Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Áp dụng một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho đàn bò tại xã Quài Nưa - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Khoá luận nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi bò tại xã Quài Nưa. Xác định tình hình mắc bệnh trên đàn bò nuôi tại Quài Nưa để đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp. Đưa ra phác đồ điều trị có hiệu lực cao và an toàn đối với bò. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Áp dụng một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho đàn bò tại xã Quài Nưa - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN VĂN LƯƠNG Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG MÔT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH TỔNG HỢP TRÊN ĐÀN BÒ TẠI XÃ QUÀI NƯA, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN VĂN LƯƠNG Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG MÔT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH TỔNG HỢP TRÊN ĐÀN BÒ TẠI XÃ QUÀI NƯA, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệđào tạo: Chínhquy Chuyênngành: Thú y Lớp: K47 – TY – N03 Khoa: Chăn nuôi Thúy Khóahọc: 2015 - 2019 Giảng viên hướngdẫn: PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhà trường và địa phương. Qua đây em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm – Thái nguyên, khoa Chăn Nuôi Thú Y, các thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Hưng Quang đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới đảng ủy, UBND xã Quài Nưa, Huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên. Nhân dịp này em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Em xin trân trọng gửi tới các thầy cô, các quý vị trong hội đồng chấm khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất Thái Nguyên, ngày …. tháng … năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Lương
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bổ sử dụng đất canh tác xã Quài Nưa ...................................... 3 Bảng 2.2. Cơ cấu cây trồng của xã Quài Nưa năm 2018 .................................. 5 Bảng 2.3. Diễn biến đàn trâu, bò, ngựa của Huyện Tuần Giáo ........................ 6 Bảng 2.4. Số lượng trâu,bò xã Quài Nưa trong các năm .................................. 7 Bảng 2.5. Mục đích chăn nuôi trâu, bò tại xã Quài Nưa qua các năm ............. 8 Bảng 2.6. Quy mô chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa qua các năm .............. 9 Bảng 4.1. Số lượng trâu bò của xã Quài Nưa trong các năm.......................... 31 Bảng 4.2. Tình hình trâu, bò chết trong 3 năm qua ........................................ 32 Bảng 4.3. Tình hình tiêm phòng ở xã Quài Nưa ............................................. 32 Bảng 4.4. Vệ sinh chuồng trại ......................................................................... 33 Bảng 4.5. Kết quả tiêm và phòng bệnh cho bò ............................................... 34 Bảng 4.6.Tình hình mắc bệnh trên bò ............................................................. 34 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho bò ........................................................... 35
- iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự KHCN : Khoa học chăn nuôi KHKT : Khoa học kỹ thuật KHNN : Khoa học nông ngiệp NXB : Nhà xuất bản TĂ : Thức ăn TN : Thí nghiệm UBND : Uỷ ban nhân dân VSV : Vi sinh vật
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của chuyên đề.............................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của chuyên đề ............................................................................... 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.2.1. Nội dung tiến hành .................................................................................. 3 2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Quài Nưa .................................. 4 2.2.3. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa ....................................... 6 2.2.4. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa ....................................... 7 2.2.5. Thuận lợi ............................................................................................... 10 2.2.6. Khó khăn ............................................................................................... 10 2.2. Một số bệnh thường gặp ở bò .................................................................. 11 2.2.1. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò................................................................... 11 2.2.2. Bệnh chướng bụng đầy hơi ................................................................... 13 2.2.3. Bệnh ghẻ................................................................................................ 14 2.2.4. Bệnh hội chứng tiêu chảy...................................................................... 15 2.2.5. Bệnh giun đũa ....................................................................................... 16 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. ............................................. 17 2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 17 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20 2.4. Đặc điểm sinh trưởng của bò ................................................................... 23
- v 2.4.1. Khái niệm về sinh trưởng ...................................................................... 23 2.4.2. Các quy luật sinh trưởng ....................................................................... 23 2.4.3. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò .......................... .26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 27 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm ............................................................. 27 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 3.3. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ................................................ 27 3.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .......... 29 4.1. Các điều kiện - kinh tế xã hội ................................................................ .30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội........................................................ 29 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 30 4.2. Công tác vệ sinh, phòng bệnh .................................................................. 33 4.3. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng.................................................... 33 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho bò .................................................................... 34 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 36 5.1. Kết luận .................................................................................................... 36 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông.Nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên hiện nay chủ yếu vẫn là trồng trọt và chăn nuôi.Trong đó chăn nuôi trâu, bò vẫn giữ vai trò quan trọng, nhằm mục đích cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón phục vụ cho ngành trồng trọt. Tuy nhu cầu về sức kéo đã giảm, do có máy móc cơ khí nhỏ đang thay thế dần trong các khâu sản xuất nhưng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lại tăng rất nhanh. Vì vậy chủ trương của tỉnh, các huyện và các xã trong những năm tới vẫn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu, bò nhất là đàn bò thịt. Xã Quài Nưa - huyện Tuần Giáo được coi là xã thuần nông của tỉnh Điện Biên, xã có diện tích đất thích hợp cho trồng cỏ và các bãi chăn thả cho trâu, bò, đó là những lợi thế cho phát triển chăn nuôi trâu bò của xã. Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu về sử dụng thực phẩm sạch đang là vấn đề mà xã hội quan tâm, do đó ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn bò nói riêng phải tạo ra số lượng thịt nhiều và chất lượng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong ngành nuôi chăn bò. Với hình thức chăn nuôi công nghiệp tập trung hiện nay thì bệnh dịch xuất hiện ngày một nhiều, gây ra những thiệt hại không nhỏ. Một số bệnh bò hay mắc như: lở mồm long móng, bệnh ký sinh trùng, chướng hơi dạ cỏ, viêm tử cung, viêm vú, ngộ độc thức ăn... đã gây thiệt hại kinh tế lớn, mầm bệnh tồn tại lâu trong cơ thể bò cũng như ngoài môi trường làm cho công tác phòng bệnh gặp khó khăn, khi bị nhiễm bệnh chi phí điều trị lớn, thời gian điều trị lâu dài. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng em tiến hành
- 2 thực hiện chuyên đề: “Áp dụng một số giải pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho đàn bò tại xã Quài Nưa - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục tiêu của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi bò tại xã Quài Nưa. - Xác định tình hình mắc bệnh trên đàn bò nuôi tại Quài Nưa để đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp. - Đưa ra phác đồ điều trị có hiệu lực cao và an toàn đối với bò. 1.3. Ý nghĩa của chuyên đề - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Kết quả của chuyên đề là những thông tin khoa học bổ sung và làm sáng tỏ hơn những yếu tố liên quan đến những phương pháp phòng và trị bệnh cho đàn bò tại xã. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Giúp người chăn nuôi biết được về những dịch bệnh có thể xảy ra, biện pháp phòng và từ đó đề ra các giải pháp phát triển nghề chăn nuôi trâu, bò tại xã Quài Nưa - huyện Tuần Giáo - tỉnh Điện Biên.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.2.1. Nội dung tiến hành Xã Quài Nưa là một xã thuần nông với diện tích đất tự nhiên là 3.912,92 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 1/3 rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Như vậy đất canh tác nông nghiệp không chỉ để trồng cây lương thực, mà còn sử dụng chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, ngoài ra còn cung cấp các loại phụ phẩm làm nguồn thức ăn quan trọng cho trâu, bò như: Rơm, thân cây ngô…. vào mùa khô. Nếu như tận dụng triệt để thì đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi của xã. Tình hình sử dụng đất đai của xã trong 3 năm gần dây được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Phân bổ sử dụng đất canh tác xã Quài Nưa Loại đất 2014 2016 2017 2018 Diện tích tự nhiên 3.912.92 3.912,92 3.912,92 3.912,92 Đất canh tác nông nghiệp 1.580,89 1.784,66 1.817,50 1.820,05 Đất lâm nghiệp 1.178,97 1.116,97 1.216,97 1.237,60 Đất thổ cư 129,94 139,94 149,94 150,10 Đất chưa sử dụng 1023,12 871,35 728,51 704,17 Ở xã Quài Nưa trong 3 năm diện tích đất từ 2014 - 2018 đất canh tác nông nghiệp tăng 239,16ha, đất lâm nghiệp tăng 58,63ha, đất thổ cư tăng 20,16 ha, trong đó đất chưa sử dụng giảm mạnh do người dân khai hoang, mở rộng đất cũng như tốc độ gia tăng dân số đã làm cho nguồn đất chưa sử dụng ngày càng giảm.
- 4 2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Quài Nưa +Trồng trọt Trồng trọt là ngành sản xuất chính cung cấp lương thực cho con người và vật nuôi của xã Quài Nưa. Người dân trong xã chủ yếu canh tác các loại cây trồng chính là: Lúa, ngô, lạc, đậu tương, sắn. Bên cạnh đó trồng các loại rau phục vụ đời sống cho gia đình như: rau cải ngọt, rau muống…nhưng với diện tích không nhiều. Cơ cấu cây trồng của xã Quài Nưa được trình bày trong bảng 2.2.
- 5 Bảng 2.2. Cơ cấu cây trồng của xã Quài Nưa năm 2018 Năm 2018 Loại cây Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (tạ/ha) (tấn) Lúa mùa 245 50 1225 Lúa Chiêm xuân 161 60 966 Lúa nương 51 13 66,3 Ngô 150 26 390 Sắn 120 65 780 Đậu tương 102 13 132,6 Lạc 63 9 56,7 Rau các loại 43 15 63 Lúa là cây lương thực chính của con người và được trồng với diện tích 457ha và tổng sản lượng đạt 2257,3 tấn. Ngô cũng được trồng với diện tích tương đối lớn chủ yếu là quanh nhà và trên những quả đồi với diện tích:150 ha và sản lượng đạt 390 tấn. Sắn được trồng với diện tích 120 ha và sản lượng đạt là 780 tấn. Sắn cũng được trồng chủ yếu ở các vườn và trên những quả đồi. Cây đỗ tương và cây lạc cũng được trồng với diện tích lớn. Ngoài ra một số loại rau cũng được người dân trồng, nhưng nhỏ lẻ ở vườn của từng hộ gia đình. Nhìn chung, năng suất và sản lượng lương thực của xã Quài Nưa dã có thể đáp ứng được nhu cầu lương thực trong xã, ngoài ra còn thu được nguồn phụ phẩm lớn từ cây lương thực trên làm nguồn thức ăn cho trâu bò. Góp phần giải quyết sự thiếu thức ăn cho Trâu, bò vụ Đông Xuân như hiện nay.
- 6 2.2.3. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa a. Tình hình chung huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên Bảng 2.3. Diễn biến đàn trâu, bò, ngựa của Huyện Tuần Giáo Năm Trâu (con) Bò (con) Ngựa (con) 2013 19.332 6.014 560 2014 20.175 6.352 530 2015 19.775 6.650 545 2016 20.025 6.850 556 2017 20.430 7.225 580 2018 20.640 7.625 610 Qua bảng chúng ta thấy: Tổng đàn trâu, bò của huyện trong 5 năm gần đây luôn có sự biến động về số lượng: Năm 2013 toàn huyện có 19.332 con đến năm 2014 toàn huyện có 20.175 con tăng 843 con. Đến năm 2015 số trâu của toàn huyện giảm xuống còn 19.775 con, giảm 400 con, nguyên nhân số trâu giảm là do có đợt rét đậm rét hại kéo dài làm cho nghé bị chết rét. Đến năm 2017 tổng đàn trâu của toàn huyện là 20.430 con, tăng 655 con. Năm 2018 toàn huyện có 20.640 con trâu, tăng 210 con so với năm 2013. Qua đó cho thấy tốc độ tăng đàn trâu của huyện là tương đối nhanh, từ năm 2013 đến năm 2018 đàn trâu của huyện tăng 1.308 con. Tổng đàn bò của toàn huyện trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2018 luôn tăng qua các năm. Năm 2013 tổng đàn bò của huyện có 6.014 con đến năm 2014 tổng đàn có 6.352 con, tăng 338 con. Đến năm 2015 tổng đàn bò của huyện có 6.650 con, tăng 298 con so với năm 2014. Năm 2016 tổng đàn bò là 6.850 con, tăng 200 con so với năm 2015. Năm 2017 đàn bò tăng thêm
- 7 375 con, tổng đàn bò năm 2017 là 7.225 con. Và đến năm 2018 huyện có 7.625 con, tăng 400 con so với năm 2017. Tổng đàn ngựa của huyện cũng luôn thay đổi: năm 2013cả huyện có 560 con đến năm 2014 còn 530 con, giảm 30 con. Năm 2015 đàn ngựa của huyện tăng lên 545 con, tăng 15 con so với năm 2014. Từ năm 2014 đến năm 2018 tổng đàn ngựa tăng lên là 610 con, tăng 50 con so với năm 2013. Từ bảng diễn biến đàn trâu, bò, ngựa của huyện Tuần Giáo từ năm 2013 đến năm 2018: Tổng đàn trâu tăng 1.308 con. Tổng đàn bò tăng 1.611 con. Tổng đàn ngựa tăng 50 con. Nhìn chung huyện Tuần Giáo có điều kiện để phát triển dàn gia súc. Hơn nữa với sự quan tâm của tỉnh, huyện cũng như phòng NN & PTNT thì đàn gia súc của huyện Tuần Giáo sẽ phát triển nhanh hơn nữa về số lượng cũng như chất lượng. 2.2.4. Tình hình chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa - Số lượng trâu, bò của xã Bảng 2.4. Số lượng trâu,bò xã Quài Nưa trong các năm Đàn trâu (con) Đàn Bò (con) Năm Tổng số Trâu Nghé Tổng số Bò Bê 2016 1530 1255 275 917 712 205 2017 1625 1135 490 927 757 170 2018 1682 1276 406 1087 795 292 2019 1650 1295 355 1032 817 215 Số lượng trâu, bò của xã Quài Nưa trong 4 năm qua và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 là: Tổng số đàn trâu năm 2016 là 1530 con đến năm 2019 là 1650 con tăng 120 con. Trong đó số trâu năm 2016 là 1255 con đến năm 2019 là 1295 con tăng 40 con. Tổng số nghé năm 2016 là 275 con đến năm 2019 là 355 con tăng 80 con.
- 8 Tổng số đàn bò năm 2016 là 917 con đến năm 2019 là 1032 con tăng 115 con. Trong đó số bò năm 2016 là 712 con đến năm 2019 là 817 con tăng 105 con, tổng số bê năm 2016 là 205 con đến năm 2019 là 215 con tăng 10 con. Vậy qua đây chúng ta thấy rằng tổng số đàn trâu, bò của xã tăng chậm qua các năm, chính vì vậy công tác chăn nuôi cũng như thú y cần được chú trọng hơn. - Mục đích chăn nuôi trâu, bò Bảng 2.5. Mục đích chăn nuôi trâu, bò tại xã Quài Nưa qua các năm Loại hình Bê,nghé < 1 Tổng Cày kéo Cái sinh sản tuổi Năm Loại Đàn Số Số Số (con) Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng (%) (%) (%) (con) (con) (con) Trâu 1530 558 36.5 765 50 206 13.5 2016 Bò 917 337 36,8 464 50.7 114 12.5 Trâu 1625 612 37.7 801 49.3 211 13 2017 Bò 927 345 37.3 460 49.7 120 13 Trâu 1682 630 37.5 844 50.2 206 12.3 2018 Bò 1087 404 37.2 542 49.9 140 12.9 Trâu 1650 598 36.3 825 50 226 13.7 2019 Bò 1032 381 37 516 50 134 13 Từ bảng cho thấy: Mục đích chăn nuôi trâu của xã Quài Nưa không có nhiều thay đổi vẫn chủ yếu là sinh sản và cày kéo: Năm 2016 trâu để cày kéo là 36.5%, cái sinh sản là 50%, nghé < 1 tuổi 13.5%. Đến năm 2017 tỷ lệ cày kéo tăng lên 37.7%,
- 9 cái sinh sản giảm xuống 49.3% so với năm 2016, nghé < 1 tuổi giảm xuống 13% so với năm 2016. Năm 2018 tỷ lệ trâu cày kéo là 37.5% giảm so với năm 2017, tỷ lệ cái sinh sản tăng lên 50.2% so với năm 2017, tỷ lệ nghé < 1 tuổi giảm 12.9% so với năm 2017. Đến đầu năm 2019 thì tỷ lệ trâu cày kéo giảm xuống 36.3% so với năm 2018, tỷ lệ cái sinh sản giảm xuống còn 50% giảm so với năm 2018, tỷ lệ nghé < 1 tuổi tăng lên 13.7% so với năm 2018. Mục đích chăn nuôi bò: Năm 2016 tỷ lệ bò cày kéo là 36.8%, cái sinh sản là 50.7%, bê < 1 tuổi là 12,5%. Đến năm 2017 tỷ lệ bò cày kéo tăng lên 37.3% so với năm 2016, tỷ lệ cái sinh sản giảm xuống 49.7% so với năm 2016, tỷ lệ bê < 1 tuổi tăng lên là 13% so với năm 2016. Năm 2018 tỷ lệ bò cày kéo là 37.7% tăng so với năm 2017, tỷ lệ cái sinh sản là 49.9% tăng so với năm 2017, tỷ lệ bê < 1 tuổi là 12.9% giảm so với năm 2017. Đến đầu năm 2019 tỷ lệ bò cày kéo là 37%, giảm so với năm 2018. Tỷ lệ cái sinh sản là 50%, tỷ lệ bê < 1 tuổi là 13% giảm so với năm 2018. - Quy mô chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa qua các năm Bảng 2.6. Quy mô chăn nuôi trâu, bò của xã Quài Nưa qua các năm Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Tổng đàn(con) 1.412 1.463 1.525 1.568 Tổng số hộ 1.448 1.530 1.585 1.609 Tổng số nhân khẩu (người) 5.792 6.120 7.150 7.850 Số trâu, bò/hộ 0.98 0,96 0,96 0,97 Bình quân số trâu, bò/người 0,24 0,24 0,21 0,20 Bình quân số trâu, bò/ha đất tự nhiên 0,36 0,37 0,39 0,40 Bình quân số trâu, bò/ha đất nông nghiệp 0,89 0,82 0,84 0,86
- 10 Qua bảng số liệu ta thấy: Số trâu, bò/hộ năm 2016 là 0.98con/hộ. Năm 2017 là 0,96con/hộ,giảm 0,02con/hộ so với năm 2016. Năm 2018 là 0,96 con/hộ, giảm 0.02con/hộ so với năm 2017 2.2.5. Thuận lợi - Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội đối với miền núi. Xã luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các cơ quan chuyên môn của huyện đã góp phần tạo điều kiện cho xã Quài Nưa thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội. - Nhân dân các dân tộc trong xã luôn thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trình độ dân trí của người dân được nâng lên. Tình hình an ninh trên địa bàn xã cơ bản ổn định và giữ vững. - Các cấp, các ngành của tỉnh thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho huyện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; đặc biệt là các xã vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng, tập quán canh tác. - Diện tích tự nhiên rộng, dân số đông, đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Nhân dân cần cù, chịu khó trong lao động. - Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp đã làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân. 2.2.6. Khó khăn - Tình hình diễn biến khí hậu, thời tiết ngày càng phức tạp, bất lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp; sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi diễn ra trên diện rộng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. - Trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều, do đó việc tiếp thu các quy trình kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
- 11 việc vận động nhân dân thay đổi phong tục sản xuất lạc hậu còn gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. - Địa bàn huyện rộng, giao thông đi lại khó khăn, nhất là trong những tháng mùa mưa đã ảnh hưởng nhiều đến công tác lãnh đạo và chỉ đạo của huyện cũng như các ban ngành trong huyện. - Công tác quản lý Nhà nước một số ngành, lĩnh vực còn yếu, công tác phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị với các xã, thị trấn còn hạn chế. Một số xã chưa chủ động triển khai nhiệm vụ, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên. 2.2. Một số bệnh thường gặp ở bò 2.2.1. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò Là bệnh truyền nhiễm ở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella multocida thể hiện đặc trưng tụ và xuất huyết ỏ các vùng đặc biệt trên cơ thể và vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu. Vi khuẩn Pasteurella multoeida hình gậy ngắn, tròn, đầu bắt màu grara dương, sẫm ỏ hai đầu nên gọi là "vi khu lưỡng cực tính". Có sức đề kháng cao cho nên vi khuẩn 1 tại lâu trong đất ẩm và thiếu ánh sáng, trong giếng, ao có nhiều chất hữu cơ, trong chuồng trại từ vài tháng đến năm. Vi khuẩn tụ huyết trùng dể bị diệt bàng nưóc nóng 58 trong 20 phút, ánh sáng mặt trời trong 12 giò, nuớc vôi 10%, forn 1%, acid fenic 5% đều điệt được trong thòi gian 1 - 3 phút. - Lây bệnh Bệnh phát sinh ỏ các vùng nóng ẩm. Trời mưa vi khuânr có sẵn được nước mưa đưa lên mặt đất, rồi đính vào cỏ, rơm rạ, gia súc ăn, uống nưóc nhiễm khuẩn sẽ mắc bệnh. Một số trâu bò khoẻ cũng mang vi khuẩn này, trong hệ thống thức ăn và hô hấp. Khi súc khoẻ gia súc yếu giảm sức đề kháng, mất thế cân bàng
- 12 sinh học thì vi khuẩn trở nên cưòng độc gây bệnh. Bệnh lây do nhiều nơi mổ thịt gịa súc ốm bán thịt, v.v ... Chó, mèo, ruồi, muỗi... cũng là con vật môi giỏi bị lây lan bệnh. - Mùa bệnh rải rác quanh năm ở các vùng nóng ẩm, song rộ lên vào mùa mưa, nóng từ thắng 6 đến tháng 9. Ở nước ta, bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở khắp các vùng thường vào mùa lũ lụt, - Triệu chứng và bệnh tích Bệnh thưòng có ở thể cấp tính cho trâu bò, nung bệnh chi 1 - 3 ngày, thể hiện không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40 - 42°C; nước mắt, mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẩm, tối xám. Hạch lâm ba sưng, nhất là ở hầu sưng rắt to gia súc phải lè lưõi ra, thở khó, thưòng gọi là "bệnh lưõi đòng" hoặc "bệnh trâu bò hai lưỡi" gia súc đi lại khó khăn do sưng thủng thùy hạch lâm ba vai, đùi. Bò bệnh thở mạnh và khó do màng phổi viêm, tràn dịch, tụ huyết, viêm phổi cấp. Một số trâu bò bị thể đường ruột thì chùm hạch ruột sung to có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ, xuất huyết nặng, tróc ra, ỉa chảy dữ dội, phân lẫn máu. Lúc gần chết, trâu bò bệnh nằm lệt, đái ra máu, thỏ rất khó, xuất huyết ở các niêm mạc. Diễn biến bệnh trong 3 ngày - 5 ngày, chết đến 90 - 100%, nếu nhiễm trùng máu chết nhanh hớn trong 1 - 1,5 ngày. Nếu bệnh ác tính thì đột nhiên bò sốtt cao 41 - 42°c, hung dữ, điên cuồng, đập đầu vào chuồng, chết nhanh trong 24 giờ. Gia súc bệnh không chết sẽ chuyển ra mãn tính, ruột viêm lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp, viêm phế quản và phổi mãn tính. Trong vài tuần, gia súc có thể khỏi bệnh nhưng thường gầy rạc. Chúng tôi đã gặp một số trường hợp bò bị bệnh cũng có các triệu trứng tương tự như trên, chúng tôi chẩn đoán gia súc mắc bệnh tụ huyết trùng và
- 13 đưa ra phác đồ điều trị như sau: Penicillin: 10.000 UI/ Kg TT. Streptomycin: 20 mg/ Kg TT. Pha với nước cất hoặc vitamin B1 tiêm bắp, kết hợp với B - Complex trợ sức, trợ lực cho con vật, tiêm 2 lần/ ngày. Sau 3 - 5 ngày điều trị con vật đã có tiến triển tốt, giảm bớt các triệu chứng và khỏi bệnh. 2.2.2. Bệnh chướng bụng đầy hơi - Triệu chứng và bệnh tích Bò ăn thức ăn thô xanh dễ lên men như cỏ ướt nước mưa, hoặc cỏ bãi chăn ướt sương, lá su hào, bắp cải, v.v... làm bụng chướng đầy hơi. Nếu quá đầy hơi cấp tính bò có thể chết, do ngạt thở vì bụng căng dồn ép phổi trong vài giờ. Bò bệnh bỏ ăn, hay nhìn về phía sườn, lưng hơi cong lên, bụng to dần nhất là lõm hông bên trái có thể căng phồng lên cao hơn cả đưòng sống lung và vòng cung sườn, gõ vào nghe như tiếng trổng, tim đập nhanh, thở khó. - Phòng và trị bệnh + Không chân thả bò quá sớm vào những ngày sương nhiều, tránh bớt những ngày mưa gió. + Cho bò ăn các loại thức ăn để lên men ở tỷ lệ vừa phải phối hợp với rơm cỏ khô, thức ăn tinh. - Khi bò bị bệnh có thể chữa bằng các bài thuốc thông dụng như lá tía tô 1 nắm to giã với 50g muổi vắt lắy nước cho bò uống; hoặc dùng tỏi 3 củ, bồ kết 3 quả, gừng 1 củ giã nhỏ với một nắm rau răm hòa nưóc cho bò uống, tỏi và bồ kế nướng lên. Có thể đốt đống nhúm bằng rơm rạ trấu có bỏ í quả bồ kết vừa sưởi ấm bụng và cho bò ngửi mùi bồ kết. Dùng phượng pháp thông hơi bằng ống cao su loại tc 30 - 5Ọpm ấn vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 330 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 208 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 189 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 112 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 61 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn