Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Biểu tượng cây cầu – từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt
lượt xem 8
download
Nội dung chính của khoá luận là bổ sung và nâng cao kiến thức về biểu tượng văn hóa, văn học thông qua việc tiếp cận một biểu tượng độc đáo – biểu tượng cây cầu. Đây là một trong những biểu tượng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Việt nói chung, cư dân sông nước nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Biểu tượng cây cầu – từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG BIỂU TƢỢNG CÂY CẦU – TỪ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐẾN CA DAO TRỮ TÌNH NGƢỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2017
- LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, các thầy giáo, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong thời gian qua đã tận tình dạy bảo giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hƣơng
- LỜI CAM ĐOAN Khóa luận: Biểu tượng cây cầu – Từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Ngọc Lan. Tôi xin cam đoan: -Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. -Kết quả này không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hƣơng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2 5. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 Chương 1. BIỂU TƯỢNG CÂY CẦU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT .................................................................................................... 7 1.1. Cây cầu trong đời sống tâm linh ................................................................ 7 1.2. Cây cầu với bản sắc văn hóa vùng miền .................................................. 12 1.2.1. Cây cầu đá Bắc bộ ................................................................................. 12 1.2.2. Cây cầu ngóiTrung Bộ .......................................................................... 19 1.2.3. Cây cầu khỉ Nam Bộ ............................................................................. 26 Chương 2. TÍN HIỆU BIỂU ĐẠT CỦA BIỂU TƯỢNG CÂY CẦU TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT ............................................................. 33 2.1. Cây cầu - nơi hò hẹn, gặp gỡ ................................................................... 33 2.2. Cây cầu - khát vọng giao hòa tình cảm .................................................... 36 2.3. Cây cầu - sự trắc trở trong tình yêu.......................................................... 42 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều mộc mạc, giản dị. Mỗi miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào nhau để tạo nên một dòng chảy ca dao Việt Nam đa dạng mà vẫn vô cùng tinh tế. Thuộc phương thức trữ tình và mang bản chất trữ tình, ca dao là thể loại chứa đựng trong nó những giá trị to lớn ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Chính vì thế, ca dao trở thành đối tượng khám phá từ nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, tiếp cận ca dao từ góc độ thi pháp học, nhiều vấn đề như nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, thể thơ, các thủ pháp trong biểu hiện và miêu tả… đã được các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ. Trong đó vấn đề biểu tượng cũng thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Có thể thấy, hệ thống biểu tượng ca dao hết sức phong phú và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Nói một cách cụ thể, “biểu tượng mang tính kí hiệu, tình quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên là người đọc đã hiểu được cái mà nó biểu trưng, không cần có yếu tố giải mã bởi nó đã được ăn sâu trong tư tưởng thẩm mĩ của dân gian” [14, 86]. Ta có thể bắt gặp trong ca dao trữ tình người Việt những hình ảnh có tính biểu tượng cao, chẳng hạn biểu thị cho thân phận con người có hình ảnh con cò, cái bống… hay biểu thị cho sự gắn kết lứa đôi có hình ảnh trúc – mai, rồng – mây, loan – phượng… Nói đến hệ thống biểu tượng trong ca dao, không thể không nhắc đến biểu tượng cây cầu. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng biểu tượng “cây cầu” mang nhiều tầng ý nghĩa có liên quan đến đời sống con người Việt Nam. Ý nghĩa biểu tượng này hòa quyện với lòng yêu mến dòng ca dao truyền thống của dân tộc đã tạo nên chất men say nồng hấp dẫn. Vì vậy chúng tôi đã lựa 1
- chọn Biểu tượng cây cầu – từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần tìm hiểu một biểu tượng văn hóa, văn học dân gian đặc sắc. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích: Bổ sung và nâng cao kiến thức về biểu tượng văn hóa, văn học thông qua việc tiếp cận một biểu tượng độc đáo – biểu tượng cây cầu. Đây là một trong những biểu tượng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Việt nói chung, cư dân sông nước nói riêng. + Nhiệm vụ: Làm rõ sự hiện diện và dấu ấn đặc trưng của biểu tượng cây cầu trong đời sống văn hóa của người Việt ở các vùng miền; Thấy được sự biến đổi tín hiệu biểu đạt của biểu tượng này, từ đời sống văn hóa đến ca dao. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng cây cầu trong văn hóa, văn học dân gian, cụ thể là ca dao trữ tình người Việt với những nét nghĩa biểu đạt của nó. + Phạm vi nghiên cứu - Về tư liệu: chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong ca dao người Việt, chủ yếu qua các công trình sưu tầm, tuyển chọn như : Tục ngữ ca dao Việt Nam [7]; Kho tàng ca dao người Việt tập 1,2,3,4 [4],... - Về nội dung: Tìm hiểu biểu tượng cây cầu trong đời sống người Việt với dấu ấn vùng miền; Sự biến đổi tín hiệu biểu đạt của biểu tượng cây cầu từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp 5. Lịch sử vấn đề Thực tế cho thấy, vấn đề biểu tượng trong ca dao đã được các nhà nghiên 2
- cứu đề cập từ khá sớm. Có thể kể tới một số bài viết trên tạp chí chuyên ngành hay các công trình sưu tầm, tuyển chọn ca dao như: Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình (Đặng Văn Lung); Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan); Về nghiên cứu thi pháp văn học dân gian (Chu Xuân Diên)… Khá nhiều bài viết, công trình chuyên luận coi biểu tượng ca dao là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt như: Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian (1988) của Hà Công Tài. Tác giả đã có những phát hiện mới về vai trò, đặc điểm của biểu tượng trong thơ ca dân gian và “Biếu tượng trong thơ ca dân gian thì cực kì phong phú. Chỉ riêng biếu tượng thiên nhiên như trăng sao, núi đồi, cây cỏ, sông nước... đã có thể tới mức bách khoa về địa lý - phong tục Việt Nam trong đại ngàn thời gian và không gian lịch sử. Nhưng hơn hết chúng ta từ đó mà có thế tìm hiếu về mĩ học dân tộc, về đặc điếm tư duy thơ ca dân tộc, đồng thời góp thêm một hướng tiếp cận thơ”. Ngoài ra còn có công trình Giá trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam (1991) của tác giả Trương Thị Nhàn, Thi pháp ca dao (1992) của Nguyễn Xuân Kính, Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống (2002) của Nguyễn Thị Ngọc Điệp… Nhìn chung, các công trình đã giới thuyết và phân tích khá cặn kẽ về các vấn đề: khái niệm biểu tượng, nguồn gốc, phân loại biểu tượng và chức năng của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao trữ tình. Đề cập trực tiếp đến biểu tượng cây cầu trong ca dao, có thể kể đến bài viết Mô típ nghệ thuật dân gian: Cái cầu trong ca dao in trên Tạp chí văn học số 2/1994 của tác giả Nguyễn Xuân Lạc. Theo đó,“Ca dao có nhiều mô típ nghệ thuật. Cái cầu là một trong những mô típ nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc của ca dao. Từ mô típ nghệ thuật này, ta hiểu được đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng của người bình 3
- dân Việt Nam...”. Ở đây, nhà nghiên cứu qua khảo sát, đã nhận diện hình ảnh cây cẩu như một mô típ nghệ thuật chứ chưa đi sâu phân tích ý nghĩa biểu tượng của nó. Biểu tượng cây cầu với đặc trưng văn hóa vùng miền, cũng được phân tích khá cụ thể trong bài viết: Cây cầu trong văn hóa Nam Bộ của Nguyễn Thị Phương Duyên. Tác giả cho rằng: “Nói đến vùng sông nước Nam Bộ là nói đến xứ sở của những cây cầu khỉ. "Khó đi" và "lắt lẻo" trong cuộc sống hàng ngày đến mức khi đi vào tâm thức của người Nam Bộ, cây cầu của vùng đất này cũng vẹn nguyên tính đặc trưng ấy. Hình ảnh cây cầu trong tâm thức người Nam Bộ gần với những khó khăn, trắc trở của đường đời hơn là vẻ thơ mộng, đáng yêu của hình ảnh những cây cầu ở Bắc Bộ. Mỗi cây cầu dù ít hay nhiều đều liên quan đến đời người bởi cây cầu, trước hết, là không gian quê hương, đất nước, là cảnh vật quen thuộc nơi làng xã, thôn xóm. Không gian này đã tác động trực tiếp đến con người, được con người phản ánh vào trong đời sống của mình thông qua nhiều phương diện sinh hoạt tinh thần như thần thoại, ca dao - dân ca. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant năm 2014 cũng đã đề cập đến biểu tượng cây cầu: “Ý nghĩa tượng trưng của cái cầu: nó là lối đi qua và là nơi thử thách. Thế nhưng ở đây cái cầu chỉ có một chiều kích đạo lý, nghi lễ và tôn giáo. Khi đi sâu theo hướng phân tâm này, ta có thể nói là cây cầu tượng trưng cho bước quá độ giữa hai trạng thái nội tâm, giữa hai điều ước muốn mâu thuẫn nhau: cây cầu có thể chỉ ra lối thoát từ một tình huống xung đột. Phải qua cầu, lẩn tránh qua cầu không giải quyết được gì hết.”[5] Trong khóa luận tốt nghiệp, 2015 với đề tài: Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người Việt, Bùi Thị Tình cũng có những khám phá về hình ảnh cây cầu trong sự sóng đôi với biểu tượng dòng sông: “Như một quy luật 4
- tất yếu của cuộc sống, yêu là nhớ, xa là mong chờ, hình tượng “sông” - “cầu” đã phần nào nói lên những ước vọng của con người về một tình yêu trong sáng, nên thơ, sắc son, bền chặt. Với những lý do trên “sông” - “cầu” đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho tình yêu, nó trường tồn trong trái tim mọi người như sự bất tử của ca dao Việt”. Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể thấy biểu tượng cây cầu trong đời sống văn hóa và trong ca dao trữ tình của người Việt chưa thực sự được nghiên cứu một cách cụ thể và kĩ lưỡng. Vì vậy với đề tài nghiên cứu này, người viết hi vọng sẽ góp thêm một cái nhìn về một biểu tượng độc đáo trong văn hóa, văn học dân gian. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận bao gồm hai chương : Chương 1: Biểu tượng cây cầu trong đời sống văn hóa người Việt. Chương 2: Tín hiệu biểu đạt của biểu tượng cây cầu trong ca dao trữ tình người Việt. 5
- NỘI DUNG Chƣơng 1. BIỂU TƢỢNG CÂY CẦU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƢỜI VIỆT Sông nước hiện diện khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam và ai cũng mang trong mình hình ảnh một con sông quê hương. Sông tưới tắm cho một nền văn hóa nông nghiệp trù phú, đồng thời nó cũng biểu hiện cho sự ngăn cách tự nhiên. Chính vì thế mà hình ảnh những cây cầu nối liền đôi bờ đã trở thành một biểu tượng đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người, nó không chỉ là phương tiện đi lại không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt mà nó còn có mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt, góp phần làm tăng thêm nét đẹp dịu dàng, nên thơ trữ tình cho những con sông quê. 1.1. Cây cầu trong đời sống tâm linh Trong lịch sử chinh phục tự nhiên và xây dựng xã hội con người, những cây cầu xuất hiện khá sớm với nhiều kiểu hình, nhiều mục đích khác nhau. Hình ảnh những cây cầu ngày càng hiện đại và mang nhiều giá trị biểu tượng khác nhau, tùy theo những mong muốn và cảm nhận trong đời sống của con người. Đất nước ta có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, vì thế văn hóa sông nước in đậm trong tư duy và sản phẩm nghệ thuật của người bình dân. Cây cầu là hình ảnh quen thuộc, gắn bó trong đời sống sinh hoạt và tình cảm của họ. Nơi nào có nước nơi đó có cầu. Cây cầu bắc qua các con mương, cái lạch, dòng sông, nối liền đôi bờ, thành nơi gặp gỡ, hò hẹn, đón đưa. Bên cạnh cây cầu đời thường đó còn có cây cầu trừu tượng nối những tấm lòng, những trái tim... Hình ảnh cây cầu trong suy nghĩ con người vốn đã hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đó là sự kết nối, “nhịp cầu nối hai bờ vui”, là sự gặp gỡ giữa hai vùng đất, là sự thiết lập những quan hệ mới giữa đất với đất, giữa người với người. 7
- Bên cạnh đó, hình ảnh cây cầu còn là sự vượt qua khó khăn, là sự chế ngự thiên nhiên để phát triển, để vươn tầm ảnh hưởng đến những vùng lân cận. Vì vậy trong bản thân cây cầu đã luôn mang ý nghĩa ước lệ cho sự tăng cường những mối quan hệ xã hội và vận động chuyển mình . Những cây cầu tre, cầu khỉ ở mỗi làng quê cũng đã chất chứa trong nó những mối liên hệ cộng đồng, làng xóm, chất phác và bền chặt. Những hình ảnh giao duyên “qua cầu gió bay”, “cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi” đã hình thành rất lâu trong dân ca, ca dao thôn quê và được lưu giữ trong tâm hồn Việt, để rồi hồi sinh khi những cây cầu ra đời đã phác họa lại được những vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp Em theo không kịp Tội lắm anh ơi! Bấy lâu mang tiếng chịu lời Anh có xa em đi nữa Cũng tại ông Trời nên xa. [21] Từ cây cầu tre lắc lẻo tới những cây cầu ván đóng đanh, cầu xi măng, cầu sắt… đã từ lâu, cây cầu không chỉ trong đời sống sinh hoạt vật chất, gắn liền với việc đi lại, từ nơi này sang nơi khác, cây cầu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người bình dân, mà còn là sợi dây tình cảm xóa sự xa cách giữa “nhà bậu” và “nhà qua”, giữa “mình” và “ta”. Cây cầu là nơi hò hẹn của đôi ta, nối những nhịp vui đôi bờ. Anh về xẻ ván cho dày, Bắc cầu sông Cái cho thầy mẹ Thầy mẹ sang em cũng theo Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo. [18] 8
- Trong lời đối đáp, cô gái sắc sảo mượn hình ảnh cây cầu mồng tơi tỏ thật tình cảnh với người thương: Mồng tơi bắc chả nên cầu Chàng về xẻ gỗ bắc cầu em sang Chỉ xanh, chỉ đỏ, chỉ vàng Một trăm thứ chỉ bắc ngang đầu cầu Nào em đã có chồng đâu Mà chàng đón trước rào sau làm gì. [19] Cây cầu không những là minh chứng cho những câu chuyện tình yêu ngọt ngào, say đắm mà nó còn chứng kiến sự tan vỡ chia lìa trong tình duyên : Qua cầu một trăm cái nhịp Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi Nhón chân lên kêu: Bớ hỡi trời! Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình" [19] Những cây cầu mang giá trị tâm linh trong đời sống nhân dân. Hình ảnh cây cầu đi sâu vào đời sống của người dân lao động, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, người dân miệt đồng còn sử dụng những hình ảnh về các cây cầu vốn không có thực trong thực tế. Nó tồn tại trong điển tích, tôn giáo, có điều nó đã được các văn gia thi sĩ sử dụng vào các tác phẩm nổi tiếng. Từ góc độ văn hóa, xét trong chiều ảnh hưởng, tiếp biến, có thể kể đến một số cầu như vậy! Đầu tiên là cầu Ô (Ô Thước). Ca dao có câu: Khi xa ai biết ai đâu Vì chim Ô Thước bắc cầu sông Ngân. 9
- Cầu Ô thì không hẳn là cầu, nó có nguồn gốc từ câu chuyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ. Có hai phiên bản, một của Việt Nam và một của Trung Quốc. Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ và sao Ngưu Lang cùng với hiện tương mưa Ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam. Người Việt kể rằng: Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê công việc được giao. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng nổi giận, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu, kẻ ở cuối Ngân Hà. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ban ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng bảy tháng bảy. Trời truyền cho loài quạ đến tháng bảy là phải họp nhau lại lên trời đội đá, bắc cầu Ô, cho Ngưu – Chức gặp nhau. Vì phải đội đá nên lũ quạ trọc đầu. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, trần gian gọi là mưa ngâu. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim khách) kết cánh tạo ra. Vậy là hình ảnh cây cầu “Thước kiều” trong tâm thức của người dân nó đã trở thành biểu tượng cho sự mai mối hoặc đoàn tụ vợ chồng. Một thứ cầu khác, không có trên mặt đất mà lại ở trên trời cao, đó là cầu vồng. Cầu vồng xét về mặt khoa học thì đó là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa mà thành, cầu vồng tuy đẹp nhưng ngắn ngủi, nó tượng trưng cho hạnh phúc của con người, ước mơ vươn tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Đáng quan tâm là cầu vồng cũng xuất hiện trong ca dao: Trên trời có cả cầu vồng Có cái mống cụt đằng đông sờ sờ Vẫn vơ như con cá núp bóng cầu Em chờ anh khác thể như con sao hầu đợi trăng. [15] 10
- Vấn đề tâm linh từ xa xưa đã được người Việt rất coi trọng. Hầu như trong tâm thức của mỗi một người đều tồn tại một cái gì đó mà ta khó có thể gọi thành tên, nó giống như một cõi mông lung. Từ xa xưa, con người cũng đã biết và đã bàn luận nhiều về hiện tượng này. Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái sinh vào các cõi khác nhau. Họ cho rằng cây cầu không những có trong đời sống thực mà nó còn xuất hiện trong cõi âm. Tương truyền, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, ván lót gập ghềnh, trơn trợt, rất khó lên cầu để đi qua sông. Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, cua kình hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt. Các linh hồn nơi Âm phủ khi đến cầu này muốn lên cầu qua sông, khi nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rít cua kình giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là ghê gớm.[22] Cầu Nại hà bắc giăng sông lớn, Tội nhơn qua óc rởn dùn mình Hụt chơn, ván lại gập ghềnh, Nhào đầu xuống đó, cua kình rỉa thây. (Kinh Phật) Trong Văn tế thập loại chúng sinh, Nguyễn Du cũng viết: Gặp phải lúc lạc đường lỡ bước Cầu Nại Hà kẻ trước người sau Mỗi người một nghiệp khác nhau Hồn xiêu phách lạc biết đâu bao giờ? Cầu Nại Hà là biểu tượng cho sự luân hồi tái sinh, sau khi chết con người sẽ được đầu tha chuyển kiếp. Con người phải trải qua nhiều kiếp cho 11
- đến khi chịu đủ sự trả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mong được tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana). Những ai phạm điều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt công minh, đó thể hiện quan niệm của đạo phật và cũng chính là của dân gian “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Như vậy biểu tượng cây cầu trong đời sống tâm linh của con người mang nhiều sắc thái và những tầng ý nghĩa khác nhau, nó vừa thực vừa ảo mang một nét huyền bí mà con người vẫn chưa thể lý giải hết được. 1.2. Cây cầu với bản sắc văn hóa vùng miền Trên đất nước ta về mặt văn hóa vùng, từ khái niệm rằng "vùng văn hoá là một vùng lãnh thổ, một khu vực địa lý mà trên đó cộng đồng cư dân có những nét khá tương đồng về kinh tế - văn hoá - xã hội, tương đồng về môi trường tự nhiên và lịch sử xã hội. Trong quá trình chung sống, giữa cộng đồng người này có quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá lẫn nhau hình thành nên đặc trưng văn hoá của vùng, có thể phân biệt với vùng văn hoá khác. Đặc biệt trên dải đất hình chữ S với mạng lưới sông ngòi, kênh mương dày đặc thì cây cầu là một phương tiện không thể thiếu trong đời sống của người dân, cầu là minh chứng cho sức mạnh của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội của mình. Tuổi của cầu không tính bằng năm bằng tháng mà hàng thế kỷ, vì thế nó trở nên thân quen và gắn bó với cuộc sống con người. Tồn tại cùng thời gian, mỗi cây cầu đã mang trên mình không biết bao nhiêu kỷ niệm của con người và chứng kiến không biết bao nhiêu biến đổi của lịch sử, mỗi cây cầu lại còn mang những nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau, nó ngân vang mãi với sóng nước và muôn vạn nỗi lòng. 1.2.1. Cây cầu đá Bắc bộ Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa 12
- Việt Nam. Đây được coi là cái nôi của văn hoá - lịch sử dân tộc. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định. Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu đầu tiên của tất cả kẻ thù xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có điều kiện thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình. Một trong những nét đặc trưng độc đáo ấy phải kể đến những cây cầu đá ở Bắc bộ, một phương tiện đi lại không thể thiếu của cư dân nông nghiệp nơi đây. Trong lịch sử loài người từ buổi sơ khai, các cây cầu được xây dựng bằng đá đầu tiên được cấu tạo từ những vòm đá lớn tự nhiên. Sau đó, con người bắt đầu xây dựng chúng bằng những phương pháp đơn giản và thô sơ nhất. Đó là đặt những phiến đá to, bằng phẳng lên trên các trụ dầm bằng đá được xếp chắc chắn bên dưới. Cầu đá là một loại hình di sản văn hóa vật chất 13
- độc đáo chứa đựng nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và kiến trúc dân gian truyền thống của cộng đồng cư dân Việt cổ trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hiện nay số lượng cầu đá cổ còn khá khiêm tốn, đa số đã trở thành phế tích, nhiều địa phương tuy vẫn còn bia đá ghi chép về việc làm cầu nhưng hiện tại cầu không còn, có những nơi chỉ còn lưu giữ được vài cây cột, tấm lát mặt, dầm cầu… Tuy nhiên cũng vẫn còn một số cây cầu đá còn tồn tại cho tới ngày nay. Như chúng ta đã biết, đến với Bắc Ninh - Kinh Bắc, một mảnh đất với bao lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm, những làn điệu dân ca quan họ mượt mà đằm thắm của các liền anh, liền chị, cùng những ngôi chùa mang vẻ đẹp mộc mạc cổ kính, thì ta còn được chiêm ngưỡng một vài cây cầu đá cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi còn lại cho tới ngày nay. Tiêu biểu là cây cầu đá ở Làng Chuông (Thuận Thành, Bắc Ninh), một cây cầu đá có kiến trúc đẹp, được bảo tồn nguyên vẹn và vẫn được sử dụng cho đến nay. Kiến trúc của cầu đá làng Chuông có thể coi như điển hình cho loại hình kiến trúc cầu đá vùng Đồng bằng Bắc bộ. Cầu có 9 nhịp 10 hàng cột, mỗi hàng cột có 3 cột đá chống hơi xiên xuống mặt nước và được liên kết với nhau bởi một dầm ngang, mỗi nhịp có khẩu độ khoảng 1,2 m. Cầu được tạo dáng hơi cong, khỏe khoắn, phần đầu các dầm ngang được đẽo gồ lên để giữ cho các phiến đá khỏi xô lệch và cũng là nơi tập trung các trang trí. Các mô típ thường gặp là vân mây, hoa lá cách điệu thành hình đầu rồng. Các họa tiết trang trí này mang đậm phong cách nghệ thuật dân gian và đều liên quan đến yếu tố nước cho thấy ước muốn ngàn đời về nguồn nước dồi dào cho sản xuất của cư dân nông nghiệp. Điều này cũng cho thấy yếu tố nghệ thuật và tâm linh cũng luôn được chú trọng khi xây dựng các cây cầu truyền thống.[11] Bên cạnh cầu đá Làng Chuông thì còn có hai cây cầu đá khác cũng ở Thuận Thành – Bắc Ninh đó là cây cầu đá nằm trong khuôn viên đền Lũng 14
- Khê (thôn Lũng Khê, xã Thanh Khương) thuộc khu vực thành cổ Luy Lâu và cây cầu đá thuộc địa phận giáp ranh giữa hai thôn Thuận An và Đức Nhân (xã Trạm Lộ). Trong khu di tích đền Lũng Khê hiện còn bảo lưu được cây cầu đá cổ khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng, được trùng tu vào năm Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị 3 (1843). Cầu bắc qua một ao nước phía trước đền và là lối để đi vào khu vực đền chính. Cầu làm bằng đá xanh nguyên khối gồm 7 nhịp với chiều dài tổng cộng là 10m38, chiều rộng mặt cầu 1m67, chiều dài trung bình mỗi nhịp là 1m40. Các bộ phận cấu thành cầu gồm: tấm lát mặt, dầm cầu, cột trụ. Tất cả có hơn 20 tấm đá lát mặt cầu kích thước tấm lớn nhất rộng 60cm, dài 1m43, tấm nhỏ nhất rộng 38cm, mỗi nhịp có 3 tấm lát mặt (có nhịp gồm 4 tấm) thường tấm ở giữa để phẳng, 2 tấm bên cạnh tạo gờ nổi hai bên rìa tạo dáng thành cầu. Tám chiếc dầm cầu kích thước dài trung bình 2m25, hai bên đầu dầm cầu trang trí vân mây xoắn, tạo dáng hình đầu rồng. Phía bên trên hai đầu dầm cầu trang trí các con vật, hoa lá cách điệu như: hổ phù, cá chép, rơi, lá sen, lá đề, hoa chanh, dây lá cách điệu… Tổng cộng có 24 chiếc cột trụ đỡ cầu, cột có kích thước dài khoảng từ 2,5m đến 3m. Cầu đá bắc qua ao nước phía trước cửa đền Lũng Khê . ( Nguồn : Internet ) 15
- Cầu đá Trạm Nộ hiện nay nằm trên bờ sông Gáo địa điểm giáp ranh giữa hai làng Thuận An và Đức Nhân thuộc xã Trạm Lộ còn tồn tại một cây cầu đá cổ. Tương truyền cầu đá do cụ Nguyễn Quang Sáng là người thôn Đức Nhân bỏ tiền ra mua đá, thuê thợ làm để cung tiến cho làng cách đây gần 200 năm. Khi ấy cụ đang làm chức Xuất huyện của huyện Siêu Loại dưới đời vua Minh Mệnh (1820 - 1840). Cầu đá được bắc trên con đường chính nối liền từ cửa chùa làng Đức Nhân sang làng Thuận An. Con đường này hiện nay không còn nữa nhưng cây cầu đá vẫn còn tồn tại nguyên vẹn. Cầu làm bằng đá xanh nguyên khối gồm 5 nhịp với chiều dài tổng cộng là 8m30, chiều rộng mặt cầu 1m48, chiều dài trung bình mỗi nhịp là 1m45. Các bộ phận cấu thành cầu gồm: tấm lát mặt, dầm cầu, cột trụ. Tất cả có gần 20 tấm đá lát mặt cầu kích thước tấm lớn nhất rộng 56cm, dài 1m45, tấm nhỏ nhất rộng 38cm, mỗi nhịp có 3 tấm lát mặt (có nhịp gồm 4 tấm) thường tấm ở giữa để phẳng, 2 tấm bên cạnh tạo gờ nổi hai bên rìa tạo dáng thành cầu, 6 chiếc dầm cầu kích thước dài trung bình 2m, hai bên đầu dầm cầu trang trí vân mây xoắn, tạo dáng hình đầu rồng. Tổng cộng có 14 chiếc cột trụ đỡ cầu, riêng hai bên đầu cầu mỗi bên có 3 cột trụ đỡ dầm cầu, cột có kích thước dài khoảng từ 2m đến 2,5m.[10] Dường như vẻ đẹp của cái nôi văn hóa Kinh Bắc càng được tô điểm thêm khi mảnh đất này có sự hiện diện của những cây cầu đá với lối kiến trúc độc đáo cổ xưa. Mỗi cây cầu lại mang những nét đẹp riêng, tùy thuộc vào sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của những kiến trúc sư dân gian. Cây cầu đá được xây dựng nhằm mục đích chính là phục vụ cho việc đi lại của người dân, rút ngắn khoảng cách từ nơi này sang nơi khác. Nếu như cầu đá làng Chuông mang nét đẹp của nơi thôn quê dân dã, mộc mạc thì đến với cây cầu đá phía trước cửa đền Lũng Khê lại mang một nét đẹp cổ kính, trang trọng, là lối đi để vào được khu vực đền chính. Nó giống như con đường mà quan thời xưa đi qua để vào diện kiến nhà vua. 16
- Ngoài ra cũng phải kể đến cây cầu đá còn khá nguyên vẹn nằm trong Tỉnh Hưng Yên đó là cầu Nôm. Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo, cây cầu đá cổ hơn 200 năm tuổi của làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Đi qua chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính uy nghi như cổng một tòa thành đến cầu Nôm bắc ngang dòng sông Nguyệt Đức. Nằm giữa quần thể di tích cổ kính làng Nôm, cầu Nôm là điểm nhấn độc đáo mang lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa thuần Việt của làng. Cầu được làm hoàn toàn bằng đá. Mặt cầu rộng gần 2m, làm bằng đá xanh nguyên khối, gắn khít nhau. Những phiến đá lớn được các nghệ nhân dân gian đục đẽo rất công phu. Cầu xây 9 nhịp, theo quan niệm của người xưa số 9 tượng trưng cho sự may mắn... Dầm cầu hình chữ nhật. Mặc dù bị rêu mốc và cây leo bám, nhưng những nét văn hoa cổ tinh tế của cầu vẫn rất dễ quan sát. Hai bên thành cầu còn hầu như nguyên vẹn các mỏm đá dầm cầu được chạm trổ vân mây cách điệu, một họa tiết thường sử dụng trang trí trong kiến trúc cổ, được tạo tác công phu, nghệ thuật, rất tinh xảo và cầu kỳ, trông như những cái đầu rồng của những thuyền rồng mà vua chúa ngày xưa hay dùng để đi du ngoạn. Chân cầu là những cột đá hình trụ, không đều nhau được đẽo thô để gác dầm cầu, đã bị xói mòn bởi thời gian, trở nên rêu phong, cổ kính. Điểm đặc biệt của cây cầu còn là tính bền vững về kết cấu. Mặc dù mặt cầu, mố cầu và chân cầu chỉ gác lên nhau chứ không có vật liệu liên kết, nhưng trải qua thời gian hơn 200 năm mặt cầu vẫn phẳng, chắc chắn và vững chãi. Điều đó cho thấy trình độ thiết kế, gia công vật liệu và thi công cầu của những người thợ ngày xưa rất đáng nể phục. Các cụ cao niên của làng kể rằng, khi xưa cầu được làm bằng gỗ lim nhưng để thuận tiện cho giao thương vào chợ Nôm, sau cầu được xây dựng lại bằng đá. Trước đây còn có một cây gạo cổ to đẹp ở đầu cầu phía bên chùa Nôm, nhưng nay bị cụt ngọn vì gió bão, dù dân làng đã cố cứu nhưng cây chẳng còn 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 375 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 701 | 70
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 322 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 286 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 199 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 187 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 68 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn