) là những công ty hoạt động vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia nhưng vẫn sử dụng những phương thức ưu việt, thậm chí áp dụng cả luật pháp của nước họ tại nước sở tại. Lợi ích và hoạt động chiến lược của các công ty quốc tế cũng nằm trong sự phân công lao động quốc tế nhưng thực chất sự phân công chức năng chính vẫn thuộc công ty mẹ và đội ngũ lãnh đạo trong nước. Công tác quản lý còn mang tính tập trung cao, việc ra quyết định có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, đồng thời cán bộ trong nước nắm giữ những vị trí then chốt trong các chi nhánh ở nước ngoài. Công ty đa quốc gia (Multinational Corporations – MNCs hay Multinational Enterprises – MNEs) cũng xuất phát từ các công ty tư bản độc quyền lập các chi nhánh ở nước ngoài để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng điểm nổi bật là tư bản thuộc sở hữu của công ty mẹ là của hai hoặc nhiều nước (ví dụ tập đoàn Royal Dutch/Shell Group có vốn sở hữu của Tư bản Anh và Hà Lan). Từ đặc trưng này mà người ta gọi là công ty siêu quốc gia, công ty đa quốc gia hay công ty liên quốc gia. Theo quan điểm này thì công ty xuyên quốc gia (Transnational 1 Nguyễn Đình Phan (chủ biên) (1996), “Thành lập và quản lý các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 5
- Corporations – TNCs) là những công ty tư bản độc quyền có tư bản thuộc sở hữu của một chủ tư bản của một nước nhất định, có công ty mẹ đóng tại nước đó và thực hiện kinh doanh trên phạm vi quốc tế bằng các công ty con ở nước ngoài. Cũng có ý kiến cho rằng TNCs là thực thể kinh doanh có cơ sở hoạt động kinh doanh nằm ở ít nhất là hai quốc gia trở lên. Ý kiến này tỏ ra ít thuyết phục vì nếu theo ý kiến này thì một số doanh nghiệp tư nhân hoặc một số doanh nghiệp nhỏ của Đài Loan hay Hồng Kông đến Việt Nam mở nhà hàng ăn uống cũng gọi là công ty xuyên quốc gia? Trên thực tế các công ty xuyên quốc gia phải là các tập đoàn tư bản độc quyền lớn, nó chứa đựng bên trong nhiều loại tư bản sản xuất, thương mại, tài chính…, chúng hoạt động liên kết với nhau, từ đó cho phép công ty có khả năng hoạt động linh hoạt, hiệu quả cao và phân tán rủi ro. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, có một số ý kiến phân biệt, một số ý kiến đồng nhất công ty quốc tế (International Enterprises/Firms) với công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations) và công ty đa quốc gia (Multinational Corporations). Về bản chất giữa các thuật ngữ không có sự khác biệt đáng kể, chúng chỉ khác nhau ở việc xem xét các thực thể kinh doanh là từ giác độ sở hữu hoặc từ giác độ kinh doanh quốc tế, nó phản ánh đặc điểm nổi bật của TNCs trong từng giai đoạn lịch sử phát triển hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả. Vì vậy, từ những quan điểm trên đây ta có thể rút ra một số nét đặc trưng điển hình của TNCs: Đó là một loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn, sở hữu đa quốc gia, đa phần là dạng thức tập đoàn, kinh doanh đa ngành được hình thành và phát triển trên cơ sở những liên kết của nhiều doanh nghiệp, hoạt động trên phạm vi quốc tế v.v. Trên cơ sở đó, trong khóa luận này, sử dụng thống nhất một thuật ngữ là công ty xuyên quốc gia và khái niệm ở dạng khái quát nhất, như sau: TNCs là một tổ hợp các liên kết pháp nhân kinh doanh thông qua nhiều mô hình và phƣơng 6
- thức hoạt động khác nhau nhằm phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng lợi thế về tập trung sản xuất và tính chất độc quyền trong khuôn khổ pháp luật. TNCs có quy mô lớn và rất lớn, hoạt động ở một hay nhiều ngành khác nhau trong phạm vi nhiều nƣớc (phạm vi quốc tế), trong đó “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lƣợc phát triển. Khái niệm này đã phản ánh được những đặc trưng cơ bản của TNCs: Về quy mô, TNCs phải là một tập hợp những công ty mạnh có vốn lớn, nhiều nhân công, trình độ năng lực sản xuất kinh doanh cao; Về phạm vi hoạt động, nó vượt khỏi phạm vi một nước (xuyên quốc gia – phạm vi quốc tế); Về chức năng ngành nghề, nó có thể kinh doanh chuyên sâu một ngành hoặc đa ngành; Về cơ cấu tổ chức, TNCs phải là một tổ hợp bao gồm công ty mẹ và các công ty con, cháu, chi nhánh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất biến đổi nhanh chóng, trình độ quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng cao nên ở các nước có nhiều con đường hình thành TNCs: có thể từ các công ty tư bản độc quyền, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các công ty thuộc sở hữu Nhà nước. TNCs, ban đầu từ chỗ làm chủ thị trường quốc gia và khu vực sau đó vươn xa ra thị trường thế giới để hoạt động trên phạm vi quốc tế, đó cũng là một xu thế phổ biến trong điều kiện kinh tế hóa đời sống ngày càng được đẩy mạnh. Như vậy, TNCs là khái niệm để chỉ tất cả các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế, nó là một loại hình kinh doanh hiện đại tiêu biểu nhất của nền kinh tế toàn cầu, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế. Trong đó, TNCs chỉ có công ty mẹ có “quốc tịch” rõ ràng chi phối tổng số tư bản khổng lồ được tập trung trong công ty, còn các công ty con, các cổ đông ở khắp nơi trên thế giới chỉ là người góp vốn kinh doanh kiếm lời, không có 7
- tiếng nói quyết định về phương hướng hoạt động, chiến lược phát triển của công ty. Nó là một cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế, dựa trên cơ sở kết hợp giữa quy trình sản xuất quy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế, với quá trình khai thác thị trường quốc tế nhằm tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh giành lợi nhuận cao. b) Nguồn gốc hình thành các công ty xuyên quốc gia Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng: phân công lao động xã hội càng phát triển thì quy mô sản xuất kinh doanh trong các thực thể công ty ngày càng lớn. Trong những năm 60 thế kỷ thứ XIX, thuật ngữ công ty quốc tế (International Enterprises/Firms) ra đời. Hoạt động của các công ty này đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, tổ chức sản xuất kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Đầu thập kỷ 1970, thuật ngữ Multinational Enterprises - MNEs được sử dụng nhiều hơn thuật ngữ công ty quốc tế và có hàm ý phân biệt với công ty quốc tế. Trong thời kỳ này, cơ cấu tổ chức và hoạt động của MNEs chuyển sang cơ chế phi tập trung, hoạt động sản suất kinh doanh đa dạng hơn trước rất nhiều. Từ nửa cuối thập kỷ 1980 trở đi, do sự nới lỏng các quy chế đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển và xu hướng tự do hóa thị trường vốn quốc tế, các MNEs phát triển mạnh mẽ. Trào lưu các công ty mẹ (Parent Firms) mở rộng chi nhánh ra nhiều nước (Transnational) đã trở thành đặc điểm nổi bật cho thời kỳ này, cũng từ thời điểm này, thuật ngữ TNCs được sử dụng rộng rãi. Cho đến nay, mô hình TNCs đã chứng tỏ tính ưu việt của nó trong hoạt động kinh doanh và trở thành một xu thế tất yếu của thời đại vì những nguyên nhân cơ bản sau: Nguyên nhân thứ nhất: Tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao tất yếu đƣa đến sự hình thành TNCs. TNCs ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của nền sản xuất xã hội, của chế độ trao đổi thị trường và của quan hệ kinh tế quốc tế. Chúng bắt 8
- nguồn từ tích tụ và tập trung sản xuất cao độ dẫn đến việc hình thành độc quyền trong nền sản xuất TBCN. Sự phát triển dần lên của hợp tác đơn giản, từ các xưởng thợ thủ công đến công trường thủ công, từ công xưởng công nghiệp đến xí nghiệp công thương hiện đại, đến các loại hình công ty với nhiều hình thức khác nhau, trong đó TNCs ra đời và phát triển. Theo C. Mac thì ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp diễn ra từ hợp tác giản đơn, đến công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí. Sự phát triển này thích ứng với các trình độ phát triển khác nhau của nền sản xuất TBCN, đi từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn, từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí. Hợp tác và phân công trên tất cả các trình độ phát triển bao giờ cũng dựa trên cơ sở tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa sản xuất dưới các hình thức hợp tác và phân công trong từng cơ sở sản xuất cũng như trong phạm vi xã hội. Đó cũng là quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Xí nghiệp công thương hiện đại được hình thành vào nửa thế kỷ XIX bởi sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn với quá trình phân phối quy mô khu vực quốc gia và quốc tế vào trong một công ty đơn nhất (trong xí nghiệp bao gồm nhiều hoạt động từ sản xuất công nghiệp đến thương mại, dịch vụ, tài chính, tín dụng…). Nó hình thành và phát triển qua hai kiểu liên kết dọc và ngang: Xí nghiệp liên kết kiểu nằm ngang, phần lớn là những xí nghiệp quy mô tương đối nhỏ của gia tộc dòng họ hay cá nhân. Để khống chế sản lượng, nâng cao giá cả, các xí nghiệp cùng tiến hành hợp nhất hoặc liên kết với nhau; Xí nghiệp liên kết dọc, thường là những xí nghiệp dùng phương thức sản xuất hàng loạt và các xí nghiệp theo ngành dọc. Thực tế cho thấy, để tiếp tục phát triển về quy mô thì cần thiết phải gia tăng liên kết dọc cả hướng lên trên và xuống dưới, do vậy, liên kết dọc mới là con đường chủ yếu hình thành xí nghiệp công thương hiện đại. Liên kết dọc không chỉ đơn thuần là hành vi sách lược cạnh tranh của xí nghiệp, mà còn là một loại hành vi sáng tạo ra cái mới về chế độ. Xí nghiệp công thương hiện đại có khả năng chuyển 9
- một bộ phận phân công xã hội do thị trường tổ chức, thành phân công trong nội bộ xí nghiệp để khắc phục sự mất hiệu quả thị trường do dùng kỹ thuật mới hoặc sản xuất sản phẩm mới gây nên. Về quy mô, mức độ phức tạp trong quản lý và phạm vi phân công trong nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại thì không có bất cứ loại xí nghiệp nào trước đó có thể sánh được. Phạm vi phân công của nó ngày càng mở rộng sang rất nhiều lĩnh vực sản xuất sản phẩm có liên quan nhau hoặc không liên quan nhau, thậm chí trái ngược nhau hình thành một cơ cấu phân công nội bộ kiểu đa ngành, hỗn hợp. Từ đó có thể khẳng định: xí nghiệp công thương hiện đại là mầm mống hình thành và phát triển TNCs. Khi phạm vi địa lý của sự phân công nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại vượt biên giới quốc gia thì hình thành nên TNCs. Khi chế độ quản lý theo cấp bậc của xí nghiệp công thương hiện đại chín muồi, thì đại đa số các xí nghiệp này trở thành TNCs khổng lồ và có tác động rất lớn đến nền kinh tế quốc gia và thế giới. Cạnh tranh tự do không chỉ làm cho quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tăng lên mà còn là nguyên nhân ra đời nền sản xuất dựa trên máy móc, xuất hiện chế độ xí nghiệp TBCN và ngày càng hoàn thiện. Đến lượt nó, chế độ xí nghiệp ra đời lại thúc đẩy phân công lao động mở rộng từ nội bộ khu vực sang phạm vi quốc gia và quốc tế làm cho sản xuất tăng lên cao độ, các tổ chức độc quyền xuất hiện, trong đó các mô hình tập đoàn kinh tế trở thành phổ biến. Kế thừa và phát triển học thuyết C.Mac – Ph.Ănghen về nghiên cứu CNTB giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, V.I Lênin viết: “Việc tập trung sản xuất đẻ ra các tổ chức độc quyền thì nói chung lại là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn hiện nay của CNTB”2. 2 Lê Nin V.I. (1980), Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của CNTB, Lê Nin toàn tập, T.27, NXB Tiến Bộ, Matxcova 10
- Theo Lênin, tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc. Những liên minh độc quyền, ban đầu hình thành theo sự kiên kết ngang (liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành) dưới các dạng thức cartel, cyndicat, trust. Tiếp đó là xuất hiện liên kết dọc đó là sự liên kết không chỉ những xí nghiệp lớn mà cả những cyndicat, trust… thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế và kỹ thuật, hình thành các côngxoociom. Từ giữa thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới, liên kết đa ngành, hình thành các conglomerate và concern khổng lồ thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau như: vận tải, ngân hàng, thương mại v.v. Nguyên nhân thứ hai: Cạnh tranh, liên kết và tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là một quy luật tất yếu của mọi DN trong cơ chế thị trường và tất yếu sẽ dẫn đến hai xu hướng chủ yếu: (1) Các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thu hút các doanh nghiệp bị đánh bại làm cho quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng về mọi mặt. Hiện trạng này diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt tiến trình phát triển của CNTB và đặc biệt phát triển mạnh từ sau thế chiến thứ hai đến nay. Các công ty hoạt động có hiệu quả và chiến thắng trong cạnh tranh thực hiện các biện pháp mua lại, sáp nhập các công ty gặp khó khăn về tài chính hoặc nguy cơ phá sản. Quá trình đó tất yếu hình thành các mô hình kinh doanh kiểu tập đoàn ngày càng lớn mạnh về mọi mặt. (2) Nếu cạnh tranh kéo dài mà không phân thắng bại thì các DN đó sẽ liên kết với nhau hoặc tìm kiếm đối tác khác để liên kết nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân thứ ba: Sự tác động mạnh mẽ của những tiến bộ khoa học, công nghệ. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã dự báo: “Khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Những thành 11
- tựu vĩ đại của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay đã mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho cả thế giới, thể hiện nổi bật ở một số mặt sau: (1) Làm xuất hiện nhiều ngành mới với tốc độ cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế như: nguyên tử, tên lửa vũ trụ, công nghiệp, điện tử… riêng ngành công nghiệp vũ trụ đã làm xuất hiện khoảng 3000 ngành mới. Công ty Generer Electric (Mỹ) trong những năm 1980 đã nhập thêm 70 dây chuyền công nghệ mới với tổng trị giá gần 10 tỷ USD3. Từ đó đặt ra một yêu cầu tạo điều kiện trẻ hóa các ngành sản xuất có tính chất lâu đời truyền thống. (2) Do yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ hiện đại và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên thời hạn hao mòn tư bản cố định diễn ra nhanh chóng, nói cách khác là thời gian cho một phát minh mới ra đời rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng ngày càng mở rộng. Từ đó các thực thể kinh doanh cần thiết phải có sự liên kết để tận dụng các thành tựu khoa học của nhau, trao đổi phát minh… (3) Bản thân việc nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có đầu tư tài chính rất lớn, đồng thời phải có sự phối hợp của nhiều thực thể kinh tế, nhiều nhà khoa học của nhiều nước tham gia. Có thể thấy khoa học, công nghệ phát triển đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một khối lượng tư bản lớn để cải tạo cơ cấu sản xuất, nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật. Nhưng khó có một công ty độc quyền riêng lẻ nào có thể làm được điều đó. Vì vậy, sự hợp nhất nhiều công ty riêng lẻ thành những TNCs hùng mạnh về mọi mặt, có khả năng đầu tư, nghiên cứu, phát triển khoa học – công nghệ và ứng dụng vào sản xuất kinh doanh trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan của các thực thể sản xuất kinh doanh và đầu tư. 1.1.2. Đặc điểm công ty xuyên quốc gia 3 Lê Văn Sang-Trần Quang Lâm-Đào Lê Minh (đồng chủ biên)(2002), Chiến lƣợc và quan hệ kinh tế Mỹ- EU-Nhật bản thế kỷ XXI, NXB KHXH, Hà Nội 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp
58 p | 1321 | 312
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược kinh doanh của công ty TOYOTA Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 892 | 192
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược marketing thành công của McDonald's và bài học kinh nghiệm cho Phở 24
95 p | 1034 | 172
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược marketing của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
113 p | 992 | 166
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược Marketing cho sản phẩm hàng không giá rẻ tại Việt Nam
106 p | 667 | 132
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập
109 p | 397 | 101
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
135 p | 345 | 74
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại Tp. HCM
80 p | 199 | 52
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt: Thực trạng và giải pháp
111 p | 325 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
102 p | 147 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược nguồn nhân lực trong các ngân hàng thương mại hậu gia nhập WTO
102 p | 157 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài
114 p | 156 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chiến lược phát triển cây cao su vùng gò đồi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
113 p | 104 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giải trí Vhunter
73 p | 12 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Thảo Nguyên
69 p | 20 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hoạt động marketing tại Công ty giải trí Vhunter
97 p | 12 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế nông lâm: Nghiên cứu chiến lược sản phẩm hạt giống bắp lai của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
88 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn