Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVIXVIII
lượt xem 7
download
Khoá luận này khảo cứu một số trận đánh lớn của thủy quân Đàng Trong làm minh chứng để người đọc có thể thấy rõ hơn hiệu quả của chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn trong giai đoạn thế kỉ XVI-XVIII. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVIXVIII
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT ----------------------- LÊ THỊ KIỀU CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVI- XVIII KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-X Người hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Thị Xuyến HÀ NỘI, 2018
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai đề tài khóa luận, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình và nhận được nhiều lời khuyên bổ ích để hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm đến cô Vũ Thị Xuyến, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận. Cô đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, cũng như đưa ra những lời khuyên định hướng giúp em đi đúng hướng đề tài nghiên cứu. Nhờ vậy mà em có thể hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trong khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã giúp đỡ em cùng tập thể K59 Việt Nam học trong suốt 4 năm học tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Em cũng xin gửi lời cám ơn tới thư viện trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, thư viện Quốc gia, Phòng tư liệu khoa Việt Nam học đã tạo điều kiện giúp em tiếp cận nhiều nguồn tư liệu phong phú. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn Phạm Thị Thơm - K59 Việt Nam học, Ngô Hoàng Thắng - K59 Lịch sử đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu và cùng trao đổi kiến thức trong suốt thời gian triển khai khóa luận. Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi, tạo động lực giúp tôi hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Kiều
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả Lê Thị Kiều xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn nghiêm túc của tác giả thông qua khảo cứu và nghiên cứu tài liệu liên quan, và được thực hiện dưới sự hướng dẫn, định hướng của giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Vũ Thị Xuyến. Đề tài khóa luận là một đề tài mới do tác giả đưa ra và được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn, không hề có sự sao chép theo bất cứ đề tài nào tương tự. Mọi sự tham khảo trong khóa luận đã được chú thích và trích dẫn nguồn rõ ràng trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo. Mọi sự sao chép không rõ ràng, không hợp lệ theo quy chế của nhà trường tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Kiều
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 NỘI DUNG ................................................................................................................ 5 Chương 1: TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN Ở ĐÀNG TRONG.............. 5 1.1. Đàng Trong trong bối cảnh khu vực thế kỉ XVI-XVIII .................... 5 1.2. Tiền đề phát triển thủy quân ở Đàng Trong ...................................... 7 1.2.1. Đặc điểm vị trí địa lý ........................................................................ 7 1.2.2. Kỹ nghệ đóng thuyền ..................................................................... 10 Chương 2: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVI- XVIII...................... 18 2.1. Phép duyệt, tuyển ................................................................................ 18 2.1.1 Phép tuyển binh ............................................................................... 18 2.1.2 Phép duyệt binh ............................................................................... 22 2.2. Chính sách tổ chức và quản lý ........................................................... 27 2.2.1. Thủy quân chính quy ...................................................................... 27 2.2.2. Lực lượng truyền tin và vận chuyển ............................................... 29 2.3. Kỷ luật quân đội .................................................................................. 35 2.4. Chính sách đãi ngộ .............................................................................. 38 Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................. 44 3.1. Một số nhận định ................................................................................ 44 3.2. Một số trận đánh lớn của thủy quân Đàng Trong ........................... 54 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 60
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta trong giai đoạn cuối thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII đã xảy ra nhiều biến động lớn về chính trị cũng như kinh tế xã hội, đặc biệt là từ khi nhà Lê sơ sụp đổ (1428-1527). Là một triều đại hùng mạnh, in dấu ấn sâu đậm trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá nên sự suy sụp của nhà Lê sơ đã góp phần gây ra cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, khiến đời sống dân chúng điêu đứng. Nhưng nhìn ở góc độ khác khách quan hơn, giai đoạn này cũng đã hoàn thiện nguyện vọng Nam tiến của triều đại Lê sơ. Quá trình Nam tiến là một trong những kết quả quan trọng trong lịch sử dân tộc, kéo dài qua nhiều thời kì, nhiều đời vua khác nhau. Nhưng chỉ đến thời các chúa Nguyễn mới diễn ra thực sự mạnh mẽ và có hiệu quả rõ rệt mà Chúa tiên Nguyễn Hoàng (1558- 1613) là người mở cõi. Nguyễn Hoàng để tránh sự thủ tiêu của họ Trịnh, dựa vào lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái,vạn đại dung thân”, đã khéo léo xin Trịnh Kiểm vào cai quản vùng đất Thuận Hóa đầy khó khăn, lựa chọn nơi này là nơi dung thân là nơi dấy nghiệp. Bắt đầu từ Chúa Tiên đến các đời Chúa kế vị đều đã cố gắng xây dựng cơ đồ vững mạnh cả về chính trị và kinh tế. Nhắc đến Đàng Trong là nhắc đến một nền kinh tế ngoại thương phát triển rộng mở, nhưng song song với kinh tế chúa Nguyễn luôn chú trọng xây dựng lực quân đội đông và mạnh, trong đó đặc biệt phải kể đến thủy quân. Việc chú trọng phát triển thủy quân ở Đàng Trong thứ nhất là do đặc điểm vị trí địa lí thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, đường bờ biển kéo dài và đây cũng là lí do người dân Đàng Trong quen với việc sử dụng thuyền và phát triển văn hóa nước. Điều quan trọng hơn nữa, việc phát triển thủy quân đã phục vụ cho nhu cầu chính trị của Đàng Trong chống lại họ Trịnh ở phương Bắc, hoàn thành sứ mệnh mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Do đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng quân đội mạnh và tình hình thực tế của Đàng Trong, đã thúc đẩy Chúa 1
- Nguyễn phải nhanh chóng có những chính sách riêng để phát triển lực lượng quân sự, đặc biệt là lực lượng thuỷ quân. Vậy thì chính sách xây dựng và phát triển lực lượng thuỷ quân của chúa Nguyễn là gì? Và chính sách của Chúa đã tác động như thế nào đến Đàng Trong, giúp Đàng Trong đứng vững trước những sóng gió ra sao? Để đi tìm những lời giải đó, tôi đã chọn đề tài “Chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVI- XVIII” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đàng Trong được hình thành trong thời đại có nhiều biến động của lịch sử. Tuy nhiên, vương quốc của chúa Nguyễn không chỉ được biết đến với một nền ngoại thương, một nền kinh tế hàng hóa phát triển nở rộ, mà còn được nhắc đến với một nền chính trị rộng mở, quân đội hùng mạnh trong đó phải đặc biệt kể đến sự phát triển của lực lượng thủy quân. Nhiều sử gia đã ghi nhận về vấn đề này có thể kể đến như: Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn một vị quan của triều đình Đàng Ngoài đã miêu tả rất chi tiết về địa hình Đàng Trong, quân đội Đàng Trong, những thông tin mà tác giả mắt thấy tai nghe khi trực tiếp đến Đàng Trong khảo sát tình hình. Những điều này cũng đã được ghi nhận trong những chính sử Việt khác như Đại Nam thực lục hay Nam triều công ngiệp diễn chí.... Bên cạnh đó cũng gần đây rất nhiều công trình nghiên cứu về quân đội triều Nguyễn cũng đã đề cập đến quân đội Đàng Trong như: Trịnh Ngọc Thiện, Tìm hiểu tổ chức quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (từ cuối thế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 19), tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 63, năm 2014 đã làm rõ hơn tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn trên nền tảng là cách thức tổ chức quân đội dưới thời chúa Nguyễn nhưng hoàn thiện hơn và theo hướng chính quy hơn; Tác giả Phạm Văn Thủy với công trình nghiên cứu “Thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX: Qua các nguồn sử liệu phương Tây” (trong sách: Nguyễn Văn Kim (Cb.), Người Việt với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012, tr.506-523) là một 2
- công trình nghiên cứu về quân đội Việt Nam qua các thời kì từ thế kỉ 17-19 nhìn từ các nguồn sử liệu phương Tây, đã đưa ra một cái nhìn lịch đại xuyên suốt hơn. Cùng một số nghiên cứu khác cũng cung cấp những thông tin thú vị về hình thức tổ chức quân đội, đặc biệt là thủy quân như Li Tana, Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, Nxb trẻ, năm 2004... Bên cạnh đó, một số công trình về Hoàng Sa – Trường Sa xuất bản gần đây đề cập đến việc khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn tại đây như: Nguyễn Quang Ngọc, Đội Hoàng Sa: cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỉ 17, 18 và đầu thế kỉ 19, Nghiên cứu Đông Nam Á, tháng 2/2012; Trần Nam Tiến (2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Nxb Văn hóa và văn nghệ; Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong thế kỉ 17-18, Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2014...Trong các công trình này, lực lượng thuỷ binh của Đàng Trong cũng ít nhiều được các tác giả khảo cứu và cũng là nguồn tài liệu bổ trợ quan trọng cho khóa luận. Ngoài ra các ghi chép, nghiên cứu của những người ngoại quốc khi đến Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài là nguồn sử liệu quý giá, cung cấp dữ liệu mới mẻ mà mà khóa luận đã khai thác triệt để. Trong đó có nhiều ghi chép liên quan đến quân đội, chính trị Đàng Trong, như: Thích Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, Nxb Viện đại học Huế, năm 1963; Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh, năm 1998... Tất cả những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn, mới mẻ hơn về thủy quân Đàng Trong, từ đó làm nền tảng giúp tôi có thể phân tích và làm rõ hơn chính sách phát triển lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVI- XVIII và các hoạt động khác mà Chúa đã thực thi trên lãnh thổ của mình. 3
- 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua những dữ liệu cứ thu thập được từ tài liệu, tôi đã tiến hành phân tích, phân loại thông tin và làm rõ chính sách tập trung phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tìm hiểu rõ bối cảnh chính trị, nền tảng vị trí địa lí, văn hóa nước bản địa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã thúc đẩy chúa Nguyễn hoạch định và ban hành chính sách. Từ đó tiến tới phân định và lí giải chính sách chúa áp dụng để xây dựng thủy quân Đàng Trong từ khâu tuyển mộ lính, phân bổ, quản lí; đến việc luyện tập thao diễn trong quân đội để hướng đến một đội quân tinh nhuệ. Đồng thời, việc Chúa đề ra những biện pháp kỉ luật nghiêm minh nhằm giữ kỉ cương phép nước, quản lí tốt lực lượng quân đông đảo cũng được khoá luận tập trung khảo cứu. Bên cạnh đó, một số hoạt động dù chưa được hoạch định và ghi chép cụ thể nhưng khóa luận cũng đã tập trung phân tích. Những hoạt động đó dù bất thành văn nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa thể hiện sự tiến bộ trong tư tưởng lãnh đạo của chúa Nguyễn vừa là tiền đề để những triều đại sau xây dựng hoàn thiện hơn, đặc biệt trong vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cứu hộ cứu nạn trên biển. Qua kết quả của quá trình phân tích, khóa luận đã đưa ra một số nhận định chung về những chính sách trên. Cuối cùng tác giả đã khảo cứu một số trận đánh lớn của thủy quân Đàng Trong làm minh chứng để người đọc có thể thấy rõ hơn hiệu quả của chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn trong giai đoạn thế kỉ XVI-XVIII. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện bài nghiên cứu, tôi đã lựa chọn phương pháp khảo cứu tài liệu để hiểu sâu hơn và nắm rõ hơn về vấn đề mình làm. Sau đó tôi hệ thống lại chi tiết những yếu tố chính yếu cho bài nghiên cứu, để hình thành nên một cái nhìn khái quát nhất về vấn đề. Bên cạnh đó, tôi cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp nghiên cứu liên ngành… 4
- NỘI DUNG Chương 1: TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN Ở ĐÀNG TRONG 1.1. Đàng Trong trong bối cảnh khu vực thế kỉ XVI-XVIII Cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI nhà Lê ngày càng khủng hoảng và suy thoái, các vua Lê lần lượt là Lê Hiến Tông (1497-1505), Lê Uy Mục (1505-1509) và Lê Tương Dực (1509-1516) đều không chú ý chăm lo triều chính ăn chơi sa đọa. Nhân lúc tình hình chính trị hỗn loạn, thế lực của Mạc Đăng Dung (1527-1530) là Thái phó kiêm tiết chế các doanh quân thủy bộ thâu tóm toàn quyền lực phế truất vua Lê lên ngôi hoàng đế năm 1527. Mặc dù vậy những người ủng hộ triều Lê vẫn âm thầm chuẩn bị lực lượng chờ ngày khôi phục quốc thống. Năm 1533, Lê Duy Ninh được tôn lên làm vua lập lại triều Lê mà sử gọi là thời kỳ Lê trung hưng. Nhà Lê được khôi phục tạo nên cục diện Nam – Bắc triều và cuộc chiến không cân sức giữa nhà Mạc và nhà Lê trong suốt gần 50 năm. Ngay từ khi cuộc chiến Nam Bắc triều đang còn tiếp diễn thì trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống chia rẽ. Sau khi Nguyễn Kim bị sát hại (năm 1545), vua Lê trao mọi quyền bính cho Trịnh Kiểm (con rể của Nguyễn Kim). Để củng cố thế lực của mình, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của nhà Nguyễn. Con trai trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm lập mưu giết hại. Nguyễn Hoàng thông minh lanh lợi, lập nhiều công trạng càng làm tăng thêm mối e ngại cho Trịnh Kiểm. Bởi vậy, Nguyễn Hoàng khó tránh khỏi nghiệp sát thân. Nắm rõ được tình hình, ông đã âm thầm nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ của Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa. Trịnh Kiểm xét thấy rằng, đây là vùng đất vô cùng hiểm trở và khó khăn không đáng lo ngại, cũng là cơ hội để loại trừ ảnh hưởng của Nguyễn Hoàng nên đã đồng tình phê chuẩn. Đoan quốc công Nguyễn Hoàng vái tạ trở về phủ, cùng với các công tử Thái bảo Hòa quận công, Thụy quận 5
- công và các tướng Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc ngay ngày hôm ấy đem một nghìn quân thủy ra cửa biển nhằm theo hướng hai xứ Thuận, Quảng mà tiến. Chiến thuyền tiến thẳng vào cửa Yên Việt đóng quân trên bãi cát nổi thuộc xã Ái Tử, huyện Vũ Xương. Nguyễn Hoàng mật sai quân đi khắp các huyện từ Vũ Xương đến Hương Trà xem xét địa thế. Quân của Chúa thấy ở xã Phú Xuân huyện Hương Trà núi sông vòng tụ, cảnh đẹp dân giàu, bèn trở về bẩm báo, Đoan quốc công rất mừng, nghĩ cách thi hành đức chính để vỗ về dân chúng. Sự ra đi của Nguyễn Hoàng như lịch sử đã cho thấy không phải chỉ để bảo toàn tính mạng mà còn là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh, đất Thuận Hóa đã trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn. Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời, con là Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) lên thay. Nguyễn Phúc Nguyên là con trai thứ sáu của chúa Nguyễn Hoàng. Tuy còn trẻ tuổi nhưng có tài chí cao, sớm đã được cha tin tưởng giao phó công việc. Nguyễn Phúc Nguyên tiếp tục sự nghiệp của cha, tăng cường sức mạnh kinh tế, quân sự, mở rộng lãnh thổ về phía Nam và khuyến khích di dân lập ấp. Năm 1627, mâu thuẫn giữa nhà Nguyễn và nhà Trịnh càng gay gắt. Nhận thấy rằng họ Nguyễn có ý muốn li khai, không chịu nạp thuế như trước nữa, chúa Trịnh mang quân đi đánh họ Nguyễn. Sự kiện này chính thức mở đầu cho thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài 45 năm (1627-1672) trong lịch sử và cũng chính thức đánh dấu sự chia tách hoàn toàn Đàng Trong - Đàng Ngoài. Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát – vị chúa cuối cùng của Đàng Trong xưng vương cũng là lúc Đàng Trong rơi vào tình trạng suy thoái. Như vậy trong vòng hơn 200 năm, Đàng Trong đã trải qua 9 đời chúa Nguyễn cầm quyền, khởi đầu là chúa tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613) và tiếp đến là các đời chúa kế vị: Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), Nguyễn Phúc Loan (1635-1648), Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725), Nguyễn Phúc Chú (1725-1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765). Tuy 6
- chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nhưng chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đã để lại nhiều bài học vàng son trong lịch sử dân tộc về kinh tế, chính trị. Khi mới vào Thuận Hóa, Thái tổ Nguyễn Hoàng đóng ở dinh Ái Tử. Dinh có nghĩa là chỉ một đạo quân, cũng dùng làm tên gọi một đơn vị hành chính trong suốt thời chúa Nguyễn và cho đến cả thời Gia Long sau này. Dinh được cai quản bởi các quan võ gọi là chưởng dinh hay trấn thủ, các cơ quan chính quyền trung ương của xứ Thuận Hóa đều ở đó. Sau đó, trong quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ đời Chúa Hi Tông (chúa Nguyễn Phúc Nguyên) lãnh thổ Đàng Trong chia làm 12 dinh và 1 trấn: Dinh Bố Chính tục gọi là dinh Ngói (ở làng Thổ Ngõa, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), dinh Quảng Bình (nay là Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy Quảng Bình), dinh Lưu Đồn (tục gọi là dinh Mười, ở làng Võ Xá, huyện Khương Lộc), cựu dinh ở Ái Tử, Chánh dinh, dinh Quảng Nam, dinh Bình Khương, dinh Bình Thuận, dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Long Hồ và trấn Hà Tiên. 1.2. Tiền đề phát triển thủy quân ở Đàng Trong 1.2.1. Đặc điểm vị trí địa lý Vị trí địa lý cũng góp phần lí giải lí do vì sao chúa Nguyễn lại tập trung phát triển một lực lượng thủy quân hùng mạnh. Vùng đất Đàng Trong mà Chúa trị vì, cho đến thế kỉ XVII là toàn bộ vùng đất rộng lớn bao gồm Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta hiện nay, vì thế mà được coi như một quốc gia riêng biệt, độc lập với xứ Đàng Ngoài. Những điều này đã được Cristophoro Borri1 nghiên cứu và tường thuật lại rất mạch lạc, rõ ràng và cụ thể: “Xứ này, về hướng Nam giáp vĩ tuyến 11, về hướng Bắc, xế về Đông Bắc, giáp xứ Đàng Ngoài, về hướng Đông, có biển Đông và về hướng Tây, xế về Tây Bắc, giáp nước Lào”2. Không chỉ vậy, theo Borri vùng đất này còn có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với các nước láng giềng của Đàng Trong: 1 Cristoforo Borri là một giáo sĩ Dòng Tên, người Ý, đã đến Đàng Trong truyền giáo những năm đầu thế kỷ XVII. 2 Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr.12. 7
- “Còn trong các bản đồ của thế giới thì xứ này như là cửa vào và là khởi đầu của Trung Quốc”3. Có thể thấy, điều kiện địa lý liên quan đến việc phát triển lực lượng thủy quân của Đàng Trong có nhiều khác biệt so với Đàng Ngoài. Vùng đất của Chúa Nguyễn là một vùng đất trù phú với nhiều tiềm năng. Đây là một vùng đất mới, hẹp ngang, nhưng trải dài, nằm giữa núi và biển. Phía Tây của Đàng Trong là dãy núi Trường Sơn phủ đầy rừng rậm trải dài xuống phía Nam. Đây cũng chính là nơi khởi nguồn của các con sông chảy từ Tây sang Đông chia cắt lãnh thổ Đàng Trong. Phía Đông là đường bờ biển trải dài với nhiều hải cảng. Do sự ăn sâu của núi nên có những nơi núi và biển gặp nhau tại một điểm. Đàng Trong cũng được biết đến với ba vùng tự nhiên khác nhau. Hai vùng đầu có những đồng bằng tương đối rộng nên rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, đó là vùng Quảng Nam với sự bồi đắp của sông Thu Bồn diện tích khoảng 1.800 cây số vuông, vùng thứ hai là đồng bằng Bình Định ngày nay, có diện tích khoảng 1.550 cây số vuông, và vùng thứ ba ở giữa có rất nhiều thung lũng. Như đã đề cập ở trên, phía Tây là địa hình núi cao hiểm trở chạy theo hướng tây đông, ăn sát ra biển, tạo ra địa hình bị chia cắt với nhiều thung lũng, khiến đường bộ đi lại cũng rất khó khăn. Để di chuyển từ phủ này sang phủ khác, phương tiện nhanh chóng và thuận tiện nhất chỉ có thể bằng thuyền. Đến thế kỉ thứ XVII, giao thông ở Đàng Trong chủ yếu vẫn là đường thủy, Thiền sư thích Đại Sán khi đến đây vào thế kỉ XVII đã cho biết: “các phủ đều không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một cửa biển đi vào, nếu đi từ phủ này sang phủ khác tất do đường biển”4 [6,tr.132]. Đàng Trong cũng được biết đến là vùng đất có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Có nhiều sông và hệ thống sông lớn chảy qua lãnh thổ của chúa Nguyễn: Hệ thống sông Bến Hải - Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Hương (Thừa Thiên Huế), hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), hệ thống 3 Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, sđd, tr.14. 4 Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại kỷ sự, Nxb Viện đại học Huế, năm 1963, tr.132. 8
- sông Kone - Hà Thanh (Bình Định), Sông Ba (Tây Nguyên), hệ thống sông Cái Nha Trang và Dinh Ninh Hòa (Khánh Hòa).... Những hệ thống sông này không chỉ cung cấp nguồn nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp, là hệ thống giao thông vận tải chính mà còn là một hệ thống giao thông hào giúp cho việc phòng thủ thêm kiên cố. Để tiện cho việc đi lại bằng đường thuỷ, bên cạnh những con sông lớn, chúa Nguyễn đã cho xây thêm nhiều con kênh. Các Chúa đã đích thân chỉ đạo việc đào và nạo vét các con sông nhằm lấy nước tưới tiêu và tạo ra các tuyến đường lưu thông. Chẳng hạn, chúa Nguyễn Phúc Tần (1648- 1687) đã cho đào và nạo vét các kênh như: Kênh Hồ Xá (thuộc huyện Vĩnh Linh- tỉnh Quảng Trị), kênh Trung Đan ở huyện Minh Linh (tháng 5 năm 1681), kênh đào Mai Xá (tháng 8 năm 1681), khai kênh Hà Kỳ (tháng 11 năm 1686)5 từ Cầm Phô (Vĩnh Linh) cho thông nước với sông Minh Lương (Gio Linh) từ đó thuyền bè đi lại dễ dàng. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725) cũng có nhiều chính sách tiếp tục hoạt động mở rộng giao thông đường thủy6. Có thể thấy vị trí địa lý đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển thủy quân ở Đàng Trong. Bờ biển dài và địa hình cắt xẻ dẫn đến hướng phát triển thủy quân ở Đàng Trong khác so với Đàng Ngoài, thủy quân Đàng Trong phát triển mang thiên hướng hải quân (hướng biển) hơn là thủy quân nội thủy ở Đàng Ngoài. Bên cạnh một vị trí địa lý thuận lợi, Đàng Trong còn là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Do là vùng đất thưa dân, nên hầu hết tài nguyên rừng vẫn còn nguyên vẹn với nhiều loài gỗ quý, bền chắc thích hợp để đóng thuyền, kết bè. Và cũng vì ảnh hưởng của vị trí địa lý là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa nước lâu đời như Champa, Mã Lai đã tạo nên những nét đặc sắc trong văn hóa nước ở Đàng Trong thể hiện 5 Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 1), Viện khoa học và xã hội Việt Nam- Viện sử học, Nxb Giáo dục, tr.82-92-93. 6 Nguyễn Thị Hải, Chính sách nội thương của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94), năm 2015, tr.7. 9
- rõ nét qua các loại thuyền bè và kĩ nghệ đóng thuyền; nhìn chung thuyền Đàng Trong thích hợp để đi biển hơn là Đàng Ngoài. 1.2.2. Kỹ nghệ đóng thuyền Khi nghiên cứu về ngành đóng thuyền Đàng Trong ta có thể thấy được 4 yếu tố quan trọng đã thúc đẩy sự phát triển của nó: 1. Đặc điểm địa hình và quá trình khai thác mở rộng lãnh thổ; 2. Nhu cầu về chiến tranh và bảo vệ lãnh thổ; 3. Nhu cầu về sự phát triển kinh tế. 4. Có nguồn tài nguyên gỗ phong phú, chất lượng cao phục vụ cho việc sản xuất tàu thuyền. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu nhấn mạnh đến nhu cầu về phục vụ chiến tranh và quá trình khai thác, bảo vệ lãnh thổ. Trong suốt thời gian tồn tại của Đàng Trong, các chúa Nguyễn đều chú trọng phát triển ngành đóng tàu thuyền - một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia. Việc đóng, sử dụng tàu thuyền của người Việt vào nhiều mục đích khác nhau đã có từ rất sớm. Ngoài là phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hoá, hình ảnh những chiến thuyền cũng xuất hiện nhiều trong các trận thuỷ chiến trong lịch sử7. Thế kỷ XV, Đại Việt sử kí toàn thư chép, mỗi thuyền được trang bị một khẩu hỏa khí, 10 súng lớn và 10 súng hạng trung, 80 súng hạng nhỏ. Việc bố trí khí giới cho thấy rằng số lượng binh lính trên thuyền khá đông và đã có sự phân công qua cách sử dụng các loại súng. Năm 1465, Lê Thánh Tông đã ban hành 9 phép thủy trận và 31 quân lệnh về thủy trận. Những bằng chứng trên chính là cơ sở lí giải tại sao thuyền lại có vai trò quan trọng trong quân đội và những bài học về thủy quân của các triều đại trước cũng là tiền đề giúp hoàn thiện hơn lực lượng thủy quân Đàng Trong. Liên quan đến nghề đóng thuyền thì một trong những chính sách quan trọng nữa của Chúa Nguyễn là chính sách “công tượng”. Để phát triển các ngành nghề thủ công, Chúa đã tuyển hàng trăm thứ thợ vào quân đội để đảm nhiệm những nhu cầu của nhà nước đương thời, đặc biệt là việc chế tạo vũ khí, 7 Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb Quân đội nhân dân, tr.231. 10
- đóng sửa tàu thuyền và nhu cầu của việc xây cất nhà cửa. Theo phản ánh trong các hồi kí của người nước ngoài từng đến Đàng Trong các thế kỉ XVII- XVIII, ngành đóng thuyền ở Đàng Trong là một ngành độc quyền của nhà nước, do các chúa Nguyễn đích thân kiểm soát chỉ đạo. Chúa rất chú trọng đến ngành đóng tàu, trước là để phục vụ nhu cầu đi lại do điều kiện địa hình, sau là để phục vụ cho quân đội. Mục đích của Chúa là xây dựng một lực lượng thủy quân hùng mạnh để chiến đấu với thủy quân họ Trịnh và đồng thời là việc phòng thủ bờ biển, đảm bảo an ninh trước các thế lực ngoại bang xâm lấn. Các vị chúa Nguyễn vừa là người ra lệnh đóng thuyền vừa là kĩ sư trưởng chỉ huy mọi hoạt động liên quan đến việc đóng thuyền. J.Barrow, một nhà buôn người Anh đã đến Đàng Trong trong 2 năm 1792-1793, đã ghi lại trong hồi kí của mình: “Chúa là người quản đốc các cảng, nhiều kho binh khí, kĩ sư trưởng của xưởng đóng thuyền. Trong công việc đóng thuyền thì không có một cái đinh nào đóng xuống mà không xin ý kiến của chúa Nguyễn trước tiên”. Như vậy, các xưởng đóng thuyền của Đàng Trong đều do nhà nước quản lí. Thợ đóng thuyền được huy động từ nhiều địa phương trong nước, tùy thuộc vào thế mạnh nghề nghiệp của họ: “thợ xẻ ở xã Duy Đức là thạo nhất. Thợ đóng thuyền người Động Hải và Cừ Hà quen đóng thuyền to, các xã huyện Khang Lộc và huyện Lệ Thủy đều có thợ, hay đóng thuyền nhỏ để chở đồ buôn bán”8. Những người thợ thủ công này sau khi trưng tập về Phú Xuân, được biên chế vào các ti, đội chuyên trách việc đóng thuyền như: Ti thợ đóng thuyền, ti thợ mộc thuyền chuyên lo xẻ ván để phục vụ việc đóng thuyền, ti thợ làm đinh sắt, ti thợ làm mái chèo, ti thợ làm buồm, ti thợ hóa luân chuyên đóng tàu thủy cỡ lớn9.... Chính sách của Chúa đã đáp ứng được nhu cầu của quân sự trong giai đoạn đầu, khi tận dụng được nguồn nhân lực đã có kĩ năng cơ bản về sông nước để phát triển ngành đóng thuyền thành một ngành mũi nhọn. 8 Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong thế kỉ 17-18, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2014, tr,43. 9 Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, dẫn lại Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong thế kỉ 17-18, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7, năm 2014, tr,43. 11
- Ngành đóng thuyền phát triển thành một ngành mũi nhọn, đã cung cấp không chỉ cho quân đội mà còn phục vụ cho sinh hoạt và phát triển kinh tế một số lượng lớn thuyền chuyên dụng, cả về số lượng và chất lượng thuyền. Để đạt được thành tựu như vậy là sự nỗ lực của quân và dân xứ Đàng Trong, đồng thời cũng có sự đóng góp quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là một nguồn lâm sản dồi dào. Đàng Trong nằm trong hệ sinh thái phổ tạp, đất đai phì nhiêu đã cung cấp một lượng lớn lâm sản phục vụ cho nhu cầu của nhà nước. Một thương nhân người Pháp khi đến Đàng Trong đã nhận định về sự phong phú nguồn tài nguyên rừng của Đàng Trong như sau: “Đàng Trong tràn ngập những ngọn núi, phong phú với những loại gỗ xây dựng và những loại khác thích hợp cho sản xuất đồ dùng...”10. Trong rừng có vô vàn loại gỗ có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu làm các vật dụng của Đàng Trong trong đó có cả thuyền chiến như: gỗ hoa lê bền không mọt thường dùng làm rương hòm, bàn ghế, vật dụng; gỗ hồng, gỗ giáng hương keo, gỗ kiền kiền cứng bền chôn dưới đất lâu năm không hư.... Tuy các loại gỗ rất phong phú dễ dàng cho việc khai thác, nhưng do điều kiện địa hình hiểm trở, khó để vận chuyển, nên Chúa đã tập hợp một lực lượng đông đảo phục vụ cho việc khai thác gỗ và vận chuyển về Phú Xuân. Năm 1729, chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) cho lập đội mộc than ở Trường Đúc gồm 195 người, chuyên khai thác gỗ đóng thuyền đem về nộp cho phủ Chúa. Họ được miễn thuế thân và miễn lao dịch, nhưng hàng năm phải đi tìm kiếm, khai thác và nộp đủ số gỗ theo định mức. Chúa còn cử người vào tận vùng Quang Hóa (nay thuộc huyện Trảng Bàng- Tây Ninh) để khai thác các loại gỗ tốt trở về Phú Xuân đóng thuyền11. Nhờ việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên lâm sản, việc cung cấp gỗ cho ngành đóng thuyền được ổn định, việc đóng thuyền của Chúa diễn 10 Dẫn theo Vũ Thị Xuyến, Các nguồn và thương phẩm Đàng Trong thế kỉ XVI-XVIII, Luận văn thạc sĩ, năm 2014, tr.85. 11 Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong thế kỉ 17-18, Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2014 , tr.42. 12
- ra thuận lợi và phát triển với quy mô lớn, kích thước thuyền cũng dần được tăng lên, chất lượng thuyền được đảm bảo. Bên cạnh đó kĩ thuật đóng thuyền của Đàng Trong cũng dần được nâng cao. Không có tư liệu nào ghi chép cụ thể về cách thức đóng thuyền chiến của Đàng Trong sử dụng loại gỗ nào để đóng thuyền, có lẽ đây là bí mật quân sự nên không được tiết lộ. Chỉ có những nhận định về thuyền Đàng Trong nhẹ nên di chuyển rất linh hoạt nên có thể phỏng đoán Đàng Trong sử dụng những loại gỗ bền chắc và nhẹ để đóng thuyền. Và điều này cũng được áp dụng đối với thuyền của dân binh. Theo Trần Nam Tiến, thuyền của đội Hoàng Sa thì có mê hay đáy dưới đan bằng tre rồi quét cứt trâu, để khô và phủ lớp dầu rái sau cùng, phía trên thành thuyền làm bằng gỗ trò, có ba cột buồm bằng gỗ kiền kiền, các bộ phận không quan trọng như các then thì làm bằng gỗ mù u, cánh buồm đan bằng lá và các vật dụng khác trên thuyền hầu như cũng làm bằng tre hoặc gỗ. Thuyền của đội Hoàng Sa là một kiểu thuyền chài truyền thống, còn thuyền chiến của nhà nước tuy bắt nguồn từ việc đóng thuyền của các địa phương, nhưng là tập hợp được điểm mạnh của các địa phương lại để đóng thành chiếc thuyền hoàn chỉnh, bởi vậy thuyền có chất lượng tốt hơn và kĩ thuật vượt trội hơn. Hình vẽ mô phỏng lại thuyền của đội Hoàng Sa (Ảnh do tác giả tự vẽ, phỏng theo hình vẽ của Nguyễn Nhã) 13
- Có lẽ vì thế nên kĩ thuật đóng thuyền của Đàng Trong cũng được đánh giá khá cao về độ tỉ mỉ và trau truốt, điều này cũng thể hiện được sự thành thạo của những người thợ đóng tàu. John Barrow, một người Anh đến Đàng Trong vào những năm 1792-1793 đã miêu tả tỉ mỉ kỹ nghệ đóng thuyền của người Đàng Trong như là một trong những nghề mà họ thành thạo nhất. Ông nhấn mạnh đến kỹ thuật chia đáy thuyền thành các khoang khác nhau và vì thế thuyền sẽ không bị chìm dù va phải đá ngầm. Theo J. Barrow, kỹ nghệ đóng thuyền này thậm chí đang được áp dụng cho hải quân của hoàng gia Anh. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề đóng thuyền ở Đàng Trong một phần là để phục vụ cho hoạt động thương mại, nhưng phần lớn là do nhu cầu của các cuộc chiến tranh. Kĩ thuật đóng thuyền từng bước được nâng cao và không ngừng cải tiến. Bên cạnh những kĩ thuật sẵn có của địa phương, Chúa cũng đã kết hợp với một số kĩ thuật học hỏi từ phương Tây để cải tiến thêm về mẫu mã, kích thước và dần phù hợp hơn tính chuyên dụng của thuyền. Vào khoảng thế kỉ XVII, nhiều nhận định cho rằng tuy số thuyền do người Đàng Trong đóng không nhiều bằng Đàng Ngoài nhưng chất lượng kĩ thuật không hề thua kém. Chiến thuyền ở cả hai Đàng đều có cùng kích thước, còn về trình độ đóng thuyền cũng như trang bị vũ khí trên thuyền của Đàng Trong cũng được đánh giá cao hơn. Ngoài ra Đàng Trong còn đóng thuyền theo kiểu châu Âu nhưng có kích thước và hình dáng khác hơn. Số thuyền châu Âu trong đội quân Đàng Trong có thể là do chúa Nguyễn mua lại của thương nhân châu Âu, nhưng cũng rất có thể Đàng Trong tự đóng những thuyền này, dựa trên mô hình thuyền của châu Âu. Bởi lẽ, Chúa Nguyễn đã từng cho người trục vớt hai con tàu Eulden Buis và Maria de Madicis của Hà Lan bị đắm ở đảo Champelo (Cù Lao Chàm) tháng 11 năm 1641. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại trục vớt hai chiếc thuyền này? Thứ nhất, hai chiếc thuyền này có lẽ chứa nhiều hàng hóa mà người Hà Lan đã thu mua được hoặc có cả vũ khí vẫn còn bên trong tàu, trục vớt tàu có thể sẽ thu được những đồ vật quý giá (vì mục đích kinh tế). Thứ hai, Hà Lan giai đoạn này là một quốc gia nổi tiếng về hải 14
- quân hùng mạnh, tàu của họ có thể đi biển dài ngày, chứa được số lượng lớn binh lính. Chúa có thể tận dụng cơ hội này để học hỏi thêm kinh nghiệm đóng tàu và thiết kế tàu theo kiểu Châu Âu (mục đích chính trị). Ngoài việc đóng thuyền mới, các công xưởng đóng thuyền của các chúa Nguyễn phải đảm trách cả việc tu sửa tàu thuyền theo định kì. Hàng năm, Chúa sai Bộ Công và các tiểu đội sai đi khám thuyền, đánh giá mức độ hư hỏng theo từng hạng ngạch và định ra mức tiền cần phải đầu tư để tu sửa các hạng thuyền hư hỏng, rồi cho dựng xưởng để tu sửa. Nhờ sự nỗ lực của mình, qua các đời Chúa số lượng thuyền không ngừng tăng, các xưởng đóng thuyền cũng được thành lập với quy mô ngày càng lớn. Vào năm 1674, chúa Nguyễn Phúc Tần đã có 133 chiến thuyền do các xưởng trực thuộc phủ chúa đóng. Địa điểm các xưởng đóng tàu thuyền đều tập trung ở đôi bờ sông Hương (Phú Xuân), nhưng xưởng lớn nhất của Chúa lại nằm ở sông Thu Bồn trên đất Quảng Nam. Một nhân chứng người Anh Thomas Bowyear, khi đến Đàng Trong năm 1695 đã nhận thấy rằng lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn Phúc Chu gồm: “200 chiến hạm, mỗi chiếc có từ 16-22 khẩu đại bác, 500 chiến thuyền nhỏ từ 40-44 tay chèo. 100 chiến thuyền lớn từ 50-75 tay chèo, 3 chiếc của người Âu các thuyền chiến trên đều do phủ của Chúa đóng. Xưởng đóng tàu Hà Mật có tới 4000 thợ và đóng được những chiến thuyền trọng tải đến 400 tấn”12. Alexandre de Rhodes từng nhận định thuyền của chúa Đàng Trong rất có thể lên tới con số ít ra hai trăm và chúa Đàng Ngoài có thể có gấp ba hay bốn lần, nên người ta đoán có tới năm hay sáu trăm thuyền chiến Đàng Ngoài. Mà thuyền Đàng Trong cũng chẳng thua kém về kích thước rộng lớn, về vũ khí và về trang trí. Mặc dù đánh giá cao kỹ thuật đóng thuyền của Đàng Trong, nhưng vốn xuất thân từ những quốc gia có nền hải quân phát triển sớm, nên người Châu Âu vẫn cho rằng những đội thuyền của Đàng Trong chỉ hoạt động sát bờ biển, 12 Dẫn lại trong Nguyễn Văn Đăng, Truyền thống đóng tàu thuyền của cư dân Quảng Nam: Một sắc thái nổi bật của văn hóa biển miền Trung, Nghiên cứu- trao đổi, Phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng. 15
- mà chưa có nhiều thuyền hoạt động ngoài khơi xa. Tuy nhiên ở mặt nào đó, điều này cũng cho thấy thủy quân Đàng Trong, không còn đơn thuần là thủy binh nội thủy, mà đã có thiên hướng hải quân, điều này đã vượt lên hẳn Đàng Ngoài. Chiến thuyền của Đàng Trong được trang hoàng lộng lẫy, được khảm vàng và bạc, theo như ghi chép của C.Borri, hiệu năng sử dụng của thuyền Đàng Trong cao hơn. Mỗi thuyền đều được trang bị 6 súng thần công và nhiều súng hỏa mai. Theo C. Borri thì lúc nào Đàng Trong cũng có hơn 100 thuyền được trang bị vũ khí đầy đủ và sẵn sàng xung trận. Không giống như Đàng Ngoài thuyền chiến được dùng cả vào việc đàn áp các cuộc nổi dậy hay truy bắt tội phạm, với Đàng Trong thuyền chiến chỉ để dùng cho việc đánh trận ngoài biển. Tất nhiên, các nhà du hành phương Tây đều cho rằng thuyền chiến của cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều không thể so sánh được về độ lớn cũng như uy lực tấn công so với các thuyền châu Âu thời bấy giờ13. Đến cuối thế kỉ XVII, so sánh tương quan lực lượng về thủy quân giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nhìn chung là ngang nhau; điều này được Alexandre de Rhodes công nhận. Cần phải chú ý rằng, xuất phát điểm của lực lượng thủy quân Đàng Trong là rất thấp, cả về số lượng thuyền, lẫn binh lính và trang bị vũ khí. Tuy nhiên, với quyết tâm trở thành một thế lực chính trị độc lập có thể đối chọi lại Đàng Ngoài và mở rộng lãnh thổ về phía Nam, các chúa Nguyễn không ngừng phát triển lực lượng, để vào năm 1672 nhà Trịnh đã đồng ý ký thỏa hiệp ngừng chiến, chấp nhận Đàng Trong như là một thế lực chính trị độc lập. Sau cuộc nội chiến Đàng Trong – Đàng Ngoài kết thúc, nhà Trịnh ở phía Bắc không còn chú tâm phát triển lực lượng thủy quân nữa mà tận dụng thời gian yên bình để phát triển kinh tế. Có lẽ vì thế mà hơn chục năm sau cuộc nội chiến khi William Dampier đến Đàng Ngoài ông chỉ thấy các thuyền chiến của nhà Trịnh rất sơ sài và chỉ đóng chức năng vận chuyển binh lính là chính mà thôi. 13 Phạm Văn Thủy, Thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX: Qua các nguồn sử liệu phương Tây (trong sách: Nguyễn Văn Kim (Cb.), Người Việt với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012, tr 148. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 377 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 704 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 189 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 93 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn