intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của khoá luận nhằm đưa ra được những tồn tại trong công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất ra một số giải pháp phù hợp để khác phục những tồn tại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- NGUYỄN THỊ THU UYÊN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THƯC VẬT TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên – Năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- NGUYỄN THỊ THU UYÊN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ BAO BÌ HÓA CHẤT BẢO VỆ THƯC VẬT TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 - KHMT - N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Lan Anh Thái Nguyên – Năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên vận dụng những kiến thức, lý luận đã được học trên nhà trường vào thực tiễn, tạo cho sinh viên làm quen những phương pháp làm việc, kỹ năng công tác. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”. Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường, người đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em và đặc biệt là cô giáo ThS. Hoàng Thị Lan Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt ngiệp. Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu Uyên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc BVTV .......................................... 4 Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc BVTV .............................................. 5 Bảng 2.3. Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn ........................................................................ 6 Bảng 2.4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập ......................................... 8 Bảng 4.1. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên cây chè ở xã Tân Cương ...................................................................................... 35 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ở địa phương năm 2017 ................................................................................................. 36 Bảng 4.3. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách pha chế HCBVTV ......................................................................................................... 38 Bảng 4.4. Kết quả điều tra, phỏng vấn người dân về cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng. .................................................................. 40 Bảng 4.5. Diện tích đất nông nghiệp tại xã Tân Cương.................................. 41 Bảng 4.6: Thống kê các nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn xã .................. 42 Bảng 4.7. Lượng phát sinh chất thải bỏ hóa chất bảo vệ thực vật .................. 42 Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại xã Tân Cương tháng 12/2016 ....... 43 Bảng 4.9. Kết quả phân tích mẫu nước tại xã Tân Cương vào tháng 5/2017 ....... 43 Bảng 4.10. Kết quả phân tích nồng độ hóa chất BVTV trong đất tại xã Tân Cương .............................................................................................. 44 Bảng 4.11. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mẫu đất tháng 12/2016 ........... 44 Bảng 4.12. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mẫu đất tháng 05/2017 ........... 46 Bảng 4.13. Các loại phương tiện thu gom bao bì thuốc BVTV ở địa phương ..... 48 Bảng 4.14. Nhu cầu trang thiết bị thu gom, vận chuyển, lưu chứa bao bì hóa chất BVTV theo tính toán tại xã Tân Cương .................................. 49
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hình tượng biểu thị độ độc ............................................................... 5 Hình 4.1. Bản đồ vị trí xã Tân Cương............................................................. 33 Hình 4.2. Biểu đồ thói quen lựa chọn thuốc BVTV của người dân................ 37 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện địa điểm người dân chủ yếu mua thuốc BVTV ... 37 Hình 4.4. Biểu đồ nhận thức của người dân về tác hại đến môi trường của hóa chất BVTV ...................................................................................... 51 Hình 4.5. Biểu đồ ý kiến của người dân để bảo vệ môi trường. ..................... 52
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự BVTV : Bảo vệ thực vật BVMT : Bảo vệ môi trường CP : Chính phủ NĐ : Nghị định TT : Thông tư TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia UBND : Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật ................................................... 3 2.1.2. Tổng quan về bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. ..................................... 11 2.1.3. Tình hình quản lý chất thải chứa hoá chất bảo vệ thực vật ................... 24 2.1.4. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 24 2.2. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trong nước và trên thế giới ................................................................................................. 25 2.2.1. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trong nước .. 25 2.2.2. Tình hình quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ở trên thế giới... 27 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 30
  8. vi 3.2. Địa điểm và thời gian tiên hành ............................................................... 30 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30 3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 30 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 30 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh ........................................................ 31 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 31 3.4.5. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 31 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32 4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Tân Cương .......... 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 33 4.2. Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thưc vật và hiện trạng môi trường tại xã Tân Cương .................................................................................................. 34 4.2.1. Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương ........... 34 4.2.2. Hiện trạng môi trường tại xã Tân Cương .............................................. 41 4.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Tân Cương ............................................................................... 46 4.3.1. Hiện trạng công tác quản lý, thu gom và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật tại địa phương .................................................................................... 46 4.3.2. Cách thức thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương ....................................................................................................... 48 4.3.3. Những khó khăn tồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tận Cương ....................................................... 49 4.3.4. Đánh giá nhận thức của người dân xã Tân Cương trong công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV ở địa phương ................................................ 51 4.4. Đánh giá chung về quản lý chất thải bỏ hóa chất BVTV tại xã Tân Cương...52
  9. vii 4.4.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV ... 52 4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV.........53 4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật phù hợp ............................................................................................................ 53 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 55 5.1. Kết luận .................................................................................................... 55 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57 PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hóa chất (thuốc) bảo vệ thực vật (BVTV) không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua lượng hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta tăng nhanh. Hầu hết hóa chất BVTV tại Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 3 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Theo nhiều chuyên gia, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách và lãng phí. Đặc biệt, sau khi sử dụng bà con nông dân ở phần lớn các tỉnh thành cả nước sau khi phun xịt thường bỏ lại các bao bì chứa hóa chất trên đồng ruộng, sông kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường, tác hại tài nguyên sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Khối lượng bao bì có thể đến 5-10% khối lượng bao thuốc, do vậy mỗi năm môi trường nước ta có thể tiếp nhận 5.000 – 10.000 tấn bao bì chứa hóa chất BVTV. Tân Cương là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ. Đất phù sa được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp, cây chè. Người dân nơi đây cũng sinh sống dựa vào việc canh tác các loại cây trồng, đặc biệt là cây chè nên việc sử dụng hóa chất BVTV để tránh sâu, bệnh nâng cao năng suất là điều tất yếu. Và các bao bì hóa chất BVTV khi được người dân sử dụng xong thải ra được liệt vào nhóm các chất thải nguy hại, ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe con người, nếu đốt ở nhiệt độ thấp sẽ phát thải khí điôxin (chất gây ung thư), nếu đốt chung với rác thải thông thường sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, gây độc hại lớn đến hệ sinh thái. Chính vì vậy, bao bì thuốc BVTV phải được thu gom, xử lý và tiêu hủy đúng quy trình với nhiệt độ cao tại những lò đạt tiêu chuẩn tại các đơn vị được cấp
  11. 2 phép xử. Xuất phát từ những thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của cô ThS. Hoàng Thị Lan Anh, giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thưc vật tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.” 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đưa ra được những tồn tại trong công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất ra một số giải pháp phù hợp để khác phục những tồn tại. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Kết quả của đề tài là tài liệu để tham khảo và là cơ sở cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến mảng kiến thức này. - Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế. - Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất BVTV tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh gia đúng thực trạng công tác quản lý bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý bao bì hóa chất BVTV để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật 2.1.1.1. Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật. * Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được dùng để phòng và trừ các đối tượng gây hại cho cây trồng nông nghiệp như: sâu bệnh, cỏ dại, chuột,… (Đào Văn Hoằng, 2005) [6]. * Thuốc phòng trừ dịch hại bao gồm thuốc BVTV và các loại thuốc làm rụng lá, thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng, thuốc phòng trừ các côn trùng hại vật nuôi, côn trùng y tế,… (Đào Văn Hoằng, 2005) [6]. Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay, nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữ cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể cả về số số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu thụ thuốc bảo vệ trong nước khoảng 1,5 triêu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được nhập lậu qua đường biên giới mà chính quyền không kiểm soát được. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuốc được phép sử dụng trong nông nghiệp gồm 1.710 hoạt chất, trong đó thuốc trừ sâu có 775 hoạt chất với 1.678 tên thương phẩm; thuốc trừ bệnh có 608 hoạt chất với 1.297 tên thương phẩm; thuốc trừ cỏ có 227 hoạt chất với 694 tên thương phẩm; thuốc trừ chuột có 10 hoạt chất với 28 tên thương phẩm; thuốc điều hòa sinh trưởng có 50 hoạt chất với 142 tên thương phẩm; chất dẫn dụ côn trùng có 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm…Trong danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam theo Thông tư gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc
  13. 4 bảo quản lâm sản có 21 hoạt chất; thuốc trừ bệnh có 06 hoạt chất; thuốc trừ chuột có 01 hoạt chất; thuốc trừ cỏ có 01 hoạt chất (Lê Huy Bá, 2008) [1]. 2.1.1.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật 2.1.1.2.1. Phân loại theo tính độc Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại. Đơn vị đo lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể. LD50 là lượng hoạt chất gây chết 50% cá thể trên các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ, chó, chim hoặc cá… Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau: Bảng 2.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc BVTV (Theo quy định của WHO) Trị số LD50 của thuốc (mg/kg) Dạng lỏng Dạng rắn Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da Rât độc ≤ 20 ≤ 40 ≤5 ≤ 10 Độc 20 – 200 40 – 400 5 - 50 10 – 100 Độc trung 200 - 2000 400 – 4000 50 - 500 100 – 1000 bình Ít độc > 2000 > 4000 > 500 > 1000 (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [8] Trong đó: - LD50: Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ chất độc đó càng mạnh
  14. 5 Bảng 2.2. Phân loại nhóm độc của thuốc BVTV Nhóm độc Nguy hiểm Báo động Cảnh báo Cảnh báo (I) (II) (III) (IV) LD50 qua < 50 50 – 500 500 - 5000 > 5000 miệng (mg/kg) LD50 qua da < 200 200 – 2000 2000 - 20000 > 20000 (mg/kg) LD50 qua hô 20 hâp (mg/l) Gây hại niêm Đục màng, mạc, đục Không gây Phản ứng niêm sưng mắt và Gây ngứa màng, sung ngứa niêm mạc mắt gây ngứa niêm niêm mạc mắt kéo dài > mạc mạc 7 ngày 7 ngay Mẩn ngứa da Mẩn ngứa 72 Mẩn ngứa nhẹ Phản ứng Phản ứng da kéo dài giờ 72 giờ nhẹ 72 giờ (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [8] Hình 2.1. Hình tượng biểu thị độ độc
  15. 6 Bảng 2.3. Phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ độc cần ghi trên nhãn LD50 đối với chuột (mg/kg) Nhóm Chữ Hình tượng Vạch Qua miệng Qua da độc đen (đen) màu Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Đầu lâu Xương chéo Nhóm Rất độc trong hình Đỏ ≤ 50 ≤ 200 ≤ 100 ≤ 400 độc I thoi vuông trắng Chữ thập Nhóm Độc chéo trong > 50 – > 200 - > 100 – > 400 – Vàng độc II cao hình thoi 500 2000 1000 4000 vuông trắng Đường chéo không liền Xanh Nhóm Nguy 500 – > 2000 - nét trong hình nước > 1000 > 4000 độc III hiểm 2000 3000 thoi vuông biển trắng Cẩn Không biểu Xanh lá > 2000 > 3000 > 1000 > 4000 thận trượng cây (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [8] 2.1.1.2.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống Có rất nhiều cách phân loại khác nhau và được phân ra như sau: Thuốc trừ sâu (insecticide): Gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường Chúng được dùng để diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
  16. 7 Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non Thuốc trừ bệnh (Fungicide): Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa (vô cơ hoặc hữu cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hau diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất,.. Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài sinh vật gây hại tấn công. Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn (Bactericides). Thuốc trừ chuột (Rodenticide): là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn gốc sinh hoạc có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại trên đồng ruộng, trong nhà và các loài gặm nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xong hơi. Thuốc trừ nhện (Acricide): Những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc từ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc. Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide): Các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây. Thuốc trừ cỏ (Herbicide): Các chất được dùng để trè các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại. trên đồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt,… Và gồm cả các thuốc trừ rong rêu ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dùng thuốc trong nhóm này đặc biệt thận trọng. (Nguyễn Trấn Oánh, 1997) [8]
  17. 8 2.1.1.2.3. Dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc) đến dịch hại Gồm có: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp và thấm sâu Bảng 2.4. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập Loại chất Con đường câm nhập độc Chất độc tiếp Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy toàn xúc bộ máy thần kinh của dịch hại như Bassa, Mipxin,… Chất độc vị Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập độc qua đường tiêu hóa của dịch hại như: 666, Dupterex,… Chất độc Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi đầu độc bâif không xông hơi khí bao xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp. Là loại thuốc được câm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành… Chất độc nội rồi được vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của hấp cây, tồn tại trong đó một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ Chất độc yếu theo chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống thấm sâu ẩn nấp trong tổ chức tế bào thực vật như: Woàtox,… (Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs, giáo trình sử dụng thuốc BVTV) [8] 2.1.1.2.4. Dựa vào nguồn gốc hóa học - Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại. - Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại. - Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng tiêu diệt dịch hại. - Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng tiêu diệt dịch hại
  18. 9 2.1.1.3. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với con người và động vật Hóa chất BVTV gây độc cấp tính khi thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính. Thuốc xâm nhập vào cơ thể con người là do tiếp xúc trực tiếp với thuốc, với môi trường không khí họăc môi trường nước đã bị nhiễm thuốc, đặc biệt là qua thức ăn có dư luợng thuốc BVTV. Sau khi xâm nhập vào cơ thể con người, thuốc BVTV có thể gây ra nhiều hậu quả đối với con người như: - Gây viêm da khi tiếp xúc, mẫn cảm da, phản ứng dị ứng và phát ban, những biểu hiện muộn và nghiêm trọng về da, bệnh da porphyry nhiễm độc mắc phải bao gồm; mẩn cảm ánh sáng, nổi phỏng, loét sâu, rụng tóc và teo da. - Độc tính thần kinh muộn, thay đổi hành vi, tổn thương thần kinh trung ương, viêm thần kinh ngoại biên. - Ảnh hưởng đến sinh hóa làm cảm ứng men và ức chế men. Gây vô sinh ở nam giới, gây chết thai hoặc gây quái thai và các ảnh hưởng khác như gây ung thư, gây đột biến gen, đục nhân mắt, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch… Thuốc BVTV tác động trực tiếp đến động vật gây hiện tượng ăn ít, xút cân, đẻ ít, tỷ lệ trứng nở giảm,…nếu bị ngộ độc nặng, động vật có thể bị chết hàng loạt hoặc thuốc BVTV có thể tích lũy số lượng hay tích lũy hiệu ứng để gây nên những chứng bệnh đặc biệt cho động vật. (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2006) [5] 2.1.1.4. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường. * Ảnh hưởng tới môi trường đất Đất là bộ phận quan trọng của môi trường sống và cũng là nơi chủ yếu bị ô nhiễm do thuốc BVTV. Nguyên nhân là do: - Phun thuốc lên đất để loại trừ dịch hại sống trong đất như: tuyến trùng, sâu thép, trùng đất, phun thuốc trừ cỏ trước khi gieo hạt,… - Rơi vãi trong quá trình phun thuốc, rơi vãi trong quá trình pha chế,…
  19. 10 - Dư lượng thuốc BVTV trong khí quyển ngưng tụ kết hợp với hơi nước rơi xuống đất do mưa, … - Một số loài thuốc BVTV như Clo hữu cơ rất khó bị phân huỷ nên chúng có thể tồn tại nhiều năm trong đất. Sự tồn tại và di chuyển của thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc hoá học của hợp chất, loại đất, điều kiện thời tiết, phương thức tưới tiêu, loại cây trồng và các loài vi sinh vật có trong đất,…. Tác hại của thuốc BVTV đối với đất là nó làm giảm độ màu mỡ, chai hoá, tiêu diệt những vi sinh vật có lợi trong đất,… * Ảnh hưởng đến môi trường nước Nước có thể bị ô nhiễm trong các trường hợp sau: - Đổ thuốc BVTV thừa sau khi sử dụng. - Đổ nước rửa dụng cụ chứa thuốc BVTV thừa sau khi sử dụng. - Quá trình xói mòn, rửa trôi đất đã bị ô nhiễm xuống các nguồn nước. Thuốc BVTV từ khí quyển theo mưa rơi xuống các nguồn nước. - Độ bền vững của thuốc BVTV trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính hoà tan trong nước của thuốc, khả năng tác dụng với nước, bản chất hóa học của hoạt chất như tính bền vững với sự quang phân, thủy phân, oxy hóa trong nước, nhiệt độ,…. * Ảnh hưởng đến môi trường không khí Việc sử dụng thuốc BVTV cũng gây ảnh hưởng đến không khí một cách đáng kể là do: - Khi tiến hành phun thuốc cho cây trồng thì một phần thuốc trực tiếp bay vào không khí, đặc biệt là khi phun thuốc bằng máy. - Thuốc có thể bay hơi từ mặt đất, từ mặt thảm thực vật đã được phun thuốc, từ mặt ao hồ sông đã bị nhiễm thuốc,… - Thuốc BVTV không tồn tại nguyên trong khí quyển mà chúng tham gia vào quá trình tuần hoàn của các chất hoá học trong khí quyển. Một phần
  20. 11 thuốc cùng với sự ngưng tụ của hơi nước rơi xuống mặt đất, sông, ao, hồ,… một phần bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời tạo ra những hợp chất đơn giản như nước, CO2,… một phần khác bị oxy hoá bởi ôzôn và ôxy, một phần bị khuếch tán lên phần trên của khí quyển nhưng các hợp chất như thuỷ ngân, asen, chì và một số nguyên tố khác nữa không thể chuyển hoá thành các chất không độc, vì vậy chúng lại đi cùng với khí quyển quay trở lại mặt đất, ao hồ và có thể đi vào chuỗi thức ăn (Nguyễn Văn Tuyến, 2012) [9]. 2.1.2. Tổng quan về bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. 2.1.2.1. Khái niệm chất thải Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện tham gia giao thông, chất thải là kim loại hóa chất từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [7]. 2.1.2.2. Mối nguy hại từ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật. Tình trạng ô nhiễm môi trường vì rác thải thuốc BVTV ở một số vùng nông thôn đã ở mức báo động. Người nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV thường có thói quen vứt vỏ chai, bao bì tùy tiện ngay tại đồng ruộng, dưới mương nước, ao hồ; một số hộ còn tiêu hủy cùng với rác thải sinh hoạt. Ngoài ra nếu các chất thải bỏ có chứa hóa chất bảo vệ thực vật không được thu gom, vận chuyển và xử lý ngay và đúng theo quy trình sẽ gây tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật trong môi trường gây ô nhiễm hóa chất bảo vệ môi trương nghiêm trọng. Những hóa chất này theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, hoặc tiềm ẩn trong không khí, thức ăn, nước uống, là một trong những tác nhân gây ung thư điển hình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1