intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-VINACHEM Lào Cai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

51
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận này nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy phân bón DAP số 2 - VINACHEM và tìm cách khắc phục cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường nước, tiến tới góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhà máy cũng như môi trường cho khu vực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-VINACHEM Lào Cai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- NGUYỄN THỊ TUYẾT NHI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN DAP SỐ 2 – VINACHEM LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- NGUYỄN THỊ TUYẾT NHI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY PHÂN BÓN DAP SỐ 2 – VINACHEM LÀO CAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Văn Điền Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin cảm ơn và bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản và những hành trang vô cùng quý giá để cho em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp và cho con đường sự nghiệp sau này của em. Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn tới PGS. TS. Trần Văn Điền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc và toàn thể các cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần DAP số 2 - VINACHEM và gửi lời cảm ơn tới Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập và nghiên cứu đề tài. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm và kiến thức của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, nhận xét từ phía thầy giáo, cô giáo và các bạn để em có điều kiện để bổ sung, nâng cao kiến thức phục vụ cho công việc thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày .. tháng .. năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết Nhi
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kế hoạch lấy mẫu, phân tích nước ................................................. 22 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích ................................................................... 23 Bảng 4.1: Các loại nước thải có trong nguồn thải........................................... 34 Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất ..................................... 39 Bảng 4.3: Mức độ ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước ................ 46 Bảng 4.4: Mức độ ảnh hưởng của nước thải đến môi trường không khí ........ 48
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy xử lý nước thải ......................................................... 35 Hình 4.2. Giá trị pH trong nước thải của nhà máy DAP số 2 ......................... 40 Hình 4.3. Hàm lượng BOD5, COD, TSS trong nước thải của nhà máy DAP . 41 Hình 4.4. Hàm lượng tổng N, tổng P trong nước thải của nhà máy DAP ....... 42 Hình 4.5. Hàm lượng tổng Coliform trong nước thải của nhà máy DAP ....... 42 Hình 4.6. Hàm lượng As, Pb, Cu trong nước thải của nhà máy DAP ............ 43 Hình 4.7. Hàm lượng Fe, Mn, Zn trong nước thải của nhà máy DAP ........... 44 Hình 4.8. Hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước thải của nhà máy DAP ..... 45 Hình 4.9: Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước..47 Hình 4.10: Ý kiến người dân về ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường không khí ......................................................................................................... 49
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD : Biochemical Oxygen Demand ( Nhu cầu oxy sinh hoá) BOD5 : 5- day Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá 5 ngày) COD : Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hoá học) CNH : Công nghiệp hóa CBCNV : Cán bộ công nhân viên CN : Tổng xianua CCN : Cụm công nghiệp HĐH : Hiện đại hóa KCN : Khu công nghiệp Ni : Niken Ng.đ : Ngày đêm NH3-N : Tổng nitơ MPN/100ml : Mật độ khuẩn lạc trong 100ml PTN : Phòng thí nghiệm QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định STT : Số thứ tự TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 12 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 14 2.3.1. Thực trạng quản lý chất thải công nghiệp trên thế giới ........................ 15 2.3.2. Thực trạng quản lý chất thải công nghiệp tại Việt Nam ....................... 15 2.3.3. Tổng quan nước thải công nghiệp ......................................................... 19 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 21 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin thứ cấp ................................. 21
  8. vi 3.3.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 21 3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 22 3.3.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 22 3.3.5. Phương pháp so sánh kết quả phân tích ................................................ 23 3.3.6. Phương pháp phỏng vấn người dân ...................................................... 23 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 24 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai và khái quát về nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – VINACHEM Lào Cai ............................ 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai ............................ 24 4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 24 4.1.1.2. Diện tích, dân số................................................................................. 24 4.1.1.3. Địa hình .............................................................................................. 24 4.1.1.4. Kinh tế, giao thông ............................................................................. 25 4.1.1.5. Văn hóa xã hội ................................................................................... 26 4.1.1.6. Văn hóa du lịch .................................................................................. 27 4.1.2. khái quát về nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – VINACHEM Lào Cai ................................................................................................................... 27 4.1.2.1. Giới thiệu sơ lược về cơ sở xả thải .................................................... 27 4.1.2.2. Khái quát về hoạt động của cơ sở xả thải .......................................... 29 4.1.2.3. Nhu cầu sử dụng nước ....................................................................... 31 4.1.2.3. Nhu cầu xả thải................................................................................... 32 4.1.2.3. Các loại nước thải có trong nguồn thải .............................................. 34 4.1.2.4. Hệ thống xử lý nước thải.................................................................... 34 4.2. Đánh giá chất lượng nước thải nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – VINACHEM Lào Cai ..................................................................................... 38 4.2.1. Đánh giá sơ bộ....................................................................................... 38 4.2.2. Kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất ............................................ 39
  9. vii 4.3. Đánh giá của người dân xung quanh nhà máy ......................................... 45 4.3.1. Đối với môi trường nước ...................................................................... 45 4.3.2. Đối với môi trường không khí .............................................................. 47 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao, khắc phục sự cố ô nhiễm của nhà máy DAP số 2 – VINACHEM Lào Cai ........................................................................... 49 4.4.1. Kế hoạch nâng cao và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải .......................................................................................................... 49 4.4.2 Chương trình quan trắc và kiểm soát nước thải và nguồn tiếp nhận ..... 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 53 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước thải sản xuất đang là một trong những mối quan tâm, lo ngại vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng cùng với đó là sự suy thoái ngày càng nhanh về chất lượng môi trường sống và sản xuất. Môi trường nước bị ô nhiễm bởi nước thải của các nhà máy chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã xả ra môi trường. Điều này không chỉ gây ô nhiễm nước mặt mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Cùng với xu thế chung đó, chất lượng môi trường thành phần trong đó có môi trường nước ở Việt Nam cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trước đây Việt Nam là nước giàu tài nguyên nước, với lượng mưa trung bình 1600 - 2100 mm/năm, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nhưng những năm trở lại đây nguồn tài nguyên nước đang giảm và chất lượng nước ngày càng suy thoái. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân Việt Nam coi nước là nguồn tài nguyên vô hạn, nên không có kế hoạch sử dụng hợp lý gây lãng phí và suy thoái nguồn nước nhanh chóng, đồng thời, hàng loạt các nhà máy KCN mọc lên trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Điều này không chỉ làm thay đổi tính chất nước mặt theo hướng xấu đi mà còn làm giảm chất lượng nước ngầm. Trong số các ngành Công nghiệp có lượng nước thải lớn và có khả năng gây ô nhiễm nước lớn như khai thác và chế biến quặng Antimon, đây là ngành sản xuất thải ra một lượng lớn nước thải. Nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt phát (DAP) số 2 tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Dự án đầu tư xây dựng mới một nhà máy sản xuất phân bón DAP trên khu đất diện tích 747.030 m2, gồm: Xưởng sản xuất Axit Sunfuric; Xưởng sản xuất Axit Photphoric; Xưởng sản
  11. 2 xuất phân bón DAP; Các xưởng sản xuất phụ trợ phát điện, cấp hơi, nước; Các công trình hành chính sinh hoạt, kho tàng… phục vụ sản xuất. Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 đã tích cực triển khai nhiều hoạt động để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Tuy vậy các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường vẫn mang tính chắp vá, nhiều chỉ số ô nhiễm qua giám sát vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Trần Văn Điền, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-VINACHEM Lào Cai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của nhà máy phân bón DAP số 2 - VINACHEM và tìm cách khắc phục cũng như hạn chế ô nhiễm môi trường nước, tiến tới góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhà máy cũng như môi trường cho khu vực. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu tổng quan về nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – VINACHEM tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá chất lượng môi trường nước thải của nhà máy. - Đánh giá của người dân xung quanh nhà máy. - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường nước.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. - Giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. - Tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến môi trường; từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải. - Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực quanh nhà máy.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài * Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường a. Khái niệm môi trường. Trong “Luật bảo vệ môi trường” đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa khái niệm về môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” Theo chương I khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” b. Khái niệm ô nhiễm môi trường. Ngày nay thuật ngữ ô nhiễm được sử dụng rất nhiều để diễn tả các hành động phá hoại môi trường tự nhiên. Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng đối với khối lượng lớn trong môi trường là môi trường khó chấp nhận. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. Theo chương I khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014: “ Ô nhiễm môi trường là sự biến
  14. 5 đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật’’. c. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước. Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các nguồn ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người và các sinh vật khác. “Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lí - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Cao Văn Hùng,2001)[5] Ngoài ra ta còn có định nghĩa như sau: “sự ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm của nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người” (Lê Văn Khoa,2002)[6] * Các dạng ô nhiễm nước: Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm như: Ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý. - Ô nhiễm sinh học của nước: Ô nhiễm sinh học của nước do các nguồn thải đô thị hay công nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy… Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được, sự thải sinh hoạt có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, các lò giết mổ… Ô
  15. 6 nhiễm hữu cơ được đánh giá bằng chỉ tiêu BOD5 trong nước (Gary W,2000) [11]. - Ô nhiễm hóa học: Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất dùng trong nông nghiệp. - Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất màu, hầu hết là màu hữu cơ làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp có chứa nhiều hợp chất hóa học như muối, sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfur, phenol… làm cho nước có vị không bình thường (Gary W,2000)[11]. * Khái niệm nước thải và nguồn nước thải - Khái niệm nước thải: Theo TCVN 5980 - 1995 và iso 6107/1-1980: Nước thải là nước đã thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ mà không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. - Khái niệm nguồn nước thải: Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý. * Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. * Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
  16. 7 * Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí. * Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng. * Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên. Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: - Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. - Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…) - Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại….) - Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để oxi hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. - Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Để đánh giá mức ô nhiễm vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ tiêu Coliform. (Cao văn Hùng,2001)[5]. Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thủy sinh vật và việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan chung. Theo Escap, chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu đó là: - Các thông số lý học, ví dụ như:
  17. 8 + Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan. + pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazo của nước là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hóa học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật trong nước. - Các thông số hóa học, ví dụ như: + BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. + COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước. + NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ trong nước thải. + Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cadimi, Fe, Mn… ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật như khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. - Các thông số sinh học, ví dụ như: + Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. * Các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng nước thải * Các chỉ tiêu hóa học
  18. 9 + pH pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn. Vì thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axit; pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh. + BOD (Biochemical oxygen Demand: Nhu cầu oxy sinh hoá) BOD là lượng oxy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước. Thông số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải; Giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao. Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn, ví dụ ở nhiệt độ 200C trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày (BOD5). + COD (Chemical oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học) COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ
  19. 10 có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm. + Dầu mỡ khoáng Lượng dầu mỡ khoáng có trong nước thải chủ yếu do quá trình sản xuất, rửa vật liệu và máy móc có lẫn dầu mỡ. + CN (Tổng xianua) Xianua có mặt trong nguồn nước do ô nhiễm từ các loại nước thải ngành nhựa, xi, mạ, luyện kim, hóa chất sợi tổng hợp. Xianua rất độc thường tấn công các cơ quan như phổi da đường tiêu hóa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng xianua nhỏ hơn 0,07mg/l. + Coliform Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli …) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con đường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi. Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh. + NH3-N (Amoni) Trong nước, bề mặt tự nhiên của vùng không ô nhiễm amoniac chỉ có ở nồng độ vết (dưới 0,05 mg/l). Trong nguồn nước có độ pH acid hoặc trung tính, amoniac tồn tại ở dạng ion amoniac (NH4+); nguồn nước có pH kiềm thì amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3. Nồng độ amoniac trong nước ngầm cao hơn nhiều so với nước mặt. Lượng amoniac trong nước thải từ khu dân cư và từ các nhà máy hóa chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10-100mg/l. Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật. + S2- (Sunfua)
  20. 11 Sự có mặt của hợp chất sunfua ở trong nước chủ yếu là bắt nguồn từ chất thải của các quá trình sản xuất công nghiệp. + Tổng P (Photpho) Hợp chất photpho là chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật và gây nên sự phát triển của tảo trong nước mặt. Tùy vào nồng độ photpho trong nước mà hiện tượng phú dưỡng có thể xảy ra hay không. + Tổng N (Nitơ) Trong nước thải, các hợp chất của nitơ tồn tại dưới 3 dạng: Các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng oxy hóa (nitrit và nitrat). Các hợp chất nitơ là các chất dinh dưỡng, chúng luôn vận động trong tự nhiên, chủ yếu nhờ các quá trình sinh hoá. + Kim loại nặng Kim loại nặng (Asen, chì, Crôm (VI), Cadimi, Thủy ngân …) có mặt trong nước do nhiều nguyên nhân: trong quá trình hoà tan các khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp. ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tùy thuộc vào nồng độ của chúng, nó là có ích nếu chúng ở nồng độ thấp và rất độc nếu ở nồng độ vượt giới hạn cho phép. Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi hạt sét, phù sa lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng này dần dần rơi xuống mà làm cho nồng độ kim loại nặng trong trầm tích cao hơn rất nhiều trong nước. Các loài động vật thuỷ sinh, đặc biệt là động vật đáy sẽ tích lũy lượng lớn các kim loại nặng trong cơ thể. Thông qua dây chuyền thực phẩm mà kim loại nặng được tích luỹ trong con người và gây độc tính với tính chất bệnh lý rất phức tạp. * Các chỉ tiêu vật lý + Độ màu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2