intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá Luận tốt nghiệp đại học: Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gia cầm ở đại lý thuốc thú y Dự Tâm của Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Khoá luận nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán lâm sàng trên gà bị bệnh. Tập kê đơn và điều trị bệnh cho đàn gia cầm mắc bệnh. Áp dụng quy trình phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên gia cầm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá Luận tốt nghiệp đại học: Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gia cầm ở đại lý thuốc thú y Dự Tâm của Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ THANH TRANG Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GIA CẦM Ở ĐẠI LÝ THUỐC THÚ Y DỰ TÂM CỦA CÔNG TY TNHH DINH DƯỠNG THÚ Y HÀ THÀNH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ THANH TRANG Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GIA CẦM Ở ĐẠI LÝ THUỐC THÚ Y DỰ TÂM CỦA CÔNG TY TNHH DINH DƯỠNG THÚ Y HÀ THÀNH” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Từ Trung Kiên Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Suốt 4,5 năm học tập trên giảng đường đại học, thời gian thực tập là khoảng thời gian mà mỗi sinh viên chúng ta đều mong đợi. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, em được phân công thực tập tại Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành. Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng gia đình và bạn bè. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS. Từ Trung Kiên cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Quang Dự và chị Ngô Thanh Tâm - Chủ đại lý thuốc thú y Dự Tâm đã giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian em thực tập tại cơ sở. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Thanh Trang
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi gà thịt lông mầu trên địa bàn huyện hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ................................................................................ 30 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công việc tại đại lý Dự Tâm .............................. 32 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho gà ....................... 34 Bảng 4.4. Các triệu trứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh ........................ 37 Bảng 4.5. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh.......................................... 39 Bảng 4.6. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả ..... 41
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa Cs: Cộng sự CNTY: Chăn nuôi Thú y ĐHNL: Trường Đại học Nông Lâm Nxb: Nhà xuất bản P: Thể trọng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Vài nét về Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành ...................... 3 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6 2.2.1. Các biện pháp phòng chống dịch ............................................................ 6 2.2.2. Một số bệnh thường gặp trên gà trong thời gian thực tập..................... 14 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 22 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về một số bệnh ở gà ...................... 22 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 25 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ....27 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 27 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 27 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 27 3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 27
  7. v 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................... 30 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2019................................................................................ 30 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho gà ở đại lý thuốc thú y Dự Tâm của Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành ........ 31 4.2.1. Tổng hợp kết quả thực hiện công việc tại đại lý Dự Tâm .................... 31 4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho gà thịt bằng vắc xin ....... 33 4.2.3. Một số triệu chứng bệnh tích điển hình của các bệnh trực tiếp mổ khám trên đàn gà trong thời gian thực tập ................................................................ 37 4.2.4. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp......... 38 4.2.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập.......................... 41 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tăng tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho người dân và thúc đẩy tiến trình xóa đói giảm nghèo. Với điều kiện địa lý là một tỉnh trung du miền núi, huyện Hiệp Hòa có rất nhiều thuận lợi để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm được người nông dân đầu tư và phát triển cả ở quy mô gia trại và trang trại. Các sản phẩm từ gà như: trứng, thịt là nguồn thực phẩm quan trọng trong đời sống của nhân dân. Phát triển chăn nuôi gà đã mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho người dân, cũng như tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. Đặc biệt người dân biết tiếp cận với khoa học và công nghệ, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ vào chăn nuôi, lựa chọn các giống gà có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư con giống tốt, chăn nuôi gia cầm muốn phát triển, đạt năng suất và hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng hàng đầu là công tác phòng bệnh cho gia cầm phải tốt. Huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang là một trong những địa phương có số lượng gia cầm nuôi khá lớn trong tỉnh, nhằm cung cấp lượng thực phẩm lớn cho người dân trong địa bàn và góp phần cải thiện kinh tế cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi vẫn còn gặp phải một số khó khăn trong quá trình phòng trừ dịch bệnh cho gia cầm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió
  9. 2 mùa, ở miền Bắc mùa hè nóng ẩm, mùa đông có mưa phùn gió bấc. Những yếu tố thời tiết đó rất thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển. Khi gia cầm bị bệnh sẽ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải có những giải pháp quan trọng như: Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ thú y cơ sở và nâng cao kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, phòng tránh dịch bệnh từ chính phía người chăn nuôi. Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp dụng quy trình chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gia cầm ở đại lý thuốc thú y Dự Tâm của Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Rèn luyện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán lâm sàng trên gà bị bệnh. - Tập kê đơn và điều trị bệnh cho đàn gia cầm mắc bệnh. - Áp dụng quy trình phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên gia cầm 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững các nguyên tắc phòng trị bệnh cho vật nuôi nói chung. - Thành thạo phương pháp chẩn đoán lâm sàng và mổ khám bệnh tích trên gia cầm. - Đưa ra được phác đồ điều trị bệnh đối với gia cầm và các vật nuôi khác.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Vài nét về Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành được thành lập tháng 11 năm 2014, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi… cùng thời điểm đó Đảng và Nhà nước ta tăng cường giám sát, quản lý, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải phát huy hết nội lực, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, hướng đến xuất khẩu, theo đó những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y vừa và nhỏ, máy móc trang thiết bị cũ và lạc hậu, sản xuất manh múm, tận dụng, cơ hội sẽ khó tồn tại được. Dành chỗ cho những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y chất lượng cao, uy tín, hợp vệ sinh thú y, trang thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế và hiệu quả điều trị cao. Nhận thức sâu sắc được điều đó tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành quyết tâm xây dựng một thương hiệu HaThanhVet với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước HaThanhVet không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển hệ tá dược mới kết hợp với thảo dược có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm của HaThanhVet khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Trụ sở nhà máy đặt tại. Thôn 4, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; văn phòng tại Cầu Giấy - Hà Nội.
  11. 4 2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty HaThanhVet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 500 CBNV bao gồm Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, trên 300 Bác sĩ thú y và Kĩ sư chăn nuôi, có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, 100 Cử nhân kinh tế, Kế toán, Luật, Quản trị kinh doanh, Marketing, Cơ khí chế tạo máy, Điện lạnh…có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. 2.1.1.3. Một số thông tin về đại lý thuốc thú y Dự Tâm của Công ty TNHH Dinh dưỡng Thú y Hà Thành Trong quá trình thực tập, theo sự phân công của công ty HaThanhVet, em đã tham gia hỗ trợ đại lý thuốc thú y Dự Tâm - một trong những đại lý cấp I của công ty. Đại lý nằm trên địa bàn xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm huyện 1 km. Đại lý do BSTY Dự Tâm quản lý và điều hành. Đại lý gồm 1 quản lý, 1 kỹ thuật viên kiêm marketing 1 nhân viên và 1 sinh viên thực tập. Nhờ có sự hợp tác của công ty HaThanhVet và BSTY Nguyễn Quang Dự tính đến nay đã có 3 đợt sinh viên của các trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang hoàn thành khóa luận thực tập tốt nghiệp tại đại lý. Tại đại lý, các mặt hàng thuốc, chế phẩm sinh học, dụng cụ thú y bày bán được sắp xếp gọn gàng, khoa học. Quản lý và nhân viên của đại lý có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chỉ dạy và giúp đỡ tận tình các sinh viên thực tập. Cách bố trí thuốc của quầy thuốc theo quy định của Cục Thú y.
  12. 5 Vắc xin được bảo quản trong kho lạnh theo đúng yêu cầu quy định của Cục Thú y. 2.1.1.4. Điều kiện tự nhiên của huyện Hiệp Hòa Huyện Hiệp Hòa là 1 huyện trung du nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên, các phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện Hiệp Hòa nằm trong khoảng: 21023 33’ - 21035 22’ vĩ Bắc; 105051 - 106002 kinh độ Đông. Hiệp Hòa cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 36 km về phía đông nam. Với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 4% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và chăn nuôi gà thả vườn. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Hiệp Hòa, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp. Khí hậu của Hiệp Hòa mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện dao động khoảng 23,10 - 24,40C. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90C) và tháng lạnh nhất (15,20C) là 13,70C. Tổng giờ nắng trong năm dao động từ 1.206 - 1.570 giờ, lượng bức xạ 155 Kcal/cm2.
  13. 6 Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Có thể nói điều kiện khí hậu, thủy văn của Hiệp Hòa khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du. Thế mạnh của Hiệp Hòa là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy là thế mạnh nhưng khả năng tăng diện tích cho sản xuất nông nghiệp không còn. Với xu hướng công nghiệp hóa như hiện nay, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm, ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế. Hiệp Hòa không có tiềm năng về phát triển các loại cây con đặc sản và cây công nghiệp như chè giống như ở một số huyện khác của tỉnh. Là huyện trung du nhưng do quỹ đất hạn hẹp, Hiệp Hòa không có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Các biện pháp phòng chống dịch 2.2.1.1. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền lây nối liền nguồn bệnh với động vật cảm thụ. Động vật thụ cảm làm cho dịch biểu hiện ra đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên. Vì vậy chỉ cần xóa bỏ một trong ba khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu sẽ làm quá trình sinh dịch không xảy ra được - Đó là nguyên lý cơ bản của biện pháp phòng và chống dịch. Nội dung của việc phòng và chống dịch bệnh cho động vật theo Pháp lệnh thú y của nước ta bao gồm:
  14. 7 - Bảo đảm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật. - Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, khống chế tiêu diệt dịch bệnh cho động vật. - Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và đảm bảo an toàn cho người. - Để thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho gà cần thực hiện tốt 2 phương pháp sau: * Ngăn không cho gà tiếp xúc với mầm bệnh Mầm bệnh tiếp xúc với gà đến từ nhiều nguồn khác nhau như: Gia cầm, gia súc bị bệnh. Thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Bụi trong không khí nhiễm mầm bệnh. Chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh. Giày, dép, chân tay người chăn nuôi hoặc khách đến tham quan nhiễm mầm bệnh. Phương tiện vận chuyển nhiễm mầm bệnh. Chuột, côn trùng và chim hoang dã... Để ngăn chặn các nguồn lây nhiễm này người chăn nuôi phải thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị, thức ăn, nước uống, tiêu diệt chuột côn trùng và ngăn không cho chim hoang đến cư trú (Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, 2000) [5]. * Nâng cao sức đề kháng cho gà: Song Song với công tác vệ sinh phòng bệnh thì phải tăng cường sức đề kháng cho gà thường xuyên như: - Đảm bảo chuồng nuôi luôn thoáng, mát, sạch sẽ. - Cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần. - Thức ăn, nước uống phải vệ sinh sạch sẽ không có mầm bệnh và chất độc hại đến sức khỏe.
  15. 8 - Dùng thuốc và vắc xin phòng bệnh cho gà theo lịch dùng thuốc. 2.2.1.2. Các nguyên tắc phòng bệnh cho gà Công tác vệ sinh phòng bệnh cho gà có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của chăn nuôi gà. Nếu thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho gà sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan, đồng thời quyết định thành công của chăn nuôi gà. Để chăn nuôi gà đem lại hiệu quả cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc phòng bệnh sau: Nguyên tắc 1: Ngăn chặn sự tiếp xúc của mầm bệnh với gia cầm - Không mua vật nuôi không rõ nguồn gốc. Chỉ chọn mua gà từ những cơ sở giống tốt, từ đàn gà bố mẹ khỏe mạnh để đảm bảo không có bệnh truyền từ trứng sang gà con. Phải nhốt riêng gà mới mua về (cách xa gà nhà đang nuôi) trong vòng 10 - 14 ngày. Cho gà uống thuốc bổ, khi thấy gà khỏe mạnh mới đưa vào chuồng nuôi. - Không cho các vật nuôi lạ, người lạ, dụng cụ lạ vào khu vực chăn nuôi. - Quản lý tốt công tác cách ly và vệ sinh thân thể trước khi vào khu vực chăn nuôi của công nhân, cán bộ và khách tham quan. - Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ và duy trì tốt công tác sát trùng dụng cụ, phương tiện và khu vực chăn nuôi. * Khi gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau: + Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con ốm để theo dõi và điều trị. + Không bán gà bệnh. Không mua thêm gà khoẻ về nuôi. + Xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi đề xử lý. Gà ốm, chết do bệnh phải đốt hoặc chôn kỹ, rắc vôi bột. + Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa...
  16. 9 + Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc-xin phòng hoặc dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở. + Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại. + Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch. Nguyên tắc 2: Nâng cao sức đề kháng của gia cầm - Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật đảm bảo cho vật nuôi có chỗ ở tốt. - Cho vật nuôi ăn và uống tốt (thức ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn không biến chất, uống nước sạch được tiệt trùng, nước uống không có độc chất) và chăm sóc vật nuôi đúng quy trình kỹ thuật. - Tẩy ký sinh trùng và tiến hành tiêm phòng triệt để với các loại vắc xin. - Phòng bệnh cho gia cầm bằng thuốc và vắc xin Nguyên tắc 3: Giám sát và kiểm tra chặt chẽ sức khỏe gia cầm - Xây dựng lịch tiêm phòng và lập sổ ghi chép theo dõi quá trình tiêm phòng của vật nuôi chặt chẽ. - Ghi chép hàng ngày tình trạng sức khỏe vật nuôi vào sổ nhật ký thú y và định kỳ lấy máu kiểm tra để đánh giá hàm lượng kháng thể có trong máu của vật nuôi (HI, HA). - Phát hiện kịp thời chẩn đoán chính xác, cách ly nhanh chóng, điều trị khẩn trương các cá thể nghi nhiễm và nhiễm bệnh. 2.2.1.3. Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, vườn chăn thả và dụng cụ chăn nuôi - Vệ sinh trước khi nuôi: Chú ý vệ sinh khu vực chuồng gà, khu vực xung quanh chuồng, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa gà vào nuôi. Để trống chuồng 2 ngày trước khi thả gà vào. - Vệ sinh trong khi nuôi : + Chuồng nuôi gà cần đảm bảo đúng mật độ, thoáng, mát, khô, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
  17. 10 + Sân thả gà cần khô, thoáng mát, có hàng rào bao quanh và được quét dọn hàng ngày. + Nếu nuôi gà có chất độn chuồng thì chất độn chuồng phải luôn mới, khô nên phơi nắng trước khi cho vào chuồng gà. + Ổ đẻ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, đệm lót phơi nắng kỹ trước khi trải vào ổ và thay thường xuyên để tránh mầm bệnh cư trú. + Thường xuyên quét phân, thay độn chuồng, rắc vôi bột vào các nơi ẩm thấp, quét vôi chuồng nuôi, sân thả gà. Phun thuốc diệt muỗi, mò, mạt. + Phân gà, độn chuồng cần được ủ kỹ đề diệt mầm bệnh trước khi đưa ra ngoài. - Vệ sinh sát trùng sau mỗi đợt nuôi: Theo trình tự sau: + Thu gom phân gà, độn chuồng, rác thải vào một nơi và ủ kỹ để diệt mầm bệnh. + Quét dọn sạch phân, rác, mạng nhện. + Sửa chữa chuồng, vá lại những chỗ nền chuồng bị hỏng. + Cọ rửa chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch, có áp suất cao. + Sát trùng bằng chất khử trùng. + Để trống chuồng 2 - 3 tuần. - Các biện pháp khử trùng: + Ánh nắng mặt trời: dùng để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, độn chuồng, nguyên liệu thức ăn. + Dùng nước sôi để rửa các dụng cụ chăn nuôi. + Dùng bùi nhùi rơm, trấu để hun chuồng. + Vôi bột: có thể dùng rắc xung quanh và những nơi ẩm ướt bên trong chuồng nuôi, rắc vào hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Để 2 - 3 ngày rồi quét. + Nước vôi: tốt nhất là dùng nước vôi mới tôi; dùng để quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường.
  18. 11 + Dùng các chất sát trùng: Hanlodin, chloramin, anticept, BKA, crezil, biocid,... để phun toàn bộ nền và tường chuồng, ngâm và rửa dụng cụ cho vào hố sát trùng, phun tiêu độc xác chết, phun phương tiện vận chuyển. + Xông hơi bằng hỗn hợp formol và thuốc tím: dùng để xông trứng, xông hơi sát trùng quần áo máy móc... liều lượng có thể thay đổi tùy từng đối tượng. Đối với máy móc, quần áo, kho... dùng liều 17,5 gam thuốc tím kết hợp với 35 ml fomlol cho 1 m3 trong thời gian 90 phút; xông hơi phải kín với ấm mới có tác dụng. 2.2.1.4. Vệ sinh thức ăn, nước uống - Máng ăn, máng uống cần có chụp để gà khỏi nhảy vào, dụng cụ cho ăn cần rửa sạch hàng ngày. - Thức ăn cần đảm bảo khô, không ẩm, mốc, thay hàng ngày. - Nước uống cho gà đảm bảo sạch và thay thường xuyên. - Không cho gà bệnh ăn, uống chung với gà khoẻ. 2.2.1.5. Cách ly hạn chế dịch bệnh * Hạn chế người ra vào nơi nuôi gà. Nếu có dịch bệnh xung quanh thì không cho người ngoài đến, người nuôi gà không sang nơi có dịch. *Ngăn không cho gà tiếp xúc với ngan, vịt, bồ câu, chim sẻ, chuột, lợn và các động vật khác là những nhân tố truyền bệnh. * Thường xuyên loại thải những gà ốm yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh. * Khi gà gà mắc bệnh hoặc ghi mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp sau: * Áp dụng các biện pháp cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Tách riêng con ốm để theo dõi và điều trị; không bán gà bệnh. không mua thêm gà khỏe về nuôi; xác gà chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi để xử lý. Gà ốm, chết bệnh đốt hoạc chôn kỹ, rắc vôi bột; Khi có gà nghi mắc bệnh: cần tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Cần quét phân, sát trùng tiêu độc hàng ngày nơi nuôi gà, sân thả gà bằng thuốc sát trùng, vôi, nước sôi, hơ lửa... Đối với gà chưa mắc bệnh phải dùng vắc xin phòng hoặc
  19. 12 dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở; Máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sát trùng tiêu độc trước khi sử dụng lại; Báo cán bộ thú y cơ sở đến kiểm tra khi thấy gà bị bệnh dịch. 2.2.1.6. Phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho gà Phòng bệnh là một biện pháp chủ động, tích cực và cực kỳ quan trọng vì làm cho động vật thụ cảm tự sản sinh hoặc tiếp nhận các yếu tố miễn dịch đặc hiệu để chống đỡ có hiệu quả với mầm bệnh trong một thời gian nhất định. Thuốc dùng tiêm phòng gồm 2 loại: vắc xin và kháng huyết thanh. - Phòng bệnh bằng vắc xin: Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hoặc vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới vắc xin công nghệ gen). Lúc đó, chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Nhưng khi đưa vào cơ thể động vật lại có khả năng sinh miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Hiện nay, người ta chia vắc xin làm 3 loại: + Vắc xin vô hoạt (còn gọi là vắc xin chết): là vắc xin chế từ mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân lý, hóa học những trên bề mặt của chúng vẫn giữ nguyên các protein còn hoạt tính sinh học của kháng nguyên nên vẫn giữ nguyên tính kích thích sinh miễn dịch. Vắc xin vô hoạt dùng cho gà chủ yếu là đường tiêm qua cơ hoặc tiêm dưới da. Vắc xin vô hoạt thường rất an toàn nhưng thời gian miễn dịch ngắn và hiệu lực kém. + Vắc xin nhược độc (vắc xin sống): Vắc xin chế bằng mầm bệnh đã được làm yếu, không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng. Khi tiêm
  20. 13 vào cơ thể, mầm bệnh vẫn còn khả năng thích ứng và nhân lên, cung cấp nguồn kháng nguyên lâu dài và kích thích sinh miễn dịch. Loại vắc xin này thường cho miễn dịch mạnh và ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài, nhưng có thể có loại gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cẩn trọng trong bảo quản cũng như sử dụng. Đối với gia cầm có thể dùng qua đường nhỏ mắt, mũi, cho uống, phun khí dung hay tiêm chủng. + Vắc xin thế hệ mới (hay vắc xin công nghệ gen): là các chế phầm được dùng làm vắc xin gây miễn dịch cho người và động vật được tạo ra và sản xuất thông qua các thao tác về kỹ thuật gen. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và hiện đại của sinh học phân tử. Vắc xin thế hệ mới có nhiều ưu điểm vượt trội so với các vắc xin chế tạo bằng phương pháp thông thường về độ tinh khiết, khả năng gây miễn dịch… Nó đã, đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai. - Phòng bệnh bằng kháng huyết thanh: Kháng huyết thanh là chế phẩm sinh học dùng để chữa bệnh và phòng bệnh đặc hiệu. Tiêm phòng kháng huyết thanh nhằm tạo ra cho động vật một trạng thái miễn dịch bị động. Kháng huyết thanh được chế tạo bằng cách dùng vi khuẩn hoặc virus gây tối miễn dịch cho loài gia súc như bò, ngựa, lợn rồi lấy máu, chắt lấy huyết thanh, xử lý và bảo quản. Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch, vì vậy chỉ dùng khi cần phải phòng bệnh khẩn cấp như tiêm cho gia súc trong ổ dịch hoặc vùng có uy cơ bị dịch uy hiếp, gia súc cần xuất hàng ngày hoặc đưa đi triển lãm. Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh chỉ kéo dài 1 - 3 tuần, vì vậy sau khi tiêm kháng huyết thanh 10 ngày cần tiêm vắc xin để gây miễn dịch chủ động lâu dài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1