intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá chất lượng nước Hồ Yên Lập trên địa bàn Thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2018

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của Khoá luận là đánh giá chất lượng nước Hồ Yên Lập - Thành Phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh dùng cho mục đích mục đích sinh hoạt và thủy lợi. Đề xuất và lựa chọn các giải pháp phù hợp, nhằm quản lý hiệu quả, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá chất lượng nước Hồ Yên Lập trên địa bàn Thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh năm 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- HOÀNG THỊ THỦY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ YÊN LẬP TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2017 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- HOÀNG THỊ THỦY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ YÊN LẬP TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K49 LT - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2017 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Thị Hồng Phương Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh đề tài của em đã hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành cảm ơn đến các Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm - ĐHTN, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới cô Đặng Thị Hồng Phương – Giảng viên trường Đại Học Nông Lâm – ĐHTN đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình em thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh – Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cho em thu thập thông tin và tiến thành thực nghiệm trong thời gian làm bài báo cáo tốt nghiệp Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Thủy
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước mặt ----------------------- 5 Bảng 3.1. Phương pháp đo tại hiện trường --------------------------------------- 22 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm -------------------- 22 Bảng 4.1. Kết quả quan trắc các chỉ tiêu hóa lý môi trường nước mặt của hồ Yên Lập ------------------------------------------------------------------------------- 29 Bảng 4.2. Kết quả quan trắc các chỉ tiêu hóa học môi trường nước mặt của hồ Yên Lập ------------------------------------------------------------------------------- 30
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Vị trí hồ Yên Lập ............................................................................ 28 Hình 4.2: Biểu đồ hàm lượng COD trong nước hồ......................................... 31 Hình 4.3: Biểu đồ hàm lượng BOD trong nước hồ......................................... 32 Hình 4.4: Biểu đồ hàm lượng NO3- trong nước hồ.......................................... 32 Hình 4.5: Biểu đồ hàm lượng NH4+ trong nước hồ ........................................ 33 Hình 4.6: Biểu đồ hàm lượng Cl-trong nước hồ ............................................. 34 Hình 4.7: Biểu đồ hàm lượng As trong nước hồ ............................................. 35 Hình 4.8: Biểu đồ hàm lượng Pb trong nước hồ ............................................. 36 Hình 4.9: Biểu đồ hàm lượng Fe trong nước hồ ............................................. 36 Hình 4.10: Biểu đồ hàm lượng Coliform trong nước hồ ................................ 37
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường GHCP : Giới hạn cho phép KCN : Khu công nghiệp MT : Môi trường QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2 2.1.2. Dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm ............................................................ 5 2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 7 2.3. Thực trạng ô nhiễm nước trên Thế giới và Việt Nam................................ 9 2.3.1. Thực trạng ô nhiễm nước trên Thế giới .................................................. 9 2.3.2. Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam .................................................. 10 2.3.3. Thực trạng môi trường nước ở Quảng Ninh ......................................... 12 2.4. Một số giải pháp xử lý nước hồ ............................................................... 15 2.4.1. Xử lý nước bằng phương pháp hóa lý................................................... 15 2.4.2. Xử lý nước bằng phương pháp cơ học .................................................. 15 2.4.3. Xử lý nước bằng phương pháp sinh học ............................................... 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.2.1. Đặc điểm, vai trò của hồ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh ........................... 21 3.2.2. Đánh giá chất lượng nước hồ Yên Lập ................................................. 21 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ nước hồ Yên Lập ............ 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 21 3.3.2. Phương pháp phòng thí nghiệm ............................................................ 22 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 23 3.3.4. Phương pháp tổng hợp, đánh giá .......................................................... 23 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 24
  8. vi 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 26 4.1.3. Khái quát về hồ Yên Lập – Hạ Long – Quảng Ninh ............................ 27 4.2.1. Các chỉ tiêu hóa lý đánh giá chất lượng nước ...................................... 29 4.2.2. Các chỉ tiêu hóa học đánh giá chất lượng nước .................................... 30 4.2.3. Chỉ tiêu sinh học đánh giá chất lượng nước.......................................... 37 4.3. Đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nước hồ Yên Lập ........ 37 4.3.1. Giải pháp công nghệ: ............................................................................ 37 4.3.2. Giải pháp tuyên truyền: ......................................................................... 39 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 41
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước là một phần tất yếu của cuộc sống, chúng ta không thể sống nếu không có nước.Vì nó cung cấp mọi nhu cầu sinh hoạt trong xã hội. Con người sử dụng nước trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày (tắm, nước uống, tưới tiêu… ). Ngày nay, tài nguyên nước đang chịu sức ép nặng nề do biến đổi của khí hậu. Bên cạnh đó là các yếu tố như: Tốc độ gia tăng dân số, sự bùng nổ và phát triển công nghiệp, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội… là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước mặt nói riêng ngày càng trầm trọng. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Vì vậy, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt. Ô nhiễm nguồn nước đang là mối lo ngại quan tâm trên toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển nhanh trong khu vực, một trong những thách thức lớn được đặt ra với Việt Nam là vấn đề môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này Việt Nam đã ban hành luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà việc thực hiện luật môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước vẫn và đang diễn ra, gây ra nhiều bức xúc tại các khu đô thị, khu công nghiệp và cho đời sống xã hội. Với lợi thế giao thông thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ, cùng với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, đã đưa Hạ Long trở thành thành phố trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh với sự phát triển kinh tế đa nghành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển đó là sự ô nhiễm môi trường. Đặc biệt kể đến là sự ô nhiễm môi trường nước mặt do tiếp nhận các nguồn thải của hoạt động ngành công nghiệp than và du lịch, thương mại, làm ảnh hưởng
  10. 2 hưởng tới nguồn nước sinh hoạt của người dân. Trong đó, Hồ Yên Lập là hồ có công suất trữ lượng lớn và là nguồn nước mặt có giá trị trong việc cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn người dân, phục vụ sản xuất nông nghiệp Do đó, để quản lý và bảo vệ môi trường tốt hơn, thì bước đầu tiên cần phải đánh giá được chất lượng môi trường nước nơi đây. Vì vậy, đề tài: ”Đánh giá chất lượng nước Hồ Yên Lập trên địa bànThành Phố Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh năm 2018” đã được lựa chọn thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá chất lượng nước Hồ Yên Lập - Thành Phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh dùng cho mục đích mục đích sinh hoạt và thủy lợi - Đề xuất và lựa chọn các giải pháp phù hợp, nhằm quản lý hiệu quả, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học  Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công việc sau này.  Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập vào thực tế.  Rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm thực tế. - Ý nghĩa thực tiễn  Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân về bảo vệ môi trường.  Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, và giáo dục cho người dân về bảo vệ môi trường.  Xác định được hiện trạng môi trường nước tại TP. Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh.  Tạo số liệu cơ sở cho công tác quản lý và bảo về môi trường của thành phố.  Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước.  Đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản  Khái niệm về môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014, chương I, điều 3 xác định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”[2].  Khái niệm về tài nguyên nước Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, tại khoản 1, điều 2, chương 1 quy định: Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[2].  Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014, thì “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”[2]. - Ô nhiễm môi trường nước: Là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý – hóa học – sinh học, với sự xuất hiện của các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.  Khái niệm về nước thải sinh hoạt Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác.
  12. 4  Khái niệm về quan trắc môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014, khoản 20, điều 3. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường[2].  Khái niệm về sức khỏe môi trường Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người[4].  Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành[2].  Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường - Tiêu chuẩn môi trường: là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường[2]. - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường [2].  Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước hay mức độ ô nhiễm nước - Đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước mặt
  13. 5 Bảng 2.1: Đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước mặt O2 Trạng NH4+ NO3- PO43- bão COD BOD5 TT thái nước pH (mg/l) (mg/l) (mg/l) hòa (mg/l) (mg/l) nguồn (%) Nước rất 1 7-8 0,3 100 10 bẩn (Nguồn: Môi trường và phát triển 2 [9]) 2.1.2. Dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm - Nguồn nước bị ô nhiễm có dấu hiệu đặc trưng sau: + Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. + Thay đổi tính chất lý học (độ trong màu, mùi, nhiệt độ…) + Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại,…). + Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
  14. 6 + Các vi sinh vật thay đổi loài và số lượng, có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. - Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là: Ô nhiễm chất hữu cơ: Đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ oxy trong nước, các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD Ô nhiễm các chất vô cơ: Là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn. Ô nhiễm các chất phú dưỡng: Phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito, Photpho trong nước nhập vào thủy vực dẫn tới sự tăng trưởng của các thực vật bậc thấp (rong, tảo…). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm. Ô nhiễm do kim loại nặng và các hóa chất khác: Thường gặp trong các thủy vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân hủy và sẽ tích lũy theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người. Ô nhiễm vi sinh vật: Thường gặp ở các thủy vực nhận nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật. Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: Trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm… Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập và cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn[9].
  15. 7 2.2. Cơ sở pháp lý Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” - Thông tư 29/2011/BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. - Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. - Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 2 năm 2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư 43/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2015 về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường. - Các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành + QCVN 08: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt + QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) Chất lượng nước – Xác định pH.
  16. 8 TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày(BOD5) – phương pháp cấy và pha loãng TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) – Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh. TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992) – Chất lượng nước – Xác định hàm lượng tổng chất rắn hoà tan. TCVN 4567-1988 – Chất lượng nước – Xác định hàm lượng gốc sunphua và sunphát. TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) – Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ. TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) – Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic. TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330 -1988) – Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh. TCVN 6622 – 2000 – Chất lượng nước – Xác định chất hoạt động bề mặt. Phần 1: Xác định chất hoạt động bề mặt Anion bằng ph ương pháp đo phổ Metylen xanh. TCVN 6494-1999 – Chất lượng nước – Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hoà tan b ằng sắc ký lỏng ion. TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) – Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định.- Phần 1: Phương pháp màng lọc.  TCVN 6187 2 : 1996 (ISO 9308 2 : 1990) Chất lượng nước Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định - Phần 2: Phương pháp nhiều ống
  17. 9 + QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của bộ y tế + QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt + TCVN 6772:2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép 2.3. Thực trạng ô nhiễm nước trên Thế giới và Việt Nam 2.3.1. Thực trạng ô nhiễm nước trên Thế giới Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 12.000 – 18.000 trường hợp mắc bệnh do nguồn nước. Tại các nước đang phát triển, cứ mỗi 3 người nhập viện lại có một trường hợp là do nước ô nhiễm. Tháng 10/2016, Bản tin chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc cho biết hàng trăm triệu người dân trên toàn thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ xấu về sức khỏe như dịch tả, thương hàn gây ra bởi các mầm bệnh trong nước. Ô nhiễm nguồn nước tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ đặc biệt đáng báo động với hơn một nửa số sông ngòi chứa mầm gây bệnh. Phần lớn trong số 7 tỷ người trên Trái đất phải sống chung với nguồn nước bị ô nhiễm. Chất lượng nước tại các ao hồ, sông suối và bờ biển đang xuống cấp tới mức đáng báo động. Tình trạng bắt đầu tồi tệ từ những năm 1950 khi gia tăng nguồn thải từ con người và gia súc, mức tiêu thụ nước, thuốc trừ sâu và phân bón 50% trường hợp bị bệnh từ nguồn nước tại Mỹ mỗi năm liên quan tới hiện tượng mưa cực đoan. Mưa lớn và lũ lụt là tác nhân gây ra các bệnh như trùng xoắn móc câu, viêm gan, virus norovirus ảnh hưởng tiêu hóa và nhiễm trùng kí sinh cryptosporidium. "Có mối liên quan trực tiếp giữa việc nguồn nước bị ô nhiễm và dịch bệnh lây truyền. Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm hay lũ lụt, tất cả các yếu tố cũng ảnh hưởng gây ra mầm bệnh. Nhiều ngước đang phát triển lại gặp khó khăn do thiếu cơ sở hạ tầng xử lý nước thải đạt chuẩn
  18. 10 Trong khi đó, nước thải chứa hơn 100 loại virus khác nhau, trong đó nổi bật là Cyclovirus ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ. Tốc độ lây nhiễm rất nhanh trên diện rộng. Ngay cả ếch nhái hay sao biển cũng chết dần chết mòn. Vì vậy, xã hội cần đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng nước sinh hoạt. Đó là điều kiện tiên quyết giúp giảm áp lực tại các bệnh viện, tăng chất lượng đời sống người dân và tránh cho thế giới đối mặt với một thảm họa về dịch bệnh trong tương lai [10] 2.3.2. Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao.Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động, thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết”. Lý do, với tình trạng đô thị hóa chóng mặt như hiện nay, cùng với khối lượng khổng lồ những chất thải, rác thải, nước thải đi vào môi trường. Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp khi vào môi trường mà không qua xử lý sẽ tàn phá nghiêm trọng môi trường, ảnh hướng trực tiếp tới cuộc sống của chính con người. Một số khác thì hệ thống xử lý nước thải chưa tốt, hiệu xuất không cao, không thường xuyên bảo trì hệ thống xử lý nước thải …. cũng là nguyên nhân. Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn gây ô nhiễm hiệu quả. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Tại một số địa phương của Việt Nam, khi nghiên cứu các trường hợp ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ, đã thấy 40 – 50% là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên môi trường trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và
  19. 11 điều kiện vệ sinh kém và gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia – Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt lục địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Miền Bắc tập trung đông dân cư (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng) lượng nước thải đô thị lớn hầu hết của các thành phố đều chưa được xử lý và xả trực tiếp vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông. Ngoài ra một lượng lớn nước thải công nghiệp, làng nghề cũng là áp lực lớn đối với môi trường. Một số sông ở vùng núi Đông Bắc như: Chất lượng sông Kỳ Cùng và các sông nhánh trong những năm gần đây giảm sút xuống loại A2, sông Hiến, sông Bằng Giang còn ở mức B1. Đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang) vài năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường trong thời gian ngắn 3 – 5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08:2008 – A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1 (đoạn sông Hồng từ Cty Super Phốt phát và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía nam TP.Việt Trì), các thông số vượt ngưỡng B1 nhiều lần. So với các sông khác trong vùng, sông Hồng có mức độ ô nhiễm thấp hơn. Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm trên lưu vực sông Cầu và tình trạng ô nhiễm nặng gần như không thay đổi. Lưu vực sông Nhuệ – Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt QCVN 08:2008 loại A1 nhiều lần. Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch. Lưu vực sông Mã riêng thông số độ đục rất cao, do lượng phù sa lớn và hiện tượng xói mòn từ thượng nguồn.
  20. 12 Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc đổi dòng phục vụ các công trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu vực thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực hạ lưu (đoạn qua TP. Biên Hòa) nước sông đã bị ô nhiễm. Sông Sài Gòn trong những năm gần đây mức độ ô nhiễm mở rộng hơn về phía thượng lưu.Sông Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước được khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ.Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường nước).Vì vậy chất lượng nước sông Tiền và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao hơn sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: Hoạt động sản xuất từ nhà máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao hơn sông Vàm Cỏ Tây[8]. 2.3.3. Thực trạng môi trường nước ở Quảng Ninh 2.3.2.1. Nước mặt Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh thay đổi đáng kể qua các năm và biến động theo từng vị trí quan trắc, với một số điểm đáng chú ý sau: Các nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt như hồ Cao Vân, hồ Yên Lập, đập Đồng Hô và nước suối 12 Khe có chất lượng cơ bản đáp ứng theo quy chuẩn, các thông số ô nhiễm không biến động nhiều hoặc có gia tăng so với giai đoạn 2006-2010, tuy nhiên vẫn nằm trong GHCP của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột A2. Sông Vàng Danh tiếp tục ô nhiễm dầu và chất hữu cơ tại một số thời điểm; suối Bình Liêu, suối Hoành Mô, hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, đập Yên Hàn các thông số ô nhiễm có xu hướng gia tăng so với giai đoạn 2006-2010, tại một số thời điểm vượt GHCP của quy chuẩn. Các sông, suối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0