intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá áp dụng khoa học kĩ thuật trồng cây ớt ngọt tại farm Nonilivnat - Moshav Ein yahav - Arava - Israel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

34
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm đánh giá quá trình sử dụng đất nông nghiệp và ứng dụng các công nghệ khoa học trong sản xuất ớt ngọt ở Israel làm cơ sở cho việc đề xuất hướng cải tạo và sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên đất đai ở việt nam để đạt hiệu quả kinh tế xã hội đạt hiệu quả cao nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá áp dụng khoa học kĩ thuật trồng cây ớt ngọt tại farm Nonilivnat - Moshav Ein yahav - Arava - Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ VĂN HÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG KHOA HỌC KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ỚT NGỌT TẠI FARM NONILIVNAT, MOSHAV EIN YAHAV, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ VĂN HÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ ÁP DỤNG KHOA HỌC KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ỚT NGỌT TẠI FARM NONILIVNAT, MOSHAV EIN YAHAV, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lưu Thị Thùy Linh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành được tốt bài báo cáo tốt nghiệp và có được kết quả này trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô ThS. Lưu Thị Thùy Linh - Giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình em làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế trường Đại Học Nông Lâm (ITC), trung tâm Arava International Center for Agriculture Training (AICAT) đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành được đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ông chủ farm, công nhân và những người bạn trong farm đã giúp đỡ tôi hoàn thành công việc và cung cấp thông tin, kiến thức để hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài em đã gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 07 năm 2019 Sinh viên Lý Văn Hùng
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Sản lượng ớt của farm 44 (2018 - 2019) ........................................ 19 Bảng 2.2: Doanh thu của farm 44 (2018 - 2019) ............................................ 20 Bảng 2.3: Chi phí sản xuất hàng năm của farm 44 (2018 - 2019) .................. 20 Bảng 2.4: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của farm 44 ................................. 21 Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế trồng trọt ớt ngọt của farm 44 (2018 - 2019) ...... 22 Bảng 2.6: Chế độ tưới tiêu của farm 44 .......................................................... 26 Bảng 3.1: Chi phí dự kiến đầu tư xây lắp cơ bản của dự án ........................... 44 Bảng 3.2: Chi phí dự kiến đầu tư trang thiết bị của dự án .............................. 44 Bảng 3.3: Chi phí sản xuất thường xuyên của dự án ...................................... 45 Bảng 3.4: Doanh thu dự kiến hàng năm của dự án ......................................... 46 Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế của dự án ............................................................. 46
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ Israel ..................................................................................... 1 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy biên chế lao động của farm 44 ...................... 8 Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức farm 44....................................................... 15 Hình 2.3: Hệ thống nhà lưới của farm 44 ....................................................... 23 Hình 2.4: Hệ thống tưới nhỏ giọt tại farm 44 ................................................. 27 Hình 2.5: Sử dụng ánh nắng mặt trời trong xử lý đất ..................................... 28 Hình 2.6: Sơ đồ quy trình tạo ra sản phẩm của farm 44 ................................. 32 Hình 2.7: Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm của farm 44 ............................. 37
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa Nhiều trang trại sản xuất với diện tích lớn, vừa sản xuất Moshav vừa chuyển giao công nghệ Là 1 trang trại, “là 1 chủ sở hữu tổng hợp của nhiều nhà farm lưới”
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 3 1.3. Phương pháp thực hiện............................................................................... 4 1.3.1. Thu thập số liệu sơ cấp ............................................................................ 4 1.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .............................................. 5 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập ...................................................................... 7 1.4.1. Thời gian ................................................................................................. 7 1.4.2. Địa điểm .................................................................................................. 7 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 8 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập .................................................................. 8 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ............................................................. 9 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập ....................... 15 2.3.1. Phân tích mô hình tổ chức của trang trại .............................................. 15 2.3.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở ................. 16 2.3.3. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại ......................... 19 2.3.4. Những kỹ thuật công nghệ áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập ...................................................................................................... 23 2.3.5. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở nơi thực tập ...................... 32
  8. vi 2.3.6. Các kênh tiêu thụ sản phẩm và những điểm đặc biệt trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm.................................................................................................... 36 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 40 3.1. Tên ý tưởng khởi nghiệp: Đầu tư xây dựng nhà lưới sản xuất dưa lưới theo hướng hữu cơ tại xã Quảng Ngần huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ................ 40 3.2. Giá trị cốt lõi của ý tưởng dự án .............................................................. 40 3.3. Khách hàng............................................................................................... 41 3.4. Hoạt động chính của dự án....................................................................... 42 3.5. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ......................... 43 3.5.1. Chi phí ................................................................................................... 44 3.5.2. Doanh thu của dự án ............................................................................. 46 3.5.3. Hiệu quả kinh tế của dự án .................................................................... 46 3.5.4. Điểm hòa vốn của dự án........................................................................ 47 3.6. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis): ..... 48 3.7. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro ....................................................................................................... 49 3.7.1. Rủi ro có thể gặp ................................................................................... 49 3.7.2. Biện pháp giảm thiểu rủi ro................................................................... 49 3.7.3. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện .................. 49 PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 50 4.1. Kết luận thực tập tại farm 44.................................................................... 50 4.2. Kết luận của ý tưởng khởi nghiệp ............................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Israel một quốc gia tại Trung Đông, bên bờ Đông Nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ. Israel có biên giới với Liban về phía Bắc, với Syria về phía Đông Bắc, với Jordan về phía Đông, và lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây và Dải Gara của Palesstine về phía Đông và Tây, và với Ai Cập về phía Tây Nam. Với diện tích tương đối nhỏ khoảng 20.770 km vuông và dân số khoảng 8 triệu dân. Tuy nhiên lại có đặc điểm địa lý đa dạng với 60% diện tích là sa mạc. thời tiết tại Israel vô cùng khắc nghiệt và biến động nhiều trên khắp cả nước, nhất là trong mùa đông. Đặc biệt là trong khu vực nam Negev và trung tâm Arava có khí hậu hoang mạc với mùa hè rất nóng và khô, mùa đông ôn hòa và có vài ngày mưa. Hình 1.1: Bản đồ Israel
  10. 2 Mặc dù với hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về nông sản và đứng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hiện nay nông nghiệp chiếm 2,5% GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù trong lao động trong nông nghệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước nhưng Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, ca cao và đường. Như chúng ta đã biết, nông nghiệp ở Israel là một ngành công nghiệp phát triển cao: Israel là một nước xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm tươi sống và đi tiên phong trên thế giới trong công nghệ nông nghiệp mặc dù thực tế rằng địa lý của Israel không được ưu đãi cho nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, khí hậu khắc nghiệt và thiếu nguồn nước không có lợi cho nông nghiệp. Chỉ có 20% diện tích đất tự nhiên là canh tác An ninh lương thực đứng thứ 19 trong số 113 Quốc gia (năm 2017). Nghiên cứu và phát triển theo hướng ứng dụng đã được tiến hành tại quốc gia này từ rất sớm, giúp ngành nông nghiệp phát triển dựa vào khoa học và công nghệ. Mà ớt ngọt đã xâm nhập được nhiều thị trường lớn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là chìa khóa cho thành công cho cây ớt phát triển được và thu lại hiệu quả trong sa mạc. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp và các cơ quan hợp tác nhằm tìm kiếm giải pháp và đối phó những thách thức mới đã đem lại những giống cây trồng mới và một loạt những cải tiến về tưới tiêu và bón phân, cơ giới, tự động, canh tác và thu hoạch. Nằm cách Tel Aviv hơn 200 km về phía Nam, khu vực Arava đã trở thành biểu tượng cho những thành tựu về nông nghiệp của Israel, với tư cách nhà phát triển hàng đầu về công nghệ nông nghiệp trên sa mạc. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt độ khiến đá cũng phải vỡ vụn mà khắp hoang mạc phủ
  11. 3 lớp đá vụn và cát đặc thù sa mạc. Đây được coi là “Vườn địa đàn” được tạo ra giữa thung lũng Arava. Tổng diện tích đang sử dụng cho canh tác là 3.576ha. Phần lớn diện tích này là trồng rau (82%), 15% trồng cây ăn trái và 3% trồng hoa (số liệu năm 2014). Ớt ngọt là loại rau chính của Arava, chiếm đến 50% tổng diện tích khu vực và chiếm 60% diện tích trồng rau nói chung. Ít ai biết rằng những sản phẩm rau quả từ Arava (một trong những vùng khô cằn nhất thế giới) lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của israel và 10% tổng sản lượng hoa khẩu. Vùng đất này được ví như “thung lũng silicon” của ngành nông nghiệp Israel. Để ứng dụng phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Israel tại Việt Nam, góp phần thực hiện chiến lược “phát triển bền vững” , đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm cao cấp và chất lượng cảnh quan môi trường sinh thái, để phục vụ cho cuộc sống ngày càng nâng cao. Qua 10 tháng thực tập nghề nghiệp tại Israel nói chung và farm Nonilivnat nói riêng xuất phát từ thực tiến học tập và làm việc tại israel được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Kinh tế - Phát triển Nông thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Lưu Thị Thùy Linh đã cho em cơ hội để em nghiên cứu đề tài: “Đánh giá áp dụng khoa học kĩ thuật trồng cây ớt ngọt tại farm Nonilivnat - Moshav Ein yahav - Arava - Israel”. 1.2. Mục tiêu a) Về chuyên môn nghiệp vụ + Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của farm 44 moshav ienyahav - vùng Arava – Israel. + Trên cơ sở đánh giá quá trình sử dụng đất nông nghiệp và ứng dụng các công nghệ khoa học trong sản xuất ớt ngọt ở Israel làm cơ sở cho việc đề xuất hướng cải tạo và sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên đất đai ở việt nam để đạt hiệu quả kinh tế xã hội đạt hiệu quả cao nhất.
  12. 4 + Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của farm 44 Nonilivnat - Moshav Ein Yahav - vùng Arava – Israel. + Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ (cây trồng cụ thể) tại farm + Về thuận lợi khó khăn và những biện pháp giải pháp nào có thể áp dụng tại Việt Nam. + Đánh giá hiện trạng và hiệu qủa sử dụng nhà lưới và hệ thống tưới nhỏ giọt. + Đánh giá hiệu quả kinh tế và năng suất về ớt ngọt b) Về thái độ và ý thức trách nhiệm + Có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. + Bỏ thói quen trì hoãn và lãng phí thời gian. + Không ngừng học hỏi để nâng tầm bản thân. + Luôn giữ tính kỷ luật để rèn luyện bản thân. + Lắng nghe và đón nhận những ý kiến đóng góp từ những công việc hàng ngày. + Không làm ảnh hưởng đến công việc và người quản lí. + Học hỏi các công nghệ và sáng chế mới. + Có trách nhiệm với công việc mình làm thực hiện theo công việc được giao. 1.3. Phương pháp thực hiện 1.3.1. Thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại Nonilivnat trên địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trang trại từ chủ farm người quản lý farm Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại: Phiếu điều tra có đủ thông tin về trang trại, những thông tin về tình hình cơ
  13. 5 bản của trang trại như: Họ tên, số điện thoại, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của trang trại. Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường. + Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: Dọn dẹp, vệ sinh, chăm sóc cây, kiểm tra bệnh, kiểm thuốc từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng dịch cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. + Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động phòng dịch của trang trại, phỏng vấn, điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trang trại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà chủ trang trại cung cấp. + Phương pháp thảo luận: Cùng với bạn cùng nhóm và có trao đổi với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề khó khăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính sách của nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất của trang trại trong những năm tới. 1.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin * Phương pháp xử lý thông tin Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. * Phương pháp phân tích thông tin Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại
  14. 6 bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu thu thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý). Hạch toán các khoản chi mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại. * Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + GO giá trị sản xuất (Gross Output): 𝑛 𝐺𝑂 = ∑ 𝑃𝑖𝑄𝑖 𝑖=1 Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ I, Qi khối lượng sản phẩm thứ i. Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho một năm (vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã có đủ thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm). + VA giá trị gia tăng (Value Added) VA = GO - IC Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost). IC = ∑𝑛𝑖=1 𝐶𝑖 Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi phí khác… Hay VA = V + C + M Trong đó: V là chi phí lao động sống. C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu hao tài sản cố định). M là giá trị thặng dư.
  15. 7 Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất + Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần). + VA/IC (tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu). 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập 1.4.1. Thời gian Hơn 10 tháng thực tập học đi đôi với thực hành kể từ ngày 28/07/2018 đến hết ngày 21/06/2019. 1.4.2. Địa điểm Farm 44 Nonilivnat (Ein yahav - Arava - Irael).
  16. 8 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập  Tên cơ sở thực tập: Farm 44 Ein yahav.  Địa chỉ: Ein yahav - Arava - Irael.  Điện thoại: 0523666189  Email: livnata@arava.co.il  Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: farm 44 EinYahav là một trang trại trồng trọt với sản phẩm chính là ớt ngọt. Trang trại thực hiện các hoạt động từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, thu hoạch.  Sơ đồ bộ máy tổ chức: Tổ chức bộ máy, biên chế và lao động của farm 44 gồm có: Chủ Trang Trại Quản lý(công nhân) (01 người ) Công nhân Sinh viên (07 người) (04 người) Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy biên chế lao động của farm 44 (Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2019)
  17. 9 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập Nội dung và kết quả đạt được từ Kiến thức, kỹ năng, thái độ học STT các công việc đã thực hiện hỏi được thông qua trải nghiệm Chuẩn bị cho vụ trồng (giữa Rèn luyện khả năng chịu đựng của tháng 7): Cùng với công nhân cắt bản thân, biết cách phân loại rác 1 bỏ nilong và dọn nilong lên xe chở, thải, ứng dụng máy móc trong sản kéo lưới che và tiến hành cắm cột xuất nông nghiệp, giảm thiểu sức sắt và kéo dây nối. lao động. Trồng cây con (giữa tháng 8): Biết được cách thức chọn, trồng cây Cùng với công nhân chở cây con ra con, nắm được các kỹ thuật xử lý sâu 2 trang trại, trồng cây, kiểm tra tình bệnh hại, sử dụng khoa học kỹ thuật trạng của bộ rễ, kiểm tra hệ thống trong sản xuất nông nghiệp. nước tưới và các sâu bệnh hại. Chăm sóc (tháng 9 đến tháng 11): Nắm được các kỹ thuật chăm sóc, Cùng với công nhân kéo dây, móc phòng trừ sâu bệnh hại. khóa dây nối, tỉa cành, tỉa hoa, kiểm Biết cách sử dụng các sinh vật thiên 3 tra sâu bệnh hại, tiến hành rắc thiên địch và các biện pháp sinh học khác địch, phun thuốc bảo vệ cây trồng, trong chăm sóc cây trồng, hạn chế sử nhổ cỏ, sới đất tạo sự thông thoáng dụng chất hóa học. tơi xốp cho đất trồng. Thu hái (tháng 11 đến giữa tháng Biết được cách thức thu hái ớt, các 4): Cùng với công nhân thu hái ớt, công việc trong xử lý, chế biến và đổ ớt vào dây chuyền, cắt tỉa cuống, đóng gói sản phẩm ớt của trang trại. 4 chọn lựa quả không đạt chất lượng, Biết cách tổ chức quản lý công việc. xếp ớt lên kệ gỗ. Ứng dụng máy móc trong thu hoạch, phân loại, giảm thiểu sức lao động. Dọn dẹp trang trại (giữa tháng 4 Rèn luyện khả năng chịu đựng của đến đầu tháng 6): Cùng với các bản thân, biết được cách thức sử công nhân mở lưới, nhặt rác, kéo dụng, ứng dụng máy móc trong công 5 dây, tháo lắp ống nước, nhổ cây, việc để tăng năng suất lao động. dọn dẹp rác thải, ủ đất. Nắm được cách thức tổ chức công việc hiệu quả.
  18. 10  Nội dung chi tiết công việc: Công việc 1: Kéo lưới che sau thời gian phơi ải - Thời gian: 30/07/2018 - 10/08/2018. - Dụng cụ: Cây gỗ dài, kim nhựa, cuốc, xẻng. - Cách làm: Tiến hành kéo lưới che sau thời gian phơi ải, lưới che sẽ được kéo căng dưới sự giúp sức của đầu máy kéo. Sau đó, lấp lại bằng đất chắc chắn tránh gió cát ở sa mạc. Kiểm tra, khắc phục các vết rách của lưới. Sau khi hoàn thành việc kéo lưới che của mái nhà, tiến hành kéo lưới đen che phủ nhà kính, nhằm giảm ánh nắng của mặt trời chiếu vào nhà kính. - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng thích ứng vượt qua khó khăn của bản thân, biết cách ứng dụng máy móc trong sản xuất, giảm thiểu sức lao động. Công việc 2: Cắt nilong - Thời gian: 30/07/2018 - 10/08/2018 - Dụng cụ: Dao cắt, chổi quét - Cách làm: Sử dụng dao cắt, cắt bỏ nilong phủ kín trên mặt đất. Tập trung nilong dọn lên xe chở chuyên dụng, chở rác bãi rác. - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng chịu đựng gian khó của bản thân, cẩn thận trong công việc, phân loại rác, đoàn kết hoàn thành công việc được giao. Công việc 3: Cắm cột sắt, kéo dây nối - Thời gian: 11/08/2018 - 18/08/2018 - Dụng cụ: Cột sắt, dây thừng, dao cắt - Cách làm: Gỡ bỏ những cột sắt được cột lại từ năm ngoái, tiến hành cắm, cột sắt sẽ được cắm theo từng hàng ớt và các hàng cột sắt được cắm ngang hàng nhau. Khoảng cách giữa 2 cột sắt trong một hàng ớt khoảng 10 m. Kéo dây thừng theo hàng ngang của cột sắt. Công việc này nhằm mục đích làm khung cho việc kéo dây giữ cho cây ớt không bị đổ trong vụ mùa.
  19. 11 - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện khả năng chịu đựng của bản thân,biết cách cắm cột sắt và kéo dây thừng đúng khoảng cách và kỹ thuật Công việc 4: Kiểm tra ống dẫn nước, nhổ cỏ dại - Thời gian: 19/08/2018 - 23/08/2018 - Dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao - Cách làm: Đi bộ dọc theo luống ớt kiểm tra hệ thống ống dẫn nước. Nếu bị rò rỉ nước thì phải sửa chữa. Loại bỏ những cỏ dại còn xót lại. - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện tính tỉ mỉ cẩn trọng trong công việc. Công việc 5: Trồng cây con - Thời gian: 24/08 /2018 - 29/08/2018 - Dụng cụ: Cây chọc - Cách làm: Sử dụng cây chọc (cây gỗ có đầu chọc có đường kính khoảng 4 cm) tiến hành chọc lỗ. Khoảng cách lỗ 40cm, chọc lỗ ngay dưới ống nước nhỏ giọt. Kiểm tra cây giống (loại bỏ cây không đạt tiêu chuẩn), tiến hành trồng cây. Chú ý, cẩn trọng trong việc nhấc cây con khỏi khay giống, lấp kín gốc rễ ớt. - Bài học kinh nghiệm: Biết được cách chọc lỗ, khoảng cách trồng giữa các cây. Nắm được cách thức lựa chọn, quy trình trồng cây con. Công việc 6: Kiểm tra cây, trồng dặm - Thời gian: 30/08 /2018 - 03/09/2018 - Dụng cụ: Khay giống mới - Cách làm: Đi dọc theo luống ớt, kiểm tra tình trạng cây con sau khi trồng, nếu có hiện trạng cây con chết, sâu bệnh hoặc vàng lá. Tiến hành loại bỏ và trồng dặm cây con mới. - Bài học kinh nghiệm: Rèn luyện tính cẩn thẩn trong công việc, hoàn thành công việc được giao. Công việc 7: Căng dây, móc ghim sắt - Thời gian: 04/09/2018 - 31/12/2018
  20. 12 - Dụng cụ: Dây thừng, ghim sắt. - Cách làm: Khi cây trồng cao hơn 30 cm nông dân tiến hành kéo và căng dây, công việc này nhằm mục đích giữ cho cây không bị nghiêng đổ. Sử dụng ghim sắt móc khóa giữ dây căng và dây treo. Công việc này sẽ được tiến hành liên tục đến khi cây phát triển hết chiều cao. - Bài học kinh nghiệm: Biết cách căng dây thừng và móc ghim sắt nhằm giữ cho cây không bị đổ, rèn luyện tính tỉ mỉ và kiên nhẫn. Công việc 8: Làm cỏ, xới xáo đất - Thời gian: Bất cứ khi nào có cỏ dại phát triển. - Dụng cụ: Gang tay lao động, cuốc. - Cách làm: Tiến hành nhổ cỏ dại phát triển dưới gốc ớt, xới xáo đất làm đất tơi xốp nhằm hạn chế sự phát triển và cạnh tranh chất dinh dưỡng của cỏ dại. - Bài học kinh nghiệm: Nắm được các kỹ thuật chăm sóc cây trồng, loại bỏ cỏ dại, xới xáo đất trồng. Công việc 9: Tỉa cành, tỉa hoa - Thời gian: Từ khi cây ra hoa đợt 1 - Dụng cụ: Kéo - Cách làm: Sử dụng kéo cắt cắt tỉa những cành nhỏ, cành chậm phát triển đồng thời cắt bỏ hoàn toàn lứa hoa đầu tiên của cây. Nhằm mục đích tập trung chất dinh dưỡng để phát triển cành chính, giúp cây đạt năng suất và sản lượng cao hơn. - Bài học kinh nghiệm: Nắm được cách cắt tỉa lá và hoa ớt đúng quy trình nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Công việc 10: Kiểm tra sâu bệnh, rắc thiên địch, đặt hộp ong nghệ - Thời gian: 02/10/2018 - 29/10/2018 - Dụng cụ: Thuốc thu hút thiên địch, hộp ong nghệ - Cách làm: Kiểm tra sâu bệnh bằng mắt thường. Sử dụng thuốc rắc trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2