Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy Cốc Hóa Thái Nguyên
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận nhằm xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải. Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy. Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy Cốc Hóa Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- VŨ THỊ NGỌC MAI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY CỐC HÓA THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 THÁI NGUYÊN – 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- VŨ THỊ NGỌC MAI Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI NHÀ MÁY CỐC HÓA THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Lớp : K46 - KHMT – N01 Khóa học : 2014 – 2018 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Văn Điền THÁI NGUYÊN – 2018
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, quan sát, nghiên cứu và ứng dụng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế các công tác quản lý môi trường của các nhà máy sản xuất. Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày về những vấn đề mình quan tâm trong quá trình thực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan trọng giúp các giảng viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả thực tập của mỗi sinh viên. Để hoàn thành báo cáo thực tập này trong thời gian thực tập tại Nhà máy Cốc Hóa-Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Các thầy cô giáo giảng dạy của Khoa Môi trường -Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuyên ngành về môi trường và các vấn đề cấp bách về môi trường hiện nay. - Thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong đợt thực tập này đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình thực tập, xây dựng báo cáo. - Các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là bác Đào Đại Dương đang công tác tại Phòng Kỹ thuật Công Nghệ - Nhà máy Cốc Hóa Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc môi trường của cơ quan trong thời gian thực tập vừa qua, và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện báo cáo. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên thực tập Vũ Thị Ngọc Mai
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1.Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp sản xuất thép (QCVN52:2013/BTNMT) ........................................ 18 Bảng 3.2: Giá trị các thông số ô trong nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT) ........................................................................... 18 Bảng 4.1: Các hình thức sản xuất và kết cấu sản xuất kinh doanh ................. 23 Bảng 4.2: Kết quả đo phân tích nước thải sinh hoạt ....................................... 29 Bảng 4.3: Kết quả đo phân tích nước thải sản xuất ........................................ 30 Bảng 4.4. Kết quả đo phân tích nước thải sản xuất sau quá trình xử lý nước thải ................................................................................ 38
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Vị trí Nhà máy Cốc Hóa .................................................................. 22 Hình 4.2: Tổ chức bộ máy sản xuất của nhà máy cốc hóa............................... 23 Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất của Nhà máy Cốc Hóa ........................... 25 Hình 4.4: Công nghệ xử lý nước thải chứa phenol .......................................... 33 Hình 4.5: Bể lắng cặn, tách dầu mỡ ................................................................. 35 Hình 4.6: Bể điều hòa....................................................................................... 36 Hình 4.7: Bể aroten .......................................................................................... 36 Hình 4.8: Bể lắng đứng .................................................................................... 37 Hình 4.9: Nồng độ pH trong thành phần nước thải trước và sau xử lý so sánh với QCVN ........................................................................................ 39 Hình 4.10: Nồng độ BOD5, COD trong thành phần nước thải trước và sau xử lý so sánh với QCVN ....................................................................... 39 Hình 4.11: Nồng độ TSS trong thành phần nước thải trước và sau xử lý so sánh với QCVN ................................................................................ 40
- iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 BOD Nhu cầu oxy sinh học 2 CBCNV Cán bộ công nhân viên 3 COD Nhu cầu oxy hóa học 4 DO Nồng độ oxy hòa tan 5 QCMT Quy chuẩn môi trường 6 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 8 TCMT Tiêu chuẩn môi trường
- v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, đánh giá chất lượng nước.... 4 2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải ................................................ 6 2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước ......................... 7 2.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 9 2.2.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới ..................................................... 9 2.2.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam ............................................... 11 2.2.3. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam .................................................... 13 2.2.4. Tình hình ô nhiễm nước ở Thái Nguyên ............................................... 15 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 17 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
- vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp.............. 17 3.4.2. Phương pháp tổng hợp so sánh với QCVN ........................................... 18 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu nước thải............................................................ 19 3.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 20 3.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia .......................................... 20 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 21 4.1. Vị trí địa lý, địa hình và đặc điểm cơ bản của nhà máy Cốc Hóa............ 21 4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 21 4.1.2. Đặc điểm cơ bản của nhà máy .............................................................. 23 4.2. Hiện trạng nước thải và quy trình xử lý nước thải của nhà máy ............. 27 4.2.1. Hiện trạng nước thải của nhà máy ........................................................ 27 4.2.2. Quy trình xử lý nước thải của nhà máy................................................. 31 4.3. Đánh giá kết quả xử lý nước thải của nhà máy ........................................ 38 4.3.1. Chỉ tiêu pH ............................................................................................ 39 4.3.2. Chỉ tiêu BOD, COD .............................................................................. 39 4.3.3. Chỉ số TSS............................................................................................. 40 4.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung cho nhà máy Cốc hóa ............................................. 40 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 42 5.1. Kết luận .................................................................................................... 42 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất, nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia vào quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư. Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất... Nhà máy Cốc Hóa là đơn vị thành viên thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, được thành lập ngày 06/9/1963. Sau hơn 1 năm được thành lập, với tinh thần khẩn trương CBCNV Xưởng luyện Cốc (Nay là nhà máy Cốc Hóa) vừa triển khai chuẩn bị cho sản xuất vừa gia công sấy lò đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Để đạt được các tiêu chuẩn trên cũng như dần nâng cao sản phẩm thì sự hoạt động của nhà máy cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Trước khi thải ra môi trường thì nồng độ các chất trong nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên trước khi xả ra môi trường nhà máy đã phải dùng dây chuyền làm sạch nước sao cho đủ tiêu chuẩn cho phép để thải ra môi trường.
- 2 Xuất phát nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của khoa Khoa Học Môi Trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy Cốc Hóa Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy Cốc Hóa Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thông qua nghiên cứu đề tài nắm được hiện trạng chất lượng nước thải của nhà máy Cốc Hóa Thái Nguyên. - Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải. - Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy. - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường nước. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện kĩ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản xuất đến môi trường. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải.
- 3 + Cảnh cáo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân khu vực quanh nhà máy.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, đánh giá chất lượng nước Khái niệm môi trường Trong “ Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014”, Chương 1, Điều 1 xác định : “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. [8] Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Tùy theo nội dung nghiên cứu môi trường sống mà môi trường được phân ra 3 loại chính: môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo: - Môi trường thiên nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên : vật lý, hóa học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời, hoặc chịu sự chi phối của con người. - Môi trường xã hội: là các mối quan hệ của con người thông qua giao tiếp trao đổi mua bán… tạo nên mối quan hệ qua thời gian và tạo nên phát triển của các cá nhân và cộng đồng của con người. - Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Chức năng của môi trường: 1. Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật 2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
- 5 3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống.[9] 4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người 5. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài Tiêu chuẩn môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 : “ Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dung làm căn cứ để quản lý môi trường.[8] Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.[8] Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nha, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.[9] Như vậy, sự gây ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh cho người. “Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại”. Việc thải các chất thải hoặc nước thải vào môi trường nước sẽ gây ra ô nhiễm nước về vật lí, hóa học, hữu cơ, nhiệt hoặc phóng xạ. Việc thải đó phải
- 6 không được gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải của nước (khả năng pha loãng, tự làm sạch...). Những hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng, những biện pháp xử lí nước đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. Đánh giá chất lượng nước Các thông số lý học: + Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong ngồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxi hòa tan. + pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazo của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Các thông số hóa học: + BOD: Là lượng oxi cần thiết để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian + COD: Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất hóa học trong nước. + NO3: Là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy các chất có chưa Nitơ có trong nước thải. Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng ở hàm lượng nhỏ thì chúng là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của các loài động, thực vật nhưng khi ở hàm lượng lớn chúng là nguyên nhân gây độc hại cho sinh vật và con người thông qua chuổi mắt xích thức ăn. Các thông số sinh học: + Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.[10] 2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải - Khái niệm nước thải:
- 7 Nước thải: Nước thải là nước được thải ra sau khi đã qua sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó [9]. - Khái niệm nguồn nước thải: Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý: + Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. + Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. + Các hoạt động nông nghiệp: Nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi, các loại thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt cỏ, các loại thuốc diệt nấm... + Nước chảy tràn: Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường xá. + Hoạt động tàu thuyền: Dầu mỏ và các chất thải từ tàu thuyền 2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, cần căn cứ vào: - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước - Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực ngày 1/1/2013. - Nghị định số 149/ 2004/NĐ – CP Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. - Nghị định số 21/2008/NĐ- CP sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ- CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- 8 - Nghị định 117/2009/NĐ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các Quy Chuẩn Việt Nam: - QCVN 40: 2011/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 50: 2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. - QCVN 52: 2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Công nghiệp sản xuất thép. - QCVN 08: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - QCVN 09: 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 01: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Các Tiêu Chuẩn Việt Nam: - TCVN 5944- 1995 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học. - TCVN 6772:2000 Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt giới hạn ô nhiễm cho phép. - TCVN 6980: 2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào các lưu vực sông dùng cho cấp nước sinh hoạt.
- 9 - TCVN 6981: 2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào lưu vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. 2.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới Hiện nay đường thủy và sông ngòi nói chung ở Châu Âu đều nhiễm độc, nhất là từ các hợp chất hữu cơ chứa flo. Nguyên nhân là dọc hai bên bờ sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở sông Ranh chẳng hạn. Ở Hà Lan người ta đã phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất ô nhiễm (Micropolluant) trong nước uống bắt nguồn từ sông Ranh.[16] Ô nhiễm nước do nitrat (NO3) từ nông nghiệp là vấn đề quan trọng. Nông nghiệp hiện đại ngày nay sử dụng quá nhiều phân hóa học (nhất là phân đạm). Khoảng chừng 20 năm qua, lượng NO3- đã khuyếch tán trong đất và gây ô nhiễm nước, ngày càng nhiều nguồn nước có lượng NO 3- quá mức quy định. Song điều nguy hiểm hơn nữa là ở vùng nông thôn thường có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao.[16] Tại các nguồn nước ở các khu công nghiệp thì nồng độ của các chất có hại vượt quá liều lượng cho phép bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ khó bị phân giải trong tự nhiên. Chúng có thể nổi trên mặt nước, lơ lửng hoặc lắng sâu dưới đáy và tan trong nước. Ở các đô thị của các nước đang phát triển thì 95% cống rảnh không được xử lý nước thải và đã xả ra các cánh đồng lân cận. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ô nhiễm nước ở các mức độ khác nhau. Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu không biến mất, chúng cũng sẽ bị ô nhiễm đến mức mà con người và muôn loài không thể sinh sống. 2/3 dân số trên thế giới sẽ đối mặt
- 10 với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, sau đây là những con số biết nói khác: Tính trên toàn thế giới, gần 1,1 tỉ người không thể tiếp cận được nguồn nước sạch uống được, và cứ 6 người thì có 1 người, tức khoảng 2,8 triệu người chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước. Trong khi châu Phi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 358 triệu người không có nước sạch. Con số này tại các nước phát triển là 9 triệu người. 82% người sống tại vùng nông thôn thiếu nước dùng, trong khi con số này tại vùng đô thị là 18%. Tại các quốc gia kém và đang phát triển, gần 1 tỉ phụ nữ và trẻ em phải đi bộ gần 6 km mỗi ngày để lấy nước, trong khi họ cũng cần thời gian để kiếm thêm thu nhập, chăm sóc gia đình và dạy dỗ con cái. Mỗi năm toàn thế giới lãng phí 24 tỉ USD để khai thác nước. Khoảng 2,5 tỉ người không có nhà vệ sinh để sử dụng, do đó hơn 2.300 người chết vì bệnh do nguồn nước bẩn. Nếu các cơ sở cung cấp nước, vệ sinh chuẩn được xây dựng rộng rãi khắp thế giới thì gánh nặng bệnh tật sẽ giảm xuống 10%. Tại các nước nghèo, gần như 8 – 10 giường bệnh thì có 1 người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước. 1 trong 5 đứa trẻ qua đời ở độ tuổi dưới 5 do khủng hoảng nước trên toàn thế giới. Các khu vực chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trên thế giới là sa mạc Sub Saharan tại châu Phi, nơi cư trú của 37% số người chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nước, chưa đến 1 trong 3 người có thể sử dụng nhà vệ sinh, và nguy cơ trẻ con chết vì tiêu chảy cao gấp 500 lần so với châu Âu.
- 11 Gần 90% nước thải tại các nước đang phát triển chảy ra sông, hồ, vùng ven biển mà chưa qua xử lý: gây nguy hại cho sức khỏe, an toàn thực phẩm và nguồn nước sạch.[14] 2.2.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá và các túi nước ngầm. Theo chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 2,377 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Trong số này có 9 sông là Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long và bốn nhánh sông là sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Srê Pok đã tạo nên một lưu vực trênm10.000 km2, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ngòi Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên , hồ đập, đầm phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ Lawcsk rộng 10 km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2 km2 ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5 km2 tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5 km2 tại Hà Nội. Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa sông vùng duyên hải miền trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Việt Nam còn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tye m3 đang được sử dụng để khai thác thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như: Cấm Sơn- Bắc Giang, Kẻ Gỗ- Hà Tĩnh... Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt là ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất ngập nước nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng
- 12 sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước. Tiêu biểu như hồ Ba Bể, đất ngập nước Xuân Thủy, Tiền Hải, Bàu Xấu, Cần Giờ và Chàm Chim. Mặc dù tài nguyên nước của Việt Nam có trữ lượng dồi dào, nhưng trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán... Chất lượng nước cũng bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Ước tính khoảng 37% lượng nước mất đi do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến 50%. Nguyên nhân là một phần hệ thống tưới tiêu của Việt Nam được xây dựng từ thập kỷ 60, 70 của thế kỷ trước đến nay đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng. Trong khi đó hệ thống tưới tiêu hiện nay chỉ có khả năng cung cấp nước cho khoảng 50- 60% theo yêu cầu. Trong những năm gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã được chính thức ban hành từ năm 1998 và các văn bản hướng dẫn pháp quy tiếp theo, đã cung cấp các quy định về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước đã khuyến khích được quá trình phi tập trung hóa, đẩy mạnh sự tham gia rộng rãi của các thành phần ngoài nhà nước trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu. Đặc biệt, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6.2012. Luật này quy định việc điều tra cơ bản tài nguyên nước, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam. Tài nguyên nước quy định trong Luật này bao gồm nước mưa, nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất. Riêng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn