Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 13
download
Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu. Đề xuất được một số giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG ĐỖ QUỲNH Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG ĐỖ QUỲNH Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 – PTNT – N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đặng Thị Bích Huệ Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”, chuyên nghành Phát triển nông thôn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa ra trong đề tài này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Đỗ Quỳnh
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn với đề tài: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. Khóa luận được hình thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Đặng Thị Bích Huệ, giảng viên khoa Kinh tế và PTNT, ngừời đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Lam Sơn, các ban ngành cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Đỗ Quỳnh
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích và cơ cấu đất xã Lam Sơn năm 2017 .............................. 28 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Lam Sơn năm 2017 .................... 32 Bản 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa xã Lam Sơn 2015-2017 ........... 35 Bảng 4.4: Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra ...................................... 36 Bảng 4.5: Nguồn tài nguyên đất đai của hộ .................................................... 38 Bảng 4.6: Phương tiện sản xuất lúa của hộ điều tra ........................................ 39 Bảng 4.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2015- 2017 ................................................................................................................. 41 Bảng 4.8: Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra ...................................... 42 Bảng 4.9: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2015-2017 ......................... 48 Bảng 4.10 Diện tích (ha) lúa bị nhiễm bệnh của các hộ điều tra giai đoạn 2015- 2017....................................................................................................... 49 Bảng 4.11 : Thời vụ gieo trồng của các hộ điều tra giai đoạn 2015-2017 ...... 50 Bảng 4.12 : Nguồn nước cho sản xuất lúa của các hộ điều tra ....................... 51 Bảng 4.13: Thay đổi của các hộ sản xuất lúa nhằm thích ứng với BĐKH ..... 52
- iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Biến thiên nhiệt độ trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015-2017........................................................................................................ 45 Biểu đồ 4.2: Biến thiên độ ẩm trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015-2017 46 Biểu đồ 4.3: Biến thiên lượng mưa trung bình xã Lam Sơn giai đoạn 2015-2017........................................................................................................ 47
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt BĐKH Biến đổi khí hậu CC Cơ cấuGDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu KT-XH Kinh tế - Xã hội LH Liên Hợp Quốc SL Số lượng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông WTO Tổ chức thương mại thế giới
- vi MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu .............................................. 4 2.1.2. Tổng quan về cây lúa ............................................................................ 13 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 18 2.2.1. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo trên thế giới ...................... 18 2.2.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo tại Việt Nam ..................... 19 2.2.3. Tác động của BĐKH đến sản xuất lúa gạo tại Bắc Kạn ....................... 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 23 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu................................................... 23 3.3.2. Phương pháp xử lí, phân tích số liệu..................................................... 26 3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 27 4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................ 27
- vii 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 30 4.2. Thực trạng sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu ............. 35 4.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã .................................................. 35 4.2.2. Tình hình sản xuất lúa của các hộ điều tra ............................................ 36 4.3. Diễn biến của thời tiết, khí hậu trong 03 năm qua trên địa bàn xã Lam Sơn................................................................................................................... 44 4.3.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình giai đoạn 2015-2017 ......................................................................................................................... 44 4.3.2. Diễn biến độ ẩm trung bình giai đoạn 2015-2017 ................................ 46 4.3.3. Diễn biến lượng mưa trung bình giai đoạn 2015-2017 ......................... 46 4.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân xã Lam Sơn ......................................................................................................................... 48 4.4.1. Dịch bệnh và sâu bệnh .......................................................................... 49 4.4.2. Thời vụ gieo trồng ................................................................................. 50 4.4.3. Nguồn nước cho sản xuất lúa ................................................................ 51 4.4.4. Những thay đổi trong sản xuất lúa nhằm thích ứng với BĐKH ........... 52 4.5. Một số giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa tại xã Lam Sơn .......................................................................................................... 52 4.5.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 52 4.5.2. Giải pháp về đất đai............................................................................... 53 4.5.3. Giải pháp về giáo dục và truyền thông ................................................. 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 54 1. Kết luận ....................................................................................................... 54 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 55 2.1. Đối với Chính quyền và đoàn thể địa phương ......................................... 55 2.2. Đối với người dân địa phương ................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 56
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang hàng ngày gây ra sự nóng lên của Trái Đất, kéo theo đó là vô số hệ luỵ như băng tan, nước biển dâng cao, mưa bão, lũ lụt, cho đến các thiên tai có khả năng gây tàn phá quy mô lớn như động đất, sóng thần, hạn hán… Tất cả góp phần gây nên hậu quả là tình trạng thiếu lương thực và hàng loạt bệnh dịch ở con người và vật nuôi. Theo các nhà khoa học, chính con người với những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày là một trong những nguyên nhân chính đang gây ra sự nóng lên toàn cầu và gây ra hiệu ứng nhà kính. Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang ngày càng gia tăng và có tính chất bất thường hơn. Với điều kiện khí hậu như vậy, sản xuất nông nghiệp gặp phải những khó khăn thách thức lớn. Tương lai của nguồn cung lương thực toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự biến mất nhanh chóng của nhiều loài động thực vật. Số lượng động thực vật có thể làm nguồn lương thực cho con người ngày càng ít, khiến các hệ thống sản xuất dễ bị những cú sốc như sâu bệnh, hạn hán và thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra. Khoảng 6.000 loài thực vật có thể được sử dụng làm thực phẩm nhưng chưa đến 200 loại được tiêu thụ rộng rãi và chỉ có 9 loại chiếm phần lớn tổng sản lượng cây trồng trên thế giới. Trong hai thập kỷ qua, khoảng 20% bề mặt thảm thực vật trên trái đất giảm hiệu suất, còn ở các đại dương, 1/3 khu vực đánh cá đang bị khai thác quá mức. Với ý nghĩa đó, sản xuất nông nghiệp cần được quan tâm trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay. [11] Xã Lam Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên trong những năm gần đây,
- 2 hoạt động sản xuất lúa của người dân trên địa bàn xã đang phải hứng chịu rất nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra, có nguy cơ giảm năng suất, sản lượng lương thực, ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Từ những lí do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” nhằm đánh giá tác động của các hiện tượng thiên tai đối với hoạt động sản xuất lúa của người dân, từ đó tạo cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp và chiến lược hợp lí để các hộ gia đình ứng phó và thích ứng trước những diễn biến ngày càng phức tạp của BĐKH. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đề xuất được một số giải pháp nhằm ứng phó với BĐKH đến sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất được một số giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp bản thân có thể vận dụng những kiến thức đã học để xử lí số liệu, viết báo cáo. - Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kĩ năng của bản thân, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiến đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu cho bản thân. - Rèn luyện kĩ năng xây dựng đề án phát triển kinh tế xã hội.
- 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài giúp xã Lam Sơn đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất lúa của các hộ trong bối cảnh BĐKH. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp. Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu 2.1.1.1. Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu * Khái niệm khí hậu - Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc được của các yếu tố và hiện tượng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm. Một cách đơn giản, có thể hiểu khí hậu là trạng thái trung bình và những cực trị của thời tiết được xác định trên một khoảng thời gian đủ dài ở một nơi nào đó.[6] - Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm, nhưng có thể khác tùy theo mục đích sử dụng. Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày hoặc năm khác nhau. Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó. Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc trên toàn cầu trên cơ sở của một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên) [1] Theo Từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) định nghĩa như sau: Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Các số liệu thường xuyên được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO): Khí hậu là “Tổng hợp các điều
- 5 kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó”. * Khái niệm thời tiết - Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, được đặc trưng bởi các đại lượng đo được như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa… hoặc các hiện tượng quan trắc được như sương mù, dông, mưa, nắng,… [6] - Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một điểm nhất định, được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa. Các hiện tượng nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh… thường thay đổi nhanh chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Thời tiết có thể được dự báo hàng ngày, hàng giờ hay dài hơn đến một tuần. Thời tiết là toàn bộ các hiện tượng vật lý và trạng thái lớp khí quyển gần sát mặt đất diễn ra tại một nơi nào đó trong một thời điểm xác định.Các hiện tượng vật lý như mưa, nắng, dông, bão và các trạng thái của lớp không khí được đặc trưng bởi các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió thể hiện rõ nét đặc điểm thời tiết. Các hiện tượng và trạng thái khí quyển luôn luôn biến động. Vì vậy thời tiết cũng biến đổi không ngừng. [1] * Khái niệm biến đổi khí hậu - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được. [6] - Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC): Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được.
- 6 Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu: “Biến đổi khí hậu là là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”. Theo IPCC (2007): Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. BĐKH hiện đại được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Biểu hiện của BĐKH còn được thể hiện qua sự dâng mực nước biển, hệ quả của sự tăng nhiệt độ toàn cầu. Hiện nay sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tác động tiêu cực và ngày càng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng cùng với sự thay đổi trong phân bố năng lượng trên bề mặt Trái đất và bầu khí quyển đã dẫn đến sự biến đổi của các hệ thống hoàn lưu khí quyển và đại dương mà hậu quả của nó là sự biến đổi của các cực trị thời tiết và khí hậu. Nhiều bằng chứng đã chứng tỏ rằng, thiên tai và các hiện tượng cực đoan có nguồn gốc khí tượng ngày càng gia tăng ở nhiều vùng trên Trái đất mà nguyên nhân của nó là do sự biến đổi bất thường của các hiện tượng thời tiết, khí hậu. Sự nóng lên toàn cầu cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự dâng mực nước biển do băng tan và dãn nở vì nhiệt của nước biển, làm cho nhiều vùng đất thấp bị ngập chìm vĩnh viễn, hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng, v.v. Các nhà khoa học khi nghiên cứu về hoạt động
- 7 của con người đối với sự biến đổi khí hậu đã phải đối mặt với một vấn đề quan trọng là làm thế nào để phát hiện được khí hậu có biến đổi hay không. Chúng ta biết rằng thời tiết có thể biến động rất mạnh trên qui mô hàng ngày, hàng tuần thậm chí hàng năm, nhưng khí hậu với qui mô thời gian dài hơn nhiều cũng có thể biến động. [1] 2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu * Nguyên nhân do tự nhiên - Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất: Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự thay đổi quỹ đạo của Trái Đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng mặt trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong phân phối của ánh sáng mặt trời khi tiến tới bề mặt Trái Đất. - Hoạt động núi lửa: Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới sâu lòng đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình Trái Đất loại bỏ sự dư thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lòng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển, làm gia tăng lượng khí cacbon có trong khí quyển. [2] * Nguyên nhân do con người Các hoạt động của con người chính là nguyên nhân làm thay đổi môi trường. Trong một số trường hợp, chuỗi quan hệ nhân quả đó có ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến khí hậu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động của con người khi tạo ra các chất thải nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SK6.
- 8 - CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. - CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. - N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. - HFCs được sử dụng thay thế cho các chất phá hủy tầng ozon (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22 - PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm - SK6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magie.[2] 2.1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm cho khí quyển và Trái Đất nóng lên, làm thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất; mực nước biển dâng cao do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng ngàn năm trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển. [1] Các hiện tượng mà BĐKH gây nên có thể kể đến là: - Hiện tượng hiệu ứng nhà kính: Khí nhà kính là những thành phần khí của khí quyển, cả tự nhiên lẫn nhân tạo, có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính.
- 9 - Hiện tượng mưa axit: Mưa axit còn được gọi là hiện tượng lắng đọng của axit. Hiểu theo cách khác, mưa axit là hiện tượng nước mưa có axit hay có độ chua. Hiện nay độ axit hiện nay được đo bằng thang pH. Trong đó, dung dịch có pH = 7 được gọi là các dung dịch trung tính. Khi độ pH trong nước mưa đo được nhỏ hơn 5,6, người ta gọi đó là mưa axit. - Thủng tầng ozon: Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn), có mùi hắc đặc trưng. Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tử ngoại, tia nhìn thấy và tia hồng ngoại. Lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không cho xuyên qua bầu khí quyển Trái Đất. Tầng ozon như lớp áo choàng bảo vệ Trái Đất trước sự xâm nhập và phá hủy của tia tử ngoại. Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành. Với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại với con người. - Cháy rừng: BĐKH và cháy rừng tác động qua lại với nhau, các đám cháy rừng thải một lượng lớn cacbon dioxide vào khí quyển làm Trái Đất nóng dần lên; khí hậu nóng dần lên lại tác động các đám cháy rừng diễn ra nhiều hơn. - Bão – lũ lụt – hạn hán Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần hoặc dòng nước do mưa lớn tích lũy từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc vùng trũng, thấp hơn. Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh.
- 10 - Sa mạc hóa: là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và BĐKH. - Hiện tượng sương khói: Sương khói là một sự cố môi trường, xảy ra do sự kết hợp sương với khói và một số chất gây ô nhiễm khác. [7] 2.1.1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - Các hệ sinh thái bị phá hủy Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao là thử thách cho các hệ sinh thái. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn là vấn đề sinh tồn. San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái. - Mất đa dạng sinh học Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
- 11 - Chiến tranh và xung đột Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ. Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài, suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao. Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước và mùa màng thất bất thường rất bất ổn về an ninh. Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu. - Các tác hại đến kinh tế Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới. - Dịch bệnh Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 384 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 331 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn