intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của người dân tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nêu lên thực trạng công tác quản lý, vận chuyển thu gom, công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn; đánh giá nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn về quản lý rác thải sinh hoạt; đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cao nhằm giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở thị trấn Chợ Mới huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của người dân tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU THỊ HƯƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU THỊ HƯƠNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Lớp : K46 - KHMT – N01 Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Cảnh Thái nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên cuối khóa, nhằm nâng cao năng lực tri thức, tổng hợp các kiến thức đã học và có cơ hội mở rộng kĩ năng thực tiễn trong việc nghiên cứu khoa học. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường em đã được thực tập tại Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Để hoàn thành khóa luận này lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong khoa Môi trường đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập. Em xin cảm ơn các cô, chú trong Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Mới, các cán bộ địa chính đã nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Minh Cảnh, người đã chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này. Cuối cùng em xin cảm ơn sự chăm sóc của gia đình, sự động viên, giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp. Do kiến thức còn hạn hẹp nên bài khóa luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2018 Sinh viên Triệu Thị Hương
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần CTR từ hộ gia đình của một số thành phố .................. 15 Bảng 4.1. Tổng hợp lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ............................................... 29 Bảng 4.2. Lượng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình................................... 32 Bảng 4.3. Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới......... 33 Bảng 4.4 Nhân lực phục vụ cho công tác thu gom RTSH .............................. 35 Bảng 4.5 Các hình thức thu gom RTSH của các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Chợ Mới ................................................................................... 38 Bảng 4.6: Tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH năm 2016 của thị trấn Chợ Mới và các xã lân cận. .................................................................... 39 Bảng 4.7: Trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom RTSH ...................... 40 Bảng 4.8: Mức thu phí vệ sinh môi trường đang áp dụng tại thị trấn Chợ Mới...... 41 Bảng 4.9: Đánh giá tình hình thu phí VSMT trên địa bàn thị trấn Chợ Mới ...... 42 Bảng 4.10: Đánh giá của cộng đồng dân cư về công tác quản lý RTSH tại địa phương ............................................................................................ 48 Bảng 4.11 Tỷ lệ đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của RTSH đến môi Trường, mỹ quan đường phố ................................................... 48 Bảng 4.12. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác thu gom rác trên địa bàn thị trấn Chợ Mới ....................................................................... 49 Bảng 4.13 Tình hình phân loại rác của các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Chợ Mới .......................................................................................... 50
  5. iii DANH MỤC CỦA HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải............................................................................ 6 Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới .......................................................................22 Hình 4.2: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới...............................29 Hình 4.3.Tỷ lệ phần trăm nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại TT Chợ Mới .............................................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải tại hộ gia đình....................................................33 Hình 4.5. Quy trình thu gom RTSH..........................................................................................38 Hình 4.6 Sơ đồ quá trình đốt rác thải sinh hoạt bằng lò ECOTECH ..................................45 Hình 4.7. Biểu đồ minh họa mức độ tham gia của cộng đồng trong công tác thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn .........................................................................................................49 Hình 4.8. Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của việc phân loại RTSH ......51
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng việt BVMT Bảo vệ môi trường BQL Ban quản lý CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTR Chất thải rắn MT Môi trường MTĐT Môi trường đô thị NĐ-CP Nghị định – Chính phủ RTSH Rác thải sinh hoạt TP Thành phố UBND Ủy bạn nhân dân UB Uỷ ban VSMT Vệ sinh môi trường
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ii DANH MỤC CỦA HÌNH .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................................. iv MỤC LỤC................................................................................................................................. v PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................. 2 1.3. Yêu cầu...................................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 5 2.1.1. Các khái niệm liên quan............................................................................................... 5 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải ........................................................... 6 2.1.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe cộng đồng8 2.2. Cơ sở pháp lý pháp lý của đề tài .............................................................. 10 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 12 2.3.1. Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới..........................12 2.3.2.Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ....................................14 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 19 3.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ........................................... 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................19
  8. vi 3.1.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ..............................................................................19 3.1.3.1. Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị trấn Chợ Mới huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn......................................................................................................19 3.1.3.2. Thời gian tiến hành: Đề tài được nghiên cứu từ ngày 20 tháng 7 năm 2017 đến ngày 20 tháng 12 năm 2012. ......................................................................19 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.2.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến đề tài nghiên cứu tại Thị Trấn Chợ Mới ...............................................................................................19 3.2.2 . Điều tra, đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Chợ Mới ...19 3.2.3. Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thị Trấn..........................................................................................................................19 3.2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn.........................................................................................20 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 3.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp. ............................20 3.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực nghiệm ...................................................20 3.3.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn. .........................................................................20 3.3.4. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải ...........................21 3.3.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu. ..........................................................21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 22 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ........ 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................22 4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ...............................................................................................25 4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................................26 4.2. Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. ..................................................................................... 28
  9. vii 4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ..............................................................................................................28 4.2.2. Lượng phát sinh, thành phần và phân loại rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn..................................................................31 4.3. Thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới ............................................................................................................. 35 4.3.1.Cơ cấu tổ chức quản lý rác thải tại huyện chợ mới ..........................................35 4.3.2. Công tác thu gom, vận chuyển RTSH tại thị trấn Chợ Mới........................37 4.3.3. Tình hình tái chế, tái sử dụng RTSH tại thị trấn Chợ Mới. .........................42 4.3.4. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. ...................................................................................................43 4.3.5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng về RTSH và công tác quản lý,xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới. ...................................................47 4.3.6. Nhận xét chung về công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới51 4.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thị trấn Chợ Mới ................................................................... 53 4.5.1. Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển rác ........................................53 4.5.2. Giải pháp giảm lượng chất thải, thu hồi và tái chế chất thải rắn ...............53 4.5.3. Giải pháp về tổ chức kinh tế- xã hội .....................................................................54 4.5.4. Giải pháp về đầu tư ......................................................................................................55 4.5.5. Giải pháp về công nghệ..............................................................................................55 4.5.6. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về môi trường ......................56 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 57 5.1. Kết luận .................................................................................................... 57 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 60 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề. Trong xu thế phát triển kinh tế, xã hội tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch…kéo theo mức sống của người dân ngày càng tăng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới nan giải trong công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động của người dân ngày một nhiều hơn đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Chất thải sinh hoạt là một phần của cuộc sống phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người. Mức sống của người dân càng cao thì việc tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng chất thải sinh hoạt. Mặt khác tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt cho đến nay mới chỉ đạt 60-80% phần còn lại được thải vào môi trường. ở nhiều nơi trên nước ta rác thải sinh hoạt là nguyên nhân chính phá vỡ cân bằng sinh thái, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí gây bệnh cho con người cây trồng vật nuôi, mất đi cảnh quan văn hóa đô thị và nông thôn… Chợ Mới là một huyện gồm 15 xã và 01 thị trấn. Những năm gần đây huyện đã có nhiều bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội trong đó có sự góp phần chủ yếu là thị trấn Chợ Mới. Đời sống người dân ngày càng cải thiện cùng với đó nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo. Các chợ, quán xá, các dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong phú và đa đạng dẫn đến lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này. Những năm gần đây người dân đã có ý thức hơn trong quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải được người dân bỏ vào thùng chờ thu gom
  11. 2 ; một phần nhỏ được tận dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hay bán rác thải có thể tái chế. Tuy nhiên bên cạnh đó nhận thức người dân về rác còn chưa đầy đủ và hoạt động quản lý còn nhiều bất cập đó là nhiều hộ dân còn vứt bừa bãi, trực tiếp ra sông, ao gần nhà. Chính quyền chưa có chế tài xử phạt đối với các đối tượng trên vì vậy môi trường ngày càng ô nhiễm. Xuất phát từ thực tiễn, đề tài:” Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của người dân tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” mong muốn góp phần vào giải quyết các khó khăn hiện nay trong công tác quản lý rác của thị trấn Chợ Mới nói riêng và huyện Chợ Mới nói chung đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của huyện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Dựa trên thực trạng công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới, từ đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng dẫn cộng đồng có ý thức và thói quen thu gom và phân loại rác tại nguồn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện của địa phương để đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, vận chuyển thu gom, công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn về quản lý rác thải sinh hoạt. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cao nhằm giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở thị trấn Chợ Mới huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.
  12. 3 1.3. Yêu cầu - Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại thị trấn Chợ mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc ạn - Tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. - Xác định được thành phần và khối lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình, lượng rác thải bình quân trên đầu người (kg/người/ngày) trên địa bàn thị trấn. - Thống kê được lượng rác thải sinh hoạt trung bình theo ngày (kg/ngày) của từng tổ dân cư trên địa bàn thị trấn. - Nhận định được ý thức người dân về rác thải sinh hoạt. - Tìm ra những khó khăn hiện tại và đưa ra các giải pháp khắc phục - Đề xuất các biện pháp quản lý rác đạt hiệu quả tốt nhất. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo và là cơ sở cho các nghiên cứu khoa học. Đồng thời bổ sung thông tin, số liệu về hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt cho thị trấn Chợ Mới. + Áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, làm quen với công việc và môi trường mới. + Nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế cho công việc sau khi ra trường. + Nâng cao nhận thức, kỹ năng, khả năng thu thập và xử lý thông tin - Ý nghĩa thực tiễn + Đánh giá được toàn diện các vấn đề về công tác quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt, từ đó đề xuất một số hướng xử lý, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho thị trấn Chợ Mới. + Đề tài đã cung cấp được một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý CTR sinh hoạt cho thị trấn Chợ Mới.
  13. 4 + Đánh giá công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn và đề xuất một số giải pháp xử lý chất thải rắn tại Thị Trấn. + Thu gom hiệu quả, triệt để lượng RTSH phát sinh hằng ngày, đồng thời phân loại, tái sử dụng CTRSH. + Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH và xử lý rác thải, góp phần giảm chi phí vận chuyển và xử lý, cải thiện môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
  14. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các khái niệm liên quan * Chất thải: là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” [5]. * Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [8]. - Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. - CTR phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. * Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người[9]. * Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận[8]. * Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý[8]. * Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng[8]. * Quản lý chất thải: “Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các họat động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý
  15. 6 chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người”[8]. 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại, thành phần rác thải 2.1.2.1. Nguồn gốc rác thải sinh hoạt Kinh tế phát triển, cuộc sống người dân càng được nâng cao cùng với đó là sự gia tăng dân số dẫn đến lượng rác thải phát sinh từ sinh hoạt ngày càng tăng. Trong đó nguồn phát sinh bao gồm: sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng như các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm: - Từ các khu dân cư - Từ các trung tâm thương mại - Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, bệnh viện các công trình công cộng - Từ các dịch vụ đô thị sân bay - Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống cống thoát nước của thành phố Từ các khu công nghiệp, nông nghiệp - Từ các làng nghề Nhà dân, Trường học Nơi vui khu dân cư chơi, giải trí Chợ, bến Rác thải Bệnh xe, nhà ga viện, cơ Khu công Giao thông, Cơ quan nghiệp, nhà xây dựng hành máy, xí chính nghiệp Hình 2.1 Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải[4]
  16. 7 2.1.2.2. Phân loại rác thải sinh hoạt[6] Rác thải sinh hoạt được phân loại theo các cách sau: a. Phân loại theo nguồn phát sinh - Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ. - Chất thải công nghiệp: phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công ( gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là các dạng rắn, lỏng, dạng khí ) - Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông đổ vỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra. - Chất thải nông nghiệp: sinh ra trong các hoat động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch. b. Phân loại theo mức độ nguy hại. - Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loai nặng. - Chất thải không nguy hại: Là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có chứa tính nguy hại c. Phân loại theo thành phần. - Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ một số loại phân bón, đồ dùng gia đình, - Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa , chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật. d. Phân loại theo trạng thái chất thải. - Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế tạo máy, xây dựng (Kim loại, hóa chất sơn, nhựa, thủy tinh, vật liệu xây dựng…)
  17. 8 - Chất thải ở trạng thái lỏng: nước thải từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp… - Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu… 2.1.2.3. Thành phần rác thải sinh hoạt[6] Thành phần RTSH khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế, tính chất tiêu dùng và nhiều yếu tố khác. Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp không đồng nhất. Sự không đồng nhất này tạo nên một số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của RTSH. - Thành phần chất thải sinh hoạt có thể bao gồm: + Các chất dễ phân hủy sinh học; Thực phẩm thừa, cuộng rau, lá rau, lá cây, xác động vật chết, vỏ hoa quả… + Các chất khó phân hủy sinh học: Gỗ, cành cây, cao su, túi nilon… + Các chất hoàn toàn không bị phân hủy sinh học: Kim loại, thủy tinh, mảnh sành, gạch, ngói, đá, sỏi, cát… 2.1.3. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường và sức khỏe cộng đồng Rác thải khi thải vào môi trường gây ô nhiễm đất, nước , không khí. Ngoài ra rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. rác thải là nơi trú ngụ lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia súc. 2.1.3.1. Ảnh hưởng tới môi trường không khí Những đống rác công cộng để lâu ngày phân hủy thu gom gây mùi hôi thối khó chịu, các bãi rác không được xử lý triệt để gây ra hiện tượng bốc mùi gây nên ảnh tới hưởng môi trường không khí, làm cho không khí xung quanh ngày càng trở nên ô nhiễm. Nhất là rác thải có nguồn gốc hữu cơ bị vi khuẩn
  18. 9 phân hủy thành các chất gây mùi hôi như H2S, NH3, CH4… Khi ngửi phải các khí này con người bị kích thích đường hô hấp, đau đầu, viêm kết mạc, mất ngủ, đau mắt suy hô hấp. Với nồng độ cao chúng làm cản trở sự vận chuyển oxy, làm hại các mô thần kinh, thậm chí gây tử vong 2.1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường đất Rác thải sinh hoạt mang nhiều thành phần khác nhau, mỗi chất lại tác động tới môi trường đất không giống nhau. Rác thải vứt trên đất làm mất cân bằng hoặc làm mất hệ vi sinh vật trong đất, thay đổi thành phần trong đất, làm mất tính chất của đất từ đây làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng cũng như sự sống của sinh vật sống trong đất. Hiện nay, trong rác thải phổ biến là túi chất liệu khó phân hủy nó tồn tại hàng trăm năm trong đất. 2.1.3.3. Ảnh hưởng tới môi trường nước Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận. Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinhvà làm giảm sinh khối của các thủy vực. Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
  19. 10 2.1.3.4. Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người - Tác hại của rác thải sinh hoạt lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh. Rác thải không được lượm nhặt, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ tác động đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như công nhân thu gom, xử lý tại bãi rác dễ mắc những bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa... Những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và những chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành trong khoảng sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây tác động xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch… 2.1.3.5. Rác thải làm giảm mỹ quan đô thị. Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi nhỏ lộ thiên… đều là hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm… 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường 2014 ban hành ngày 23/01/2014 có hiệu lực ngày 1/1/2015.
  20. 11 - Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của luật BVMT. - Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng chính phủ về thu gom và quản lý chất thải rắn có ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo môi trường và an ninh môi trường” - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. - Nghị định 59/2007/NĐ-CP, nghị định về quản lý chất thải rắn. - Nghị định số: 04/2019/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường - Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn * Một số quy định của tỉnh Bắc Kạn về quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường: - Quyết định 2201/QĐ-UBND năm 2017 về Định mức xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ đốt đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. - Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. – Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2