Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trang trại Nhâm Xuân Tiến, thôn Đông Hòa, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
lượt xem 7
download
Đề tài này nghiên cứu xác định được tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn của ông Nhâm Xuân Tiến. Ứng dụng và đánh giá hiệu lực 1 số pháp đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của khoá luận này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trang trại Nhâm Xuân Tiến, thôn Đông Hòa, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ HÀ MY Tên đề tài: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TRONG GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRANG TRẠI NHÂM XUÂN TIẾN, THÔN ĐÔNG HÒA, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH.” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 – 2018 Thái Nguyên - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ HÀ MY Tên đề tài: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TRONG GIAI ĐOẠN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRANG TRẠI NHÂM XUÂN TIẾN THÔN ĐÔNG HÒA, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp : Thú y - K46 - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Cường Thái Nguyên - 2018
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y và Ban lãnh đạo trang trại Nhâm Xuân Tiến,thôn Đông Hòa, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn sinh viên,đội ngũ kỹ sư, công nhân trong trang trại, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Mạnh Cường đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới trang trại Nhâm Xuân Tiến, đã giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình thực tập tại trang trại. Tôi xin cảm ơn đội ngũ kỹ thuật trại anh Nguyễn Hồng Thanh đã chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu cho tôi. Cuối cùng, tôi xin dành lòng biết ơn tới người thân, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian tiến hành thực tập và hoàn thành khóa luận này. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ đó! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018 Sinh viên Lê Hà My
- ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine tại trại ................................... 33 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại trong 3 năm gần đây .......................... 37 Bảng 4.2. Kết quả tiêm phòng cho lợn tại cơ sở ............................................. 38 Bảng 4.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn ......................................................... 39 Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể............................. 40 Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng theo dõi ................ 41 Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ........................... 42 Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt .......................... 44 Bảng 4.8. Các triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh phân trắng ................ 44 Bảng 4.9. Kết quả mổ khám bệnh tích ............................................................ 45 Bảng 4.10. Kết quả thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh.............................. 46 Bảng 4.11. Kết quả thực hiện công tác khác trên đàn lợn .............................. 47
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cl. Clostridium perfringens Cs: Cộng sự ĐVT Đơn vị tính E.coli: Escherichia coli Kg Kilogam KHKT: Khoa học kỹ thuật Nxb: Nhà xuất bản PTLC Phân trắng lợn con STT Số thứ tự TB Trung bình TT Thể Trọng
- iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv Phần 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.............................................................................. 2 1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .................................................................................. 3 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại ...................................... 3 2.1.2. Đánh giá chung ....................................................................................... 7 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước ........................................ 7 2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 7 2.2.1.6. Bệnh phân trắng lợn con .................................................................... 15 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 25 2.2.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 27 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.....29 3.1. Đối tượng ...............................................................................................................29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...........................................................................29 3.3. Nội dung thực hiện ...............................................................................................29 3.3.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn tại trại ......................................... 29 3.3.2. Quy trình phòng và trị bệnh cho lợn tại trại.......................................... 32 3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................36
- v 3.4.1. Phương pháp điều tra ............................................................................ 36 3.4.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng ......................................................... 36 3.4.3. Xác định bệnh tích thông qua kết quả mổ khám tại chỗ ....................... 36 3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................36 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................37 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm gần đây.....................................................37 4.2. Kết quả tiêm phòng vaccine cho lợn tại cơ sở ...................................................38 4.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn...............................................................................39 4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh - 21 ngày tuổi tại trại. ......39 4.4.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo đàn, theo cá thể .................................. 39 4.4.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tháng theo dõi................ 41 4.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi .......................... 42 4.4.4. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo tính biệt ......................... 44 4.4.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh phân trắng lợn con ................................................................................................................... 44 4.4.6. Kết quả mổ khám bệnh tích lợn chết do mắc bệnh phân trắng lợn con 45 4.4.7. Kết quả thử nghiệm hiệu lực của hai phác đồ điều trị ......................... 46 4.4.8.Công tác khác ......................................................................................... 47 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................48 5.1. Kết luận ..................................................................................................................48 5.2. Đề nghị...................................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................51 PHỤ LỤC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, trong đó chăn nuôi là một ngành nghề rất quan trọng và thu hút được nhiều lao động. Chăn nuôi cung cấp một nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người, có giá trị dinh dưỡng cao như: thịt, trứng, sữa…, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, các phụ phẩm: da, lông, sừng… cho công nghiệp chế biến. Chính vì thế chăn nuôi lợn hiện đang là nghành đang rất phổ biến và trở thành yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế hộ gia đình nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi truyền thống chuyển sang mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp hiện đại. Cùng với đó việc chăn nuôi lợn ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa thì tình hình dịch bệnh xảy ra như một thách thức đồi với ngành chăn nuôi, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất, chất lượng hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn. Đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nới trên thế giới, ở các nước đang phát triển. Như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, nhất là khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm…) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh, lợn con sinh ra không được bú kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đủ chất dinh dưỡng. Bệnh phân trắng ở lợn con là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Lợn con mắc bệnh này sẽ bị ỉa chảy, bệnh do vi khuẩn E.coli gây nên, khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến còi cọc, chậm lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng con giống, khả năng sinh trưởng, phát triển chậm, gây tổn thất kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Do đó ngoài yếu tố dinh dưỡng, chế độ chăm
- 2 sóc nuôi dưỡng thì công tác thú y là khâu rất quan trọng. Việc phòng và điều trị bệnh phân trắng cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản và đảm bảo cho sự tăng trưởng trong cơ cấu đàn. Mặc dù đã được quan tâm chăm sóc rất tốt, xong do ảnh hưởng của thời tiết và một phần công tác thú y chưa mang lại hiệu quả, nên bệnh phân trắng ở lợn con vẫn xảy ra thường xuyên và gây hậu quả nghiêm trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Mạnh Cường tôi thực hiện đề tài: “Áp dụng quy trình kỹ thuật trong phòng và điều trị bệnh phân trắng lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.” 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh của trại chăn nuôi. - Nâng cao được trình độ chuyên môn. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Xác định được tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn của ông Nhâm Xuân Tiến. - Ứng dụng và đánh giá hiệu lực 1 số pháp đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con có hiệu quả.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại 2.1.1.1. Quá trình thành lập Trại lợn nái của ông Nhâm Xuân Tiến nằm trên địa phận thôn Đông Hòa, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, là trại lợn gia công của Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam, hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đầu tư giống lợn, thức ăn, thuốc thú y và cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, trang trại do ông Nhâm Xuân Tiến làm chủ, cán bộ kỹ thuật của Công Ty Chăn Nuôi Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trại. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức gồm 3 nhóm: + Nhóm quản lý: 1 trưởng trại, 1 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại. + Nhóm kỹ thuật: 5 kỹ sư chăn nuôi, 4 kỹ thuật điện, 1 kế toán phụ trách chuyên môn. + Nhóm công nhân: 37 công nhân, 11 sinh viên thực tập thực hiện công việc chuyên môn Với đội ngũ nhân công trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu. Các tổ có bảng chấm công riêng cho từng công nhân trong tổ, ngoài ra các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc, quản lý các thành viên trong tổ nhằm nâng cao tin thần trách nhiệm và thúc đẩy sự phát triển của trang trại.
- 4 2.1.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại. Trại lợn của ông Nhâm Xuân Tiến nằm trên địa phận thôn Đông Hòa, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện nay, trang trại do cán bộ kỹ thuật của Công Ty CP chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trại, với đội ngũ công nhân và nhóm sinh viên thực hiện công việc chuyên môn. Trại phân ra làm các khu khác nhau như: khu chuồng đẻ, khu chuồng bầu, khu chuồng cách ly và khu chuồng cai sữa... Các khu có bảng chấm công riêng cho từng công nhân và sinh viên trong tổ, ngoài ra các trưởng khu có nhiệm vụ đôn đốc, quản lý các thành viên trong khu nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự phát triển của trại. Trang trại có tổng diện tích là 4,0 ha nằm trên địa bàn thôn Đông Hòa, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, có địa hình củ yếu là đồng bằng đường giao thông đã được nâng cấp, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Để đảm bảo công tác phát triển sản xuất chăn nuôi và sinh hoạt của công nhân, trại được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: + Khu nhà điều hành, khu nhà ở cho công nhân, bếp ăn tập thể, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. + Khu chăn nuôi có hàng rào bao bọc xung quanh và có cổng vào riêng, chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và máng ăn. Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo đủ cho gần 2400 nái cơ bản bao gồm: + Khu nái đẻ: Khu được chia làm 6 chuồng chia làm 2 bộ, bộ I và bộ II. Mỗi chuồng có 2 dãy, mỗi dãy có 54 ô được thiết kế sàn nhựa cho lợn con và sàn bê tông cho lợn mẹ.
- 5 + Khu nái bầu: Khu được chia làm 4 chuồng chia làm 2 bộ, bộ I và bộ II mỗi chuồng có 8 dãy, mỗi dãy có 75 ô chuồng được thiết kế thoáng mát sắp xếp theo thứ tự từ heo bầu, heo chờ phối, hậu bị. Toàn bộ hệ thống mái của khu chăn nuôi được lợp tấm nhựa nhập khẩu từ Thái Lan... Ô chuồng đảm bảo tốc độ gió ổn định, nhiệt độ duy trì ở 27 độ C, ở đầu các chuồng là hệ thống dàn mát cho mùa hè và đèn sưởi cho mùa đông. Mỗi chuồng được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại hàng ngày, dưới sàn là hệ thống xử chất thải chảy xuống hố bioga. Bên cạnh chuồng đực có xây dựng phòng pha chế tinh lợn, với đầy đủ tiện nghi như: kính hiển vi, nhiệt kế, đèn cồn, máy ép ống tinh, tủ lạnh bảo quản tinh, nồi hấp, panh, kéo... Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các chậu nước sát trùng để trước cửa ra vào chuồng. Nhìn chung khu vực chuồng nuôi được xây dựng khá hợp lý, thuận lợi cho việc chăm sóc, đi lại, đuổi lợn giữa các dãy chuồng. 2.1.1.4. Tình hình sản xuất của trang trại * Công tác chăn nuôi Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,4 - 2,45 lứa/năm. Số con sơ sinh là 12,07 con/đàn, số con cai sữa là 10,03 con/đàn, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26-27 ngày thì cho cai sữa. Trong trại có 37 con lợn đực giống. Các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 3 giống lợn là Landrace, Pi-du và Duroc. Lợn nái được phối 3 lần và luân chuyển đến khu chăm sóc nuôi dưỡng riêng. Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được Công ty Cám CP cung cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
- 6 * Công tác vệ sinh thú y của trại Vệ sinh phòng bệnh là công tác rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những bệnh có tính chất lây lan từ đó phát huy tốt tiềm năng của giống. - Công tác vệ sinh: Chuồng trại được xây dựng thoáng mát về mùa Hè, mùa Đông được che chắn cẩn thận, ấm áp, xung quanh các chuồng nuôi đều trồng các cây xanh tạo cho các chuồng nuôi có độ thông thoáng và mát tự nhiên. Trước cửa vào các khu có rắc vôi bột từ đó hạn chế được rất nhiều tác động của mầm bệnh bên ngoài đối với lợn nuôi trong chuồng. Hàng ngày luôn quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan trước khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng sạch sẽ, thay quần áo quy định của trại. - Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột. Quy trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, cho đến lợn con. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine cho đàn lợn luôn đạt 100%. - Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt hiệu quả từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại lớn về số lượng đàn gia súc.
- 7 2.1.2. Đánh giá chung 2.1.2.1. Thuận lợi Được Công ty chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp về con giống, thức ăn và thuốc thú y có chất lượng tốt. Trang trại có vị trí thuận lợi, địa hình, đường đi khá thuận tiện cho việc vận chuyển con giống cũng như thức ăn chăn nuôi. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Kèm theo đó là đội ngũ kỹ thuật với chuyên môn vững vàng, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại. 2.1.2.2. Khó khăn Thời tiết diễn biến phức tạp cho nên chưa tạo được vành đai phòng dịch triệt để. Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi còn chưa đáp ứng được đầy đủ hết nhu cầu sản xuất. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Đặc điểm sinh học của lợn con theo mẹ Lợn con hay gia súc nói chung trong thời kỳ bào thai phát triển tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển về sau. Sau sơ sinh, lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh. Qua nghiên cứu thí nghiệm và thực tế sản xuất, người ta nhận thấy rằng, so với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi, khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 5- 6 lần, sau 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, sau 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và sau 60 ngày tăng gấp 12 - 14 lần. So với các gia súc khác, trong giai đoạn
- 8 này, tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn (sau 60 ngày tuổi, khối lượng bê nghé chỉ tăng gấp 3 - 4 lần). Do sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng đồng hoá, trao đổi chất của lợn con rất nhanh. Ví dụ: Lợn con 20 ngày tuổi mỗi ngày tích luỹ 9-14g Pr/1kg khối lượng cơ thể, trong khi lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 - 0,4g Pr/1kg khối lượng cơ thể. Lợn con phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ giảm sau 3 tuần và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con cũng giảm. Hơn nữa, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần ít năng lượng, nghĩa là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn lớn. Do lợn con sinh trưởng, phát dục nhanh, nên khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng rất mạnh, vậy nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, điều trị làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs. 2003) [1]. 2.2.1.2. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hoá ở lợn con. * Cấu tạo và dung tích của đường tiêu hoá Khi nghiên cứu sự phát triển đường tiêu hoá ở lợn con, nhiều tác giả đi đến kết luận: cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh hơn các cơ quan khác. Cơ quan tiêu hoá của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa, biểu hiện: Dung tích của dạ dày lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03lít).
- 9 Dung tích ruột non ở lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11lít). Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04lít). * Đặc điểm tiêu hoá ở dạ dày Theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995) [2], lợn con dưới 1 tháng tuổi thì trong dịch vị hoàn toàn không có HCl tự do. Lúc này lượng axit ít và nó nhanh chóng liên kết với niêm dịch. Hiện tượng này gọi là hypoclohydric và là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hoá ở dạ dày lợn con. Vì thiếu HCl tự do nên dịch vị không có tính chất sát trùng, vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày có điều kiện phát triển gây bệnh về đường tiêu hoá ở lợn con như bệnh phân trắng, tiêu chảy. Theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2009) [3], cho rằng: “Nếu nuôi lợn trong điều kiện bình thường thì phải sau 25 - 30 ngày sau đẻ mới có HCL tự do. Nếu tiến hơn cho lợn con tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày tuổi bằng thức ăn hạt thì đến ngày thứ 14 đã thấy có HCl ở dạng tự do”. Mặt khác, do sản lượng sữa mẹ tăng dần đến 3 tuần sau đẻ, sau đó giảm đi cả về số lượng và chất lượng. Nhưng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng cao do tốc độ sinh trưởng nhanh. Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng của lợn con và khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ. Đây là cơ sở cho việc bổ sung thức ăn sớm và cai sữa sớm cho lợn con, vì nó rút ngắn được giai đoạn thiếu HCL.
- 10 * Đặc điểm sinh lý tiêu hoá ở ruột Phân tiết các men tiêu hoá ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ tiêu hoá các loại thức ăn đơn giản như sữa, đậu nành nhưng không thể tiêu hoá được protein của gạo, bột cá… Lợn con 20 - 30 ngày tuổi lượng dịch tuỵ phân tiết trong một ngày là 150 - 300ml. Sự phân tiết dịch tuỵ tăng theo tuổi: ở 40 ngày tuổi là 460ml, 3 tháng tuổi là 3 - 5lít và 7 tháng tuổi là 10lít. Trong thời gian thiếu HCl, hoạt tính của dịch tuỵ rất cao bù lại khả năng tiêu hoá kém của dạ dày. Tác dụng của dịch mật đối với lợn con rất quan trọng vì trong sữa của lợn mẹ có rất nhiều lipit. Dịch mật xúc tiến tiêu hoá lipit trong sữa, tương đối thấp đối với saccaroza, mantoza và tăng cường nhu động ruột. Bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh tật lại rất kém. Do đó cần chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống…và có các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh đường tiêu hoá cho lợn con (giữ ấm, ẩm độ ổn định, tiêm phòng…). 2.2.1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt Theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2009) [3], Lợn con mới sơ sinh có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống đang ở trong cơ thể mẹ với nhiệt độ ổn định 38,5°C và khi ra bên ngoài với điều kiện nhiệt độ rất hay thay đổi tùy theo từng mùa khác nhau. Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém, nó do nhiều nguyên nhân: - Lông lợn con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng nên khả năng giữ nhiệt hạn chế - Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp năng lương để chống lạnh bị hạn chế. - Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều tiết thân nhiệt nằm ở vỏ não, mà vỏ não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả 2 giai đoạn trong và ngoài thai.
- 11 - Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch tương đối cao nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi lạnh. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao gây ra hiện tượng tăng tỏa nhiệt ở lợn con bằng phương thức bức xạ. Tỏa nhiệt theo phương thức này, làm cho nhiệt lượng cơ thể mất đi, lợn sẽ bị lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để dẫn đến phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh đường tiêu hóa. 2.2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch Theo Bùi Hữu Đoàn và cs. (2009) [3], Lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Xong lượng kháng thể trong máu lợn con tăng lên rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ. Trong sữa đầu của lợn mẹ có hàm lượng protein rất cao, những ngày đầu mới đẻ trong sữa có tới 18 - 19% protein, trong đó lượng γ-globulin chiếm số lượng rất lớn (34 - 35%), có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thu γ-globulin bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ-globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γ- globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con rất tốt trong 24h đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của men trypin tuyến tụy và nhờ vào khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con khá rộng. Cho nên 24 giờ sau khi được bú sữa đầu, hàm lượng γ- globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3 mg/100ml máu. Sau 24 giờ, lượng kháng men trong sữa đầu giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần, nên sự hấp thụ γ-globulin kém hơn, hàm lượng γ- globulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24 mg/100ml máu (máu bình thường của lợn trưởng thành có khoảng
- 12 65 mg γ-globulin trong 100ml máu). Do đó, lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao. 2.2.1.5. Một số hiểu biết về E.coli * Đặc điểm hình thái E.coli là một trực khuẩn Gram âm hình gậy ngắn, kích thước 0,6 x 2- 3µm, hai đầu tròn. Trong cơ thể E.coli có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở quanh nên có thể di động được, khi nhuộm bắt màu Gr (-) không hình thành nha bào, có thể có giáp mô. Trong tổ chức và dịch thể ngấm ra từ bệnh tích, thỉnh thoảng thấy hiện tượng bắt màu sẫm ở hai đầu. Tuy nhiên cũng có khi gặp những biến chủng không có lông, không di động. * Đặc điểm nuôi cấy Theo Nguyễn Quang Tuyên (1993) [4] trực khuẩn E.coli hiếu khí và yếm khí tùy tiện, sinh trưởng ở nhiệt độ 5 - 400C, nhiệt độ thích hợp 370C và pH 7,4. Trong nước thịt phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màu xám nhạt. Trên môi trường thạch thường nuôi cấy sau 8 - 10 giờ có thể nhìn thấy khuẩn lạc riêng rẽ, qua kính phóng đại, khuẩn lạc to dần, tròn lồi hơi phồng, mặt nhẵn, bờ đều, đường kính khoảng 1,5mm. Những ngày sau, khuẩn lạc chuyển thành màu xám xanh, giữa đục xám. Có thể thấy khuẩn lạc dạng R(xù xì) và M(nhầy). Trên môi trường gelatin, vi khuẩn mọc tròn vết cấy mặt ống tạo thành một lớp bụi xám. Trên môi trường E.M.B.E chúng hình thành những khuẩn lạc màu tím đen. Trên môi trường Endo, E.coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ.
- 13 * Đặc điểm sinh hoá - Trực khuẩn E.coli biểu hiện các đặc tính sinh hoá rõ rệt, chúng lên men và sinh hơi đường glucoza, glactoza, matoza, lactoza, fluctoza. Không lên men đường adonit và inozit. Trực khuẩn E.coli làm đông vón sữa sau 24 - 27h, ở 370C không làm tan chảy gelatin. Thường sinh Indole không sản sinh H2S, không làm tan chảy huyết thanh đông, lòng trắng đông. * Sức đề kháng của mầm bệnh Trực khuẩn E.coli chịu nhiệt kém, chúng bị tiêu diệt ở 600C trong vòng 30 phút, 1000C trực khuẩn chết nhanh chóng. Trong đất và nước E.coli sống được vài tháng, các chất sát trùng thông thường như: hocmon 11%, Crezit 5%, nước vôi 20% có thể diệt E.coli trong vòng 15 - 20 phút. Sức sống của E.coli bị giảm xuống đáng kể khi độ ẩm trong chuồng hạ xuống 30%. E.coli rất mẫn cảm với nhiều kháng sinh như: Streptomycin, ampocilin, gentamicin…. * Cấu trúc kháng nguyên Trong cơ thể lợn con thường có mặt 3 loại E.coli gây bệnh đó là loại sinh độc tố hướng ruột (ETEC), loại gây bệnh đường ruột (EPEC) và loại sinh độc tố mạch máu. Với ba loại kháng nguyên gây bệnh là: O, H và K. Kháng nguyên O còn gọi là kháng nguyên thân, chịu nhiệt khi đun sôi ở 1000C trong vòng 90 phút vẫn giữ được tính kháng nguyên, giữ được khả năng liên kết và kết hợp. Kháng nguyên H còn gọi là kháng nguyên lông là loại kháng nguyên có trên lông vi khuẩn, có tính chịu nhiệt cao hơn các kháng nguyên khác. Kháng nguyên K hay kháng nguyên bề mặt, kháng nguyên này có 3 loại được ký hiệu L, B và A.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 375 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 701 | 70
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 322 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 286 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 187 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 68 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn