Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương
lượt xem 10
download
Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá được hiện trạng sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh đồng thời xác định thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển sản xuất bưởi Diễn Xác định được bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của việc sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại trang trại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUỐC HUY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN TẠI TRANG TRẠI BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN - HUYỆN TỨ KỲ - TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên , năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUỐC HUY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN TẠI TRANG TRẠI BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN - HUYỆN TỨ KỲ - TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Trồng trọt Lớp : K47 - TT Khoa : Nông học Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Nguyên Thái Nguyên , năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và các thầy, cô giáo trong khoa. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo : Th.S. Vũ Thị Nguyên tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn thành đề tài: “ Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương”. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các thầy các cô các bác cùng toàn thể mọi người làm việc tại Trang Trại Bùi Huy Hạnh tại xã Tái Sơn - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương đã quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ em về vật chất cũng như tinh thần trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Sinh viên thực hiện Hoàng Quốc Huy
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước trên thế giới năm 2017 ...... 4 Bảng 2.2: Diện tích, năng xuất và sản lượng bưởi nước ta những năm gần đây được thể hiện như sau (2013 - 2017) ................................................................ 6 Bảng 4.1 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi trong ba năm gần đây ............ 19 Bảng 4.2 Diện tích sản xuất của một số cây trồng chính trong 3 năm gần đây. ........................................................................................................... 20 Bảng 4.3 Cơ cấu giống bưởi năm 2018 của trang trại Bùi Huy Hạnh ............ 21
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Cỏ dại mọc chen lấn cây trồng chính tại trang trại ............................ 23 Hình 2. Cây bưởi đang bị bệnh vàng lá, cây nhiều cành tăm nhỏ do không được cắt tỉa đúng cách ..................................................................................... 23 Hinh 3. Đống phân được ủ dúng kỹ thuật ....................................................... 24 Hình 4. Chế phẩm TRICODERMAR-BACILLUS.SP ................................... 24 Hình 5. Khu vực cây giống đã được ghép thành công .................................... 25 Hình 6. Sinh viên đang đào hố để trồng bưởi ................................................. 26 Hình 7. Sinh viên đang tiến hành làm và dọn dep cỏ xung quanh gốc bưởi. . 27 Hình 8. Sinh viên tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại .................... 30
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2 .Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam .................. 3 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới. .................................... 3 2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở việt nam. ...................................... 5 2.2 Nhu cầu tiêu thụ bưởi trên thị trường. ........................................................ 8 2.3. Tình hình áp dụng kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh bưởi. .................... 8 2.4. Những khó khăn trong việc sản xuất và khinh doanh bưởi. .................... 12 2.5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh .................................................................................. 12 2.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 12 2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 14 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................... 17 3.1 Địa điểm, thời gian thực tập ...................................................................... 17 3.1.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu .............................................................. 17 3.1.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................. 17 3.2 Nội dung thực hiện .................................................................................... 17 3.3 Phương pháp thực hiện.............................................................................. 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 18 4.1 Hiện trạng sản xuất của trang trại Bùi Huy Hạnh trong những năm gần đây ................................................................................................................... 18 4.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh................. 18
- v 4.1.2 Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ...................................................... 20 4.1.3 Tình hình sản xuất cây ăn quả của trang trại ......................................... 21 4.1.4 Tình hình sản xuất bưởi của trang trại Bùi Huy HạnhError! Bookmark not defined. 4.1.5 Những khó khăn trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh ......................................................................................................................... 22 4.2 Một số biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng cho cây bưởi Diễn do sinh viên thực hiện tại trang trại Bùi Huy Hạnh ..... Error! Bookmark not defined. 4.2.1 Kỹ thuật ủ phân ...................................................................................... 30 4.2.2 Kỹ thuật nhân giống bưởi tại trang trại .................................................. 31 4.2.3 Kỹ thuật trồng cây .................................................................................. 32 4.2.4 Kỹ thuật cắt tỉa ....................................................................................... 28 4.2.5 Tưới nước và làm cỏ .............................................................................. 28 4.2.6 Kỹ thuật bón phân .................................................................................. 29 4.2.7 Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại ............................................................ 30 4.3 Bài học kinh nghiệp rút ra qua quá trình thực tập ở trang trại .................. 32 4.3.1 Đánh giá điểm mạnh của sinh viên khoa nông học ............................... 33 4.3.2 Đánh giá điểm hạn chế của bản thân...................................................... 34 4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp của sinh viên .................................................................................................... 34 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 34 5.1. Kết luận. ................................................................................................... 34 5.2 Đề nghị. ..................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 36 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 40
- vi
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Cây ăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống con người. Trải qua chiều dài lịch sử, ngày nay nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một phận quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay cây ăn quả có múi đã trở thành một trong những cây ăn quả chủ lực của Việt Nam và được trồng từ Bắc vào Nam. Cây ăn quả có múi (bưởi, cam, quýt,...) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho hiệu quả kinh tế cao và được nhiều người ưa chuộng. Cây bưởi có tên khoa học là (Citrus grandis (L.), thuộc chi Citrus, nhóm cam quýt, họ Rutaceae, là là loại cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Bưởi là loại quả tươi dễ vận chuyển, bảo quản được trong nhiều ngày nhưng vẫn giữ được hương vị và phẩm chất. Bưởi có giá trị dinh dưỡng rất tốt với hàm lượng đường 8 -–10 mg, gluxit 7,3 mg, caroteen 0,02 mg trong 100g phần ăn được. Ngoài ra còn có rất nhiều vitamin, các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể con người. Ở Việt Nam bưởi được trồng ở hầu hết các vùng trên cả nước với nhiều chủng loại phù hợp với khí hậu từng vùng,hình thành nhiều đặc sản địa phương như: Bưởi da xanh – Bến Tre, bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Năm Roi – Vĩnh Long, bưởi Phúc Trạch – Hà Tĩnh,...mỗi một loại bưởi có màu sắc tép bưởi và hương vị rất riêng đặc trưng cho từng loại bưởi và từng vùng miền nên đáp ứng được nhu cầu hiếu thị khác nhau của nhiều người và được thị trường ngày càng ưa chuộng.
- 2 Trang trại Bùi Huy Hạnh thuộc xã Tái Sơn-huyện Tứ Kỳ-tỉnh Hải Dương là một trang trại phát triển về cây ăn quả có múi tổng diện tích của trang trại là 3ha. Trong đó trồng cây ăn quả như: bưởi,chanh và một số loại cây khác.Thuộc vùng đất màu mỡ điều kiện khí hậu phát triển tốt,giao thông vận tải thích hợp cho sản xuất cây trồng và đưa cây sản phẩm đi đến nhiều nơi. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì việc sản xuất, kinh doanh cây bưởi còn bộc lộ nhiều tồn tại, năng suất chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác phương thức sản xuất ở đây còn mang tính thủ công, dựa vào kinh nghiệm và học hỏi nhau là chính. Hợp tác trong khâu tiêu thụ còn lỏng lẻo, thiếu sự liên kết, đầu tư dàn trải thiếu định hướng nên chi phí đầu tư cao. Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chưa hiệu quả, dẫn đến hiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên , tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn-huyện Tứ Kỳ-tỉnh Hải Dương”. 2 .Mục tiêu của đề tài Đánh giá được hiện trạng sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất bưởi Diễn tại trang trại Bùi Huy Hạnh đồng thời xác định thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển sản xuất bưởi Diễn Xác định được bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của việc sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại trang trại.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam 2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới Hiện nay cây ăn quả có múi trong đó có cây bưởi đã và đang được trồng khắp các châu lục, sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả trên thế giới có mỗi quan hệtương phản với sự phát triển ngành công nghiệp thế giới. Vùng nào có công nghiệp phát triển thì trồng cây ăn quả cũng phát triển theo và ngược lại. Sản xuất bưởi chủ chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn độ,Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu. Trên thế giới (theo FAOSTAT, 2019 [11] năm 2014 diện tích đạt 348.689 ha, năng suất trung bình đạt 16,987 tấn/ha, sản lượng đạt 8.686.264 tấn. Năm 2015 diện tích trồng đạt 354.625 ha, năng suất đạt 16,999 tấn/ha, sản lượng đạt 8.835.434 tấn. Năm 2016 diện tích trồng bưởi đạt 358.724 ha,năng xuất trung bình đạt 17.051 tấn/ha, sản lượng đạt 9.074.176 tấn. Năm 2017 diện tích đạt 353.155 ha, năng suất trung bình đạt 17,625 tấn/ha, sản lượng đạt 9.137.919. Trong vòng gần 10 năm từ 2007 (diện tích: 312.907 ha, năng suất 16.699 tấn/ha, sản lượng 7.220.460 tấn). Cho thấy đến 2017 diện tích tăng lên từ 312.907 lên đến 353.155 ha. sản lượng tăng lên từ 7.220.460 triệu tấn lên tới 9.137.919 triệu tấn, năng suất trung bình từ 16.699 tấn/ha đã lên tới 17,625 tấn/ha. Trong đó các nước sản xuất và xuẩt khẩu nhiều bưởi là: Mỹ, Trung Quốc, CuBa,…Các nước nhập khẩu nhiều bưởi là: Nhật Bản, Pháp, Đức,
- 4 Anh. Ví dụ: năm 2006 lượng quả nhập khẩu vào Nhât Bản ước chừng đạt 440 ngàn tấn. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới bảng 2.1 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất bưởi ở một số nước trên thế giới năm 2017 Vùng Lãnh Năng Suất Sản Lượng STT Diện Tích (ha) Thổ (tạ/ha) (tấn) 1 Trung Quốc 95.861 545,275 4.733.447 2 Mexico 17.709 249,522 441.873 3 Thổ Nhĩ Kỳ 5.359 485,165 260.000 4 Ấn Độ 14.922 235,899 352.000 5 Mỹ 24.440 259,088 633.210 6 Cuba 5.119 82,696 42.332 7 Thái Lan 25.350 93,299 236.510 8 Philippines 5034 54,135 27.254 9 Israel 1621 976,28 158.255 FAO. 2019. FAO Statistic Division Qua bảng số liệu cho ta thấy: -Trung Quốc: là nước có diện tích, sản lượng lớn nhất thế giới. Diện tích trồng bưởi là 95.861 ha và sản lượng là 4.733.447 tấn chiếm hơn một nửa sản lượng của toàn thế giới. Về năng suất đứng thứ hai thế giới đạt 545.275 tạ/ha và có một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê,… được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao. - Israel: là nước có năng suất cao nhất thế giới đạt 976.28 tạ/ha, tuy nhiên do diện tích trồng không nhiều (1621 ha) nên sản lượng chỉ đạt 158.255 tấn. - Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ hai thế giới đạt 633.210 tấn trong đó chủ yếu là sản phẩm bưởi chùm. Ở Mỹ, việc chọn tạo giống cam quýt nói chung và giống bưởi nói riêng rất được chú trọng,
- 5 2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở việt nam. Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong 4 loại cây ăn quả chủ lực có năng suất, sản lượng cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nước ta là nước trồng nhiều loại bưởi như bưởi Đoan Hùng, Diễn, Da xanh, Phúc trạch, Năm roi... ở khác các vùng miền của cả nước nhưng bưởi có giá trị kinh tế cao, hiện nay loại bưởi này đang được rất nhiều người cũng như thị trường ưa chuộng và tin dùng. Theo các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca.[6] nước ta có 3 vùng trồng cây có múi chủ yếu là: - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ở đây có một tập đoàn cam quýt rất phong phú như: Cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống được ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi năm roi, bưởi Long Tuyền. Theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long là 41.267 ha bằng 61,16% diện tích cây ăn quả có múi cả nước. Năng suất bình quân tương đối cao trong đó bưởi đạt 7,4 tấn/ha - Vùng Bắc Trung bộ: theo thống kê năm 1999 diện tích cây có múi toàn vùng là 7.743 ha với sản lượng 22.661 tấn. Trong vùng này có hai vùng bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê. Với ưu việt của mình, diện tích bươi Phúc Trạch ngày được mở rộng. Trong năm 2006, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1600 ha, trong đó có khoảng 950 ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân những năm gần đây đạt 12-15 nghìn tấn/năm. - Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. Hiện chỉ còn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang (Đỗ Đình Ca,1995) [3], riêng cây bưởi ở vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng.
- 6 Bảng 2.2: Diện tích, năng xuất và sản lượng bưởi nước ta những năm gần đây được thể hiện như sau (2013 - 2017) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Diện tích (ha) 37.733 38.813 39.547 42.100 46.791 Năng xuất (tạ/ha) 116,505 120,225 119,195 118,120 121,466 Sản lượng (tấn) 439.602 466.630 471.380 497.288 568.352 Nguồn:FAO.2019 Statisic Division Theo FAOSTAT 2019, Nước ta là nước có diện tích trồng bưởi đứng thứ hai thế giới đạt 46.791 ha. Sản lượng đạt 568.832 tấn đứng thứ ba trên thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, năng suất bưởi của nước ta giữ ở mức trung bình và chỉ đạt 121,466 tạ/ha. *Một số giống bưởi được trồng phổ biến ở việt nam Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi là một trong 4 loại cây ăn quả chủ lực có năng suất, sản lượng cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nước ta là nước trồng nhiều loại bưởi như bưởi Đoan Hùng, Diễn, Da xanh,Phúc trạch, Năm roi... ở khác các vùng miền của cả nước nhưng bưởi có giá trị kinh tế cao nhất là Bưởi da xanh được trồng chủ yếu ở miền nam,hiện nay loại bưởi này đang được rất nhiều người cũng như thị trường ưa chuộng và tin dùng. - Bưởi Diễn: trước đây được trồng nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh, huyện Từ Liêm, Hà Nội, hiện nay đã được trồng và phát triển tốt tại một số địa phương, như: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài đức, Chương Mỹ, Quốc Oai,... (Hà Nội); Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế,... (Bắc Giang); Văn Giang, Tiên Lữ,... (Hưng Yên), với diện tích ước khoảng trên 1.000 ha và đang tiếp tục được mở rộng.
- 7 - Bưởi Da Xanh: có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre. Toàn tỉnh Bến Tre hiện tại có trên 4.000 ha. Ngoài tiêu thụ nội địa, bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Thái Lan. - Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế, đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố đô Huế. Diện tích bưởi Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà, Phong điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Trong quy hoạch của tỉnh, diện tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha. - Bưởi Đoan Hùng: trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng Luân và Cát Lâm của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Bưởi Đoan Hùng có 2 giống là bưởi Tộc Sửu, nguồn gốc ở xã Chí Đám; bưởi Khả Lĩnh, nguồn gốc ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, với diện tích cây cho quả khoảng trên 300 ha. Trong những năm gần đây bưởi Đoan Hùng liên tục mất mùa, năng suất, sản lượng suy giảm một cách rõ rệt, sản phẩm hiện không đủ cho tiêu thụ nội tỉnh. - Bưởi Phúc Trạch: nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay được trồng ở hầu khắp 28 xã của huyện và các vùng lân cận. Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những những giống bưởi ngon nhất nước ta hiện nay. Trồng bưởi mang lại giá trị kinh tế cao, người ta tính được hiệu quả của việc trồng bưởi Diễn gấp 4 - 5 lần trồng lúa, giá trị thu nhập của 1 sào bưởi (360 m2) khoảng trên 10 triệu đồng. đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi thu từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Với các giống bưởi Năm Roi, Da Xanh thu nhập lên tới 120 - 150 triệu đồng/ha.
- 8 Một vài năm gần đây đã có một số hoạt động đầu tư sản xuất, áp dụng quản lý chất lượng theo hướng VIETGAP, đăng ký thương hiệu cho một số giống bưởi đặc sản như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch, Đoan Hùng,... với mục đích xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, nhiều nguồn gen quý, nhiều giống có tiềm năng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. 2.2 Nhu cầu tiêu thụ bưởi Diễn trên thị trường. Thị trường thành thị và nông thôn trong nước đều có nhu cầu cao đối với bưởi Diễn. Gần đến dịp Tết Nguyên Đán , nhu cầu mua bưởi bày mâm ngũ quả hay để ăn, làm quà biếu của mỗi gia đình ngày càng cao. Trong đó, bưởi Diễn là loại quả được nhiều người yêu thích lựa chọn bởi hương vị ngọt thanh và mùi thơm đặc trưng. Về liên kết tiêu thụ sản phẩm, đa phần sản lượng bưởi Diễn được tiêu thụ qua hệ thống thương lái, còn một phần sản lượng được nông dân ký hợp đồng bán cho cơ sở thu mua thông qua tổ hợp tác sản xuất bưởi Diễn còn nhiều hạn chế. 2.3 Tình hình áp dụng kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh bưởi. Hà Nội là một vùng cây ăn quả lớn của cả nước, với tổng diện tích 16.748 ha. Trong đó diện tích trồng bưởi là 3.806 ha tập trung chủ yếu tại các huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ... với tổng sản lượng đạt 42.823 tấn. Hiệu quả kinh tế từ trồng bưởi đạt từ 400 – 500 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp nhiều lần cây trồng khác. Tuy nhiên, sản lượng và thu nhập từ cây trồng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Một số vùng bưởi lớn thường xuyên mất mùa, chất lượng quả bưởi không đảm bảo. Để hỗ trợ nông dân nâng cao hiệu quả trong canh tác cây bưởi, năm 2017 Trung tâm đã tiến hành triển khai mô hình thực nghiệm các biện pháp kỹ
- 9 thuật tăng đậu quả trên cây bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ. Tổng diện tích tiến hành thực nghiệm là 2 ha, với 3 hộ tham gia. Sau một năm triển khai, mô hình thực nghiệm đã khẳng định được hiệu quả cao. Cây bưởi trong mô hình có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, chủ yếu là chùm quả đơn, quả chắc, bóng, mã quả đẹp. Số quả trên cây từ 70 – 150 quả. Năng suất của 3 vườn thực nghiệm cao hơn so với những năm trước từ 5 – 7 lần, tăng từ 7 tấn lên thành 35 – 50 tấn/ha/năm. Thu nhập tăng từ 280 triệu đồng lên thành 655 triệu đồng/ha/năm. Chất lượng quả bưởi Diễn trong các mô hình đều nâng cao rõ rệt, độ brix trung bình từ 13 – 15%. Kết quả đó thể hiện rõ trong Hội thi bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và kết nối tiêu thụ nông sản an toàn huyện Chương Mỹ tổ chức ngày 16/12/2017. Cả 3 hộ tham gia mô hình thực nghiệm đều lọt vào chung kết và giành 3 giải cao nhất của cuộc thi này. Là hộ giành được giải Nhì trong Hội thi, ông Nguyễn Đức Thọ - thị trấn Xuân Mai phấn khởi: "Gia đình tôi đã trồng cây bưởi Diễn hơn 10 năm nay, nhưng chưa có năm nào được mùa như năm nay. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác đã giúp cho sản lượng bưởi của gia đình tăng gấp 7 lần so với trước đây. Với tổng diện tích vườn 1ha gia đình tôi thu hoạch được 50.000 quảbưởi”. Từ thành công của mô hình thực nghiệm này, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình vào những năm tiếp theo. -Để đảm bảo đầu ra: Một số địa bản được đưa vào siêu thị và trở thành một mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng. * Một số biện pháp kỹ thuật đã được trang trại sử dụng để cho cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất: - Biện pháp kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu bệnh:
- 10 Các biện pháp canh tác có tác dụng phòng trừ sâu bệnh hại cây được xem như là một nhóm biện pháp bảo vệ thực vật. Đứng trên phương diện phòng trừ sâu, bệnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác có nhiều ý nghĩa lớn. Tác động đúng đắn và hợp lý thì các biện pháp kỹ thuật canh tác có thể hạn chế được sự xuất hiện của sâu bệnh trên đồng. Trong một số trường hợp các biện pháp kỹ thuật canh tác góp phần tích cực vào việc diệt trừ các loài sinh vật gây hại, do đó tạo điều kiện cho môi trường sản xuất nông nghiệp sạch hơn. Trong số các biện pháp kỹ thuật canh tác có nhiều ý nghĩa đối với công tác bảo vệ thực vật, đáng chú ý nhất là các biện pháp sau đây: - Luân canh: Trong khi thực hiện luân canh, trang trại thay đổi luân phiên các loại cây trồng trên cùng một đám đất. Việc thay đổi này tạo ra khả năng ngăn ngừa được sự tích lũy của sâu bệnh trên đám đất đó. - Chế độ làm đất Cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và diệt cỏ dại trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ các loài sinh vật gây hại sống và tồn tại trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt một số loài sinh vật gây hại được đưa từ các lớp đất dưới sâu lên trên mặt đất. Mặt khác, ánh sáng, độ thoáng không khí thúc đẩy quá trình oxy hóa, các quá trình phân giải háo khí làm nhanh cóng phân hủy các chất hữu cơ, các chất độc tích tụ trong đất làm cho đất trở nên sạch hơn. - Thời vụ gieo trồng Các loài sinh vật gây hại cho cây phát triển mạnh khi gặp các điều kiện khí hậu thời tiết và thức ăn thuận lợi. Chọn thời vụ gieo trồng thích hợp, có thể làm cho giai đoạn sinh trưởng của cây làm thức ăn thích hợp nhất cho các loài sinh vật gây hại không trùng với những thời gian mà điều kiện khí hậu
- 11 thời tiết thích hợp nhất cho sự phát triển của chúng. Do đó tạo nên sự lệch pha và tình trạng không thật thuận lợi đối với sự phát triển của các loài gây hại. - Bón phân Giải quyết tốt chế độ bón phân cho cây có ý nghĩa rất lớn không những trong việc huy động tiềm năng năng suất của cây mà cả trong việc phòng trừ các loài sinh vật gây hại. Ngoài những ưu điểm của một loại phân bón tốt, trên phương diện nông nghiệp sạch, còn có những tác dụng sau đây: Đẩy mạnh hoạt động của các loài sinh vật trong đất, nhất là các loài vi sinh vật làm cho chúng tăng cường hút NO3- thừa, rồi sau đó giải phóng ra từ từ để cung cấp cho cây. Chất hữu cơ trong đất kích thích sự hoạt động của các loài sinh vật hoại sinh, đối kháng làm cho chúng tiết ra nhiều chất kháng sinh. Các chất này kìm hãm hoạt động của các loài sinh vật gây bệnh, làm cho chúng suy yếu và dễ bị các loài hoạt sinh tiêu diệt. Chất hữu cơ trong đất là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật hoại sinh, xạ khuẩn, tuyến trùng và đặc biệt là giun đất. Nhóm các loài sinh vật này là nhóm chủ yếu tạo nên sự sống của đất. Chúng làm cho đất tơi, xốp, có cấu trúc và ngày càng tăng độ phì nhiêu. - Các biện pháp chăm sóc, vun xới, tỉa cành, bấm ngọn Những biện pháp này có mục đích chính là nhằm thúc đẩy và điều hòa các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây để đạt năng suất kinh tế cao.Các biện pháp này có ý nghĩa trên cả 2 mặt: một là cắt bỏ các bộ phận, các phần bị bệnh của cây, hai là thúc đẩy các phản ứng chống chịu của cây đối với các loài sinh vật gây hại.
- 12 2.4 Những khó khăn trong việc sản xuất và khinh doanh bưởi. - Do thực trạng sản xuất manh mún, chất lượng bưởi không đồng đều, thiếu kiến thức thị trường và khó khăn trong việc tiếp cận những thông tin thị trường cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch yếu kém. - Phòng trừ sâu bệnh tự phát không đồng đều dẫn đến hiệu quả không cao. - Áp dụng chưa đúng các kỹ thuật trong sản xuất. - Bón phân chăm sóc không đúng kỹ thuật bón phân quá nhiều dẫn đến cây có thể bị chết và gây ra nhiều sâu bệnh ở cây. - Điều kiện khí hậu không thuật lợi khô hanh làm khô héo và có biểu hiện bệnh vàng lá. - Việc xây dựng thương hiệu còn nhiều hạn chế dẫn đến khó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và khó tạo được uy tín trên thị trường. 2.5 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của trang trại Bùi Huy Hạnh Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến công việc sản xuất cũng như xuất khẩu bưởi tại trang trại như vị trí địa lý, địa hình đất đai phù hợp với những giống bưởi được trồng tại trang trại . Hệ thống sông ngòi đa dạng thuận lợi cho việc tưới tiêu, đồng thời cũng có mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại và buôn bán các sản phẩm của trang trại. Dưới đây là một số điều kiện cụ thể có ảnh hưởng mật thiết đến sản xuất kinh doanh của trang trại. 2.5.1. Điều kiện tự nhiên +) Vị trí địa lý Trang trại nằm tại xã Tái Sơn huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương với tổng diện tích trang trại là 3 ha. Xã tái sơn là một xã thuộc huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn